Truyền hóa chất điều trị ung thư có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Để thúc đẩy quá trình phục hồi, thực đơn cho người truyền hóa chất không chỉ cần cung cấp đầy đủ năng lượng thiết yếu cho cơ thể hoạt động, mà còn phải giúp người bệnh ngăn ngừa ung thư tái phát và kiểm soát được các tác dụng phụ sau điều trị. Vậy, người bệnh ung thư cần ăn gì để cải thiện thể chất sau hóa trị? Đâu là các nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng trong việc xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Thực đơn cho người truyền hóa chất nên chứa những nhóm thực phẩm gì?
Xây dựng thực đơn ăn uống và dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người truyền hoá chất. Bởi lẽ, tình trạng bệnh lý và quá trình hóa trị liệu thường gây ra nhiều tác động tiêu cực lên thể trạng bệnh nhân (rụng tóc, khô miệng, buồn nôn, suy nhược thể chất và rối loạn tiêu hóa). Lúc này, một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh:
Dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau điều trị
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư, đặc biệt là người truyền hoá chất cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu như protein, carbohydrates, chất béo,…, cụ thể:
Bệnh lý ung thư và quá trình điều trị bằng hóa chất có thể gây tổn thương cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Trong khi đó, chất đạm hay protein lại là thành phần chính trong việc cấu tạo và sản sinh tế bào mới khoẻ mạnh. Vì vậy, để quá trình phục hồi sau hoá trị đạt hiệu quả, việc hấp thụ đầy đủ protein đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số nguồn thực phẩm giàu đạm bao gồm trứng, thịt gia cầm, cá, bơ thực vật, đậu nành và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt sen,….
Carbohydrate, hay còn gọi là chất đường bột, là nguồn cung cấp năng lượng chính để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, người truyền hoá chất, muốn duy trì sức khỏe, cần đảm bảo hấp thụ đầy đủ carbohydrates mỗi ngày. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên tiêu thụ chất đường bột từ ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch,…) hay các loại rau củ thay vì ăn nhiều tinh bột từ ngũ cốc tinh chế (gạo trắng, phở, bún, bánh mì, xôi,…) hoặc thực phẩm chứa nhiều đường (trái cây sấy khô, mứt, nước giải khát có ga,…).
Các axit béo không bão hoà như omega-3, 6, 9 có công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường hiệu quả của liệu pháp hoá trị và đẩy nhanh quá phục trình phục hồi. Đặc biệt, omega-3 đã được chứng minh là có khả năng ổn định các chỉ số sinh hóa của cơ thể đối với người truyền hóa chất. Vì vậy, đảm bảo đầy đủ hàm lượng chất béo tốt trong quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân hạn chế ảnh hưởng của tác dụng phụ và phục hồi nhanh chóng.
Vitamin C và E là hai chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tổn thương và viêm nhiễm. Ngoài ra, vitamin B, D, kali, selen, sắt và kẽm lại có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá phân giải thực phẩm và tăng cường miễn dịch. Vì vậy, thực đơn cho người truyền hóa chất nên đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất trên để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin quan trọng cho người bệnh ung thư
Các dưỡng chất thực vật như carotenoids (trong cà chua, ớt chuông, bông cải xanh, cà rốt), phytosterols (trong hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, dầu ô-liu) có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân ung thư. Cụ thể, theo nghiên cứu, dưỡng chất nhóm carotenoids, đặc biệt là lycopene có thể tăng cường chức năng bảo vệ của cơ thể, chống lại các bệnh lý ung thư hiệu quả. Trong khi đó, phytosterols lại được biết đến với công dụng ức chế chu trình của tế bào ung thư, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý. Ngoài ra, các dưỡng chất thực vật khác như flavonoids, resveratrol,… cũng đem tới rất nhiều lợi ích cho người bệnh và cần được bổ sung trong thực đơn cho người truyền hóa chất.
