Theo Tổ chức Ung thư Toàn cầu (GLOBOCAN), tỷ lệ người bệnh ung thư tử vong tại Việt Nam đã tăng thêm 6 bậc vào năm 2020 (vị trí 50 / 185 quốc gia). Như vậy, việc chủ động tìm kiếm giải pháp để người bệnh “chiến đấu” với căn bệnh nguy hiểm này là điều cần thiết. Cùng với quá trình điều trị tích cực, người bệnh cần ưu tiên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm chống ung thư. Ngay sau đây, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome sẽ giới thiệu đến bạn 30 loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Các loại thực phẩm chống ung thư nào được bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng?
Chế độ ăn uống giúp người bệnh chống chọi với ung thư tối ưu là một thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng thực phẩm chống ung thư, loại bỏ thực phẩm gây hại cho sức khỏe,… Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư cần đảm bảo các yếu tố như sau:
Theo các chuyên gia y tế, bệnh ung thư sẽ tiến triển rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi. Trong đó, các yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào ung thư bao gồm độc tố, sự suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, suy nhược hệ thần kinh, tăng lượng đường trong máu, vi khuẩn gây hại đường ruột, sự thiếu hụt enzyme và axit hydrochloric,… Như vậy, cùng với các phương pháp trị liệu chuyên sâu, người bệnh cần duy trì thể trạng tốt bằng cách bổ sung thực phẩm chống ung thư vào chế độ dinh dưỡng, điều này sẽ giúp triệt tiêu môi trường sống thuận lợi của tế bào ung thư trong cơ thể.
Người bệnh nên ưu tiên ăn các thực phẩm chống ung thư và chia nhỏ bữa ăn
Theo chuyên gia dinh dưỡng, danh sách các loại thực phẩm chống ung thư từ thiên nhiên thường bao gồm những loại thực phẩm giàu vitamin và chất béo lành mạnh, vốn được đề cập nhiều ở chế độ ăn Địa Trung Hải, chẳng hạn như: rau, củ, quả, sữa chua, cà phê, trà, nấm,… Vậy, người bệnh ung thư nên ăn gì? Các thực phẩm chống ung thư tốt từ thiên nhiên ngay bao gồm:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng folate và các dạng tổng hợp của folate như axit folic có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết một cách đáng kể. Vì vậy, việc bổ sung những thực phẩm chống ung thư giàu folate là điều cần thiết. Một số thực phẩm giàu folate (vitamin B9) điển hình như quả bơ, quả mơ, bí đỏ, các loại rau có màu xanh thẫm.
Chất chống oxy hóa, chống viêm như carotenoids (beta-carotene, lycopene, lutein,…), retinol, α-tocopherol, polyphenols (flavonoids, anthocyanin, axit phenolics, tannins),.. giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình hình thành các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư. Những thực phẩm chống ung thư giàu chất chống oxy hóa, chống viêm bao gồm ca cao, quả bơ, táo, trà xanh, rau cải, quả mọng, khoai tây, nấm, cà chua, các loại đậu,…
Theo nghiên cứu chất xơ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh ung thư trực tràng xuống 27% (từ 66.9% giảm còn 48.9%). Nói cách khác, việc bổ sung thực phẩm chống ung thư giàu chất xơ có thể giúp kéo dài sự sống của người bệnh. Các loại thực phẩm chống ung thư giàu chất xơ điển hình là: quả lê (3,1 g chất xơ / 100 g), yến mạch (10,1 g chất xơ / 100 g), quả mâm xôi (6,5 g chất xơ / 100 g), cà rốt (2,8 g chất xơ / 100 g), chuối (2,6 g chất xơ / 100 g), bông cải xanh (2,6 g chất xơ / 100 g), đậu lăng (7,3 g chất xơ / 100 g), hạt chia (34,4 g chất xơ / 100 g),…
Nhắc đến thực phẩm chống ung thư không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu vitamin (A, B, C, D, E,…) và khoáng chất (selen, kẽm, sắt, omega 3,…). Bởi vì vitamin và khoáng chất được cung cấp từ thực phẩm có tác động giúp củng cố hệ xương, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả. Theo nghiên cứu, việc bổ sung thực phẩm lành mạnh giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn dinh dưỡng có thể giúp ngăn chặn đột biến DNA, từ đó ức chế sự hình thành các tế bào ung thư trong cơ thể.
