Trong quá trình xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh thận, việc hiểu rõ bệnh thận nên ăn gì và kiêng gì là điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, bệnh lý về thận thường khiến chức năng vùng thận suy yếu. Việc lựa chọn thực phẩm sai cách, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng có thể khiến tình trạng sức khỏe của cơ quan này trở nên tồi tệ hơn. Vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh thận kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe? Đâu là những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bệnh thận nên ăn gì, nên kiêng gì để nhanh chóng hồi phục?
Bệnh lý về thận làm suy yếu chức năng lọc máu, bài tiết các chất bẩn (creatinine, urea, muối kim loại, dược phẩm,…) ra khỏi cơ thể. Lúc này, một thực đơn khoa học và điều độ sẽ giúp người bệnh:
Với người bệnh thận, tiêu thụ quá nhiều muối (natri, kali,…) hoặc thức ăn giàu đạm đều có thể làm gia tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận và làm trầm trọng thêm mức độ bệnh.
Lúc này, định hướng điều chỉnh thực đơn theo hướng tối giản, “nương nhẹ” để vừa cung cấp vi chất thiết yếu cho thận, vừa hạn chế các chất gây hại sẽ giúp giảm tải áp lực lên thận, hỗ trợ thận duy trì chức năng và giảm thiểu các triệu chứng liên quan (suy nhược thể chất, tiểu nhiều, buồn nôn, ngứa ngáy,…)
Vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong thực phẩm đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thận. Cụ thể:
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng và axit amin cần thiết để thận sửa chữa những tế bào tổn thương, thúc đẩy tăng sinh tế bào mới; từ đó, rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi sau điều trị.
Chế độ ăn cho người bệnh thận cần phải đảm bảo đáp ứng được 2 nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng, đó là vừa đảm bảo cung cấp vừa đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (protein, đường bột, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất) vừa hạn chế tối đa những thực phẩm kém lành mạnh, đặc biệt là những thực phẩm làm tăng gánh nặng chuyển hóa lên thận. Cụ thể:
Protein giúp cơ thể tái tạo và sản sinh tế bào. Tuy nhiên, dưỡng chất này khi chuyển hoá trong cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric – một hợp chất góp phần cấu thành nên sỏi thận. Tiêu thụ quá nhiều protein có thể làm tăng áp lực nội mô, khiến thận phải hoạt động hết công suất để loại bỏ acid uric dư thừa. Vì vậy, ăn vừa đủ hàm lượng protein chính là “chìa khóa vàng” giúp người bệnh nhanh phục hồi và ngăn ngừa bệnh thận tiến triển nặng.
Mỗi ngày, người bệnh thận cần kiểm soát đủ lượng protein hấp thụ tuỳ vào giai đoạn của bệnh thận. Nguồn đạm này có thể đến từ động vật (thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, sữa,…) hoặc thực vật (đậu nành, đậu xanh, hạt điều, đậu phộng,…).
Protein cung cấp nhiều axit amin để thận tái tạo tế bào tổn thương
Người bệnh thận cần hấp thụ khoảng 30 – 40 kcal / kg cân nặng mỗi ngày để duy trì trạng thái hoạt động tối ưu cho cơ thể. Vậy, người bệnh thận nên ăn gì để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng? Trên thực tế, bên cạnh protein, người bệnh có thể hấp thụ phần lớn năng lượng từ các thực phẩm chứa nhiều chất đường bột (carbohydrates) và chất béo.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất béo không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim; trong khi đó, dư thừa carbohydrates đã được chứng minh là có thể làm bệnh thận chuyển biến nặng. Vì vậy, hàm lượng carbohydrate và chất béo mỗi ngày chỉ nên chiếm lần lượt là 55 – 60% và 25 – 30% trên tổng năng lượng trong khẩu phần ăn của người bệnh thận. Trong đó, t ⅔ hàm lượng chất béo nên là chất béo chưa bão hòa (omega-3, 6, 9), hay còn gọi là chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe, đến từ dầu thực vật hoặc mỡ cá béo.
