Thực đơn cho người suy thận 7 ngày đảm bảo dinh dưỡng

12/09/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Đảm bảo đúng và đủ dưỡng chất cần thiết là nguyên tắc “vàng” trong xây dựng thực đơn cho người suy thận. Bởi lẽ, người mắc bệnh lý này thường hạn chế về khả năng thanh lọc và đào thải dư chất trong cơ thể. Việc hấp thụ đủ dưỡng chất có lợi và hạn chế các chất không cần thiết sẽ là giải pháp tốt nhất để người bệnh tối ưu quá trình điều trị và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Song, không phải ai cũng biết cách lựa chọn và cân bằng dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn. Để giải quyết vấn đề này, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome sẽ gợi ý tới bạn thực đơn 7 ngày cho người suy thận được nhiều chuyên gia khuyến nghị.

Thực đơn cho người suy thận 7 ngày đảm bảo dinh dưỡng

Thực đơn cho người suy thận nên đáp ứng những nguyên tắc dinh dưỡng nào?

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người suy thận

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người suy thận bao gồm ưu tiên nguồn protein chất lượng cao; đồng thời hạn chế natri, kali, phốt pho và chất lỏng. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên/ hạn chế và hàm lượng cụ thể còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người. Cụ thể:

1. Đủ protein tùy theo mức độ suy thận, số lần chạy thận

Suy giảm chức năng thận dẫn đến tích tụ axit uric – sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Khi nồng độ axit uric tăng cao, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng như bệnh tim mạch, tổn thương khớp, gout,… Do đó, người suy thận trước lọc máu nên hạn chế hấp thụ protein từ thực đơn hàng ngày ở mức 0,8-1g/kg cân nặng

Đối với người chạy thận định kỳ, do chức năng xử lý axit uric đã được hỗ trợ, hàm lượng protein cho phép trong chế độ ăn có phần cao hơn. Song, con số chính xác vẫn phụ thuộc vào thể trạng và tần suất lọc máu của mỗi người:

Tần suất chạy thận Hàm lượng đạm (đơn vị: g/ kg cân nặng/ ngày)
1 lần/ tuần 1
2 lần/ tuần 1.2
3 lần/ tuần 1.4

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng thực đơn cho người bị suy thận, việc ưu tiên nguồn protein chất lượng cao cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, với cùng một khối lượng, protein chất lượng cao từ động vật có thể cung cấp đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Trong khi đó, protein từ thực vật chỉ cung cấp được từ 5 – 7 loại axit amin. Vì vậy, protein động vật thường được khuyến cáo chiếm khoảng 50 – 70% tổng lượng protein hấp thụ ở người chưa chạy thận, và trên 60% ở người lọc thận định kỳ.

2. Đảm bảo đủ năng lượng

Mức năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày là 25 – 35 kcal / kg cân nặng / ngày. Trong đó, chất đường bột – nguồn cung cấp năng lượng chính nên chiếm từ 55 – 65% tổng năng lượng mỗi ngày, cụ thể:

Dưỡng chất Trước lọc thận Lọc thận định kỳ
Chất đường bột

(glucid)

– 60 – 65% tổng năng lượng

– Chất xơ: 20 – 22 g/ ngày

– 55 – 60% tổng năng lượng

– Chất xơ: 20 – 22 g/ ngày

Chất béo 25 – 35% tổng năng lượng 25 – 30% tổng năng lượng
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người suy thận, đủ calo

Ăn uống đầy đủ năng lượng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe

3. Đảm bảo lượng lipid

Hàm lượng lipid trong thực đơn cho người suy thận trước lọc máu thường chiếm khoảng 25 – 35% tổng năng lượng. Con số này dành cho bệnh nhân chạy thận định kỳ là 25 – 30%. Ngoài ra, dù ở giai đoạn nào, người bệnh cũng nên ưu tiên chất béo tốt từ cá biển, dầu oliu,… và tránh chất béo bão hòa, chất béo chuyển hoá từ thịt đỏ, đồ ăn chiên rán,… Bởi lẽ, người bệnh thận đã được chứng minh là có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn bình thường. Việc hạn chế chất béo xấu giảm khả năng bệnh nhân đối mặt các vấn đề về tim.

