Thực đơn cho người chạy thận, lọc máu đảm bảo dinh dưỡng

13/09/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

So với người khoẻ mạnh và bệnh nhân suy thận chưa lọc máu, thực đơn cho người chạy thận định kỳ cần điều chỉnh về khẩu phần và hàm lượng dưỡng chất. Bởi lẽ, chức năng thận lúc này đã được can thiệp, dẫn đến nhiều thay đổi trong nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. Theo đó, chế độ ăn hàng ngày nên tập trung hỗ trợ quá trình lọc máu và duy trì sức khoẻ cho bệnh nhân sau khi chạy thận. Vậy thực đơn cho người lọc máu có gì khác biệt? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Thực đơn cho người chạy thận, lọc máu đảm bảo dinh dưỡng

Thực đơn cho người chạy thận cần đáp ứng những nguyên tắc dinh dưỡng nào?

Tại sao bệnh nhân chạy thận cần thay đổi chế độ ăn?

Bệnh nhân chạy thận cần thay đổi chế độ ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giải quyết các vấn đề sức khỏe trong quá trình lọc máu. Bởi lẽ, phương pháp chạy thận có thể can thiện và hỗ trợ chức năng thận, song hiệu quả lọc máu và bài tiết chất thải chỉ được cải thiện khoảng 10 – 15%. Bên cạnh đó, người lọc máu định kỳ cũng phải đối mặt với các tác dụng phụ như mệt mỏi, huyết áp thấp, nhiễm trùng,… Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng được điều chỉnh hợp lý và giải quyết các vấn đề riêng của mỗi bệnh nhân sẽ là giải pháp tối ưu để người chạy thận khỏe mạnh.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người chạy thận

Thực đơn cho người chạy thận cần cung cấp đủ năng lượng và chất đạm cho hoạt động hàng ngày, đồng thời cân bằng dinh dưỡng và điện giải theo nhu cầu của người bệnh, cụ thể:

1. Đúng và đủ đạm, tùy theo số lần chạy thận

Cung cấp đủ và đúng loại đạm là nguyên tắc hàng đầu khi xây dựng thực đơn cho người lọc máu. Trước hết, hàm lượng đạm trong chế độ ăn của đối tượng này cần đáp ứng được nhu cầu thể trạng và tần suất chạy thận của mỗi người:

Tần suất chạy thận Hàm lượng đạm

(đơn vị: g/ kg cân nặng/ ngày)

1 lần/ tuần 1
2 lần/ tuần 1.2
3 lần/ tuần 1.4

Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng loại đạm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, để duy trì sức đề kháng và sự khỏe mạnh, cơ thể cần hấp thụ 9 loại axit amin thiết yếu có trong đạm chất lượng cao hay đạm đủ. Vì vậy, người bệnh nên ưu tiên nguồn đạm này và lựa chọn hấp thụ chúng từ các loại thịt ít béo, các loại cá vùng nước lạnh.

2. Đủ năng lượng, tránh suy dinh dưỡng

Thực đơn cho người chạy thận cần đáp ứng đủ 30 – 40 kcal/ kg cân nặng/ ngày. Đây là mức năng lượng tiêu chuẩn, đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả và đẩy lùi nguy cơ suy dinh dưỡng ở người lọc máu. Trong đó, tỷ lệ chất đường bột (glucid) – nguồn cung cấp calo chính nên chiếm 55 – 60% tổng năng lượng.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người chạy thận, đủ năng lượng, tránh suy dinh dưỡng

Sau chạy thận, người bệnh cần dung nạp đủ năng lượng để phòng ngừa suy dinh dưỡng

3. Đảm bảo đủ lượng chất béo

Tỷ lệ chất béo trong thực đơn cho người chạy thận nên ở mức 25 – 30% tổng năng lượng. Theo đó, ưu tiên các loại chất béo không bão hoà đơn và đa như omega-3, 6, 9 từ cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ sẽ giúp người bệnh kiểm soát đc các chỉ số trong máu, tránh gây áp lực cho thận.

Đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế chất béo bão hòa (trong thịt đỏ, mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa (trong đồ chiên rán, đóng hộp). Bởi lẽ, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở người bệnh thận đã được chứng minh là cao hơn bình thường. Việc kiêng hai loại chất béo xấu nói trên sẽ làm giảm khả năng gặp các vấn đề về tim.

4. Giữ cân bằng nước, điện giải

Để cân cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, bạn cần hấp thụ đúng và đủ hàm lượng các dưỡng chất sau trong thực đơn cho người suy thận lọc máu:

Nước/Chất điện giải Hàm lượng khuyến cáo
Nước – 1 lít/ ngày

– Trường hợp phù, thiểu niệu, cách tính hàm lượng nước như sau:

Vnước = Vnước tiểu + Vnước mất bất thường (nôn, tiêu chảy,…) + Vnước mất qua da

Natri 1600 – 2000 mg/ngày
Kali – 2000 – 2500 mg/ ngày

– Dưới 1500 mg/ ngày khi tăng kali máu, phù, thiểu niệu

Phốt pho Dưới 1000 mg/ ngày

5. Thêm vitamin, khoáng chất phòng tránh thiếu chất

Người chạy thận nên bổ sung vitamin B, C, canxi và sắt vào thực đơn hàng ngày để củng cố hệ tiêu hoá, duy trì sức khỏe cơ xương và tránh thiếu máu. Hàm lượng các dưỡng chất nêu trên trong thực đơn cho người chạy thận cần phụ thuộc và nhu cầu của mỗi người và ý kiến từ bác sĩ.

Thực đơn cho người lọc máu bao gồm những gì?

Thực phẩm chứa protein chất lượng cao, giàu canxi, ít natri, kali, phốt pho sẽ là sự lựa hoàn hảo trong thực đơn cho người chạy thận định kỳ. Sau đây là một vài gợi ý cụ thể, giúp bạn trả lời câu hỏi người chạy thận nên ăn gì, kiêng gì:

  Nên ăn Nên hạn chế Không nên ăn
Protein – Thịt nạc (ức gà, thịt heo nạc, bắp bò), cá

– Rau họ cải, bầu bí, mướp, bí đỏ

– Đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh,…) và các thực phẩm từ đậu

– Rau muống, rau dền, rau ngót

– Rượu, bia và các loại thức uống có cồn

– Thực phẩm đóng hộp/ chế biến sẵn: lạp xưởng, xúc xích, thịt hộp,…

– Thực phẩm muối chua: cà muối, dưa muối,…

– Các loại lá, rễ cây, thuốc gây quá tải cho thận.

Chất đường bột – Tinh bột tinh chế (gạo trắng, bánh mì, bún, miến, phở,…) – Tinh bột ngũ cốc chứa nhiều khoáng chất (Miến dong, củ sắn, ngô, khoai lang, bột sắn, bánh mì nâu,…)
Chất béo – Dầu ô liu

– Dầu hạt cải

– Cá béo (cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi, cá ngừ)

– Mỡ bò, lợn, dê, cừu,…

– Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán

Natri – Rau củ quả tươi

– Gia vị thay thế muối (hành tây, tỏi, hạt tiêu,…)

– Muối và gia vị chứa muối (bột canh, hạt nêm, nước mắm,…)
Kali – Táo

– Đào

– Cà rốt

– Các loại quả mọng

– Cam, chuối

– Ngũ cốc nguyên cám

– Đậu và các thực phẩm từ đậu

Phốt pho – Bánh mì, mì ống, cơm

– Ngô, gạo

– Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu)

– Thịt gia cầm

– Sữa và thực phẩm từ sữa

– Nước ngọt có ga và tối màu

Lưu ý: Trên đây là danh sách những thực phẩm nên ăn, nên hạn chế và nên kiêng trong thực đơn cho người chạy thận. Để quyết định lựa chọn món ăn và mức độ ưu tiên/ hạn chế của từng món, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Thực đơn cho người lọc máu bao gồm những gì?