Cân bằng và kiểm soát khoáng chất cũng là một yếu tố quyết định người bệnh thận nên ăn gì. Theo đó, các món ăn cho đối tượng này cần giảm muối, kali và phốt pho, cụ thể:
Người bệnh thận nên kiểm soát lượng muối trong mỗi khẩu phần ăn
Khi thận tổn thương, khả năng lọc và đưa lượng nước thừa ra khỏi cơ thể sẽ bị hạn chế. Do đó, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng tích tụ sẽ dẫn tới tình trạng cao huyết áp, phù nề và các bệnh tim mạch. Vì vậy, kiểm soát lượng nước vừa đủ đưa vào cơ thể là giải pháp tốt nhất cho người bệnh thận. Theo đó, một người mỗi ngày chỉ nên hấp thụ khoảng 1.6 lít nước (đối với nữ) và 2 lít nước (đối với nam). Nếu thấy khát, bạn hãy nhấp từng ngụm nước nhỏ mỗi 30 phút để kiểm soát tải lượng nước vào thận, không nên uống cạn 1 cốc nước to trong một lần tiêu thụ.
Bên cạnh canxi, người bệnh thận cũng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, vitamin C, D và sắt bởi đây là những dưỡng chất có lợi cho tình trạng sức khoẻ và dễ bị thiếu hụt khi mắc bệnh thận, cụ thể:
Người bị thận nên kiêng gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh thận nên ăn thực phẩm nhiều muối, kali, phốt pho và các món ăn có hại tới hoạt động của thận, cụ thể:
Các món ăn chứa nhiều muối bao gồm: thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn/ đóng hộp; các loại gia vị như nước mắm, xì dầu, nước tương, hạt nêm; các loại thực phẩm chế biến khô như cá khô, mực khô, mì ăn liền,… Hấp thụ thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ làm suy giảm chức năng thận, đồng thời gây ra các vấn đề sức khoẻ như sưng tấy, phù nề, huyết áp cao, khó thở. Để tránh tiêu thụ các món ăn trên, người bệnh nên tự nấu ăn tại nhà, lựa chọn các loại thực phẩm tươi trong ngày và sử dụng các gia vị từ thảo mộc tự nhiên như mùi tây, húng quế, hương thảo,…
Ưu tiên ăn thực phẩm hấp luộc giúp người bệnh thận hạn chế hấp thụ muối
Người bị bệnh thận kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh thận nên kiêng thực phẩm giàu kali, bao gồm: chuối, cà rốt, cải bó xôi, khoai tây, cam, hành tây, sữa và các sản phẩm từ sữa. Bởi lẽ, khi mắc bệnh lý về thận, cơ thể của bạn sẽ không thể loại bỏ lượng kali dư thừa trong máu. Quá nhiều kali trong máu có thể gây đau tim hoặc làm tăng nguy cơ tử vong. Vì thế, kiểm soát lượng kali trong bữa ăn là rất quan trọng nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch và gia tăng tiên lượng sống.
Bên cạnh kali, các loại thực phẩm giàu phốt pho cũng nên hạn chế trong thực đơn cho người bệnh thận. Cụ thể, sô cô la, sữa, pho mát, sữa chua, kem, thịt nội tạng, hàu, cá mòi, bánh mì nguyên cám, các loại hạt, đậu, bia,… chính là những thực phẩm giàu phốt pho mà bạn cần cân nhắc tiêu thụ để xây dựng được một chế độ ăn có lợi cho thận.
Đạm hay protein là dưỡng chất thiết yếu đảm bảo hoạt động của cơ thể, song lại nằm trong danh sách người bị thận không nên ăn gì. Thực tế, mục tiêu của việc kiêng thực phẩm giàu đạm là nhằm mục đích hạn chế lượng axit uric hấp thụ vào thận. Do đó, các loại thực phẩm giàu đạm và giàu axit uric trong đạm như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá biển, sò điệp, cá cơm,… cần được cân nhắc khi xây dựng thực đơn cho người bệnh thận.
