Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo cần lưu ý điều gì?

13/09/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo cần đặc biệt chú trọng đến dinh dưỡng hàng ngày. Bởi vì, phương pháp chạy thận nhân tạo không thể nào thay thế hoàn toàn chức năng của cơ quan thận. Khi đó, việc xây dựng thực đơn cho người chạy thận nhân tạo chuyên biệt có thể giúp cho quá trình lọc máu theo chu kỳ đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là chế độ ăn cho người chạy thận nhân tạo được tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo cần lưu ý điều gì?

Người chạy thận nhân tạo cần duy trì chế độ ăn chuyên biệt để kéo dài tuổi thọ

Vì sao chế độ ăn cho người chạy thận nhân tạo quan trọng?

Chế độ ăn quan trọng với người chạy thận nhân tạo vì phương pháp điều trị này chỉ đảm đương một phần chức năng thận, nên việc kiểm soát các chất nạp vào sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ thể.

Khi thận bị suy giảm gần như hoàn toàn chức năng sẽ không thể thực hiện quá trình loại bỏ độc tố, chất lỏng thừa thải khỏi cơ thể. Lúc này, phương pháp chạy thận nhân tạo sẽ hỗ trợ cơ thể loại bỏ phần nào các chất độc tố và dịch lỏng dư thừa, tuy nhiên hiệu quả chỉ đạt khoảng 15 % chức năng thận khỏe mạnh. Do đó, giữa các lần lọc máu theo chu kỳ một số chất thải vẫn có thể tích tụ lại trong cơ thể. Theo thời gian, những độc tố này có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, xương khớp…. Như vậy, chế độ ăn uống chuyên biệt và phù hợp sẽ giúp cho người chạy thận nhân tạo kéo dài tuổi thọ một cách hữu hiệu.

Nguyên tắc lên thực đơn cho người chạy thận nhân tạo

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc xây dựng thực đơn cho người chạy thận cần dựa trên 5 nguyên tắc dưới đây:

1. Ăn đúng và đủ đạm tùy thuộc vào số lần chạy thận

Cơ thể cần chất đạm (protein) để xây dựng cơ bắp và hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh thận mạn tính đang chạy thận, việc nạp quá ít hoặc quá nhiều chất đạm đều gây hại cho cơ thể. Do đó, người bệnh cần đảm bảo dung nạp đúng và đủ lượng đạm cần thiết. Lượng đạm cần cung cấp cho cơ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lần chạy thận. Cụ thể:

  • Tần suất chạy thận 1 lần / tuần: Lượng đạm cần dung nạp khoảng 1.0 g / kg / ngày;
  • Tần suất chạy thận 2 lần / tuần: Lượng đạm cần dung nạp khoảng 1.2 g / kg / ngày;
  • Tần suất chạy thận 3 lần / tuần: Lượng đạm cần dung nạp khoảng 1.4 g / kg / ngày.

Một số thực phẩm cung cấp chất đạm nên có trong chế độ ăn cho người chạy thận nhân tạo điển hình như thịt nạc heo, bò, cá, tôm….

Lưu ý rằng, người bệnh chạy thận nhân tạo thường bị tích tụ nhiều kali và phốt pho trong cơ thể. Do đó, thực đơn cho người chạy thận nhân tạo cần hạn chế các loại thực phẩm giàu chất đạm nhưng chứa nhiều phốt pho và kali như đậu Hà Lan, bơ đậu phộng, đậu lăng, quả hạnh…. để duy trì sức khỏe tốt, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu.

Nguyên tắc lên thực đơn cho người chạy thận nhân tạo

Người chạy thận nhân tạo cần dung nạp đúng và đủ lượng đạm cần thiết (từ 1.0 – 1.4 g / kg / ngày) để duy trì thể trạng tốt

2. Người chạy thận nên ăn đủ lượng calo cần thiết

Theo nghiên cứu, nhu cầu năng lượng ở người chạy thận thường rơi vào khoảng 35 – 40 Kcal / kg / ngày. Tuy nhiên, mức dung nạp năng lượng ở mỗi người bệnh thường có sự chênh lệch phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, tuổi tác, khối lượng cơ thể, giới tính. Do đó, để hiểu rõ lượng calo cần nạp mỗi ngày, người chạy thận nhân tạo cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Thực đơn cho người chạy thận nhân tạo cần đảm bảo lượng chất béo

