Người chạy thận nên ăn gì và kiêng gì? Đây là một trong những câu hỏi thường trực trong tâm trí của những ai đang phải trải qua trình lọc máu nhân tạo. Bởi lẽ, điều chỉnh chế độ ăn uống thường là điều mà người bệnh được bác sĩ chỉ định ưu tiên thực hiện đầu tiên ngay sau khi chạy thận. Vậy, bệnh nhân chạy thận nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Khi chạy thận kiêng ăn gì giúp bảo vệ thể chất tối ưu? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người chạy thận nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người chạy thận. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống cân đối và khoa học sẽ giúp người bệnh:
Tóm lại, một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau mỗi đợt chạy thận nhân tạo, mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sau khi chạy thận
Chế độ ăn dành cho người chạy thận đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ về hàm lượng tiêu thụ của một số dưỡng chất nhất định, nhằm duy trì sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Dưỡng chất | Hàm lượng khuyến nghị an toàn dành cho người chạy thận | Ý nghĩa và vai trò |
Nước | Vừa đủ
1 lít nước / ngày |
– Giúp duy trì chức năng thận bằng cách đảm bảo lưu lượng tuần hoàn chảy qua thận.
– Tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều nước đều làm tăng nguy cơ suy thận. Do đó, người bệnh cần kiểm soát nghiêm ngặt thể tích chất lỏng tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe thận. |
Natri | <2300 mg / ngày | – Ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, làm tổn thương nội mô, gây suy yếu chức năng thận. |
Kali | 2000 – 3000 mg / ngày | – Đảm bảo hàm lượng kali trong máu không quá cao, gây rối loạn nhịp tim, suy tim và thúc đẩy suy thận do thiếu máu cục bộ. |
Phốt Pho | 600 – 800 mg / ngày | – Kiểm soát phốt pho trong chế độ ăn giúp ngăn ngừa tình trạng tăng phốt pho huyết, có thể gây hại cho xương và tim. |
Canxi | 1000 – 2000 mg / ngày | – Suy thận gây ra sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa xương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn dưỡng xương do thận. Sự mất cân bằng này cũng có thể khiến canxi lắng đọng trong mạch máu và góp phần gây ra bệnh tim.
– Kiểm soát hàm lượng canxi chặt chẽ giúp ngăn ngừa biến chứng xương và tim. |
Protein | Trước khi chạy thận: 0.6 – 0.8g protein / kg cơ thể / ngày
Khi đã chạy thận: 1 – 1.4g protein / kg / ngày tùy theo tần suất chạy thận. |
– Cần cân nhắc giữa việc đảm bảo đủ lượng protein tối thiểu để duy trì sức khỏe tổng thể, đồng thời tránh hấp thụ quá nhiều protein;
– Tiêu thụ quá nhiều protein có thể gây tăng axit uric, thúc đẩy hình thành sỏi thận axit uric. Trong khi đó, ăn ít protein gây suy nhược thể chất, khiến thận không thể phục hồi. |
Vitamin D | Bổ sung viên uống 2000 IU – 10.000 IU vitamin D / ngày
(chỉ bổ sung khi có chỉ định từ bác sĩ) |
– Người bệnh đang chạy thận nhân tạo thường có hàm lượng canxi huyết thanh thấp do thận không thể sản xuất đủ vitamin D để hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi từ thực phẩm.
– Bổ sung vitamin D (khi có chỉ định từ bác sĩ) giúp cải thiện nồng độ canxi, ngăn ngừa sớm các biến chứng như loãng xương, co giật, chuột rút, yếu cơ,… |
Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản dành cho người chạy thận nhân tạo không có tiền sử mắc phải các bệnh lý mạn tính. Nếu có tiền sử tiểu đường, tăng huyết áp hoặc tim mạch, người bệnh cần tuân theo theo các chỉ định khác từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tối ưu cho sức khỏe.
Người chạy thận nên kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng muối tiêu thụ để tránh làm tăng huyết áp
Trong quá trình lọc máu nhân tạo, người chạy thận thường dễ bị thất thoát protein và các loại vitamin tan trong nước như vitamin B9, vitamin C,… Đồng thời, tình trạng thận suy yếu còn khiến cơ thể khó hấp thụ sắt, canxi,… Do đó, bổ sung protein cùng thực phẩm giàu canxi, sắt, vitamin C, vitamin B9 là điều mà người bệnh nên làm. Cụ thể:
Đối với người chạy thận, khi hệ thống lọc máu không còn hoạt động hiệu quả, việc tiêu thụ protein chất lượng cao không những giúp cung cấp đầy đủ hàm lượng protein thiết yếu cho cơ thể, mà còn hỗ trợ bảo vệ chức năng thận. Cụ thể:
Tóm lại, để tăng cường sức khỏe tổng thể và bảo vệ chức năng thận, người chạy thận nên ăn gì chứa nhiều protein chất lượng cao. Một số thực phẩm giàu protein chất lượng cao mà bạn nên tham khảo là: trứng, sữa tách béo, ức gà bỏ da, nạc cá và các loại đậu.
