Bị ung thư có nên ăn thịt gà không và những điều cần lưu ý

12/08/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Bị ung thư có nên ăn thịt gà không là một câu hỏi phổ biến được nhiều người bệnh quan tâm khi muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của loại thịt này. Trên thực tế, chế độ ăn uống của người bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị ung thư, mà còn liên quan đến nguy cơ tái phát và di căn của khối u sau điều trị. Vậy, người bệnh ung thư có được ăn thịt gà không? Loại thịt này có thực sự mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh? Đâu là những nguồn thực phẩm tốt có thể thay thế cho thịt gà mà bạn cần quan tâm? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Bị ung thư có nên ăn thịt gà không và những điều cần lưu ý

Người bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

Các thành phần dinh dưỡng trong thịt gà?

Trước khi biết được bị ung thư có nên ăn thịt gà không, bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong thịt gà. Trung bình 100g loại thịt này cung cấp 258 calo với 25g đạm, 8.3g chất béo cùng hơn 10 loại vitamin và 9 khoáng chất khác nhau.

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật về thành phần dinh dưỡng của thịt gà mà bạn cần biết:

  • Calo: Thịt gà chứa một hàm lượng calo tương đối thấp (181 calo) so với nhiều loại thịt khác, chẳng hạn như thịt bò (250 calo), thịt lợn (242 calo), cá hồi (206 calo), khiến nó trở thành một lựa chọn tốt cho những người cần duy trì cân nặng ổn định, nhất là đối với người bệnh ung thư ở giai đoạn trước và sau khi điều trị.
  • Protein: Thịt gà là một nguồn protein chất lượng cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ đạm thịt gà, như một phần của chế độ ăn giàu rau, có thể làm giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2 – tất cả đều là những tác nhân có thể thúc đẩy ung thư tiến triển.
  • Vitamin và khoáng chất: Thịt gà cung cấp nhiều vitamin B, đặc biệt là vitamin B1, B2, B3, B6,… cần thiết cho việc chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ hệ thống thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch. Thịt gà cũng chứa nhiều selenium, một khoáng chất quan trọng có đặc tính chống oxy, bảo vệ DNA, ngăn chặn tế bào ung thư hình thành, phát triển hoặc tái phát.
Thành phần dinh dưỡng
Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g thịt gà

Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ thịt gà so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV)
Năng lượng 181 calo 9%
Chất đường bột 0 g 0%
Chất đạm 25 g 50%
Cholesterol 92 mg 31%
Chất béo 8.3 g 11%
Các loại vitamin
B12 0.32 mcg 13%
B2 0.167 mg 13%
B3 6.262 mg 39%
B5 0.920 mg 18%
B6 0.330 mg 19%
B1 0.114 mg 10%
B9 6.00 mcg 2%
A 52.00 mcg 6%
E 0.33 mg 2%
K 2.4 mcg 2%
Các loại khoáng chất
Kẽm 1.19 mg 11%
Sắt 1.04 mg 6%
Selen 14.40 mcg 26%
Phốt – pho 172.00 mg 14%
Magiê 20.00 mg 5%
Đồng 0.07 mg 8%
Kali 204.00 mg 4%
Natri 71.00 mg 3%
Mangan 0.019 mg 1%

Lưu ý: Hàm lượng dinh dưỡng của thịt gà có thể thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến, vị trí và kết cấu của thịt (thịt nạc hay mỡ, có da hay không, v.vv…).

Các thành phần dinh dưỡng trong thịt gà?

Mỗi phần thịt gà khác nhau sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau

Ung thư có ăn được thịt gà không?

Người bệnh ung thư có thể ĂN ĐƯỢC thịt gà vì khi được tiêu thụ ở một hàm lượng vừa đủ cùng với cách chế biến lành mạnh, loại thịt này hoàn toàn KHÔNG đem tới bất kỳ rủi ro nào đối với sức khỏe của người bệnh ung thư. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành nhưng đều không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ thịt gà với nguy cơ thúc đẩy ung thư khởi phát, tiến triển hoặc di căn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ung thư có thể được phép tiêu thụ thịt gà ngay cả trước, trong và sau khi điều trị bệnh. Do đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc bị ung thư có nên ăn thịt gà không thì câu trả lời là ĐƯỢC. Tuy nhiên, người bệnh không tiêu thụ quá nhiều và phải chế biến phần thịt gà đúng cách (ưu tiên hấp / xào / hầm và bỏ da gà thay vì chiên / áp chảo và ăn liền cả da).

Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

Người bị ung thư NÊN ĂN thịt gà vì khi được tiêu thụ đúng cách và đúng lượng, loại thịt này có thể:

  • Hỗ trợ chữa lành sau điều trị: Thịt gà được xem là một nguồn protein toàn năng bởi nó cung cấp đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất. Protein giúp xây dựng, sửa chữa các tế bào và ngăn ngừa teo cơ; điều này rất quan trọng cho người bị ung thư, bởi các tế bào khỏe mạnh thường bị tổn thương hoặc dị hóa (tiêu giảm) khá nhiều sau các liệu pháp như hóa trị hoặc xạ trị.
  • Hỗ trợ giảm thiểu tác dụng phụ: Sau hóa trị hoặc xạ trị ung thư, người bệnh thường dễ bị sa sút thể chất, suy yếu miễn dịch, sụt cân, chán ăn và kém hấp thu dinh dưỡng. Trong khi đó, thịt gà cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, như vitamin nhóm B (giúp tăng cường chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng), sắt (giúp ngăn ngừa thiếu máu), selen, magiê, canxi và kẽm (giúp tăng cường miễn dịch và cải thiện cảm giác ăn ngon miệng). Từ đó, tiêu thụ thịt gà góp phần hỗ trợ người bệnh giảm thiểu tác dụng phụ và cải thiện chất lượng cuộc sống trong và sau khi điều trị ung thư.
  • Ngăn ngừa ung thư mới: Nghiên cứu cho thấy, thay thế 10g thịt đỏ (bò, lợn, dê,…) trong khẩu phần ăn bằng 10g thịt gà có thể hỗ trợ làm giảm ít nhất 10% nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy, thực quản, màng phổi, gan và hậu môn; đồng thời làm giảm từ 3 – 7% nguy cơ ung thư tuyến thực quản, ruột kết, trực tràng và phổi.
Bị ung thư có nên ăn thịt gà không?

Người bị ung thư nên ăn thịt gà để nhanh chóng hồi phục sau điều trị

Tóm lại, người bị ung thư có nên ăn thịt gà không? Câu trả lời là NÊN. Tuy nhiên, để thịt gà thực sự phát huy được hết những lợi ích sức khỏe vốn có mà không bị phản tác dụng, người bệnh cần ưu tiên chọn thịt gà bỏ da, ướp với ít gia vị và tránh đun nấu ở nhiệt độ cao quá lâu (nướng, chiên ngập dầu) để hạn chế sự hình thành các hợp chất amin dị vòng có khả năng thúc đẩy ung thư tiến triển.

Bị ung thư ăn nhiều thịt gà có sao không?

Người bị ung thư, khi ăn thịt gà quá nhiều (hơn 800g mỗi tuần hoặc 155g mỗi ngày), có thể tăng nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như:

  • Thừa cân – béo phì: Mặc dù thịt gà ít chất béo và giàu protein hơn so với nhiều loại thịt khác, nhưng nếu ăn quá nhiều, lượng chất béo và calo vẫn có thể tích tụ lại và gây thừa cân – béo phì, một trong những tác nhân hàng đầu thúc đẩy ung thư tiến triển, tái phát hoặc di căn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trong thịt gà hoàn toàn không chứa chất xơ hay bất kỳ lợi khuẩn (probiotics) nào có lợi cho sức khỏe đường ruột. Do đó, tiêu thụ quá nhiều thịt gà làm tăng nguy cơ táo bón và khó tiêu. Điều này đặc biệt quan trọng với người bệnh ung thư hệ tiêu hóa, khi niêm mạc ruột thường dễ bị tổn thương hơn người bình thường.
  • Thúc đẩy ung thư: Nếu bạn cắt bỏ da, thịt gà có thể trở thành một thực phẩm có hàm lượng chất béo cực kỳ thấp. Tuy nhiên, ngay cả trong thịt gà bỏ da vẫn tồn tại một lượng nhỏ chất béo bão hòa và cholesterol, có thể kích thích hàng loạt các phản ứng gây viêm trong cơ thể khi ăn quá nhiều; từ đó, đe dọa sức khỏe tim mạch, thúc đẩy gan nhiễm mỡ và kích thích ung thư tiến triển, đặc biệt là những khối u xuất hiện ở hệ tiêu hóa.