Chất béo đóng vai trò giúp xây dựng cấu trúc của cơ thể bao gồm cấu tạo nên màng tế bào, thúc đẩy sự phát triển của trí não, nâng cao hệ miễn dịch, củng cố hệ xương…. Theo nghiên cứu, thực đơn cho người chạy thận nhân tạo cần đảm bảo cung cấp đủ từ 15 – 20 % chất béo tốt trên tổng năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Trong đó, cần có 1/3 là axit béo no, 1/3 axit béo không no một nối đôi và 1/3 axit béo không no nhiều nối đôi để duy trì thể trạng khỏe mạnh, giúp người bệnh có thể đáp ứng tốt quá trình lọc máu theo chu kỳ.

4. Chú ý đảm bảo cân bằng nước, điện giải

Người chạy thận lọc máu thường bị mất cân bằng điện giải và nước trong cơ thể. Do đó, để cải thiện tình trạng này người bệnh cần:

  • Ăn nhạt tương đối: Người chạy thận chỉ nên nạp khoảng từ 2 – 3 g muối / ngày hoặc điều chỉnh dung lượng muối theo điện giải đồ để giảm áp lực cho thận và giúp huyết áp luôn ổn định.
  • Đảm bảo cân bằng lượng nước: Theo khuyến nghị, người chạy thận nhân tạo không nên uống nhiều hơn 1 lít nước / ngày để đảm bảo cân bằng lượng nước trong cơ thể. Lượng nước cần nạp trong ngày bằng tổng lượng nước tiểu cộng cộng với khoảng 300 – 500 ml và lượng dịch cơ thể mất đi do nôn ói, sốt cao, tiêu chảy…. Lưu ý, lượng nước này đã bao gồm dịch truyền, nước dùng để uống thuốc, nước trong các món ăn lỏng….
  • Cân bằng lượng kali: Người chạy thận nhân tạo thường bị tích tụ kali trong máu. Do đó, người bệnh cần xét nghiệm định kỳ để kiểm tra hàm lượng kali trong máu. Trong trường hợp, lượng kali trong máu lớn hơn 5 mmol / lít thì khẩu phần ăn của người chạy thận nhân tạo nên dưới 1000 mg Kali / ngày để đảm bảo cân bằng lượng kali cho cơ thể.

5. Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Người chạy thận nhân tạo thường bị chán ăn và chế độ dinh dưỡng có nhiều hạn chế. Đồng thời, quá trình chạy thận lọc máu thường làm thất thoát lượng lớn vitamin khỏi cơ thể người bệnh. Do đó, để cải thiện sự thiếu hụt khoáng chất và vitamin, chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo cần đảm bảo cung cấp đủ:

  • Các loại vitamin: vitamin A, nhóm B, C, E
  • Khoáng chất: Axit folic, kẽm, sắt.
  • Lưu ý: lượng phốt pho nạp vào cơ thể không được vượt mức 1000 mg / ngày.
chế độ ăn cho người chạy thận nhân tạo

Người chạy thận nhân tạo nên bổ sung vitamin từ các loại rau, củ, quả

Người chạy thận nhân tạo nên ăn gì, kiêng gì?

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chọn thực phẩm trong thực đơn cho người chạy thận nhân tạo:

Người chạy thận nhân tạo nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm cung cấp chất bột đường: Các loại khoai củ, ngô, sắn, yến mạch….
  • Thực phẩm cung cấp chất đạm: Thịt nạc, các loại cá, trứng, tôm….
  • Thực phẩm cung cấp chất béo tốt: Các loại cá béo, hạt chia, dầu chưa tinh chế như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu đậu phộng….
  • Thực phẩm giàu vitamin: Các loại rau củ như quả bầu, bí xanh, bắp cải, mướp, cải thìa, su su…, các loại quả chín như quả lê, dứa, dưa hấu, mận, dưa bở, hồng xiêm….

Người chạy thận nhân tạo cần hạn chế các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu chất bột đường hấp thu nhanh: Bánh ngọt, cơm trắng, mì gói, bánh mì trắng….
  • Thực phẩm giàu chất béo xấu: Nội tạng và mỡ động vật, thịt gà có da….
  • Thực phẩm giàu kali: Hạt sen khô, lá lốt, măng, rau ngót, ngó sen, mộc nhĩ, rau muống, sầu riêng, chuối, hoa quả sấy khô….