Mức độ hạn chế nước trong thực đơn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể, những bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 2 thường không cần hạn chế uống nước và thậm chí được khuyến khích uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho thận đủ nước và hoạt động tốt. Khi bệnh phát triển tới giai đoạn cuối, người bệnh cần kiểm soát lượng nước trong cơ thể bằng cách ăn khô, ăn nhạt để hạn chế hấp thụ nước quá nhiều so với tải lượng của thận.
Theo nghiên cứu, người bệnh thận có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch hơn bình thường. Trong khi đó, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hoà chính là những tác nhân chính làm khởi phát các bệnh lý tim mạch bằng cách gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu, gây tắc mạch máu,… Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần:
Người bệnh thận nên ưu tiên sử dụng dầu ô-liu trong chế biến
Người bị thận nên kiêng gì? Đáp án đó chính là rượu bia. Bởi lẽ, trong rượu bia có chứa nhiều cồn. Vào cơ thể, cồn sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde – một độc chất có khả năng hủy hoại tế bào vô cùng mạnh mẽ, gây tổn thương thận cấp tính do thận của bạn không thể duy trì sự cân bằng chất lỏng phù hợp. Nguy hiểm hơn, theo Hiệp hội Thận Quốc gia (Hoa Kỳ), tiêu thụ rượu bia còn có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính. Vì vậy, người bệnh thận nên kiêng tuyệt đối rượu bia và các loại thực uống có cồn để bảo vệ sức khỏe.
Để giúp bạn hiểu rõ người bệnh thận nên ăn gì, dưới đây là danh sách 22 loại thực phẩm tốt dành cho người bệnh thận, được nhiều chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
Súp lơ trắng được coi là một trong những thực phẩm tốt cho thận bởi hàm lượng dưỡng chất phong phú. Bạn có thể hấp thụ vitamin C, K và folate từ loại rau này để bảo vệ mô thận, ngăn ngừa thiếu máu và thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi điều trị.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 1.9 g |
Kali | 299 mg |
Phốt pho | 44 mg |
Bên cạnh hàm lượng protein, natri, kali, phốt pho ở mức an toàn, việt quất còn cung cấp cho người bệnh thận nhiều chất chống oxy hóa mạnh như quercetin, anthocyanin,… giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tổn thương và viêm nhiễm. Cụ thể:
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 1 khẩu phần (148 g) |
Protein | 1.1 g |
Natri | 1.5 mg |
Kali | 114 mg |
Phốt pho | 17.76 mg |
Nam việt quất giàu chất chống oxy hóa proanthocyanidin tốt cho người bệnh thận
Nam việt quất chứa nhiều proanthocyanidin. Theo nghiên cứu, việc hấp thụ proanthocyanidin đều đặn sẽ làm giảm tới 50% nguy cơ khởi phát và tiến triển bệnh thận mạn tính. Do đó, nam việt quất là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh thận, giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh lý và mau chóng phục hồi.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 1 khẩu phần (110 g) |
Protein | 0.5 g |
Natri | 2.2 mg |
Kali | 88 mg |
Phốt pho | 12.10 mg |
Theo nghiên cứu, người bệnh thận thường phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vitamin K, do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng như những thiếu hụt trong chế độ ăn uống. Trong khi đó, quả mâm xôi lại là nguồn vitamin K dồi dào với 28.5 mcg / 144 g, chiếm 24% giá trị dinh dưỡng hàng ngày.