Thịt, cá, trứng, sữa, nạc gia cầm,… là nguồn protein tốt cho người chạy thận
Người chạy thận nên ăn gì chứa nhiều canxi vì loại khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, răng và hệ tim mạch. Đối với người chạy thận, hạ canxi huyết là một trong những triệu chứng phổ biến, có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng như loãng xương hoặc co giật. Việc bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp người bệnh hạ thấp những nguy cơ này và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Một số thực phẩm giàu canxi mà người bệnh có thể cân nhắc bổ sung là: sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, bánh bông lan,…), thủy hải sản (tôm, mực, cá,….), các loại rau lá xanh, hạt và đậu. Tuy nhiên, người chạy thận cần lưu ý bổ sung thực phẩm giàu canxi dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh tình trạng tăng canxi huyết, có thể gây suy nhược, chán ăn, buồn nôn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Người chạy thận nên ăn thực phẩm giàu vitamin nhóm B để giúp quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng diễn ra hiệu quả hơn. Không những thế, vitamin nhóm B hỗ trợ duy trì sức khỏe hệ thống thần kinh, giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ suy nhược cả về tinh thần và thể chất trong khi đang chạy thận.
Mặt khác, trong quá trình chạy thận, một lượng lớn vitamin nhóm B có thể bị mất đi, nên việc người chạy thận nên ăn gì chứa nhiều vitamin nhóm B là điều thường được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Một số thực phẩm giàu vitamin nhóm B mà người chạy bao gồm: thịt gia cầm bỏ da, cá, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu và rau xanh.
Theo nghiên cứu, tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm của vitamin C giúp bảo vệ các tế bào nội mô và làm giảm tỷ lệ suy thận một cách đáng kể. Không những thế, vitamin C còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng sau khi chạy thận. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người chạy thận nên ăn gì chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như: cam, dâu, kiwi, ớt chuông, bưởi, dứa, cải bó xôi, bắp cải,… để có thể làm chậm tiến trình phát triển của tình trạng suy thận.
Vitamin C giúp kháng viêm và bảo vệ tế bào thận
Theo nghiên cứu, có đến 53.4% bệnh nhân chạy thận bị mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, người chạy thận nên ăn gì chứa nhiều sắt để thúc đẩy quá trình sản xuất máu bên trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Một số loại thực phẩm giàu sắt, tốt cho người chạy thận bao gồm: nạc gia bỏ da, gan động vật (không nên ăn quá 100g / tuần), hải sản (tôm, sò điệp, hến,…), các loại hạt, đậu và rau lá có màu xanh thẫm.
Đối với những người bệnh đang chạy thận nhân tạo, một số rối loạn trong quá trình chuyển hóa, bao gồm tình trạng nhiễm toan (dư thừa axit), viêm nhiễm toàn thân, rối loạn nội tiết tố cùng với việc tiêu thụ cùng lúc nhiều loại dược phẩm, kích thích cơ thể tăng cường hấp thụ folate (vitamin B9) để tự chữa lành DNA và tăng sinh tế bào mới, dẫn đến thiếu hụt loại vitamin này.
Bên cạnh đó, sự mất mát folate trong quá trình lọc máu cũng có thể dẫn đến sự sụt giảm trữ lượng folate trong cơ thể, nên việc người chạy thận nên ăn gì chứa nhiều folate là điều cần thiết. Một số loại thực phẩm giàu folate, tốt cho người chạy thận là: các loại rau lá xanh (cải cúc, cải bó xôi, bắp cải Brussel,…), trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt và củ quả.
Bệnh nhân chạy thận nên kiêng ăn gì chứa nhiều natri, kali, phốt pho hoặc những nhóm thực phẩm có thể làm tăng đường huyết, huyết áp và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch sau khi tiêu thụ. Cụ thể:
Người chạy thận nên kiêng ăn gì chứa thịt chế biến sẵn vì những món ăn này thường chứa lượng muối cao, dễ gây tăng nồng độ natri trong cơ thể. Trong khi đó, đối với người chạy thận, việc kiểm soát hàm lượng natri tiêu thụ là điều vô cùng quan trọng; vì loại khoáng chất này có thể gây tăng huyết áp, làm gia tăng gánh nặng lên phần thận còn hoạt động và thúc đẩy tình trạng suy thận tiến triển.
Đồ ăn liền, thức ăn đóng hộp thường chứa nhiều phốt pho và natri. Đây cũng chính là hai loại khoáng chất có khả năng thúc đẩy các biến chứng về xương, tim và gây tổn thương thận trực tiếp. Trong đó, nổi bật nhất là natri phosphate (NP), một chất phụ gia có đặc tính làm dày kết cấu và tạo đặc cho thực phẩm.