Người truyền hoá chất rất dễ gặp phải tình trạng mất nước do các tác dụng phụ như nôn, tiêu chảy trong quá trình điều trị. Vì vậy, hấp thụ đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cung cấp đủ độ ẩm để cơ thể hoạt động bình thường. Trong trường hợp tình trạng buồn nôn, táo bón,… diễn ra thường xuyên, bạn nên chú ý uống bù nước để nhanh chóng trở về trạng thái khỏe mạnh.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá, bạn cần ghi nhớ một số cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sau khi xây dựng bữa ăn cho người truyền hoá chất:
Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh
Thực đơn cho người truyền hóa chất cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đồng thời hỗ trợ người bệnh giảm thiểu các tác dụng phụ do quá trình điều trị. Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh ung thư nên ăn và nên kiêng trong thời gian hoá trị:
Người bệnh ung thư nên ăn gì? Các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dưỡng chất sẽ là lựa chọn hàng đầu đối với bệnh nhân ung thư trong quá trình truyền hoá chất, cụ thể:
Thực đơn cho người truyền hóa chất nên chứa nhiều đạm, vitamin và chất xơ
Một số thực phẩm người truyền hoá chất nên hạn chế bao gồm thực phẩm nhiều gia vị, nặng mùi, các chất kích thích và thực phẩm đóng hộp,… Trong đó:
Một chế độ ăn lành mạnh, giúp bạn duy trì cân nặng sẽ là sự lựa chọn hàng đầu trước khi truyền hoá chất. Lúc này, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu các dưỡng chất cần thiết như ngũ cốc nguyên cám (giàu tinh bột phức hợp và chất xơ), hạt điều, đậu phộng, hạt dẻ (giàu protein), các loại cá biển (giàu axit béo tốt omega-3) và hoa quả (giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá).
Trước khi truyền hóa chất người bệnh nên ăn uống đa dạng, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu vitamin.
Quá trình truyền hoá chất là giai đoạn cơ thể người bệnh trở nên nhạy cảm do các tác dụng phụ. Lúc này, bạn lựa chọn các món ăn phù hợp dựa theo tình trạng sức khoẻ và những tác dụng phụ gặp phải. Song, đặc điểm chung của thực đơn cho người truyền hóa chất trong giai đoạn này là đảm bảo năng lượng và protein cần thiết, đồng thời ưu tiên các thực phẩm vừa giàu dưỡng chất vừa dễ ăn, dễ tiêu hoá.
Bạn có thể hấp thụ protein từ thịt gà, cá, đậu đỏ, đậu xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, các loại trái cây chín mềm như đu đủ, xoài, thanh long cũng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào để bạn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Lúc này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có một chế độ ăn tối ưu nhất. Bởi lẽ, mỗi loại bệnh ung thư khác nhau sẽ có chế độ ăn kiêng khác nhau. Tuy nhiên, thực đơn cho người truyền hóa chất trong giai đoạn này vẫn cần tuân theo các nguyên tắc đảm bảo dưỡng chất cần thiết (protein, carbohydrates, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất) và tránh xa các loại thực phẩm có hại (chất kích thích, rượu bia, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều gia vị,…).
Ngoài ra, trong thời gian này, bạn nên tăng cường ăn hấp thụ chất xơ, protein. Bởi lẽ, protein sẽ giúp cơ thể sản sinh tế bào mới, nhanh chóng phục hồi sau những tổn thương do bệnh lý. Trong khi đó, chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hoá giúp người bệnh hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất và bài tiết hiệu quả chất độc, chất cặn bã.
