Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì, nên ăn trái cây nào?

12/08/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Người bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người khi thấy người thân xung quanh nhận được chẩn đoán mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Trong quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện cuộc sống cho người bệnh. Vậy, bệnh nhân ung thư nên kiêng loại hoa quả gì? Đâu là danh sách các loại hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư mà bạn không nên bỏ lỡ? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì, nên ăn trái cây nào?

Người bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì tốt cho sức khỏe?

Bệnh nhân ung thư có nên ăn hoa quả không?

Bệnh nhân ung thư NÊN ăn hoa quả vì 5 lợi ích thiết thực sau:

  • Ngăn ung thư tiến triển: Sự tấn công của gốc tự do gây căng thẳng oxy hóa là nguyên nhân hàng đầu khiến DNA bị đột biến và hình thành ung thư. Trong khi đó, hoa quả lại chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như vitamin A, C, E, K, carotenoids, flavonoids, axit phenolics,… giúp kháng viêm tế bào, bảo vệ DNA, ngăn ngừa ung thư di căn hoặc tái phát.
  • Tăng cường miễn dịch: Hoa quả là nguồn giàu vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe tổng thể và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Trong quá trình điều trị ung thư, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy giảm, việc bổ sung hoa quả có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và nhanh hồi phục hơn.
  • Ngừa rối loạn tiêu hóa: Chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan (pectin) có trong hoa quả tươi có thể giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, điều này đặc biệt quan trọng khi bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy từ liệu trình điều trị.
  • Giảm chán ăn và buồn nôn: Sau điều trị ung thư, đặc biệt là xạ trị và hóa trị, bệnh nhân ung thư thường gặp chứng nhạt miệng, chán ăn. Bằng cách kích thích vị giác với các loại hoa quả có hương vị chua ngọt tự nhiên, giàu vitamin A, C, E, K, kẽm,… (chẳng hạn như bưởi, cam, quýt, táo, việt quất, nho,…), người bệnh có thể dần cải thiện vị giác và tìm lại được cảm giác ăn ngon miệng đã mất.
  • Ngừa suy nhược thể chất: Tình trạng rối loạn dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa sau điều trị ung thư rất dễ khiến người bệnh bị mất nước, khoáng chất (do tiêu chảy) và năng lượng (do khó tiêu, bỏ bữa). Trong khi đó, hoa quả lại là nguồn thực phẩm giàu nước, năng lượng và khoáng chất (kali, kẽm, sắt, đồng, magiê,…); giúp người bệnh nâng cao sức khỏe toàn diện, ngừa suy dinh dưỡng và nhanh hồi phục sau điều trị.

Lưu ý, bệnh nhân ung thư cần lựa chọn hoa quả cẩn thận, tránh tiêu thụ các loại trái cây không rõ nguồn gốc, có thể gây kích ứng hoặc tương tác xấu với thuốc. Tốt nhất, người bệnh nên tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn được đúng loại trái cây phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Bệnh nhân ung thư có nên ăn hoa quả không?

Người bệnh ung thư rất cần hoa quả trong khẩu phần ăn của mình

Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?

Hiểu biết rõ về việc bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại trái cây an toàn, góp phần tiêu diệt tế bào ung thư, giảm thiểu tác dụng phụ sau điều trị và ngăn ngừa khối u quay trở lại. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân ung thư nên kiêng 6 loại hoa quả sau:

1. Hoa quả bị nẫu, hư hỏng

Người bệnh ung thư nên kiêng hoa quả bị nẫu hoặc hư hỏng vì hệ miễn dịch của họ thường bị suy giảm do bệnh và liệu trình điều trị. Hoa quả nẫu hoặc hư có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc, gây nguy cơ nhiễm trùng cao cho người có hệ miễn dịch yếu. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm phức tạp quá trình điều trị ung thư. Do đó, người bệnh ung thư nên ăn hoa quả tươi, sạch và được bảo quản đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

2. Trái cây ngâm ủ hóa chất, chín ép

Bệnh nhân ung thư không nên ăn trái cây ngâm ủ hóa chất hoặc chín ép vì các loại thuốc kích thích tăng trưởng này có thể gây ngộ độc hệ tiêu hóa, làm đột biến DNA và thúc đẩy ung thư tiến triển nhanh hơn. Ngoài ra, hóa chất trong trái cây chín ép có thể gây kích ứng đối với niêm mạc dạ dày, ruột,… làm gia tăng gánh nặng cho cơ thể trong lúc đang đối mặt với bệnh ung thư.