Các thực phẩm chống ung thư giàu vitamin và khoáng chất điển hình như khoai lang (chứa khoảng 19.218 IU vitamin A / 100 g), ớt chuông đỏ (chứa khoảng 80.4 mg vitamin C / 100 g), sữa chua ít béo (chứa khoảng 415 mg canxi / 230 g), rau lá xanh, các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hạt hướng dương,…),…
Thực đơn của người bệnh ung thư cần đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng
Dưới đây là 30 loại thức ăn ngăn ngừa ung thư hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua:
Quả táo chứa các hợp chất giúp ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư, bao gồm vitamin C, flavonoids,… Nghiên cứu cho thấy, ăn táo mỗi ngày sẽ giúp giảm 40% – 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Măng tây là thực phẩm giàu folate, vitamin B và hoạt chất glutathione có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang và phổi. Ngoài ra, trong măng tây cũng chứa lượng lớn vitamin E, C và protein giúp tăng cường khả năng khám viêm, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, thực phẩm chống ung thư này nên được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mọi người, đặc biệt là người bệnh ung thư.
Trong quả việt quất chứa nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể, điển hình như vitamin E, C, K, A, axit gallic, flavonoids, chất xơ. Thường xuyên ăn quả việt quất sẽ giúp bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa sự hình thành khối u ác tính và làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư kết trực tràng, ung thư thực quản,…
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chiết xuất quả việt quất có thể hỗ trợ làm gia tăng hiệu quả xạ trị ung thư cổ tử cung đến 70% bằng cách ức chế sự phát triển tế bào ung thư, đồng thời khiến cho các tế bào này trở nên nhạy cảm hơn với tia bức xạ.
Bông cải xanh và rau họ Cải là loại thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, điển hình như sulforaphane, vitamin C, carotenoid, glucosinolates, chất xơ, folate, flavonols,… Nghiên cứu cho thấy, hoạt chất sulforaphane có trong bông cải có tác động làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết,…
Bắp cải Brussels chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và nhóm hợp chất phytochemicals. Nghiên cứu cho thấy, hợp chất phytochemicals có khả năng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tụy. Thường xuyên ăn bắp cải Brussels sẽ giúp tăng cường khả năng chống oxy, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Vì vậy, bắp cải Brussels nên có mặt trong danh sách các siêu thực phẩm chống ung thư.
Bắp cải Brussels là thức ăn chống ung thư giúp cung cấp lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể
Trong cà rốt có chứa hợp phytochemical, beta-carotene, khoáng chất, các loại vitamin. Theo nghiên cứu, chất chống oxy hóa carotenoids có trong cà rốt sở hữu khả năng ức chế lại các tế bào ung thư trong cơ thể người, bao gồm bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư bàng quang,….
Súp lơ có 2 loại là trắng và xanh. Đây là loại thực phẩm chứa lượng lớn hợp chất phytochemicals cùng với nhiều loại vitamin, chất xơ, khoáng chất. Trong đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa indole-3-carbinol (I3C) trong súp lơ có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cũng như các loại ung thư khác liên quan đến cơ quan sinh sản của nam và nữ. Súp lơ là thực phẩm chống ung thư dễ tìm và dễ chế biến mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Cherry là loại trái cây ưa thích của nhiều người. Trong quả cherry chứa các chất chống oxy hóa như lutein, beta-carotene, zeaxanthin có tác động giúp ngăn ngừa lão hóa, kháng viêm và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Ăn quả cherry thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư đường tiêu hóa, bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, hầu họng,…
Nghiên cứu cho thấy, chất polyphenols trong quả cherry có khả năng gây ức chế tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt, phổi, cổ tử cung và não ở người. Đồng thời, thường xuyên bổ sung cherry vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu, bảo vệ hệ tim mạch, từ đó duy trì thể trạng tốt cho người bệnh ung thư.
Ngoài là thực phẩm chống ung thư, cherry còn giúp chống lão hóa và bảo vệ hệ tim mạch
Nghiên cứu cho thấy, cà phê có khả năng bảo vệ cơ thể giúp chống lại nhiều căn bệnh, trong đó có ung thư gan, dạ dày, thận, nội mạc tử cung,… Cụ thể, trong cà phê chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm caffeine, flavonoids, lignans và các polyphenols. Những hợp chất này có khả năng sửa chữa DNA, ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư hoặc ức chế sự di căn của khối u ác tính.