4. Đảm bảo cân bằng nước, điện giải

Người suy thận nên kiểm soát lượng chất lỏng và điện giải hấp thụ vào cơ thể, tránh hiện tượng tích nước và dư lượng khoáng chất, cụ thể:

  • Nước: Hấp thụ vừa đủ theo nhu cầu mỗi người, hạn chế tình trạng thừa nước trong cơ thể dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng đến thận;
  • Natri, kali và phốt pho: Nên được cắt giảm trong thực đơn cho người bị suy thận, tránh gây tích tụ trong máu kéo theo các biến chứng nguy hiểm như giòn xương, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong;
  • Canxi: Tăng cường hấp thụ theo chỉ định của bác sĩ để giữ xương chắc khỏe trước tác động của các biến chứng suy thận mạn.

Sau đây là hàm lượng khuyến cáo của nước và các chất điện giải trong thực đơn cho người suy thận mạn:

  Trước lọc thận Lọc thận định kỳ
Natri – 1000 – 2000 mg / ngày tuỳ vào mức độ phù và tăng huyết áp – 1600 – 2000 mg / ngày
Kali – 1000 – 1500 mg / ngày

– Hạn chế dưới 1000 khi tăng kali máu, phù và thiểu niệu

– 2000 – 2500 mg / ngày

– Dưới 1500 mg/ ngày khi tăng kali máu, phù, thiểu niệu

Phốt pho – Dưới 1000 mg / ngày

– Hạn chế dưới 600 mg/ ngày khi suy thận giai đoạn 3 – 4

Dưới 1000 mg / ngày
Canxi 800 – 1000 mg/ ngày
Nước – 1 lít / ngày;

– Tham khảo ý kiến bác sĩ khi bị phù, thiểu niệu.

5. Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất, chống thiếu máu

Bên cạnh canxi, các vitamin và khoáng chất người suy thận mạn nên bổ sung bao gồm vitamin C, vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B6, B9, B12), sắt. Những dưỡng chất này sẽ giúp chữa lành tổn thương, cải thiện chức năng thận, đẩy lùi tình trạng thiếu máu và các biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch,… Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung các vitamin và khoáng chất nêu trên vào thực đơn hàng ngày.

thực đơn 7 ngày cho người suy thận, thực phẩm giàu sắt

Bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu

Người bị suy thận nên ăn gì và kiêng gì?

Người bị suy thận nên ăn gì chứa protein chất lượng cao, ít natri, kali, phốt pho và kiêng những thực phẩm không thoả mãn các yêu cầu trên, cụ thể:

  Nên ăn Không nên ăn/ Nên hạn chế
Protein – Thịt nạc (ức gà, thịt heo nạc, bắp bò), cá,…

– Rau họ cải, bầu bí, mướp, bí đỏ,…

– Đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh,…) và các thực phẩm từ đậu;

– Rau muống, rau dền, rau ngót,…

Chất đường bột – Tinh bột tinh chế (gạo trắng, bánh mì, bún, miến, phở,…) – Tinh bột ngũ cốc chứa nhiều khoáng chất (Miến dong, củ sắn, ngô, khoai lang, bột sắn, bánh mì nâu,…)

 

Chất béo – Dầu ô liu;

– Dầu hạt cải;

– Cá béo (cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi, cá ngừ);

– Mỡ bò, lợn, dê, cừu,…

– Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán;

Natri – Rau củ quả tươi;

– Gia vị ít muối (hành tây, tỏi, hạt tiêu, nước tương ít natri,…).

– Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn;

– Đồ ăn muối chua;

– Muối và gia vị chứa muối (bột canh, hạt nêm, nước mắm,…).

Kali – Táo

– Lê

– Cà rốt

– Các loại quả mọng

– Cam, chuối;

– Ngũ cốc nguyên cám;

– Đậu và các thực phẩm từ đậu;

Phốt pho – Bánh mì, mì ống, cơm

– Ngô, gạo

– Nước ngọt có màu sáng (trà chanh, trà đá tự làm)

– Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu)

– Thịt gia cầm

– Sữa và thực phẩm từ sữa;

– Nước ngọt có ga và tối màu;

– Thức ăn / nước uống đóng hộp (chứa nhiều sodium phosphate).