Hấp thụ quá nhiều NP có thể khiến người bệnh bị tăng huyết áp tạm thời, làm cản trở lưu thông máu đến thận, khiến chức năng thận suy yếu nhanh hơn. Vì thế, người chạy thận kiêng ăn gì được sản xuất số lượng lớn, đóng hộp và chế biến sẵn là điều luôn được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
Đồ ăn đóng hộp chứa nhiều natri và phốt pho, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể
Các loại hạt chứa nhiều phốt pho và kali, muối lại chứa nhiều natri. Trong khi đó, đối với người bệnh đang chạy thận, việc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng phốt pho, kali và natri tiêu thụ là điều gần như bắt buộc vì:
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, người chạy thận nên ăn gì chứa ít kali, phốt pho và natri. Trong khi đó, tiêu thụ các loại hạt rang muối hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc dinh dưỡng này. Do đó, người chạy thận nên kiêng ăn gì chứa nhiều các loại hạt rang muối, chẳng hạn như snack hạt rang, gỏi khô bò, gỏi ngó sen, bánh tráng trộn,… để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Người chạy thận nên kiêng trái cây sấy khô vì chúng thường chứa lượng kali và phốt pho nhiều hơn ít nhất gấp 2 lần so với trái cây tươi. Trong khi đó, kali và phốt pho là hai loại khoáng chất cần được kiểm soát nghiêm ngặt trong chế độ ăn của người chạy thận.
Bên cạnh đó, một số loại trái cây sấy khô có thể được bổ thêm đường và muối, làm tăng nguy cơ thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, khiến thận bị tổn thương. Do đó, việc người chạy thận kiêng ăn gì chứa trái cây sấy khô là điều thường được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Đồ uống có ga thường chứa nhiều đường tinh chế; trong đó, nhiều nhất là đường ngô (fructose). Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ đường fructose có thể làm tăng huyết áp ở tiểu cầu thận, viêm thận, tổn thương ống kẽ thận và thúc đẩy suy giảm chức năng thận.
Không những thế, hầu hết đồ uống có ga hiện nay đều chứa nhiều axit photphoric – một chất phụ gia công nghiệp giúp tạo vị chua đặc trưng cho thực phẩm để kích thích vị giác. Do đó, tiêu thụ đồ uống có ga quá mức, trong suốt một khoảng thời gian dài, có thể khiến người bệnh tăng nồng độ phốt pho trong máu, khởi phát bệnh tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ
Tiêu thụ một chế độ ăn ít muối được coi là nguyên tắc dinh dưỡng nền tảng trong việc hỗ trợ người bệnh chạy thận phục hồi sức khỏe. Trong khi đó, rau củ ngâm chua thường được ngâm trong nước muối hoặc dịch lên men chua từ gạo (nước vo gạo) có chứa lượng natri cao. Natri là khoáng chất mà người chạy thận cần phải hạn chế, vì nó có thể gây tăng huyết áp và làm tổn thương mô thận.
Rau củ ngâm chua chứa nhiều natri, làm tổn thương thận do tăng huyết áp
Người chạy thận cần kiêng hải sản vì:
Thế nên, người chạy thận kiêng ăn gì chứa nhiều hải sản là điều thường được ưu tiên bác sĩ chỉ định đầu tiên trong quá trình điều trị, giúp bảo vệ hệ thống thận khỏi nguy cơ tổn thương và duy trì sức khỏe tổng thể.
Nội tạng động vật thường chứa lượng cao các chất khoáng như phốt pho và kali. Dư thừa phốt pho dễ gây rối loạn cân bằng khoáng chất trong xương, còn kali dễ gây rối loạn điện giải, thậm chí gây nguy hiểm cho tim. Thận yếu khó loại bỏ các khoáng chất này, và việc tiêu thụ nội tạng động vật có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng liên quan.
Nắm mắm được sản xuất từ quá trình lên men của hỗn hợp cá sống ủ với muối natri. Do đó, nồng độ natri trong nước mắm rất cao. Trung bình mỗi 15ml nước mắm có thể chứa đến 1500 mg natri, tức bằng 75% nhu cầu natri khuyến nghị hàng ngày trên tổng khẩu phần ăn. Natri khi tích tụ trong cơ thể có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên hệ thống thận, đặc biệt khi thận đã bị suy yếu do quá trình lọc máu.
Theo nghiên cứu, rượu có thể phá vỡ các cơ chế kiểm soát nội tiết tố chi phối chức năng thận bằng cách thúc đẩy bệnh gan tiến triển. Do đó, uống rượu quá nhiều, trong suốt một thời gian dài, có thể làm suy giảm khả năng xử lý chất lỏng và natri của thận, dẫn đến suy thận cấp tính. Điều này đặc biệt nguy hiểm với người chạy thận, khi tình trạng thận đang bị suy yếu đến hơn 85%.
Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quá nhiều nước so với nhu cầu cơ thể và khả năng xử lý của thận (>2 lít / ngày), có thể đẩy nhanh tốc độ suy thận. Trong khi đó, Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ khuyến cáo, người đang chạy thận tuyệt đối không nên bổ sung quá 1 lít nước / ngày. Như vậy, nếu đang trong quá trình lọc máu nhân tạo, bạn tuyệt đối không nên uống quá nhiều nước, dù là nước lọc, nước khoáng hay nước canh trong khẩu phần ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Người chạy thận nên kiểm soát chặt chẽ lượng chất lỏng tiêu thụ hàng ngày
Người chạy thận cần hạn chế rau củ quả nhiều kali và phốt pho vì thận yếu khiến cơ thể khó đào thải hai loại khoáng chất này ra khỏi máu. Kali dư thừa có thể gây suy tim, trong khi hàm lượng cao phốt pho có thể gây xơ vữa động mạch. Việc hạn chế thực phẩm giàu kali và phốt pho bảo vệ sức khỏe tim mạch và duy trì sức khỏe tổng thể.
Một loại rau củ được xem là bất an toàn đối với người chạy thận khi trong 1 khẩu phần ăn (100 – 120g) chứa nhiều hơn 200mg kali hoặc 100 mg phốt pho. Dưới đây là danh sách một số thực phẩm nhiều kali, phốt pho mà người bệnh nên hạn chế; kèm theo một số gợi ý về các loại rau củ quả an toàn mà người chạy thận nên tham khảo:
Lựa chọn tốt nhất | Các thực phẩm cần tránh | ||
Mầm cỏ linh lăng | Măng tây, 4 ngọn | Hoa atiso | Cải chíp |
Củ cải trắng | Giá đỗ | Măng tươi | Bắp cải Brussels |
Cà rốt, nấu chín, đóng hộp hoặc đông lạnh | Bắp cải tím hoặc xanh | Bông cải xanh | Bắp cải Trung Quốc |
Cần tây, 1 cọng | Súp lơ trắng | Cà rốt, sống | Cải xoăn |
Bắp ngô, dài dưới 7.5 cm | Quả dưa chuột | Nấm tươi | Dưa chua |
Cà tím, nấu chín | Rau xà lách | Cà tím sống | Đậu bắp |
Hành tây, hành lá | Ớt chuông | Mùi tây | Quả bí ngô |
Bí ngòi; khoai tây, luộc hoặc nghiền | Củ dền | Khoai tây / khoai lang nướng, chiên | Cải bó xôi |
Cà chua, tươi, 1/2 quả vừa | Cải xà lách xoong | Dưa cải bắp |
Lựa chọn tốt nhất | Các thực phẩm cần tránh | |
Táo, 1 quả vừa | Anh đào (giới hạn 10 quả vừa) | Quả mơ |
Quả mọng (quả việt quất, nam việt quất, mâm xôi, dâu tây) | Nước cốt chanh hoặc chanh, 15 mL (1 muỗng canh) | Trái bơ |
Quả sung tươi, 2 quả lớn | Bưởi, 1/2 vừa | Chuối |
Nho xanh hoặc đỏ | Xoài, 1/2 quả vừa | Trái cây sấy khô, bao gồm: nho, mơ, chà là, quả sung, mận khô |
Vải thiều, 10 quả vừa | hồng, 1 quả vừa | Quả kiwi |
cam quýt, 1 vừa | Mận, 1 quả vừa | Dưa (dưa gang, dưa lưới,…) |
Đào hoặc lê, 1 quả vừa | Quýt, 1 quả vừa | Quả cam |
Quả dứa | Dưa hấu, 1 cốc hoặc lát (4 cm x 4 cm) | Đu đủ |
Nước ép cam là một trong những thức uống giàu dinh dưỡng và an toàn cho người chạy thận
Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý tuân thủ thêm một số nguyên tắc sinh hoạt và vận động tối ưu để hỗ trợ quá trình chạy thận diễn ra suôn sẻ hơn. Cụ thể:
Trên đây là những gợi ý quan trọng về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học dành cho người chạy thận. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người đang chạy thận nên ăn gì tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau mỗi đợt lọc máu.
Tóm lại, chăm sóc sức khỏe cho người chạy thận không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về quá trình điều trị mà còn cần kiểm soát chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên, để thực sự biết chính xác bệnh nhân chạy thận nên ăn gì, mỗi nhóm thực phẩm ăn với liều lượng bao nhiêu, bạn rất cần sự tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia. Vì thế, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề người chạy thận nên ăn gì, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!