Cà phê là thực phẩm chống ung thư giúp người bệnh gia tăng sức “chiến đấu” với căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, cà phê chỉ thật sự có lợi cho sức khỏe khi bạn sử dụng cà phê sạch, không pha trộn tạp chất và dùng với lượng vừa đủ (không quá 250 ml mỗi ngày).
Nam việt quất được nhiều người ưa thích bởi mùi vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt. Theo nghiên cứu, trong quả nam việt quất có chứa proanthocyanidins, đây là chất có thể gây ức chế sự phát triển của một số loại ung thư như ung thư thực quản, dạ dày, ruột kết, bàng quang, tuyến tiền liệt, u nguyên bào thần kinh đệm và ung thư hạch. Ngoài ra, quả nam việt quất còn có hàm lượng vitamin C cao giúp chống oxy hóa hiệu quả, từ đó nâng cao sức đề kháng cho cơ thể của người bệnh.
Hạt lanh chứa các chất chống oxy hóa như axit p-coumaric, axit ferulic, secoisolariciresinol diglucoside giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, kháng viêm, phòng tránh các bệnh lý mạn tính và một số loại ung thư như ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt,… Ngoài ra, hạt lanh cũng rất giàu omega-3 – một chất béo tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, việc gia tăng lượng omega-3 từ thực phẩm có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải hoặc tái phát bệnh ung thư vú ở phụ nữ lớn tuổi / béo phì.
Nghiên cứu khác cho biết, lignans trong hạt lanh là một dưỡng chất thực vật có cấu trúc tương tự như hormone estrogen, hoạt chất này có tác động giúp cân bằng sự ảnh hưởng tiêu cực của việc dư thừa estrogen trong cơ thể. Do đó, lignans có thể hỗ trợ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở nam. Vì vậy, hạt lanh là thực phẩm chống ung thư nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh ung thư.
Hạt lanh là một những thực phẩm ngăn ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt hữu hiệu
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt. Trong tỏi chứa nhiều loại kháng sinh tự nhiên giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, các chất oxy hóa giúp kháng viêm và chống lại các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Những hợp chất trong tỏi có khả năng giúp chống lại tế bào ung thư bao gồm allicin, flavonoid, selenium và allyl sulfide. Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư tuyến tụy, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Quả bưởi chứa nhiều vitamin C, furanocoumarins cùng nhiều dưỡng chất khác. Theo nghiên cứu, hoạt chất furanocoumarins có khả năng giúp cơ thể chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, kháng viêm và tăng cường sức khỏe của hệ xương. Ngoài ra, quả bưởi có hàm lượng chất xơ ổn định, chứa rất ít đường nên loại thực phẩm chống ung thư này được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá thích hợp để bổ sung vào thực đơn của người bệnh.
Theo nghiên cứu, quả nho chứa nhiều polyphenols, flavonoids. Đây là 2 chất chống oxy hóa và kháng viêm có thể làm chậm quá trình phát triển hoặc ngăn ngừa một số loại ung thư, điển hình như ung thư ruột kết, ung thư vú,…
Ngoài ra, quả nho còn chứa bioflavonoid, đây là dưỡng chất có khả năng thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin C, đồng thời duy trì mô liên kết giúp hạn chế sự oxy vitamin C trong cơ thể. Như vậy, bổ sung quả nho vào chế độ ăn hàng ngày của người bệnh ung thư sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Quả nho có mặt trong danh sách những thực phẩm chống ung thư nhớ chứa nhiều chất chống oxy hóa
Cải kale hay cải xoăn là loại rau xanh giàu vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ có lợi cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, chất indole-3-carbinol trong cải kale có thể giúp cơ thể chống lại một số loại ung thư như ung thư ruột kết, phổi, vú, tuyến tiền liệt và gia tăng hiệu quả của phương pháp hóa trị. Ngoài ra, chất này còn kích thích khả năng hoạt động của các enzyme giải độc trong ruột, gan giúp tối ưu quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, cải kale là thực phẩm chống ung thư nên có trong thực đơn hàng ngày của người bệnh ung thư.