Trong thời gian truyền hoá chất, người bệnh sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, đau miệng, khó nuốt,… Dưới đây là một số thực phẩm giúp giải quyết các tình trạng trên:
Chán ăn, khô miệng, khó nuốt và ăn nhanh no là tình trạng dễ gặp phải ở người truyền hoá chất. Trong trường hợp này, bạn cần:
Bổ sung nước cam ép vào khẩu phần giúp người bên giảm triệu chứng chán ăn
Đối với tình trạng buồn nôn và nôn ở người truyền hoá chất, bạn nên lựa chọn các các món ăn ít mùi, ít vị và dễ tiêu như bánh mì sandwich, bánh quy mềm, mì sợi, cơm, cháo, súp,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý:
Khi người bệnh gặp tình trạng đau miệng, giải pháp tốt nhất là lựa chọn các món ăn mềm, dễ nuốt, cụ thể:
Quá trình truyền hoá chất có thể làm tổn thương niêm mạc họng, gây ra chứng viêm thực quản, dẫn tới tình trạng khó nuốt. Lúc này, người bệnh nên:
Ưu tiên lựa chọn những món ăn mềm giúp người bệnh cải thiện triệu chứng khó nuốt
Để tránh tình trạng sụt cân không kiểm soát trong quá trình truyền hoá chất, người bệnh cần ưu tiên các loại thực phẩm giàu calo và protein. Bên cạnh đó, bạn nên ăn theo đúng bữa, không nên đợi đến khi đói bụng. Đồng thời, hãy ưu tiên các thức uống giàu dưỡng chất như sữa tiệt trùng, sữa hạt, sinh tố, nước ép trái cây.
Để giải quyết vấn đề táo bón, người bệnh nên bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh như rau cải xanh, rau cải bó xôi, bắp cải, cải thảo,… và các loại trái cây tươi có múi như bưởi, cam, quýt,… Bởi lẽ, chất xơ sẽ giúp hệ tiêu quá hoạt động trơn tru và bài tiết các chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bên cạnh chất xơ, việc uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.
Trong trường hợp mất vị giác, người bệnh cần tăng cường sự hấp dẫn của các món ăn thông qua mùi hương. Nếu bạn không bị buồn nôn, hãy mạnh dạn thêm các loại rau thơm, hạt tiêu, gừng, tỏi, nghệ vào món ăn hoặc tẩm ướp kỹ lưỡng trước khi nấu. Lưu ý, bạn nên nhờ người thân hoặc bạn bè nấu ăn cùng để đảm bảo các món ăn được nêm nếm vừa vặn, tránh hấp thụ quá nhiều đường, muối hoặc chất béo bão hòa trong bữa ăn.
Người bệnh nên cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể để hạn chế tình trạng khô miệng trong quá trình truyền hoá chất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên các món ăn dạng nước như mì, bún, miến, phở để tạo thuận lợi cho quá trình nhai và tiêu hoá. Ngoài ra, việc nhau kẹo cao su cũng kích thích tiết nước bọt, giúp người bệnh khắc phục tình trạng khô miệng. Bạn nên lựa chọn loại kẹo không đường để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Đối với tình trạng tiêu chảy, bạn nên bổ sung các món ăn có gừng, nghệ hoặc bạc hà vào thực đơn cho người truyền hóa chất. Bởi lẽ, các thực phẩm này có công dụng tuyệt vời trong ngăn chặn hoạt động của các vi khuẩn gây tiêu chảy và tránh tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung đầy đủ độ ẩm cho cơ thể để duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Bổ sung nước dừa vào khẩu phần ăn giúp người bệnh ngăn ngừa mất nước và muối khoáng do tiêu chảy
Một trong các tác dụng phụ của corticoid là giữ nước. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân ung thư tăng cân nhanh chóng. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, người bệnh cần ăn các món ăn nhạt, hạn chế tiêu thụ muối dưới 5g / ngày để tránh tích thêm nước. Đồng thời, bạn nên giới hạn lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày, song tăng cường hấp thụ protein từ thịt gà, cá, đậu nành, đậu phộng, yến mạch,… để đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Dưới đây là gợi ý cách làm một số món ăn cho bệnh nhân truyền hóa chất để bạn tham khảo. Lưu ý, bên cạnh công thức đã cho, bạn có thể linh hoạt sử dụng các nguyên liệu lành mạnh khác nhau và thêm các nguyên liệu khác theo nhu cầu cá nhân dưới chỉ định của bác sĩ:
Nguyên liệu: 4 trái cà chua, 2 trái trứng, 50 g nấm, ngò thơm, hành tím, 2 ml nước mắm, 2 g hạt nêm.
Cách làm:
Nguyên liệu: 60 g gạo tẻ, 50 g thịt gà, 40 g cà rốt, hành lá, muối.