Tóm lại, tương tự như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, việc tiêu thụ quá mức thịt gà hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, không hề có một quy định thống nhất nào về hàm lượng thịt gà tối đa mà người bệnh ung thư có thể được tiêu thụ mỗi ngày. Vì thế, trong từng trường hợp cụ thể, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận được hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Bị ung thư ăn nhiều thịt gà có sao không?

Ăn nhiều thịt gà làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở người bệnh ung thư

Người bị ung thư ăn thịt gà sao cho đúng?

Sau khi đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc người bị ung thư có nên ăn thịt gà không, việc hiểu rõ về cách ăn thịt gà đúng chuẩn sẽ giúp loại thịt này phát huy được hết những lợi ích sức khỏe vốn có. Để ăn thịt gà đúng cách, người bệnh cần tuân thủ theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Ăn đủ lượng: Người bệnh ung thư không nên ăn quá 800g thịt gà / tuần và không nhiều hơn 155g thịt gà / ngày để hạn chế các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và sự mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn do tiêu thụ quá mức thịt gà gây nên.
  • Không lạm dụng thịt gà: Thành phần dinh dưỡng trong thịt gà chưa toàn diện, vẫn còn thiếu nhiều nhóm chất quan trọng cho cơ thể như chất xơ, chất đường bột, vitamin C và D. Do đó, điều quan trọng là bạn cần phải cân bằng việc tiêu thụ thịt gà với nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, chẳng hạn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu,… để cung cấp một chế độ ăn toàn diện cho cơ thể.
  • Chế biến đúng cách: Trong khâu chế biến, người bệnh ung thư nên:
    • Chọn phương pháp nấu lành mạnh: Ưu tiên hấp / luộc / hầm thay vì chiên rán, nướng, áp chảo để hạn chế hấp thụ quá nhiều chất béo và các hợp chất gây ung thư (hydrocacbon vòng) xuất hiện trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao.
    • Kiểm soát gia vị: Hạn chế tối đa việc sử dụng quá nhiều nước sốt đậm đặc, muối và đường để ướp gà vì muối gây tăng huyết áp, đường làm tăng nguy cơ tiểu đường, thừa cân còn nước sốt đậm đặc có thể gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
  • Chọn và sơ chế đúng cách: Ưu tiên lựa chọn thịt gà không da để hạn chế hấp thụ phải lượng chất béo không lành mạnh nằm dưới phần da gà. Nếu bạn đã mua phải phần thịt gà có da, hãy chủ động loại bỏ phần da này trong khâu sơ chế để bảo vệ sức khỏe.
Người bị ung thư ăn thịt gà sao cho đúng?

Hấp, luộc hoặc hầm là phương pháp chế biến thịt gà tốt cho sức khỏe

Cuối cùng, điều quan trọng khi tìm hiểu về việc tiêu thụ thịt gà trong chế độ ăn của người bệnh ung thư, là bạn cần phải thảo luận trực tiếp với bác sĩ để nhận được những lời khuyên chính xác về hàm lượng tiêu thụ thịt gà an toàn. Bởi lẽ, đối với một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp hoặc ung thư tụy, bác sĩ có thể cần bạn tiêu thụ ít thịt gà hơn so với khẩu phần của những bệnh nhân ung thư khác.

Các món ngon với thịt gà tốt cho người bị ung thư

Dưới đây là danh sách 5 món ăn giàu dinh dưỡng, có thành phần chính là thịt gà, được nhiều chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị đưa vào khẩu phần ăn của người bệnh ung thư:

1. Cháo thịt gà cà rốt

Ung thư có được ăn thịt gà không nếu người bệnh đang gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa? Câu trả lời là ĐƯỢC, và món cháo thịt gà cà rốt chính là sự lựa chọn lý tưởng mà bạn đang tìm kiếm. Bởi lẽ, cháo thịt gà cà rốt là một món ăn dễ tiêu hóa, giúp người bệnh ung thư hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng mà không gây áp lực lên dạ dày, ruột và gan.

Nếu protein từ thịt gà giúp hỗ trợ phục hồi tế bào và tăng cường hệ miễn dịch, thì cà rốt lại giàu beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Cách nấu món này cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị:

món ngon với thịt gà tốt cho người bị ung thư, Cháo thịt gà cà rốt

Cháo gà cà rốt là món ăn giúp người bệnh dễ tiêu hóa

Nguyên liệu:

  • 200g ức gà bỏ da;
  • 1 quả cà rốt;
  • 1 bát gạo (khoảng 200g);
  • Gừng, hành lá, muối, tiêu, đường, bột nêm.