Người chạy thận nhân tạo không nên dung nạp các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, muối: Xúc xích, thịt xông khói, thịt / cá hộp….
  • Thực phẩm lên men: dưa chua, cà muối, cải muối, măng chua….
  • Các loại rễ cây, thuốc nam có thể gây quá tải cho thận.

Công thức món ăn cho người chạy thận nhân tạo

Dưới đây là công thức chế biến 10 món ăn nên có mặt trong thực đơn cho người chạy thận nhân tạo:

1. Cà tím xào gừng tỏi

Để nấu món cà tím xào gừng tỏi, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Cà tím: 200 g;
  • Gừng băm: 2 muỗng;
  • Tỏi băm: 1 muỗng;
  • Rau húng quế: 20 g;
  • Dầu mè: 2 muỗng;
  • Giá đỗ: 50 g;
  • Sốt hoisin: 10 g.

Các bước chế biến món cà tím xào gừng tỏi cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, thái cà tím thành miếng dài vừa ăn; thái nhỏ rau húng quế;
  • Kế tiếp, phi thơm gừng, tỏi băm; cho cà tím vào xào trong khoảng 4 phút;
  • Sau đó, cho thêm sốt hoisin và giá đỗ vào xào trong khoảng 1 phút;
  • Cuối cùng, cho thêm rau húng quế vào đảo đều và tắt bếp.
món ăn cho người chạy thận nhân tạo, Cà tím xào gừng tỏi

Cà tím xào gừng tỏi – món ăn bổ dưỡng, nguyên liệu dễ tìm

2. Thịt heo xào thập cẩm

Thịt heo xào thập cẩm thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt. Bên cạnh đó, đây cũng là món ăn giàu chất dinh dưỡng nên có trong thực đơn cho người chạy thận nhân tạo. Để nấu món thịt heo xào thập cẩm bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Thịt thăn heo: 300 g;
  • Củ hành tây: 1 củ;
  • Cần tây: 50 g;
  • Nước dùng thịt bò: 100 ml;
  • Nước bột bắp: 50 ml;
  • Gừng xay: 10 g;
  • Nước tương (nên sử dụng loại thanh dịu): 10 ml;
  • Đường mật mía: 5 g;
  • Giá đỗ: 70 g.

Các bước chế biến món thịt heo xào thập cẩm cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, thái thịt thăn heo thành từng miếng dài vừa ăn; thái nhỏ hành tây và cần tây; hòa tan đường mật mía với hỗn hợp nước bột bắp, gừng băm;
  • Kế tiếp, đun nóng dầu ăn; cho lần lượt hành tây, thịt thăn heo và cần tây vào xào với lửa nhỏ trong khoảng 3 phút;
  • Sau đó, bật lửa lớn và cho hỗn hợp nước bột bắp, gừng băm, đường mật mía đã khuấy vào chảo trộn đều;
  • Cuối cùng, cho giá đỗ vào đảo đều và tắt bếp.

3. Gà xào bông cải xanh

Thịt gà và bông cải xanh là 2 loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất cần thiết cho thể. Để làm mới chế độ ăn cho người chạy thận nhân tạo, bạn có thể thử nấu món gà xào bông cải xanh cực bắt cơm này. Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến món ăn này cụ thể như sau:

  • Ức gà không da: 300 g;
  • Bông cải xanh: 250 g;
  • Dầu hạt cải: 20 ml;
  • Sốt hoisin: 10 g.