3. Hoa quả sấy không đảm bảo chất lượng

Người bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Câu trả lời chính là các loại hoa quả sấy không đảm bảo chất lượng. Bởi lẽ, loại hoa quả này thường chứa nấm mốc, chất phụ gia và chất bảo quản có thể gây hại cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Nấm mốc: Gây nhiễm trùng, đặc biệt khi hệ miễn dịch suy yếu sau điều trị ung thư;
  • Chất phụ gia và bảo quản: Có thể gây tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, hoa quả sấy thường tẩm thêm đường, muối, hoặc chiên trong nhiều dầu mỡ (khoai lang sấy, chuối sấy,…) tiềm ẩn nguy cơ gây tăng cân, tăng huyết áp và gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Do đó, việc lựa chọn hoa quả sấy chất lượng, ít dầu mỡ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều cần thiết.

Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? hoa quả sấy khô không rõ nguồn gốc

Người bệnh ung thư nên kiêng hoa quả sấy khô không đảm bảo chất lượng

4. Táo sáp

Người bệnh ung thư không nên ăn táo sáp vì loại táo này thường được phủ một lớp sáp (hóa chất công nghiệp) để tăng độ bóng và giữ cho trái cây tươi lâu hơn. Hóa chất trong sáp có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt khi hệ miễn dịch suy giảm do điều trị ung thư. Các hóa chất này cũng có thể tương tác với thuốc chữa ung thư, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây tác dụng phụ không mong muốn.

5. Trầu cau

Người bệnh ung thư không nên ăn trầu cau vì trầu cau chứa các hợp chất alkaloids có thể gây kích ứng và tác động tiêu cực đến niêm mạc miệng và dạ dày. Đối với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người đang trải qua liệu trình hóa trị, việc tiêu thụ trầu cau có thể làm trầm trọng hơn tình trạng loét miệng, khô tuyến nhầy, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và quá trình điều trị.

6. Kiêng loại hoa quả gì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư trước, trong và sau điều trị đòi hỏi nhiều thay đổi khác biệt. Do đó, quyết định cho người bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì còn tùy thuộc vào thời điểm trị liệu và tình trạng bệnh cụ thể. Ví dụ:

  • Trước điều trị: Người bệnh chỉ cần kiêng các loại trái cây chứa nhiều đường.
  • Trong và sau điều trị: Người bệnh cần kiêng thêm các loại trái cây có kết cấu quá cứng hoặc vị quá chua (chứa nhiều axit). Bởi lẽ, loét miệng, giảm tiết nước bọt và khô màng nhầy là những triệu chứng phổ biến sau xạ trị / hóa trị. Việc tiêu thụ trái cây quá cứng hay quá chua có thể làm bạn bị đau rát, kích ứng niêm mạc tiêu hóa và gây khó khăn cho quá trình phục hồi của cơ thể.

Bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì?

Bệnh nhân ung thư nên tăng cường ăn những loại hoa quả ít đường, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có khả năng ức chế tế bào ung thư. Cụ thể:

1. Người bị ung thư nên trái cây giàu chất xơ

Người bệnh ung thư nên ăn trái cây giàu chất xơ vì chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm táo bón – tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị ung thư; đồng thời làm gia tăng hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Những loại trái cây giàu chất xơ, phù hợp với người bệnh ung thư trong giai đoạn điều trị là: các loại dưa (dưa hấu, dưa lưới, dưa chuột,…), lê, táo, lựu, kiwi, mâm xôi, chuối,…

Người bị ung thư nên trái cây giàu chất xơ

Nho, chuối, kiwi, việt quất, dâu tây là những loại trái cây giàu chất xơ

2. Hoa quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa

Người bệnh ung thư nên ăn trái cây giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, B, C, E vì:

  • Vitamin A: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tế bào chống lại sự tấn công của ung thư và tham gia vào quá trình phục hồi tế bào.
  • Vitamin B: Đặc biệt là B6 và B12, cần thiết cho quá trình tạo máu và giúp giảm cảm giác mệt mỏi – một triệu phổ biến với người bệnh đang điều trị ung thư.
  • Vitamin C: Là chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại sự hủy hoại do gốc tự do, từ đó ức chế sự phát triển của ung thư.
  • Vitamin E: Hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Một số loại hoa quả giàu vitamin A, B, C, E gồm:

  • Vitamin A: Cà rốt, dứa, xoài, đào,…
  • Vitamin B: Chuối (B6), cam (B6), ổi (B3, B6),…
  • Vitamin C: Ổi, cam, dứa, kiwi, quả dứa, việt quất, dâu tây,…
  • Vitamin E: Bơ, kiwi, mâm xôi,…

Việc bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin này có thể hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư một cách đáng kể.

3. Nên ăn trái cây giàu khoáng chất

Người bệnh ung thư nên ăn trái cây giàu khoáng chất vì nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khoáng chất như kali, natri, canxi, sắt, kẽm và magiê đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sự cân bằng hóa học trong cơ thể. Chúng cũng giúp tăng cường sức mạnh cơ xương, giảm nguy cơ loãng xương và hỗ trợ quá trình phục hồi sau điều trị. Một số loại trái cây giàu khoáng chất bao gồm:

  • Cam: Giàu canxi, kali và magiê.
  • Chuối: Giàu kali, magiê, sắt, phốt pho,…
  • Kiwi: Giàu kali, phốt pho, canxi và sắt.
  • Dâu tây: giàu magiê, mangan và kali.

4. Bệnh ung thư nên ăn quả ít đường fructose

Dù có nhiều tranh cãi và cần được nghiên cứu chi tiết hơn, song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường fructose có thể thúc đẩy tế bào ung thư tăng cường tổng hợp protein nội bào; từ đó gián tiếp làm tăng sự phát triển của khối u và sự di căn của nó. Do đó, người bệnh ung thư nên hạn chế ăn hoa quả chứa nhiều fructose (anh đào, vải, nhãn, xoài,…), mà hãy ưu tiên ăn các loại hoa quả chứa ít loại đường này, chẳng hạn như: chuối, quả việt quất, dâu tây, cà rốt, bơ,…

Bệnh ung thư nên ăn quả ít đường fructose, chuối

Chuối ít đường fructose, phù hợp để người bệnh ung thư tiêu thụ mỗi ngày

16 loại hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư

Dưới đây là danh sách 16 loại hoa quả tốt cho người bệnh ung thư được nhiều chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị. Danh sách này bao gồm:

1. Việt quất

Việt quất giàu chất chống oxy hóa resveratrol, anthocyanin và các loại vitamin như A, C, E, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, trong khi liệu pháp xạ trị có thể làm giảm 20% số lượng tế bào ung thư, thì chỉ riêng chiết xuất quả việt quất đã giúp giảm 25% tế bào ung thư. Tuy nhiên, khi kết hợp chiết xuất quả việt quất và xạ trị, số lượng tế bào ung thư cổ tử cung ở người đã giảm khoảng 70%. Vì thế, việt quất là loại trái cây chống ung thư hàng đầu mà người bệnh không nên bỏ lỡ.

2. Cam

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, cam có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhờ chứa nhiều vitamin C và hesperidin – một hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids, có khả năng làm gia tăng nồng độ các enzym chống oxy hóa trong cơ thể, kháng viêm, thúc đẩy quá trình chết theo chu trình ở những tế bào bất thường. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, flavonoids giúp làm giảm biểu hiện của gen gây ung thư và tăng biểu hiện của gen ức chế khối u. Nhờ đó, tiêu thụ cảm hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa ung thư tái phát.