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, B, chất chống oxy hoá và sắt vào thực đơn cho người suy thận, chẳng hạn như ớt chuông đỏ (giàu vitamin B và chất chống oxy hoá), kiều mạch (giàu vitamin B và sắt), củ cải (giàu vitamin C và B9),…

Lưu ý: Trên đây là gợi ý cơ bản những món nên ăn, nên hạn chế và nên kiêng trong thực đơn cho người suy thận mạn. Bạn có thể tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng và khẩu phần khuyến cáo của mỗi thực phẩm tại chủ đề suy thận nên ăn gì hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Công thức món ăn cho người suy thận đổi món

Đâu là những món ăn tốt cho người suy thận? Dưới đây là một số gợi ý và công thức món ăn dành cho bệnh nhân suy thận bạn có thể áp dụng vào thực đơn hàng ngày:

1. Súp thịt bò

Nguyên liệu: 300g nạc vai bò, 2 củ khoai tây cắt hạt lựu, 10 ml dầu ô-liu, 1 quả ớt chuông cắt sợi, 1 củ hành tây thái hạt lựu, 1 củ tỏi băm nhỏ, 1 g muối, 2 quả cà chua băm nhỏ, 200 ml nước, 5 g bột năng.

món ăn cho người suy thận, súp thịt bò

Súp thịt bò cung cấp nhiều đạm và vitamin nhóm B, tốt cho thận

Cách làm:

  • Bước 1: Thái thịt bò thành miếng vừa ăn, dày khoảng 2 cm;
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ô-liu và phi hành tây, tỏi. Sau khi hành tây và tỏi đã xém, cho khoai tây vào xào;
  • Bước 3: Khi khoai vừa mềm, bỏ thịt bò, ớt chuông và cà chua vào đảo đều;
  • Bước 4: Khi các nguyên liệu trong chảo đã chín, thêm nước và đun cho đến khi sôi;
  • Bước 5: Khi nước sôi, hòa bột năng vào bát nước nhỏ rồi đồ vào nồi, khuấy đều. Đợi đến khi súp sệt thì tắt bếp.

2. Mỳ Ý sốt kem và súp lơ

Nguyên liệu: 500 g mỳ Ý, 1 g ớt khô xay, 1 củ tỏi, 1/2 cái súp lơ xanh, 10 g kem tươi (heavy cream), 15 g bột mì đa dụng, 10 ml rượu vang trắng, muối, hạt tiêu, dầu ô-liu.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Súp lơ rửa sạch, để ráo và cắt nhỏ;
    • Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
  • Bước 2: Mỳ Ý luộc trong vòng 12 phút. Trong thời gian luộc mỳ, bắc chảo, thêm dầu ô-liu và xào súp lơ trong khoảng 4 đến 5 phút. Sau đó, vớt súp lơ ra;
  • Bước 3: Khi mỳ chín, chắt nước và để mỳ ráo;
  • Bước 4: Bắc chảo lên bếp và phi thơm tỏi. Khi tỏi đã xém, thêm bột mì và ớt khô xay vào. Sau đó, thêm rượu vang trắng và kem tươi rồi khuấy đều;
  • Bước 5: Nêm muối và hạt tiêu cho phần nước sốt vừa ăn rồi tắt bếp và trình bày ra đĩa cùng với mỳ Ý, súp lơ.

3. Salad nhiệt đới

Nguyên liệu:

  • Salad: 400 g dứa, 1 củ hành tây, 1 quả ớt chuông, 1 quả dưa chuột, 1 quả ớt sừng, ngò rí băm nhỏ, 100 g rau arugula (xà lách rocket);
  • Nước sốt: 20 ml nước chanh, 5 ml dầu olive, 2 g ớt khô xay, 20 g mật ong, 10 ml giấm táo, hạt tiêu.