Thực đơn cho người suy thận cần hạn chế tiêu thụ đậu vì chúng chứa nhiều kali, natri và phốt pho

Công thức món ăn cho người chạy thận, lọc máu

Bạn có thể tham khảo công thức một số món ăn cho cho người chạy thận, lọc máu sau đây để đổi món, áp dụng vào thực đơn hàng ngày:

1. Trứng chiên kiểu Tàu

Nguyên liệu: 100 g cần tây, 50 g hành tây, 50 g nấm, 10 g hành lá, 200 g thịt lợn nấu chín, 10 g bột bắp, 200 ml nước dùng gà ít muối, 10 ml dầu mè, 1 g bột ớt cayenne, 1 g tiêu đen, 1 g bột hành, 1 g bột tỏi, 4 quả trứng lớn, 2 lòng trắng trứng, 100 g giá đỗ tươi, 15 ml dầu hạt cải.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Cần tây, hành tây, nấm rửa sạch và thái hạt lựu;
    • Hành lá cắt nhỏ;
    • Thịt lợn chín cắt thành miếng vuông vừa ăn;
  • Bước 2: Đun sôi nước dùng gà. Sau đó, bột gắp với nước lạnh và đổ vào nồi nước dùng. Tiếp tục đun cho đến khi nước dùng sệt lại;
  • Bước 3: Giảm lửa và thêm dầu mè, bột ớt cayenne, tiêu, bột hành, bột tỏi vào nước dùng rồi đun dưới lửa nhỏ;
  • Bước 4: Đánh trứng và lòng trắng trứng cùng nấm, cần tây, hành tây, giá đỗ và thịt lợn;
  • Bước 5: Rán trứng cho đến khi trứng vàng đều thì bày ra đĩa, rưới một thìa nước sốt vừa đun và thêm hành lá lên trên.

2. Cơm chiên tôm

Nguyên liệu: 150 g hành tây, 1 tép tỏi, 5 g gừng tươi, 15 g hành, 25 ml dầu đậu phộng, 4 g tiêu đen, 100 g tôm đông lạnh nấu sẵn, 200 g đậu Hà Lan và cà rốt, 4 quả trứng, 200 g cơm gạo trắng để nguội, 1 g muối.

Cách làm:

  • Bước 1: Hành tây và hành cắt nhỏ, tỏi và gừng băm nhuyễn;
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp, thêm dầu và xào hành tây với tiêu đen. Sau đó, cho thêm tỏi, gừng và hành lá vào chảo xào khoảng 1 phút;
  • Bước 3: Cho tôm, đậu Hà Lan và cà rốt vào xào. Sau đó, đổ hỗn hợp rau củ ra bát;
  • Bước 4: Làm nóng chảo và rang cơm cùng trứng. Nêm nếm muối vừa ăn rồi đổ hỗn hợp rau vào trộn đều.

3. Há cảo nhân thịt heo

Nguyên liệu: 400g thịt lợn nạc xay (có thể thay thế bằng thịt gà); 20 lá bắp cải Napa; 1 – 2 nhánh hẹ tươi cắt nhỏ; 15 ml dầu mè; 5 g cà phê gừng xay (hoặc gừng tươi băm nhỏ); 30 ml nước tương ít natri; 200 ml nước; 200 g bột mì đa dụng.

món ăn cho người lọc máu, Há cảo nhân thịt heo

Há cảo nhân nạc heo là món ăn sáng phù hợp với người suy thận

Cách làm:

  • Bước 1: Phần nhân:
    • Trộn thịt, hẹ cắt nhỏ, dầu mè, gừng xay và nước tương vào bát. Dùng màng thực phẩm bọc kín miệng bát rồi cho vào tủ lạnh;
  • Bước 2: Phần vỏ bánh:
    • Cho bột mì vào bát rồi vừa trộn bột mì vừa từ từ thêm nước vào cho đến khi bột dẻo, mềm. Sau đó, trải một ít bột mì khô lên mặt bếp, nhào hỗn hợp bột mì và nước trên mặt bếp đến khi bột đều và mịn;
    • Chia bột đã nhào ra từng phần vừa ăn rồi vo tròn sao cho đường kính dài khoảng 3 cm. Sau đó, cán dẹt các viên bột để tạo vỏ bánh;
  • Bước 3: Lấy hỗn hợp nhân bánh ra khỏi tủ lạnh. Với mỗi vỏ bánh, cho 15 g nhân vào chính giữa rồi bọc các góc vỏ bánh lại. Há cảo sau khi gói xong trữ lạnh trong tủ đông khoảng 30 phút – 1 tiếng;
  • Bước 4: Đun sôi một nước. Khi nước sôi, cho há cảo vào vỉ hấp và hấp trong khoảng 30 phút.