Quả cam chứa nhiều vitamin C, kali, calci, các chất chống oxy hóa và nhiều dưỡng chất khác giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng 2 chất chống oxy hóa naringin và hesperidin trong quả cam có thể giúp chống ung thư tuyến tụy, ung thư vú hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chống ung thư này vào thực đơn dinh dưỡng như một món tráng miệng hoặc bữa phụ, để bảo vệ hệ miễn dịch và hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Các loại đậu là thực phẩm quen thuộc trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan, đậu đen, đậu thận, đậu xanh, đậu nành,… với hàm lượng chất xơ cao có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú,… Nghiên cứu cho biết thêm, người nạp nhiều chất xơ từ đậu có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn khoảng 20% so với người không ăn đủ lượng chất xơ hàng ngày.
Loại quả này chứa nhiều vitamin C, chất xơ, axit phenolic, ellagitannin, anthocyanins,… với nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch. Trong đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất anthocyanins gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư hiệu quả. Như vậy, quả mâm xôi là thực phẩm chống ung thư nên có trong thực đơn hàng ngày của người bệnh.
Ăn nhiều mâm xôi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường
Đậu nành là thực phẩm giàu chất xơ, protein, isoflavone đậu nành, vitamin B, E, chất béo không bão hòa, lecithin, canxi,… Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc phải hoặc tái phát bệnh ung thư vú, đồng thời kéo dài sự sống cho người bệnh.
Rau chân vịt hay cải bó xôi là nguồn cung cấp dinh dưỡng, chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể. Trong đó, chất carotenoids trong rau chân vịt có khả năng giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại tiềm ẩn trong cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu y khoa, các loại thực phẩm chứa carotenoids có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư như ung thư vú, phổi, ung thư tuyến tiền liệt,… Ngoài ra, hàm lượng folate, chlorophyllin và tocopherol cao trong rau chân vịt còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ duy trì sức khỏe tốt để người bệnh ung thư đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Theo nghiên cứu, bí ngô có mặt trong danh sách thực phẩm chống ung thư nhờ chứa nhiều hợp chất carotenoids (alpha-carotene, beta-carotene và beta-cryptoxanthin). Hợp chất carotenoids hoạt động tương tự như các chất chống oxy hóa, do đó sẽ có khả năng làm vô hiệu hóa các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc phải một số loại ung thư như ung thư dạ dày, cổ họng, vú và tuyến tụy.
Dâu tây sở hữu hàm lượng chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa, axit ellagic cao giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc phải một số loại ung thư. Theo nghiên cứu, bổ sung quả mọng nói chung và quả dâu tây nói riêng vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả một số loại ung thư như ung thư da, vú, bàng quang, ruột kết, phổi, thực quản.
Một nghiên cứu khác cho biết, thành phần favonol fisetin và axit ellagic trong dâu tây có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú thụ thể nội tiết dương tính hiệu quả nhưng không gây hại đến tế bào vú khỏe mạnh trong cơ thể.
Dâu tây sở hữu nhiều chất có lợi, ăn nhiều dâu tây có thể giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả
Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi cho sức khỏe điển hình như polyphenols. Trong đó, hợp chất EGCG có trong trà xanh có tác động giúp bảo vệ các mô và tế bào, từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu, uống trà thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, điển hình như ung thư buồng trứng, vú, đại trực tràng, thực quản, phổi, tuyến tụy, dạ dày, da.
Cà chua là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể vì loại quả này rất giàu vitamin C và các hợp chất chống oxy hóa. Trong đó, chất chống oxy hóa lycopene thuộc nhóm carotenoids trong cà chua đã được nghiên cứu chứng minh rằng có khả năng chống lại một số loại ung thư như ung thư gan, tuyến tiền liệt, ruột kết và vú. Do đó, cà chua là thực phẩm chống ung thư nên có trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.
Quả óc chó là nguồn dinh dưỡng giàu axit béo không bão hòa, tocopherols, polyphenol, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Theo nghiên cứu, bổ sung quả óc chó vào chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư (đặc biệt là ung thư đại trực tràng).