Nấu món gà xào bông cải xanh rất đơn giản, chỉ với các bước chế biến sau đây:

  • Đầu tiên, luộc chín và xé nhỏ thịt ức gà, thái nhỏ bông cải xanh thành từng miếng vừa ăn;
  • Kế tiếp, đun nóng dầu hạt cải và cho bông cải xanh vào xào nhanh trên lửa lớn;
  • Sau đó, cho phần thịt gà đã xé nhỏ vào chảo và đảo đều;
  • Cuối cùng, cho sốt hoisin vào hỗn hợp thịt gà và bông cải xanh trên chảo và đảo cho đến khi hỗn hợp này thấm đều sốt.
món ăn cho người lọc máu nhân tạo, Gà xào bông cải xanh

Đổi vị cho người chạy thận nhân tạo với món gà xào bông cải cực bắt cơm

4. Gà chua ngọt

Người chạy thận nhân tạo thường ăn uống không ngon miệng. Để cải thiện tình trạng này, thực đơn cho người chạy thận nhân tạo nên bổ sung thêm các món ăn kích thích vị giác, điển hình như gà chua ngọt.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món gà chua ngọt gồm có:

  • Ức gà không xương, không da: 300 g;
  • Quả dứa: 150 g;
  • Củ hành tây: 50 g;
  • Rau cần tây: 50 g;
  • Ớt chuông: 50 g;
  • Nước dùng gà: 100 ml;
  • Giấm táo: 15 ml;
  • Đường nâu: 10 g;
  • Nước tương (chọn loại thanh dịu): 10 ml;
  • Tỏi băm: 10 g;
  • Bột bắp pha loãng: 30 ml.

Các bước chế biến món gà chua ngọt cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, thái thịt ức gà thành từng miếng vừa ăn; rửa sạch và thái nhỏ các nguyên liệu dứa, cần tây, ớt chuông, củ hành tây;
  • Kế tiếp, phi thơm tỏi băm và cho phần thịt ức gà đã thái vào xào nhanh trong 1 phút;
  • Tiếp theo, cho thêm nước dùng gà, giấm táo, đường nâu, nước tương vào đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút;
  • Sau đó, bật lửa to và cho dứa, cần tây, củ hành tây, ớt chuông vào nấu trong 5 phút;
  • Cuối cùng, cho phần bột bắp pha loãng vào hỗn hợp thịt gà để tạo độ sệt và tắt bếp.

5. Tôm chua ngọt

Tôm chua ngọt là món ngon giúp kích thích vị giác cho người ăn uống kém. Bên cạnh đó, món ăn này cũng cung cấp chất đạm, chất xơ, vitamin cho cơ thể. Do đó, món tôm chua ngọt nên có mặt trong thực đơn cho người chạy thận nhân tạo.

Để nấu món tôm chua ngọt, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Tôm tươi: 300 g;
  • Rau cần tây: 50 g;
  • Củ hành tây: 50 g;
  • Ớt chuông: 50 g;
  • Cà rốt: 50 g;
  • Dầu hạt cải: 15 ml;
  • Đường nâu: 10 g;
  • Nước tương (chọn loại thanh dịu): 15 ml;
  • Gừng băm: 5 g;
  • Giấm ăn: 15 ml;
  • Bột bắp pha loãng: 30 ml.

Các bước chế biến món tôm chua ngọt bao gồm:

  • Đầu tiên, lột vỏ, bỏ chỉ và thái nhỏ tôm tươi; thái nhỏ hành tây, cần tây, ớt chuông, cà rốt;
  • Kế tiếp, đun nóng dầu hạt cải và cho cà rốt vào xào trong 2 phút. Sau đó, tiếp tục xào các nguyên liệu hành tây, cần tây, ớt chuông và tôm trong khoảng 3 phút;
  • Sau đó, hòa tan giấm táo, đường nâu, nước tươi, gừng băm với ½ chén nước lọc và cho hỗn hợp này vào chảo nấu khoảng 3 phút;
  • Cuối cùng, cho từ từ nước bột bắp pha loãng vào chảo để tạo độ sệt cho món ăn và tắt bếp.
món ăn cho người chạy thận nhân tạo, Tôm chua ngọt

Món tôm chua ngọt thơm ngon kích thích mọi giác quan của người chạy thận nhân tạo

6. Bún gạo nguyên cám xào mè

Để nấu bún gạo nguyên cám xào mè, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Bún gạo nguyên cám khô: 100 g;
  • Dầu mè: 20 ml;
  • Mật ong: 10 ml;
  • Nước cốt chanh: 10 ml;
  • Hành lá: 50 g;
  • Đậu Hà Lan: 50 g;
  • Tỏi băm: 10 g.