Cách nấu:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Gạo: Rửa gạo sạch, sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút.
    • Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
    • Gà: Rửa sạch, cho vào nồi nước lớn, thêm ít muối và gừng, đun sôi khoảng 20 phút. Khi ức gà chín tới, gắp ra để ráo nước, xé thịt gà thành từng sợi nhỏ và để riêng.
    • Nước dùng: Tận dụng đun nước luộc gà sẵn có, vớt bỏ bọt và bã gừng trong nước dùng.
  • Bước 2: Nấu cháo:
    • Cho gạo vào nước dùng gà, đun sôi, khuấy đều. Khi cháo đã bắt đầu nhão, hạ lửa nhỏ, để cháo nấu từ từ, thỉnh thoảng khuấy nhẹ.
    • Khi cháo đã nhão hoàn toàn, cho thịt gà và cà rốt vào, tiếp tục đun khoảng 10-15 phút cho đến khi cà rốt mềm.
  • Bước 3: Nêm muối, tiêu, đường, bột nêm cho phù hợp khẩu vị.
  • Bước 4: Múc cháo ra bát, rắc lên trên ít hành lá đã cắt nhỏ. Món cháo thịt gà xé cà rốt đã sẵn sàng để thưởng thức.

2. Canh gà hầm rau củ

Canh gà hầm rau củ là món ăn phù hợp cho người bệnh ung thư có thể đang gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc bị mất nước do tiêu chảy sau hóa trị và xạ trị. Nếu khoai tây cung cấp nhiều tinh bột phức hợp, giúp người bệnh no lâu, nhuận tràng thì thịt gà lại cung cấp nhiều protein; trong khi đó, cà chua, củ cải mang lại nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch.

món ngon với thịt gà tốt cho người bị ung thư, Canh gà hầm rau củ

Canh gà hầm rau củ vừa dễ nấu vừa thơm ngon bổ dưỡng

Nguyên liệu:

  • 1 con gà ta nhỏ hoặc nửa con gà ta lớn;
  • Rau củ: 2 quả cà rốt, 2 củ khoai tây, 1 củ cải trắng, 1/2 củ hành tây, 1/2 củ hành tím, và 2 quả cà chua;
  • 2 lít nước;
  • 1 muỗng canh dầu ô-liu;
  • Muối, tiêu, bột nêm, đường, nước mắm.

Cách nấu:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Gà: Rửa sạch, sau đó chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn;
    • Rau củ: Cà rốt, khoai tây, cải trắng rửa sạch, gọt vỏ và thái miếng vừa ăn. Hành tây, hành tím băm nhỏ. Cà chua thái lát.
  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho dầu ô-liu vào, sau đó cho hành tây và hành tím băm vào xào cho đến khi thấy hành tây có màu vàng, thêm gà vào và xào sơ qua.
  • Bước 3: Khi gà vừa chín sơ, đổ nước vào nồi, cho cà rốt, khoai tây vào đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, hạ lửa nhỏ và đậy nắp, để nấu khoảng 20 phút.
  • Bước 4: Sau khi rau củ đã mềm, thêm cà chua vào nồi và nấu thêm 5 phút.
  • Bước 5: Nêm muối, tiêu, bột nêm cho phù hợp khẩu vị rồi múc canh ra bát, dùng nóng cùng cơm trắng.

3. Súp gà ngô nấm

Súp gà chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein từ thịt gà, vitamin và chất xơ đến từ nấm và ngô. Protein giúp cung cấp năng lượng và tái tạo tế bào, trong khi chất xơ giúp tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nấm hương còn chứa lentinan – một loại polysaccharide (tinh bột phức hợp) có khả năng kéo dài tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư đang trải qua quá trình hóa trị liệu.

món ngon với thịt gà tốt cho người bị ung thư, Súp gà ngô nấm

Súp gà ngô nấm cung cấp nhiều đạm và chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh ung thư

Nguyên liệu:

  • 200g ức gà bỏ da;
  • 1 quả bắp ngô non;
  • 100g nấm hương (hoặc nấm mèo);
  • 2 lít nước;
  • 20g bột năng hoặc bột gạo;
  • Hành lá, muối, tiêu, bột nêm