Cách làm:

  • Bước 1: Dứa, hành tây, ớt chuông và dưa chuột thái hạtlựu;
  • Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu nước sốt vào bát và trộn đều cho đến khi không bị tách dầu;
  • Bước 3: Cho nguyên liệu salad vào thau sau đó đổ phần nước sốt đã pha vào và trộn đều. Khi rau đã ngấm nước sốt thì trình bày món ăn ra đĩa.

4. Súp ngô

Nguyên liệu: 300 g ức gà, 1 bắp ngô, 100 g đậu cove, 1 củ cà rốt, 100 g nấm hương, 1 quả trứng gà, 2 g bột năng, tiêu.

món ăn cho người suy thận, súp ngô

Súp ngô cung cấp nhiều beta-carotene, giúp kháng viêm và làm chậm tiến trình suy thận

Cách làm:

  • Bước 1: Ngô tách hạt, cà rốt và nấm hương rửa sạch, thái hạt lựu;
  • Bước 2: Ức gà luộc đến khi chín, sau đó vớt ra và xé sợi;
  • Bước 3: Đun sôi phần nước luộc gà, thêm ngô, cà rốt và nấm hương đã sơ chế vào;
  • Bước 4: Khi nước dùng sôi, cho trứng vào và khuấy đều. Sau đó, hòa bột năng ra bát nước riêng rồi đổ vào súp;
  • Bước 5: Khi súp sệt thì cho phần thịt gà xé sợi vào và tắt bếp.

5. Miến xào bắp cải

Nguyên liệu: 200 g miến, 100 g bắp cải, 100 g mộc nhĩ, 1 củ cà rốt, 2 tép tỏi, 15 ml nước tương, 10 ml dầu ô-liu.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Ngâm miến trong nước lạnh khoảng 5 – 10 phút, sau đó để ráo;
    • Bắp cải cắt cuống, rửa sạch từng lá, để ráo và cắt sợi;
    • Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi;
    • Mộc nhĩ ngâm nước lạnh khoảng 20 phút rồi cắt sợi nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp và phi thơm tỏi. Khi tỏi vàng, cho lần lượt mộc nhĩ, cà rốt và bắp cải vào xào;
  • Bước 3: Khi rau củ trong chảo chín tới, cho miến vào xào. Nêm nếm nước tương vừa ăn. Sau đó, tắt bếp và trình bày ra đĩa.

6. Cá hồi với thì là và chanh

Nguyên liệu: 2 lát cá hồi, 1 quả chanh tươi, 1 củ hành khô, 1/2 củ tỏi, 10 ml dầu olive, 5 g thì là băm nhuyễn, muối, hạt tiêu.

Cách làm:

  • Bước 1: Chanh vắt lấy nước và 10 g vỏ chanh bào sợi;
  • Bước 2: Hành khô và tỏi đập dập, cho vào bát con. Thêm dầu olive, nước cốt chanh và thì là vào bát và trộn đều hỗn hợp;
  • Bước 3: Cá hồi rửa sạch, để ráo và xếp vào khay nướng. Ướp cá với muối, hạt tiêu trong 10 phút;
  • Bước 4: Đổ hỗn hợp đã pha lên bề mặt cá. Sau đó, nướng cá ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 30 phút để cá chín.

7. Phở gà

Nguyên liệu: 200 ml nước dùng gà, 1 củ gừng đập dập, 200 g ức gà luộc xé sợi, 60 g bánh phở, hành lá, lá chanh cắt sợi;

Cách làm:

  • Bước 1: Đun sôi nước dùng gà cùng gừng và nêm nếm cho vừa ăn;
  • Bước 2: Trần bánh phở và để ra bát. Thêm thịt gà, hành lá và lá chanh cắt sợi vào bát;
  • Bước 3: Chan nước dùng gà vào bát và thưởng thức.