Các bước chế biến món bún gạo nguyên cám xào mè đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần luộc chín bún gạo nguyên cám khô sau đó để ráo nước, trộn đều với 1 ít dầu ăn để bún không kết dính với nhau; luộc đậu Hà Lan trong khoảng 3 phút với 1 ít muối.
  • Kế tiếp, hòa tan hỗn hợp dầu mè, mật ong và nước cốt chanh;
  • Sau đó, phi thơm tỏi băm và cho hỗn hợp dầu mè, mật ong, nước cốt chanh vào nấu trong khoảng 5 phút, sau đó cho thêm hành lá vào và tắt bếp;
  • Cuối cùng, cho bún và đậu Hà Lan vào tô; rưới đều hỗn hợp dầu mè lên trên và trộn đều. Bạn có thể thêm 1 ít đậu phộng rang và ớt nếu muốn.

7. Hoành thánh nướng giòn

Để thực đơn cho người chạy thận nhân tạo không nhàm chán, bạn có thể trổ tài làm món hoành thánh nướng để giúp người bệnh thay đổi khẩu vị. Hoành thánh nướng vừa giòn tan vừa ít dầu mỡ rất phù hợp có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến món ăn này bao gồm:

  • Thịt nạc heo xay: 200 g;
  • Trứng gà: 5 quả;
  • Lá gói hoành thánh: 24 lá;
  • Khuôn nướng bánh cupcake: 24 cái;
  • Hành lá: 10 g;
  • Bột mì đa dụng: 10 g.

Để chế biến món hoành thánh nướng giòn, bạn cần thực hiện các bước cơ bản như sau:

  • Đầu tiên, trộn đều các nguyên liệu thịt heo xay, trứng gà, hành lá cắt nhỏ, bột mì với nhau;
  • Kế tiếp, làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút; xịt một lớp dầu ăn mỏng lên 24 khuôn nướng bánh cupcake;
  • Sau đó, xếp lá gói hoành thành vào khuôn bánh và ấn nhẹ để tạo độ lõm ở giữa;
  • Tiếp theo, cho lượng vừa đủ hỗn hợp nhân thịt xay vào giữa lá hoành thánh, lần lượt đến khi hết 24 khuôn bánh;
  • Cuối cùng, cho phần hoành thánh hoàn chỉnh vào lò nướng với nhiệt độ 200 độ C trong vòng 10 phút.
  • Lưu ý rằng, bạn chỉ nên nướng đủ số lượng hoành thánh cho 1 lần ăn (khoảng 3 – 4 cái), phần còn lại có thể cấp đông trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần.
món ăn cho người lọc máu nhân tạo, Hoành thánh nướng giòn

Hoành thánh nướng giòn ít dầu mỡ, rất tốt cho người chạy thận nhân tạo

8. Cơm rang tôm dứa kiểu Thái

Để làm mới thực đơn cho người chạy thận nhân tạo, bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày món cơm rang tôm dứa kiểu Thái.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm rang tôm dứa kiểu Thái bao gồm:

  • Gạo thơm: 50 g;
  • Tôm tươi: 200 g;
  • Trứng gà: 2 quả;
  • Dứa: 1 quả;
  • Cà rốt: 50 g;
  • Nước tương: 10 ml;
  • Dầu oliu: 10 ml;
  • Hành tím băm: 10 g;
  • Tỏi băm: 5 g;
  • Rau húng quế: 10 g;
  • Đậu Hà Lan: 20 g.

Cách chế biến cơm rang tôm dứa kiểu Thái rất đơn giản, chỉ với các bước cơ bản như sau:

  • Đầu tiên, vo sạch gạo và nấu cơm;
  • Tiếp tục, lột vỏ, bỏ chỉ và thái nhỏ tôm tươi; thái hạt lựu cà rốt; rửa sạch và bổ đôi quả dứa, sau đó khéo léo khứa phần thịt dứa và múc ra để riêng;
  • Kế tiếp, phi thơm hành tím, tỏi băm với dầu oliu và lần lượt cho các nguyên liệu trứng gà đã khuấy đều, cà rốt, đậu Hà Lan và tôm tươi vào chảo đảo đều;
  • Sau đó, cho cơm đã nấu chín vào chảo, đảo đều tay đến khi hạt cơm tơi;
  • Tiếp theo, cho phần thịt dứa vào cơm; nêm nếp món ăn với một ít nước tương;
  • Cuối cùng, tắt bếp và cho ít rau húng quế thái nhỏ; tận dụng phần vỏ dứa trang trí món ăn để tạo độ bắt mắt.