Vì vậy, bổ sung mâm xôi sẽ giúp bệnh nhân tránh khỏi các triệu chứng liên quan do sự thiếu hụt vitamin K gây ra, như: chứng máu khó đông; nguy cơ ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt,…
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 1 khẩu phần (144 g) |
Protein | 1.4 g |
Natri | 2 mg |
Kali | 233 mg |
Phốt pho | 31.68 mg |
Hàm lượng vitamin C trong 100 g dâu tây lên tới 56 mg, chiếm 62% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Như vậy, chỉ cần khoảng 150 g dâu tây, bạn có thể đáp ứng đủ hàm lượng vitamin C trong một ngày, giúp rút ngắn thời gian chữa lành các tổn thương tại thận.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100g |
Protein | 1 g |
Natri | 15 mg |
Kali | 134 mg |
Phốt pho | 30 mg |
Các loại cá như cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi đều sở hữu hàm lượng cao axit béo omega-3. Đây là nguồn chất béo tốt thay thế cho các loại thịt đỏ và mỡ động vật. Vì vậy, bổ sung các loại cá này vào thực đơn cho người bị thận sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được chất béo hấp thụ vào cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100g |
Protein | 18 – 21 g |
Natri | 75 – 90 mg |
Kali | 327 – 366 mg |
Phốt pho | 187 – 261 mg |
Nho đỏ chứa nhiều flavonoids, hỗ trợ giảm viêm thận hiệu quả
Nho đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoids, một nhóm hợp chất đã được chứng minh là có khả năng giảm viêm nhiễm, tổn thương và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý tim mạch, tiểu đường. Do đó, bổ sung nho đỏ sẽ là lựa chọn phù hợp, giúp giải đáp cho thắc mắc người bị thận nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh lý và tránh mắc thêm các vấn đề sức khoẻ khác.
Một khẩu phần nho đỏ sở hữu những giá trị dinh dưỡng sau:
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 1 khẩu phần (75 g) |
Protein | 1.5 g |
Natri | 0.5 mg |
Kali | 144 mg |
Phốt pho | 15 mg |
Lòng trắng trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, dễ hấp thu cho người bệnh thận. Không những thế, hàm lượng đạm trong trứng lại rất an toàn, không gây tăng nồng độ urea tại thận. Bổ sung trứng vào khẩu phần ăn là sự lựa chọn lý tưởng dành cho người bệnh thận.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 11 g |
Natri | 166 mg |
Kali | 163 mg |
Phốt pho | 15 mg |
Allicin trong tỏi đã được chứng minh là có khả năng hạ đường huyết, chống viêm nhiễm, căng thẳng oxy hóa và bảo vệ thận. Việc ăn tỏi thường xuyên có tác dụng giảm đường huyết tương đương với losartan – một loại thuốc cần chỉ dẫn và kê đơn từ bác sĩ. Do đó, đây là loại thực phẩm có tác dụng tích cực tới quá trình điều trị bệnh lý mà bạn không thể bỏ qua khi trả lời câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 9 g (1 củ) |
Natri | 1.5 mg |
Kali | 36 mg |
Phốt pho | 14 mg |
Kiều mạch rất giàu vitamin B, magie, sắt và chất xơ; song lại chứa ít phốt pho, rất phù hợp cho người bệnh thận. Đây cũng là một loại ngũ cốc không chứa gluten. Do đó, những người bệnh mắc chứng celiac hoặc không dung nạp gluten vẫn có thể sử dụng kiều mạch trong thực đơn hàng ngày.
Trung bình, trong 100g kiều mạch có thể chứa:
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 13 g |
Natri | 1 mg |
Kali | 460 mg |
Phốt pho | 347 mg |
Dầu ô-liu chứa nhiều omega-3. Dưỡng chất này đã được chứng minh là có tác dụng kháng viêm; cải thiện chức năng thận, các thông số tim mạch và tình trạng khô da; đồng thời làm giảm mức độ ngứa ngoài da ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Không những thế, dầu ô liu cũng sở hữu hàm lượng natri, kali thấp và đặc biệt là không chứa phốt pho. Do đó, dầu ô-liu là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Natri | 2 mg |
Kali | 1 mg |
Bắp cải là nguồn vitamin B, C, K dồi dào cho người bệnh thận
Bắp cải là nguồn vitamin K, vitamin C và vitamin B dồi dào. Không những vậy, bắp cải cũng cung cấp chất xơ không hòa tan, kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Do đó, danh sách người bệnh thận nên ăn gì không thể thiếu bắp cải.