3. Chuối

Tiêu thụ chuối, đặc biệt là chuối còn hơi xanh, có thể hỗ trợ bạn giảm thiểu 60% nguy cơ khởi phát nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, trong chuối xanh có chứa nhiều tinh bột kháng (resistant starch). Khác với tinh bột thông thường, tinh bột kháng có thể giữ nguyên cấu trúc khi vào đến ruột già mà không bị phân rã bởi axit dạ dày.

Tại ruột già, tinh bột kháng sẽ lên men, nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường ruột có lợi. Nhờ đó, tiêu thụ tinh bột kháng trong chuối xanh cho thấy tác dụng đặc biệt rõ rệt đối với việc phòng chống ung thư đường tiêu hóa trên, bao gồm: ung thư thực quản, dạ dày, đường mật, tuyến tụy, tá tràng,… Đặc biệt, hiệu quả ngừa ung thư có thể tiếp tục kéo dài suốt 10 năm sau khi bệnh nhân ngừng bổ sung tinh bột kháng theo lộ trình 2 năm liên tục trước đó.

4. Bưởi

Bưởi chứa nhiều vitamin C và naringenin – một hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids, cũng là chất tạo vị đắng chủ yếu trong nước ép bưởi. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, naringenin có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, đồng thời ức chế sự khởi phát giai đoạn đầu của sự phát triển ung thư đại trực tràng. Do đó, trong khi đưa ra quyết định cho bệnh nhân ung thư nên kiêng loại hoa quả gì, bạn đừng nên cho bưởi vào danh sách này bởi những lợi ích sức khỏe mà bưởi đem tới cho người bệnh ung thư là rất lớn.

Bưởi là hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư

Bưởi ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vú hiệu quả

5. Táo

Táo chứa nhiều vitamin A, C và hợp chất chống oxy hóa khác nhau. Trong khi thịt táo giàu triterpenoids thì vỏ táo lại giàu các hợp chất phenolics. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ táo, đặc biệt là khi ăn cả vỏ, có thể giúp người bệnh ung thư kháng viêm, tăng cường miễn dịch, từ đó ngăn ngừa nguy cơ khởi phát hoặc tái phát các tế bào ung thư ở phổi, vú, đại trực tràng, miệng – hầu họng , thực quản, thanh quản, buồng trứng, thận và tuyến tiền liệt.

6. Chanh

Chanh giàu vitamin C. Theo nghiên cứu, vitamin C trong chanh khả năng giảm sự phát triển của tế bào ung thư và làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tụy. Mặt khác, chanh cũng chứa limonene – một hợp chất được chứng minh là có khả năng làm thay đổi đường truyền tín hiệu trong các tế bào ung thư theo cách ngăn chặn các tế bào ung thư nhân lên và gây ra cái chết của khối u. Do đó, nếu người bệnh ung thư kiêng loại hoa gì có chứa limonene, chẳng hạn như chanh, điều này sẽ gây nên một thiệt thòi lớn trong chế độ dinh dưỡng vì sức khỏe của người bệnh.

7. Lựu

Lựu chứa các chất chống oxy hóa anthocyanin. Theo nghiên cứu, so với hoạt tính chống oxy hóa của vitamin E (có trong bơ), beta-carotene (chứa trong cà rốt) và vitamin C (chứa trong cam), anthocyanin từ quả lựu có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn đáng kể, giúp bảo vệ DNA khỏi sự tấn công của gốc tự do mạnh mẽ hơn và ngăn ngừa ung thư tái phát. Tóm lại, nếu bạn vẫn còn đắn đo chưa biết cho người bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì thì tuyệt đối không nên kiêng lựu.

8. Dâu tằm

Quả dâu tằm cung cấp nhiều hợp chất chống oxy hóa polyphenols khác nhau, chẳng hạn như: axit phenol, dẫn xuất flavonoid và anthocyanin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dâu tằm và các dưỡng chất chống oxy hóa chứa trong nó có thể tác động vào con đường truyền tín hiệu liên quan đến viêm, từ đó gây biến đổi tế bào, ngăn chặn quá trình tăng sinh, hình thành mạch máu mới và ức chế khối u di căn.