9. Nghêu chiên trứng

Để làm mới món trứng chiên bạn có thể biến tấu với nguyên liệu nghêu tươi. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món nghêu chiên trứng bao gồm:

  • Trứng gà: 5 quả;
  • Thịt nghêu tươi: 150 g;
  • Bột bắp: 5 g;
  • Dầu ăn: 10 ml;
  • Tỏi băm: 5 g;
  • Hành tím băm: 5 g;
  • Gia vị: Hạt nêm, tiêu.

Các bước chế biến món nghêu chiên trứng cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, khuấy đều trứng gà với bột ngô và thịt nghêu; nêm vào hỗn hợp này ½ muỗng hạt nêm;
  • Kế tiếp, phi thơm tỏi băm, hành tím băm; cho hỗn hợp trứng gà và thịt nghêu vào chảo;
  • Sau đó, giảm lửa nhỏ và đậy vung chảo trứng nấu trong khoảng 5 phút;
  • Cuối cùng, rắc một ít tiêu lên trên bề mặt và trình bày món ăn ra đĩa.
món ăn cho người chạy thận nhân tạo, Nghêu chiên trứng

Nghêu chiên trứng thơm lừng, bổ sung chất đạm cần thiết cho người chạy thận nhân tạo

10. Gà sốt cam

Gà sốt cam là món ăn nên có trong thực đơn cho người chạy thận nhân tạo. Để nấu món ăn này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Ức gà không da, không xương: 200 g;
  • Nước ép cam tươi: 100 ml;
  • Đường nâu: 10 g;
  • Gừng băm: 10 g;
  • Bột bắp pha loãng: 50 ml;
  • Tỏi băm: 10 g;
  • Hạt nêm: ½ muỗng (khoảng 3 g);
  • Dầu ăn: 20 ml.

Các bước chế biến món gà sốt cam cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, rửa sạch và thái ức gà thành những miếng vừa ăn; sau đó áp chảo phần thịt ức gà đến khi vàng đều thì cho ra đĩa;
  • Kế tiếp, phi thơm tỏi băm và cho hỗn hợp các nguyên liệu bao gồm nước ép cam, đường nâu, hạt nêm, gừng băm vào chảo đun sôi;
  • Sau đó, cho bột bắp pha loãng vào phần sốt cam để tạo độ sệt;
  • Cuối cùng, cho phần ức gà vào phần sốt cam đảo đều và tắt bếp.

Thực đơn 7 ngày cho người chạy thận nhân tạo

Dưới đây là thực đơn cho người suy thận lọc máu trong 7 ngày mà Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome gợi ý đến bạn:

Thứ 2
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(15h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn Phở gà (180 g bánh phở và 35 g thịt gà không da) – 2 bát nhỏ cơm

– 40 g Tôm chua ngọt

– 30 g Đậu hũ sốt cà

– 100 g Giá đỗ luộc

– 2 miếng dưa hấu

100 g ngô luộc – 2 bát nhỏ cơm

– 70 g Thịt heo xào thập cẩm (35 g thịt heo)

– 50 g Nghêu chiên trứng

– 100 g bắp cải luộc

– 1 hộp sữa chua

100 g khoai sọ chấm đường
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1568 kcal

– Đạm: 62 g

– Đường bột: 240 g

– Béo: 40 g

Thứ 3
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(15h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn Bún gạo nguyên cám xào mè

(50 g bún, 50 g đậu Hà Lan)

– 2 bát nhỏ cơm

– 30 g thịt nạc heo luộc không da

– 30 g gà chua ngọt

– 140 g rau củ xào

– 1 quả chuối

180 ml sinh tố cam xoài – 2 bát nhỏ cơm

– 70 g gà xào bông cải

– 150 g rau cải xanh luộc

– ½ bìa đậu hũ luộc

100 ml sữa tươi không đường
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1622 kcal

– Đạm: 61 g

– Đường bột: 250 g

– Béo: 42 g

Thứ 4
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(15h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn Cháo cá hồi đậu xanh (30 g cá hồi phi lê, 50 g gạo dẻo, 10 g gạo nếp, 30 g đậu xanh) – 2 bát cơm rang tôm dứa kiểu Thái