Hàm lượng protein, natri, kali, phốt pho trong 100 g bắp cải là:
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 1.3 g |
Natri | 18 mg |
Kali | 170 mg |
Phốt pho | 26 mg |
Tuy thịt gà là loại thực phẩm giàu protein, nằm trong danh sách những món ăn mà người bệnh thận nên kiêng, nhưng việc sử dụng loại thịt này đúng cách vẫn có thể đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Bởi lẽ, ức gà không da sở hữu hàm lượng protein, phốt pho, kali và natri ít hơn so với các phần thịt gà khác, vì vậy bạn có thể sử dụng thực phẩm trong cho chế độ ăn.
Lưu ý: Người bệnh nên chọn mua thịt gà tươi và chế biến trong ngày để thịt giữ được giá trị dinh dưỡng và tránh các chất độc phát sinh trong quá trình bảo quản.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 30 g |
Natri | 71 mg |
Kali | 245 mg |
Phốt pho | 71 mg |
So với các loại rau củ khác, ớt chuông sở hữu hàm lượng dưỡng chất dồi dào, bao gồm: chất xơ, vitamin C, vitamin A…, song lại chứa rất ít kali. Đặc biệt, vitamin C trong 100 g ớt chuông có thể chiếm tới 148 mg, tương đương với 164% nhu cầu khuyến nghị vitamin C hàng ngày dành cho người trưởng thành.
Bên cạnh đó, ớt chuông cũng cung cấp các khoáng chất như canxi và sắt, giúp người bệnh thận tránh khỏi tình trạng loãng xương, thiếu máu. Vì vậy, đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong danh sách người bị thận nên ăn gì.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 0.9 g |
Natri | 3 mg |
Kali | 175 mg |
Phốt pho | 26 mg |
Hàm lượng natri trong hành tây gần như chiếm 0% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Do đó, loại củ này trong thực đơn có thể giúp người bệnh thận kiểm soát được lượng natri hấp thụ hàng ngày. Ngoài ra, hành tây cũng chứa nhiều vitamin C, vitamin B, mangan và các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 0.1 g |
Natri | 0.5 mg |
Kali | 74 mg |
Phốt pho | 1.4 mg |
Xà lách rocket giúp điều hòa huyết áp và giảm tải áp lực cho thận
Xà lách rocket giàu vitamin K, mangan và canxi; có công dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ và củng cố xương vững chắc, tránh tác động của tình trạng tăng phốt pho máu. Loại rau này cũng chứa nitrat – một hợp chất có có dụng hạ huyết áp, điều hòa áp lực nội mô, cực có lợi cho người bệnh thận.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 2.6 g |
Natri | 27 mg |
Kali | 269 mg |
Phốt pho | 52 mg |
Danh sách người bệnh thận nên ăn gì thường hạn chế các loại hạt bởi chúng sở hữu hàm lượng phốt pho tương đối cao. Tuy nhiên, lượng kali và phốt pho trong mắc ca thấp hơn nhiều so với các loại hạt còn lại. Bên cạnh đó, loại hạt này cũng rất giàu canxi, chất béo tốt, folate, magie, đồng, sắt và mangan,… giúp duy trì sức khỏe xương khớp và củng cố lượng máu trong cơ thể người bệnh.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 7.8 g |
Natri | 353 mg |
Kali | 363 mg |
Phốt pho | 198 mg |
Các loại củ cải rất giàu folate, vitamin A, vitamin C,… có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hoá và thúc đẩy quá trình chữa lành của thận. Loại thực phẩm cũng sở hữu vị ngọt tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể sử dụng chúng để tạo vị ngọt cho nước dùng, các món ăn thay cho đường, giúp giảm nguy cơ tiểu đường ở bệnh nhân suy thận.