Cách làm:
Cháo gà cà rốt giàu đạm và beta-carotene, hỗ trợ người bệnh tăng cường miễn dịch sau hóa trị liệu
Nguyên liệu: 100 g thịt heo, 1 bó cải thìa, 2 nhánh hành lá, 2 ml nước mắm, 10 ml dầu ăn, 4 g muối, 3 g hạt nêm, 2 ml nước mắm, 4 g tiêu xay.
Cách làm:
Nguyên liệu: 60 g gạo tẻ, 100 g thịt bò, 1/4 trái bí đỏ, 2 ml nước mắm, 2 g hạt nêm
Cách làm:
Nguyên liệu: 200 g tôm tươi, 1/2 củ khoai lang, 1/2 củ cà rốt. 100 g gạo. 2 ml dầu ô liu.
Cách làm:
Cháo tôm khoai lang giàu omega-3 và vitamin A, hỗ trợ kháng viêm và ngăn ngừa ung thư tái phát
Nguyên liệu: 60 g gạo tẻ, 80 – 100 g cá hồi, 1 – 2 nhánh cải bó xôi, 1 củ hành tím, 5 ml dầu ô liu, 20 ml nước ép gừng tươi, muối.
Cách làm:
Nguyên liệu: 50 g gạo đã nấu cháo, 30 – 50 ml nước dùng gà, 30 g thịt cua đã chế biến và xé tơi, 30 g cải bó xôi, 5 ml dầu ô liu, gia vị.
Cách làm:
Nguyên liệu: 600 g dưa lưới, 2 hộp sữa chua, 300 ml sữa tươi, 50 g đá viên, ít lá bạc hà, 5 g đường.
Cách làm:
Nguyên liệu: 300 ml sữa tươi, 1 quả chuối, 150 g dâu tây, 5 g hạt chia. 10 g bột protein.
Cách làm:
Sinh tố dâu chuối cung cấp nhiều vitamin A, C, E cần thiết cho sức khỏe người bệnh
Nguyên liệu: 200 g đậu nành, 200 g óc chó, 200 ml nước.
Cách làm:
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho bệnh nhân ung thư trong quá trình truyền hoá chất mà bạn có thể tham khảo:
Bữa sáng
(7h00) |
Bữa phụ 1
(9h00) |
Bữa trưa
(11h00) |
Bữa phụ 2
(14h00) |
Bữa chiều
(17h00) |
Bữa phụ 3
(20h00) |
|
Món ăn | – 200 g cháo thịt gà cà rốt
– 150ml nước ép cam + 5ml mật ong |
– 200 ml sữa hạt sen | – 200 g cháo cá hồi rau cải
– 250 g súp lơ luộc nhừ – 150 g đu đủ chín |
– 150g salad rau củ kèm bơ đậu phộng | – 200 g súp nấm cà chua trứng
– 250 g rau củ hấp thập cẩm (súp lơ xanh + bí đỏ + cà rốt) – 100 g xoài chín |
– 200 ml sữa bò tiệt trùng/ sữa đậu nành mè đen |
Cơ cấu khẩu phần |
|
Xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất luôn đòi hỏi sự tìm kiểu kỹ lượng về dinh dưỡng và nhu cầu bệnh nhân. Quá trình này có thể khiến bạn mất khá nhiều thời gian, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Vì vậy, người bệnh ung thư trong giai đoạn truyền hóa chất nên sử dụng dịch vụ Thiết kế thực đơn theo tình trạng bệnh lý để tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khỏe. Khi sử dụng dịch vụ này, người bệnh sẽ được đội ngũ chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thiết kế thực đơn phù hợp với thể trạng, giúp bạn đạt hiệu quả trong quá trình điều trị và phục hồi nhanh chóng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về thực đơn cho người truyền hóa chất Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để xây dựng một chế độ ăn phù hợp và khoa học, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Tóm lại, xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất là điều cần thiết để giúp người bệnh duy trì trạng thái khỏe mạnh xuyên suốt quá trình chữa bệnh. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thực đơn cho người truyền hóa chất và dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư, hãy liên hệ với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn và giải đáp chi tiết.