9. Lê

Lê chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C và anthocyanins. Nghiên cứu cho thấy, anthocyanins từ lê có thể giúp bạn ức chế sự di căn của ung thư bằng cách gây thoái hóa chất nền ngoại bào. Hơn nữa, anthocyanin còn có thể đảo ngược tình trạng kháng thuốc của tế bào ung thư, góp phần nâng cao hiệu quả của tiến trình hóa trị liệu. Do đó, người bệnh ung thư nên xem xét bổ sung lê vào chế độ ăn uống của mình như một phần của một lối sống lành mạnh.

Lê là hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư

Lê vừa giòn ngọt, vừa giàu chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh ung thư

10. Dâu tây

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, dâu tây chứa nhiều vitamin C, carotenoids, axit hydroxycinnamic, axit ellagic và anthocyanin. Tất cả đều là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng giảm viêm, bảo vệ DNA và ngăn ngừa ung thư tái phát. Mặt khác, dâu tây còn chứa nhiều chất xơ, giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ người bệnh ngăn ngừa ung thư đại tràng hiệu quả.

11. Anh đào (cherry)

Anh đào (cherry) có lợi ích cho người bệnh ung thư vì nó chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh, chủ yếu là anthocyanin. Các nghiên cứu cho thấy anthocyanin có khả năng điều chỉnh tín hiệu nội bào chi phối sự tăng sinh tế bào ung thư, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư tái phát hoặc di căn. Ngoài ra, anh đào cũng có chứa axit ellagic, một chất chống ung thư tự nhiên có tác dụng ngăn chặn quá trình phân chia và phát triển của tế bào ung thư. Nhờ đó, bổ sung anh đào vào khẩu phần ăn hỗ trợ người bệnh nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa ung thư toàn diện.

12. Mâm xôi

Trong quá trình điều trị ung thư, hệ miễn dịch của bạn thường bị suy yếu. Trong khi đó, quả mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, quả mâm xôi cũng chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón – một triệu chứng phổ biến ở người bệnh ung thư chọn hóa trị liệu là phương pháp điều trị chính.

13. Mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm chứa hàng trăm hóa chất gọi là acetogenins (ACGs). Trong các thử nghiệm lâm sàng, ACG tiêu diệt nhiều loại tế bào ung thư mà không gây hại cho những tế bào khỏe mạnh. Đặc biệt, ACG thậm chí còn có thể hỗ trợ điều trị các khối u không đáp ứng với thuốc. Theo các chuyên gia, ACG có thể hỗ trợ bạn ức chế sự tiến triển của tế bào ung thư vú, phổi, gan, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

14. Kỷ tử

Kỷ tử từ lâu đã được ứng dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các bệnh viêm và nhiễm trùng. Theo nghiên cứu, kỷ tử có đặc tính có đặc tính chống tăng sinh tế bào, chống khối u xâm lấn tốt và đã được thử nghiệm chống ung thư trên các tế bào gan, ruột kết, tuyến tiền liệt, vú và cổ tử cung. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn chưa biết bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì, thì đừng chọn kiêng kỷ tử vì hiệu quả hỗ trợ ngăn ngừa ung thư của kỷ từ rất mạnh mẽ.

Bệnh nhân ung thư nên ăn kỷ tử

Kỷ tử giàu chất chống oxy hóa lycopene, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư tái phát

15. Thanh long

Quả thanh long có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, chất xơ và lycopene. Đối với người mắc bệnh ung thư, việc ăn thanh long có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, từ đó giảm thiểu tác dụng phụ sau hóa trị và xạ trị.

Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy, các chiết xuất từ quả thanh long có thể thanh long thực sự có thể tạo ra sự ức chế tăng trưởng và kích thích chu trình chết (proapoptotic) của các tế bào ung thư vú ở người thông qua quá trình điều hòa giảm biểu hiện gen thụ thể estrogen. Do đó, nếu bạn đang điều trị ung thư vú thì thanh long là loại hoa quả nhất định bạn không nên kiêng cữ.

16. Quả dành dành

Quả dành dành có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như genipin và crocin, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Đối với người bệnh ung thư, việc tiêu thụ quả dành dành có thể hỗ trợ giảm viêm, làm giảm tác động tiêu cực của gốc tự do, từ đó ngăn ngừa khối u tái phát.