Dù mỗi loại củ cải có một giá trị dinh dưỡng khác nhau, song nhìn chung đều sở hữu hàm lượng kali, phốt pho và natri tương đối thấp. Đây cũng là một điểm cộng để loại thực phẩm này xuất hiện trong danh sách người bị thận nên ăn gì.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 0.7 g |
Natri | 39 mg |
Kali | 233 mg |
Phốt pho | 20 mg |
Bên cạnh hàm lượng kali, phốt pho thấp, dứa còn chứa bromelain – một hợp chất có khả năng chống oxy hoá và kháng viêm mạnh mẽ. Nhờ vậy, các tổn thương tại thận mới được ngăn chặn và chữa lành hiệu quả. Dưới đây là các giá trị dinh dưỡng ở dứa mà bạn cần chú ý:
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 0.5 g |
Natri | 1 mg |
Kali | 109 mg |
Phốt pho | 8 mg |
Nấm hương chứa hàm lượng phốt pho thấp, phù hợp cho chế độ ăn của người bệnh thận
Nếu bạn đang ăn một chế độ ăn thuần chay, nấm hương sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Bởi lẽ, loại nấm này chứa gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thận hoạt động ở trạng thái tối ưu, chẳng hạn như: protein, vitamin nhóm B, đồng, mangan, selen và chất xơ. Ngoài ra, hàm lượng phốt pho trong nấm hương cũng tương đối thấp, rất có lợi cho người bệnh thận.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 2.2 g |
Natri | 9 mg |
Kali | 304 mg |
Phốt pho | 112 mg |
Táo chứa nhiều chất chống oxy hóa, như flavonoid và vitamin C, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do và giảm thiểu việc hình thành các chất độc hại trong cơ thể, từ đó giảm áp lực lên hoạt động của thận. Ngoài ra, loại quả này cũng rất giàu dưỡng chất như vitamin C, vitamin K, hỗ trợ người bệnh bổ sung, tránh tình trạng thiếu hụt do bệnh lý gây ra.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 0.3 g |
Natri | 1 mg |
Kali | 107 mg |
Phốt pho | 11 mg |
Cherry chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, quercetin và anthocyanin. Những dưỡng chất này sẽ ngăn cản các tổn thương và viêm nhiễm ở thận phát triển, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hoá đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bổ sung cherry vào danh sách người bệnh thận nên ăn gì sẽ giúp thận tránh khỏi tình trạng quá tải, tổn thương diện rộng.
Dưỡng chất | Hàm lượng trong 100 g |
Protein | 11 g |
Kali | 222 mg |
Phốt pho | 21 mg |
Cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người là khác nhau. Do đó, bạn không nên áp dụng một cách máy những nguyên tắc dinh dưỡng của người bệnh khác vào chế độ ăn hiện tại của mình. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận sao cho đúng, hãy liên hệ ngay với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và thiết kế thực đơn chuyên biệt, phù hợp với thể trạng và đặc điểm bệnh lý của từng người.
Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome đang cung cấp Dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bệnh thận. Nếu bạn có nhu cầu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần xây dựng và duy trì các thói quen sống lành mạnh để giữ cho thận khỏe, bao gồm:
Trên đây là lời giải đáp cho các câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì và người bị thận kiêng ăn gì. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản khi xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học cho nhóm đối tượng này.
Tóm lại, việc quyết định người bị thận không nên ăn gì hay nên ăn gì phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Nếu còn nhiều thắc mắc xung quanh câu hỏi người bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì, hãy liên hệ với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được giải đáp tận tình. Chúng bạn thật nhiều sức khỏe!