8. Gỏi gà bắp cải

Nguyên liệu: 1/2 con gà, 500 g bắp cải, 1 củ cà rốt, lá chanh cắt sợi, 6 củ hành tím, 3 tép tỏi băm nhuyễn, 1 trái ớt băm nhuyễn, 1/2 trái chanh vắt lấy nước, 20 ml nước mắm, dầu ô-liu, muối, đường.

thực đơn cho người bị suy thận, gỏi gà bắp cải

Gỏi gà bắp cải cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt trong quá trình điều trị suy thận

Cách làm:

  • Bước 1: Gà rửa sạch và luộc với 3 củ hành tím, 5 g muối. Sau khi gà chín, vớt ra và xé sợi;
  • Bước 2: Bắp cải, cà rốt, lá chanh rửa sạch và thái sợi nhỏ. 3 củ hành tím còn lại băm nhuyễn, phi thơm rồi vớt ra;
  • Bước 3: Cho nước mắm vào bát, thêm tỏi băm nhuyễn, đường, nước cốt chanh, sau đó khuấy đều;
  • Bước 4: Cho tất cả nguyên liệu làm gỏi vào thau, rưới đều nước sốt và trộn đều cho đến khi các nguyên liệu thấm gia vị.

9. Cá hồi sốt mật ong

Nguyên liệu: 1 lát cá hồi, 20 g mật ong, 5 g vỏ chanh bào sợi, 2 g tiêu đen, 10 ml dầu olive, 2 nhánh hành lá cắt nhỏ.

Cách làm:

  • Bước 1: Cho mật ong, vỏ chanh, tiêu vào trong bát và trộn đều;
  • Bước 2: Cá hồi rửa sạch để ráo và áp chảo;
  • Bước 3: Khi cá hồi vừa chín, đổ nước sốt đã pha vào đun để cá ngấm gia vị;
  • Bước 4: Tắt bếp, trình bày ra đĩa và thêm hành lá.

10. Cà ri gà Ấn Độ

Nguyên liệu: 1 kg thịt gà, 4 quả cà chua cắt hạt lựu, 200 g hành tím, tỏi băm, gừng băm, bột cà ri, sữa chua không đường, ớt sừng xanh, cà chua cô đặc, dầu ô-liu, muối, đường, bột nghệ, ớt bột không cay, ngũ vị hương, tiêu xay, bột lá nguyệt quế hoặc lá nguyệt quế, bột quế

Cách làm:

  • Bước 1: Gà rửa sạch và cắt vừa ăn. Sau đó, ướp với 5 g muối, 5 g đường, 2 g bột nghệ, 10 g bột ớt không cay, 1 g ngũ vị hương;
  • Bước 2: Phi thơm hành tím, tỏi và gừng băm đến khi vàng. Sau đó, cho 4 quả cà chua cắt hội lựu vào đảo đều. Khi cà chua đã mềm, cho 10 g ớt bột và 10 g bột cà ri vào nấu cùng;
  • Bước 3: Khi hỗn hợp sốt cà chua đã vừa ăn, cho phần thịt gà đã ướp vào đảo đều. Khi gà đã chín tới, cho thêm 20 ml sữa chua không đường và 400 ml nước lọc;
  • Bước 4: Đậy nắp vung và cho đến khi thịt nhừ.

Thực đơn 7 ngày cho người suy thận

Sau đây là gợi ý thực đơn 7 ngày cho người suy thận lọc máu. Bệnh nhân đang thực hiện chu trình này có thể tham khảo gợi ý thực đơn cho người chạy thận lọc máu ngay sau đây:

Thứ Hai
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Miến xào thịt nạc

(60 g miến + 30 g thịt lợn + 100 g cải ngọt)

– 100 g xoài chín – 1 bát cơm

– 75 g thịt nạc băm sốt cà chua

– 100 g bí đỏ hấp

– 1 bát cơm

– 70 g cá hồi áp chảo

– 150 g canh bí xanh nấu sườn

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1545 kcal

– Đạm: 55 g

– Đường bột: 275 g

– Béo: 25 g

Thứ Ba
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Miến gà

(60 g miến + 50 g ức gà bỏ da + hành lá)

– 100 g xoài sọ luộc – 1 bát cơm

– 60 g thịt lợn luộc

– 150 g củ cải luộc

– 50 g nho đỏ

– 1 bát cơm

– 50 g thịt rang

– 100 g củ cải luộc

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1618 kcal

– Đạm: 60 g

– Đường bột: 295 g

– Béo: 22 g

Thứ Tư
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Cháo cá hồi

(50 g gạo + 50 g cá hồi)