– 100 g bông cải luộc

– 150 ml nước ổi ép

3 cái hoành thánh nướng giòn – 2 bát nhỏ cơm

– 200 g canh cải bó xôi nấu tôm

– 50 ức gà sốt chanh dây

– 100 g táo đỏ

180 ml sữa yến mạch
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1567 kcal

– Đạm: 60 g

– Đường bột: 244 g

– Béo: 39 g

Thứ 5
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(15h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn Cháo đậu đỏ tôm tươi (40 g gạo tẻ, 10 g gạo nếp, 50 g đậu đỏ, 35 g tôm tươi) – 2 bát nhỏ cơm

– 100 g cá diêu hồng sốt cà

– 200 g canh mồng tơi nấu tôm

– 180 g dâu tây tươi

70 g kem trái cây tươi – 2 bát nhỏ cơm

– 40 g cá hồi phi lê áp chảo

– 120 g bắp cải luộc

– 100 ml nước ép táo

180 ml sữa hạt óc chó
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1680 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 256 g

– Béo: 44 g

Thứ 6
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(15h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn Súp gà ngô nấm (40 g thịt đùi gà, 30 g ngô, 30 g nấm đùi gà) – 2 bát nhỏ cơm

– 70 g trứng đúc thịt

– 200 g cà tím xào gừng tỏi

– 100 g bưởi

70 g sữa chua hy lạp ăn kèm trái cây – 2 bát nhỏ cơm

– 70 g cá hú kho

– 100 g rau củ luộc

– 150 g canh bí đỏ nấu sườn

– 1 trái chuối

180 ml cháo yến mạch nấu cà rốt
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1689 kcal

– Đạm: 63 g

– Đường bột: 249 g

– Béo: 49 g

Thứ 7
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(15h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn Cháo thịt bằm cà rốt (40 g gạo tẻ, 15 g gạo nếp, 35 g thịt heo xay, 50 g cà rốt) – 2 bát nhỏ cơm

– 50 g thịt nạc dăm kho trứng cút

– 100 g canh khoai mỡ

– 2 trái táo xanh nhỏ

70g bánh biscotti – 2 bát nhỏ cơm

– 70 g cá thu sốt cà

– 100 g cải xanh và bông cải luộc

– 1 trái quýt

Súp rau củ (20 g cà rốt, 20 g su su, 20 g củ cải trắng)
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1605 kcal

– Đạm: 61 g

– Đường bột: 239 g

– Béo: 45 g

Chủ nhật
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(15h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn Bún gạo xào tôm thịt

(180 g bún khô, 20 g tôm, 20 g thịt heo, 20 g đậu phụ, 50 cà rốt, 1 củ hành tây, 20 g giá đỗ, 50 g bắp cải)

– 2 bát nhỏ cơm

– 70 g thịt heo xào cải thìa

– 100 g canh đu đủ

– 1 quả táo

100 g Khoai lang luộc – 2 bát nhỏ cơm

– 35 g chả ức gà lá lốt

– 100 g canh bầu nấu tôm

– 100 ml nước ép thơm táo

180 ml sữa gạo rang
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1693 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 257 g

– Béo: 45 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người chạy thận nhân tạo

Để hỗ trợ quá trình lọc máu theo chu kỳ đạt hiệu quả tối ưu, thực đơn cho người chạy thận nhân tạo cần hạn chế dung nạp nhiều chất lỏng và thực phẩm giàu kali, phốt pho, muối. Điều này sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định, phòng tránh tình trạng ứ dịch giữa các đợt chạy thận nhân tạo. Nếu như bạn cần được tư vấn về dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người chạy thận nhân tạo hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Tại đây, người chạy thận nhân tạo sẽ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán về tình trạng bệnh và nhận về đánh giá dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Nhờ đó, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng sẽ xây dựng và tư vấn thực đơn hàng ngày tối ưu cho người chạy thận nhân tạo.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thực đơn cho người chạy thận nhân tạo mà bạn cần quan tâm. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn có thể trang bị được đủ kiến thức cần thiết để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Nếu có thêm thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận, bạn liên hệ với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn chi tiết.

Rate this post
14:46 13/09/2023