4. Cá chiên kiểu Hàn Quốc

Nguyên liệu: 15 g giấm gạo, 5 ml nước tương, 300 g phi lê cá tuyết, 45 g bột mì đa dụng, 2.5 g tiêu đen, 2 quả trứng, 45 ml dầu mè.

Cách làm:

  • Bước 1: Cá rửa sạch, lau khô và cắt thành miếng vừa ăn dày khoảng 2 – 3 cm;
  • Bước 2: Cho cá, bột mì và tiêu đen vào túi zipper. Lắc đều để cá được áo bột;
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp và đồ dầu mè vào chảo;
  • Bước 4: Đánh trứng vào bát, nhúng cá vào trứng rồi đem rán đến khi vàng đều;
  • Bước 5: Gắp cá ra đĩa rồi dưới pha nước sốt giấm – xì dầu rưới lên.

5. Gỏi cuốn đậu hủ

Nguyên liệu: 12 lá rau diếp, 2 củ cà rốt, ½ củ hành tây, 30 g đậu phụ, 8 g bột thì là, 8 g tỏi khô nghiền, 1 g muối biển, 2.5 g tiêu đen, 15 ml dầu olive, 12 lá bánh tráng cuốn nem.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Rau diếp rửa sạch để ráo rồi cắt đôi dọc;
    • Cà rốt thái sợi;
    • Hành tây thái lát mỏng.
  • Bước 2: Đậu phụ chắt nước rồi cắt vừa ăn theo chiều dọc. Sau đó, tăng hương vị cho đậu phụ với bột thì là, tỏi khô, muối biển và tiêu đen rồi đem rán với dầu olive cho đến khi vàng đầu;
  • Bước 3: Làm ẩm bánh tráng cuốn nem rồi cho 2 lá rau diếp lên trên. Thêm cà rốt thái sợi, hành tây và đậu phụ rồi cuộn lại và trữ lạnh trong tủ đông.

6. Thịt bò xào húng quế

Nguyên liệu: 450 g thịt bò, 100 g lá húng quế , 1/2 củ hành tây, 1/2 trái ớt chuông đỏ, 4 tép tỏi, 15 ml dầu đậu phộng, 3 g ớt khô xay, 15 ml nước tương ít natri, 120 ml nước dùng bò, 80 ml nước chanh.

món ăn cho người lọc máu, Thịt bò xào húng quế

Thịt bò xào húng quế là món ăn giàu vitamin nhóm B, giúp người bệnh bù đắp lượng vi chất bị hao hụt sau khi lọc máu

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Thịt bò cắt miếng vừa ăn;
    • Lá húng quế cay rửa sạch để ráo rồi thái sợi;
    • Hành tây thái mỏng khoảng 1 cm;
    • Ớt chuông thái mỏng khoảng 0.5 cm;
    • Tỏi băm nhỏ;
  • Bước 2: Trộn thịt bò, lá húng và 7 ml dầu đậu phộng trong bát, sau đó bọc kín miệng bát rồi để vào tủ lạnh trong 1 tiếng;
  • Bước 3: Làm nóng chảo với phần dầu đậu phộng còn lại trên lửa vừa. Khi chảo nóng, cho tỏi, hành tây vào xào trong khoảng 5 phút. Sau đó, tăng lửa lên và cho phần thịt bò – rau hứng trong bát vào xào. Thêm ớt bột và nấu tiếp khoảng 3 đến 5 phút rồi cho ớt chuông vào đảo chung;
  • Bước 4: Khi các nguyên liệu đã mềm, tắt bếp rồi cho ra đĩa

7. Mì soba sốt mè gừng

Nguyên liệu: 200 g mì soba tươi, 400 g bắp cải, 240 g súp lơ, 100 g hành xanh, 100 g ớt chuông đỏ, 3 tép tỏi, 60 g hành khô, 30 g rau mùi, 30 g gừng, 15 ml rượu mirin, 5 ml dầu mè, 10 ml dầu hạt cải, 15 ml nước tương ít natri, 5 g đường nâu, 2 g hạt mè, 1 g tiêu đen và ớt khô.