Đặc biệt, một số nghiên cứu cũng đề xuất rằng hợp chất trong quả dành dành có tiềm năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan. Do đó, nếu đang điều trị ung thư gan, thì bạn đừng bỏ qua quả dành dành mà hãy nhanh chóng đưa loại trái cây giàu dinh dưỡng này vào khẩu phần ăn của mình.

Quả dành dành tốt cho người bệnh ung thư

Quả dành dành hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan hiệu quả

Người bị bệnh ung thư lưu ý gì khi ăn hoa quả?

Hoa quả giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều trị ung thư, hệ miễn dịch của bạn đã bị suy yếu nhiều. Lúc này, việc lựa chọn và tiêu thụ hoa quả cần phải tiến hành thật thận trọng để hỗ trợ tiến trình điều trị mà không làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng.

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm rõ khi tiêu thụ hoa quả trong thời gian điều trị ung thư, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe, ngừa biến chứng và giảm thiểu tác dụng phụ sau điều trị:

  • Đa dạng hoa quả: Chọn ăn đa dạng hoa quả để cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn quá nhiều loại hoa quả có đường cao như đào, vải, nhãn, xoài, dưa lưới,…
  • Ưu tiên hoa quả tươi: Bạn nên ưu tiên ăn hoa quả tươi, hạn chế tiêu thụ hoa quả đã qua xử lý nhiệt (sấy khô, chiên) để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
  • Hạn chế hoa quả có vị chua: Trong trường hợp xảy ra viêm loét hoặc khô niêm mạc miệng do hóa trị, người bệnh hạn chế ăn hoa quả có vị chua (có tính axit cao) như cam, chanh, bưởi,… vì có thể kích thích và làm tổn thương niêm mạc miệng.
  • Rửa sạch hoa quả: Rửa kỹ hoa quả trước khi ăn để loại bỏ hóa chất, bụi bẩn và vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Gọt vỏ nếu cần: Với những loại hoa quả không đạt được chứng nhận nuôi trồng theo tiêu chuẩn Hữu cơ (organic), bạn nên gọt vỏ để đảm bảo không hấp thụ phải hóa chất bảo vệ thực vật và các loại thuốc nông nghiệp khác.
  • Thái lát vừa ăn: Sau hóa trị / xạ trị, người bệnh thường gặp chứng khô miệng và khó nuốt. Lúc này, việc ưu tiên cắt trái cây thành nhiều miếng nhỏ, hay thậm chí xay nhuyễn ra để dễ nuốt, sẽ là một sự lựa chọn thông minh.
  • Cân nhắc đặc thù bệnh lý: Nếu bạn bị ung thư hệ tiêu hóa, bạn nên ưu tiên lựa hoa quả mềm để dễ tiêu hóa. Nếu bạn bị ung thư gan hoặc ung thư có thêm biến chứng tiểu đường, bạn cần tuyệt đối tránh xa hoa quả chứa nhiều đường, đặc biệt là hoa quả sấy khô.
  • Cân đối dinh dưỡng: Hoa quả là một phần quan trọng của chế độ ăn, nhưng cũng cần kết hợp với các nhóm thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa, rau lá xanh, các loại hạt, đậu và ngũ cốc,… để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết.
  • Tham khảo với bác sĩ: Một số hoa quả có thể tương tác với thuốc điều trị ung thư. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm hoa quả mới vào chế độ ăn.

Trên đây là những lưu ý quan trọng trong việc lựa chọn và tiêu thụ hoa quả trong giai đoạn điều trị ung thư. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì, ăn như thế nào để góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc biết rõ danh sách các loại hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư, bạn cũng cần ra quyết định người bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì để đảm bảo an toàn tối ưu cho sức khỏe. Bởi lẽ, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì hoặc nên kiêng trái cây gì tốt cho sức khỏe, hãy chủ động liên lạc đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn mau chóng hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống!

5/5 - (1 bình chọn)
10:17 12/08/2023