Cách nấu:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
    • Gà: Rửa sạch gà, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn;
    • Ngô: Rửa sạch, chặt đoạn khoảng 3cm;
    • Nấm: Rửa sạch, thái miếng nhỏ.
  • Bước 2: Cho nước vào nồi, đun sôi với 1 chút muối. Khi nước sôi, cho gà vào nấu. Khi nước trở lại sôi, vớt bọt.
  • Bước 3: Khi gà đã chín, thêm ngô và nấm vào nấu cùng. Đun sôi lại và giảm lửa. Nấu cho đến khi ngô và nấm mềm, khoảng 15-20 phút.
  • Bước 4: Trong khi đợi nấm và ngô chín, hòa 1 muỗng canh bột năng (hoặc bột gạo) với một ít nước lạnh, khuấy đều cho đến khi không còn lợn cợn.
  • Bước 5: Từ từ đổ bột năng đã hòa vào nồi súp, khuấy đều. Tiếp tục đun sôi lại và giảm lửa, nấu thêm khoảng 5 phút cho đến khi nước súp đặc lên.
  • Bước 6: Nêm muối, tiêu, bột nêm cho vừa khẩu vị. Trước khi dùng, rắc hành lá đã cắt nhỏ lên trên.

4. Gà cuộn bắp cải

Gà cuộn bắp cải là một món hấp nên chứa ít gia vị, dễ tiêu hóa và an toàn đối với sức khỏe người bệnh ung thư. Nếu gà chứa selen, một khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ thì bắp cải lại giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ vết thương sau phẫu thuật ung thư mau lành.

Gà cuộn bắp cải, món ngon với thịt gà tốt cho người bị ung thư

Gà cuộn bắp cải hấp là món ăn ít gia vị, tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư

Nguyên liệu:

  • 150g ức gà;
  • 8 lá bắp cải lớn;
  • 1 củ hành tây nhỏ;
  • 1 củ cà rốt;
  • 1 bó hẹ;
  • 1 muỗng canh nước tương;
  • 1 muỗng canh dầu ô-liu;
  • Muối, tiêu, đường

Cách nấu:

  • Bước 1: Ướp ức gà với muối, tiêu, nước tương, đường, dầu ô-liu và hành tây băm nhỏ, để ít nhất 30 phút.
  • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu:
    • Bắp cải và hẹ: Rửa sạch, luộc qua nước sôi cho đến khi mềm, vớt ra để ráo nước.
    • Cà rốt: Rửa sạch, bào mỏng.
  • Bước 3: Lấy mỗi lá bắp cải, đặt 1 lớp cà rốt và 1 miếng ức gà đã ướp lên trên, cuốn lại và cố định bằng lá hẹ buộc chặt xung quanh.
  • Bước 4: Sắp các cuộn bắp cải lên khay, hấp trong khoảng 20-30 phút cho đến khi gà chín hoàn toàn.
  • Bước 5: Trước khi dùng, có thể rắc thêm tiêu lên trên cho thêm hương vị.

5. Ức gà xào nấm

Ức gà cung cấp một nguồn protein dồi dào, giúp cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào sau các liệu pháp điều trị như hóa trị hoặc xạ trị. Nấm cung cấp một nguồn chất chống oxy hóa tốt như vitamin C, E, K và selen. Cùng với nhau, ức gà xào nấm là món ăn bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư tái phát hiệu quả.

Ức gà xào nấm, món ngon với thịt gà tốt cho người bị ung thư

Nấm giúp bổ sung hàm lượng vitamin C, D mà thịt gà còn thiếu

Nguyên liệu:

  • 150g ức gà;
  • 50g nấm hương (hoặc loại nấm bạn thích);
  • 2 nhánh hành lá;
  • 2 tép tỏi;
  • 2 muỗng canh dầu ô-liu;
  • 1 muỗng canh nước tương;
  • 1 muỗng cà phê đường cùng muối, tiêu vừa đủ.

Cách nấu:

  • Bước 1: Ướp ức gà với muối, tiêu, nước tương và đường, để ít nhất 30 phút.
  • Bước 2: Sơ chế nguyên liệu:
    • Nấm: Rửa sạch, thái lát mỏng.
    • Hành lá: Rửa sạch, cắt đoạn khoảng 2cm.
    • Tỏi: Băm nhỏ.
  • Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đun nóng với dầu ô-liu. Thêm tỏi băm vào, đảo đều cho đến khi tỏi vàng.
  • Bước 4: Thêm ức gà đã ướp vào, xào cho đến khi gà chín thì thêm nấm vào chảo, đảo đều cho đến khi nấm mềm.
  • Bước 5: Thêm hành lá vào, đảo đều, tắt bếp.