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Bắp cải, súp lơ rửa sạch để ráo rồi cắt miếng vừa ăn;
    • Hành xanh, ớt chuông và rau mùi thái nhỏ;
    • Tỏi và hành tây băm nhỏ;
    • Gừng bào sợi;
  • Bước 2: Phần sốt:
    • Trộn đều gừng, rượu mirin, dầu mè, 5 ml dầu hạt cải, nước tương, đường nâu, 30 g hành khô, 2 tép tỏi băm, hành xanh, hạt mè, tiêu đen và ớt khô;
  • Bước 3: Phần mì:
    • Luộc mì cho đến khi sợi mì mềm thì chắt nước;
    • Trong thời gian luộc mì, bắc chảo lên bếp, thêm dầu hạt cải. Đến khi dầu nóng, cho hết phần hành khô và tỏi băm còn lại vào phi thơm. Khi hành và tỏi chuyển vàng, cho súp lơ, bắp cải và ớt chuông vào xào trong 2 phút;
  • Bước 4: Cho mì và phần rau xào vào bát rồi chan nước sốt lên trên. Thêm một ít rau mùi rồi thưởng thức.

8. Bún gạo xào Singapore

Nguyên liệu: 600 g bún gạo, 240 g đậu tuyết, 2 củ cà rốt, 4 nhánh hành lá, 1 bó rau mùi, 1 lít nước dùng gà ít natri, 15 ml nước tương ít natri, 15 g bột cà ri, 2 g bột tỏi, 15 ml dầu hạt cải, 2 quả trứng.

món ăn cho người chạy thận, Bún gạo xào Singapore

Bún gạo xào Singapore là món ăn giàu chất xơ, dễ tiêu hóa

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Bún gạo ngâm với nước đến khi mềm rồi chắt nước để ráo;
    • Đậu tuyết rửa sạch, bỏ xơ rồi thái mỏng dọc theo chiều dài;
    • Cà rốt thái mỏng theo chiều dài;
    • Hành lá và rau mùi thái nhỏ;
  • Bước 2: Đun nước dùng gà rồi thêm bột cà ri, nước tương, bột tỏi vào khuấy đều. Sau đó, tiếp tục trên lửa nhỏ để nước dùng luôn ấm;
  • Bước 3: Làm nóng chảo với dầu hạt cải rồi cho đậu tuyết, cà rốt vào xào. Khi cà rốt và đậu tuyết mềm, tắt bếp đổ ra bát. Sau đó, tiếp tục xào bún gạo cùng trứng và rau mùi;
  • Bước 4: Đổ bún gạo đã xào ra đĩa, thêm cà rốt và đậu tuyết. Phần nước dùng đổ ra bát riêng, thêm hành lá rồi thưởng thức.

9. Cánh gà nướng sốt teriyaki

Nguyên liệu: 24 cái cánh gà, 120 ml nước, 1 g tiêu đen, 30 ml nước tương ít natri, 30 ml sốt teriyaki ít natri, 30 g đường nâu, 2 g bột tỏi, 50 ml giấm balsamic, 2 g gừng sợi.

Cách làm:

  • Bước 1: Cánh gà cho rửa sạch, cho vào túi zip. Cho tiêu đen, bột tỏi vào túi, lắc đều rồi để qua đêm trong tủ lạnh;
  • Bước 2: Lấy cánh gà ra khỏi túi rồ đem nước ở nhiệt độ 200 độ C trong 30 phút;
  • Bước 3: Pha sốt teriyaki với nước, nước tương, đường nâu và gừng sợi. Đun sốt trên lửa nhỏ đến khi sốt sệt lại rồi bỏ ra, rưới lên cánh gà.