– 150 g việt quất tươi – 1 bát cơm

– 75 g ức gà xào ớt chuông

– 100 g súp lơ trắng hấp

– 70 g dâu tây

– 1 bát cơm

– 60 g cá thu sốt cà chua

– 100 g canh rau cải nấu thịt băm

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1605 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 280 g

– Béo: 25 g

Thứ Năm
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Miến xào bắp cải

(60 g miến + 30 g ức gà bỏ da + 50 g bắp cải)

– 50 g bánh muffin táo quế – 1 bát cơm

– 75 g thịt bò xào hành tây

– 100 g bắp cải luộc

– 75 g táo

– 1 bát cơm

– 70 g thịt gà kho gừng

– 100 g canh khoai mỡ

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1663 kcal

– Đạm: 60 g

– Đường bột: 295 g

– Béo: 27 g

Thứ Sáu
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Phở gà

(60 g phở + 30 g thịt đùi gà bỏ da + hành lá)

– 100 g salad hoa quả với sữa chua – 1 bát cơm

– 75 g chả lá lốt

– 50 g đậu phụ luộc

– 100 g canh bầu nấu tép riu

– 1 bát cơm

– 70 g thịt sườn nướng

– 150 g canh canh rong biển thịt băm

– 50 g su su luộc

– 70 g dưa hấu

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1685 kcal

– Đạm: 70 g

– Đường bột: 295 g

– Béo: 25 g

Thứ Bảy
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Bún bò

(60 g bún + 30 g bắp bò + hành lá, rau thơm)

– 100 g mâm xôi

– 50 g sữa chua không đường

– 1 bát cơm

– 100 g thịt viên sốt cà chua

– 100 g rau củ hấp thập cẩm (bí đỏ + súp lơ + cà rốt)

– 70 g lê

– 1 bát cơm

– 70 g cá trắm rán

– 150 g canh khoai sọ nấu sườn

– 70 g nam việt quất

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1645 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 290 g

– Béo: 25 g

Chủ Nhật
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Phở xào

(60 g phở + 30 g thịt bò + 100 g rau cải ngọt + hành lá, rau thơm)

– 200 ml sữa hạt mắc ca chà là – 1 bát cơm

– 80 g cá hồi sốt mật ong

– 100 g canh bóng (súp lơ + cà rốt + nấm hương + mọc + tôm khô + bóng bì lợn)

– 50 g dưa chuột

– 1 bát cơm

– 700 g gỏi gà bắp cải

– 100 g su hào luộc

– 70 g dứa

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1690 kcal

– Đạm: 70 g

– Đường bột: 285 g

– Béo: 30 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn hàng ngày cho người suy thận cá nhân hóa

Xây dựng thực đơn cho người suy thận phải dựa trên sức khỏe và tình hình bệnh lý của mỗi người. Quá trình này đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ lượng và sẽ khá khó khăn đối với những ai mới bắt đầu. Do đó, việc sử dụng các dịch vụ tư vấn và cá nhân hoá thực đơn cho người suy thận sẽ là giải pháp tối ưu nhất.

Địa chỉ thiết kế thực đơn hàng ngày cho người suy thận cá nhân hóa

Xây dựng thực đơn cho người suy thận cần sự tư vấn chuẩn xác từ chuyên gia dinh dưỡng

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome đang cung cấp dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng hàng đầu dành cho người suy thận. Tại đây, bạn sẽ được xét nghiệm, kiểm tra tình trạng bệnh lý bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, từ đó, xây dựng thực đơn hỗ trợ duy trì sức khỏe và thúc đẩy hiệu quả của quá trình điều trị.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thực đơn cho người suy thận mà bạn cần nắm rõ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức và giải đáp các thắc mắc liên quan tới thực đơn hàng ngày cho người suy thận.

Đối với người suy thận, hạn chế tối đa các dưỡng chất không cần thiết, tránh gây áp lực tới hoạt động của cơ quan này đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần lưu ý nguyên tắc trên để xây dựng chế độ sinh dưỡng khoa học, hợp lý và có lợi. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới thực đơn cho người suy thận, xin vui lòng liên hệ tới Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Rate this post
11:48 12/09/2023