Những loại đạm tốt cho bệnh ung thư thay cho thịt gà

Nếu việc tiêu thụ thịt gà khiến bạn quá ngán, hãy cân nhắc trải nghiệm một số nguồn dinh dưỡng giàu đạm khác để bữa ăn đa dạng và kích thích vị giác hơn. Dưới đây là danh sách 5 nguồn đạm dồi dào, có thể thay thế cho thịt gà và rất tốt với người bệnh ung thư:

1. Đậu phụ và các loại đậu

Tuy hàm lượng đạm trong các loại đậu ít hơn 16% so với thịt gà trên cùng một đơn vị khối lượng, nhưng đạm từ đậu dễ tiêu hóa và không chứa chất béo bão hòa, cholesterol như đạm từ thịt gà. Không những thế, trong các loại đậu còn chứa nhiều tinh bột kháng, một loại chất xơ có thể lên men trong đường ruột để tạo thành axit béo chuỗi ngắn, làm giảm số lượng các loại axit mật có thể làm hỏng DNA. Nhờ đó, tiêu thụ đậu có thể hỗ trợ giảm thiểu 60% nguy cơ khởi phát hoặc tái phát nhiều bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư vùng ruột.

2. Các loại cá

Bị ung thư có nên ăn thịt gà không nếu người bệnh đang có tiền sử mắc gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch và rối loạn mỡ máu? Câu trả lời là KHÔNG NÊN. Lúc này, người bệnh nên thay thế thịt gà bằng nạc cá bởi thịt gà chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, trong khi nạc cá lại chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng kháng viêm, làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, cá cung cấp một lượng đạm dồi dào (22g protein / 100g nạc), giúp cơ thể tái tạo tế bào và phục sau các liệu pháp điều trị ung thư.

Các loại cá thay thế thịt gà tốt cho bệnh ung thư

Phi lê cá là nguồn thực phẩm lý tưởng để thay thế cho thịt gà

3. Trứng

Trứng là siêu thực phẩm chống ung thư và chống viêm. Nghiên cứu cho thấy, bên cạnh việc chứa nhiều đạm (13g protein / 100g trứng), trứng còn chứa nhiều ovalbumin, ovotransferrin, phosvitin, IgY, lysozyme và livetin – tất cả đều là những loại peptide có khả năng thúc đẩy chu trình chết của tế bào ung thư, bảo vệ tế bào khỏe mạnh chống lại tổn thương DNA và ngăn ngừa khối u di căn.

4. Sữa chua

Sữa chua được làm từ sữa động vật lên men, nên chúng cũng chứa nhiều đạm. Tuy hàm lượng đạm trong sữa chua (3.6g protein / 100g sữa chua) ít hơn nhiều so với thịt gà, nhưng chúng có thể phát huy tác dụng chống khối u bằng cách giảm mức độ hoạt động của một số enzym trong ruột; đồng thời, các hợp chất được tạo ra bởi vi khuẩn sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn chặn sự khởi phát giai đoạn đầu của mầm bệnh ung thư hệ tiêu hóa.

5. Các loại hạt

Bị ung thư có nên ăn thịt gà không khi người bệnh đang gặp các triệu chứng táo bón nghiêm trọng? Câu trả lời là NÊN, nhưng cần kết hợp thịt gà với các loại hạt vì hàm lượng chất xơ trong các loại hạt rất cao, giúp nhuận tràng, ngừa táo bón, hỗ trợ duy trì đường huyết; từ đó, giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư đường tiêu hóa và ung thư có liên quan đến nội tiết tố (ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…).

Nhìn chung, mỗi 100g các loại hạt có thể chứa đến 20g protein, tức ít hơn 20% so với hàm lượng đạm chứa trong thịt gà. Tuy nhiên, các loại hạt lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin E và selen, giúp chống lại các gốc tự do – là những phân tử không ổn định có thể làm hỏng tế bào và góp phần phát triển ung thư. Do đó, lựa chọn các loại hạt để thay thế hoặc tiêu thụ cùng thịt gà là sự lựa chọn đúng đắn giúp người bệnh cải thiện chế độ ăn của mình khi đang bị táo bón nghiêm trọng sau hóa trị liệu.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của thịt gà. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết rõ bị ung thư có ăn được thịt gà không, cũng như các cách tiêu thụ và chế biến thịt gà an toàn, khoa học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi bị ung thư có nên ăn thịt gà không, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn mau chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh thành công!

Rate this post
21:21 12/08/2023