10. Pad Thái

Nguyên liệu: 400 g bánh phở tươi, 100 g tôm tươi, 2 miếng đậu phụ rán sẵn, 100 g me, 220 g đường thốt nốt, 1 quả trứng gà, 3 tép tỏi, 2 củ hành tím, 5 ml nước tương ít natri, hẹ, đậu phộng rang, dầu olive, tiêu đen.

món ăn cho người chạy thận, Pad Thái

Pad thái là món ăn có hương vị chua ngọt tự nhiên, giúp kích thích vị giác

Cách làm:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Tôm rửa sạch, bóc vỏ bỏ chỉ rồi chần qua;
    • Hẹ rửa sạch rồi cắt nhỏ;
    • Hành tím và tỏi băm nhỏ;
    • Đậu phụ cắt miếng vừa ăn theo chiều dọc;
    • Trứng luộc chín rồi bóc vỏ;
  • Bước 2: Pha nước sốt:
    • Nghiền nhuyễn me với nước ấm rồi lọc lấy phần nước cốt me;
    • Thêm đường thốt nốt và nước tương vào nước cốt me rồi đun hỗn hợp trên lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy đều rồi tắt bếp để hỗn hợp nguội;
  • Bước 3: Làm nóng chảo với dầu olive, phi thơm hành tỏi rồi cho tôm vào đảo chung. Sau 3 phút, cho bánh phở, đậu phụ vào xào chung. Đổ phần nước sốt đã pha vào rồi đảo đều để các nguyên liệu ngắm sốt.
  • Bước 4: Khi các nguyên liệu chín, thêm hẹ rồi tắt bếp và trình bày ra đĩa. Thêm trứng luộc và đậu phộng rang rồi thưởng thức.

Thực đơn 7 ngày cho người chạy thận, lọc máu

Dưới đây là gợi ý thực đơn cho người chạy thận, lọc máu trong 7 ngày từ Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một vài ý tưởng vào chế độ ăn hàng ngày giúp hỗ trợ quá trình lọc máu và giữ thể trạng khỏe mạnh:

Thứ Hai
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Hủ tiếu gà

(60 g hủ tiếu + 30 g thịt gà lọc da + hành lá, giá)

– 100 g khoai sọ hấp

– 100 g cam

– 1 và 1/2 bát cơm

– 75 g cá thu sốt cà chua

– 100 g canh khoai từ thịt băm

– 50 g đậu rồng luộc

– 100 g dứa

– 1 và 1/2 bát cơm

– 70 g sườn xào chua ngọt

– 150 g canh rong biển

– 70 g su su xào

– 60 g nho đỏ

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1645 kcal

– Đạm: 70 g

– Đường bột: 285 g

– Béo: 25 g

Thứ Ba
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Miến xào thịt bò

(60 g miến + 35 g thịt bò + 100 g cải ngọt)

– 50 g sữa chua không đường

– 100 g xoài chín

– 1 và 1/2 bát cơm

– 60 g thịt lợn luộc

– 100 g canh bí đỏ nấu sườn

– 70 g dưa hấu

– 1 và 1/2 bát cơm

– 70 g cá hồi áp chảo

– 150 g canh bí xanh nấu sườn

– 50 g dâu tây

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1690 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 290 g

– Béo: 30 g

Thứ Tư
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Phở xào chay

(60 g phở + 30 g rau cải ngọt + 30 g hành tây + 20 g cà rốt + 10 g nấm hương + hành lá, giá)

– 100 g khoai lang luộc

– 100 g nam việt quất

– 1 và 1/2 bát cơm

– 50 g nem rán

– 100 g rau củ hấp thập cẩm (súp lơ + bí đỏ + cà rốt)

– 70 g táo

– 1 và 1/2 bát cơm

– 70 g chả lá lốt

– 150 g canh bí xanh nấu thịt băm

– 70 g mướp xào

– 60 g lê

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1627 kcal

– Đạm: 75 g

– Đường bột: 280 g

– Béo: 23 g

Thứ Năm
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Phở gà

(70 g phở + 35 g thịt gà lọc da + hành lá)