Cụ thể, sau khi vào cơ thể, thành phần ellagitannin trong óc chó sẽ bị thủy phân ở độ pH thấp để giải phóng axit ellagic (EA), sau đó được chuyển hóa thành urolithin hoạt tính sinh học. Cuối cùng, kết quả có được hợp chất chuyển hóa urolithin A có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Nhờ vào những đặc tính mạnh mẽ này, quả óc chó đã có mặt trong danh sách các loại thức ăn chống ung thư nên có trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Quả óc chó cung cấp lượng chất béo tốt và chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn ngũ cốc đã tinh chế, đặc biệt là chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được xem là thức ăn chống ung thư hữu hiệu bao gồm gạo lứt, yến mạch, hạt kiều mạch, hạt kê,… Nghiên cứu cho biết, tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở đại trực tràng (giảm 20%), ruột kết (giảm 15% – 18%), dạ dày (giảm 13% – 39%), tuyến tụy (giảm 24% – 30%), thực quản (giảm 46% – 48%), vú (giảm 17%).
Sữa chua, kefir rất giàu vitamin, axit amin và vi khuẩn có lợi cho sức khỏe như axit lactic, acetic, nấm men. Theo nghiên cứu, các sản phẩm sữa lên men như sữa chua, kefir là thực phẩm chống ung thư có thể gây ức chế sự tăng sinh các chất gây ung thư, từ đó làm ngăn chặn sự phát triển của khối u ác tính. Thường xuyên bổ sung sữa chua, kefir có thể làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư huyết học (ung thư bạch cầu, ung thư hạch), ung thư vú, ung thư hệ tiêu hóa (dạ dày và đại trực tràng) và sarcoma (khối u mô liên kết).
Dầu chưa tinh chế, chẳng hạn như dầu hạt lanh, dầu oliu nguyên chất, dầu dừa, dầu cá tuyết,… rất tốt cho sức khỏe. Các loại dầu chưa tinh chế chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenols, có tác dụng hỗ trợ kháng viêm đường ruột, đồng thời thúc đẩy chức năng miễn dịch hoạt động tối ưu.
Do đó, thay thế dầu thực vật tinh chế bằng các loại dầu chưa tinh chế trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính, từ đó phòng tránh bệnh ung thư hiệu quả. Chẳng hạn như, các axit béo omega-3 thiết yếu có trong dầu cá tuyết và dầu hạt lanh sẽ giúp tiếp thêm năng lượng cho các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy, nấm có khả năng chống ung thư và giúp bảo vệ các tế bào chống lại sự phát triển của khối u ác tính. Do đó, tiêu thụ nhiều các loại nấm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Các loại nấm rất giàu hợp chất có hoạt tính sinh học, bao gồm các chất hóa học thực vật (alkaloid, axit phenolics, flavonoids, carotene), chất xơ, selen, vitamin (B1, B2, B3, C và D). Đồng thời, chất chống oxy hóa ergothioneine và glutathione trong các loại nấm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư ở người.
Nấm có trong danh sách thực phẩm chống ung thư nhờ sở hữu nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất có hoạt tính sinh học
Các loại cá đánh bắt tự nhiên là một trong những loại thực phẩm chống ung thư nên có trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Các loại cá đánh bắt tự nhiên, chẳng hạn như cá mòi, cá thu, cá hồi,… rất giàu vitamin B2 (riboflavin), khoáng chất cần thiết (canxi, phốt pho, sắt, kẽm, iốt, magiê và kali), đặc biệt là omega-3. Theo kết quả nghiên cứu, người duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và ăn nhiều các loại cá đánh bắt tự nhiên có thể làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh ung thư như ung thư tủy, tuyến tiền liệt, dạ dày và gan.
Để chống lại ung thư, người bệnh cần ưu tiên tiêu thụ những loại thực phẩm chống ung thư từ thiên nhiên; đồng thời, hạn chế bia rượu, thuốc lá và các loại thức ăn chế biến sẵn,… Bên cạnh đó, duy trì thói quen tập thể dục, xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ cũng là cách giúp bạn “chiến đấu” chống lại căn bệnh này một cách hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, từ đó giúp người bệnh chống lại ung thư hiệu quả. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn có thể phân biệt được thực phẩm chống ung thư nên bổ sung vào khẩu phần ăn và thực phẩm gây hại cho sức khỏe cần hạn chế. Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết nên chọn thực phẩm ngăn ngừa ung thư nào cho thực đơn của mình, bạn có thể chủ động liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.