– 100 g ngô luộc

– 50 g bưởi

– 1 và 1/2 bát cơm

– 50 g thịt gà xào sả ớt

– 150 g canh khoai sọ nấu sườn

– 50 g đậu rồng xào

– 70 g cherry

– 1 và 1/2 bát cơm

– 75 g thịt viên sốt cà chua

– 100 g canh bầu nấu tép riu

– 60 g đu đủ

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1663 kcal

– Đạm: 60 g

– Đường bột: 295 g

– Béo: 27 g

Thứ Sáu
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Cháo sườn

(50 g gạo + 30 g sườn lợn gỡ xương + hành lá, tía tô)

– 70 g khoai lang nướng

– 150 ml sữa mắc ca chà là

– 1 và 1/2 bát cơm

– 70 g cá thu rán

– 50 g đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua

– 100 g canh rau cải thịt băm

– 80 g dứa

– 1 và 1/2 bát cơm

–    50 g salad hoa quả sữa chua

– 70 g sườn rim nước dừa

– 100 g bông cải trắng hấp

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1705 kcal

– Đạm: 80 g

– Đường bột: 290 g

– Béo: 25 g

Thứ Bảy
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Phở bò

(60 g phở + 30 g bắp bò + hành lá)

– 50 g bánh tart táo việt quất

– 150 ml nước ép dưa hấu

– 1 và 1/2 bát cơm

– 100 g cá trắm rán

– 150 g canh mướp đắng nhồi thịt

– 100 g mâm xôi

– 1 và 1/2 bát cơm

– 75 g thịt rang cháy cạnh

– 150 g bắp cải luộc

– 50 g nho đỏ

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1670 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 285 g

– Béo: 30 g

Chủ Nhật
Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn Bún mọc

(60 g bún + 35 g mọc + hành lá)

– 70 g sắn luộc

– 200 ml sữa hạt mắc ca

– 1 và 1/2 bát cơm

– 80 g thịt lợn luộc

– 100 g canh cá chép nấu chua

– 50 g đậu phụ luộc

– 100 g lê

– 1 và 1/2 bát cơm

– 100 g trứng chiên kiểu Tàu

– 150 g canh cua rau đay

– 60 g cherry

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1655 kcal

– Đạm: 60 g

– Đường bột: 275 g

– Béo: 35 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người chạy thận

Khi xây dựng thực đơn cho người chạy thận định kỳ, bạn cần bám sát tình hình sức khoẻ và các khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng. Bởi lẽ, lúc này sự can thiệp của máy móc đối với chức năng thận sẽ làm phát sinh các nhu cầu và vấn đề mới cho người bệnh. Nhận biết kịp thời những vấn đề trên và giải quyết hiệu quả bằng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Để làm được điều đó, người bệnh nên sử dụng các dịch vụ thiết kế, cá nhân hoá thực đơn theo nhu cầu thể trạng và tình hình bệnh lý.

Địa chỉ thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người chạy thận

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là địa chỉ chuyên tư vấn chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh thận

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là một trong những cơ sở y tế hàng đầu cung cấp dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân chạy thận, lọc máu định kỳ. Dịch vụ bao gồm các bước xét nghiệm sức khoẻ, tình hình bệnh lý và xây dựng thực đơn cho người chạy thận giúp hỗ trợ quá trình lọc thận và cải thiện tối ưu thể trạng. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm, do dịch vụ được vận hành bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành.

Trên đây là gợi ý thực đơn cho người lọc máu duy trì và cải thiện sức khỏe. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và ý tưởng có ích để xây dựng chế độ ăn khoa học và hợp lý.

Thực đơn cho người chạy thận cân bằng dinh dưỡng đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn thông minh các loại thực phẩm. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc về chủ đề này, hãy liên hệ Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome 1900 633 599 để tư vấn và giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên!

Rate this post
11:35 13/09/2023