Nhiều người thắc mắc bị ung thư có nên ăn thịt bò không trong khi đây là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Người bệnh ung thư cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể đáp ứng tốt phác đồ điều trị chuyên sâu như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,… Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp người bệnh ung thư tử vong vì không đủ khả năng tiếp nhận điều trị do cơ thể thiếu dinh dưỡng. Vậy người bệnh ung thư có được ăn thịt bò không? Chuyên gia dinh dưỡng nhận định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Người bị ung thư có nên ăn thịt bò không? Đâu là lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng?
Trước khi bắt đầu làm rõ vấn đề bị ung thư có nên ăn thịt bò không, bạn cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại thịt này. Thịt bò là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày bởi mùi vị thơm ngon, dễ chế biến. Loại thịt này chứa hàm lượng vitamin, protein và khoáng chất dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Để hiểu rõ hơn về hàm lượng dinh dưỡng có trong 100 g thịt bò, mời bạn tìm hiểu bảng thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g thịt bo | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ thịt bò so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 250 calo | 12.5 % |
Chất đường bột | 0g | |
Chất đạm | 25.9 g | 51.8 % |
Cholesterol | 90 mg | 30% |
Chất béo | 15.4g
(bao gồm 5.9 g chất béo bão hòa và 6.67 g chất béo không bão hòa) |
20 % |
Các loại vitamin | ||
B12 | 2.5 mcg | 102 % |
B2 | 0.3 mg | 23 % |
B3 | 12.5 mg | 78 % |
B5 | 1 mg | 20 % |
B4 | 70 mg | 13 % |
B6 | 0.25 mg | 15 % |
B1 | 0.075 mg | 6 % |
B9 | 9 mcg | 2.25 % |
A | 2.7 mcg | 0.3 % |
E | 0.12 mg | 0.8 % |
K | 1.2 mg | 1 % |
D | 0.05 mcg | 0.3 % |
Các loại khoáng chất | ||
Kẽm | 8.5 mg | 77 % |
Sắt | 3.5 mg | 19 % |
Selen | 29 mcg | 53 % |
Phốt – pho | 200 mg | 16 % |
Magiê | 25 mg | 6 % |
Đồng | 0.09 mg | 10 % |
Kali | 300 mg | 6 % |
Natri | 72 mg | 3.1 % |
Mangan | 0.012 mg | 0.5 % |
Lưu ý, giá trị dinh dưỡng của thịt bò sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào các yếu tố như từng phần thịt khác nhau trên cơ thể bò, phương pháp chăn nuôi, tỷ lệ mỡ, con bò thuộc giống nào,… Chẳng hạn như phần thịt bò tại vị trí lõi vai, mông, thăn, lườn,… sẽ có hàm lượng protein cao và chất béo thấp hơn so với các phần thịt cổ, ba chỉ, bắp,…
Thịt bò là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Vậy, người bị ung thư có nên ăn thịt bò không?
Người mắc bệnh ung thư ĐƯỢC ĂN THỊT BÒ, vì đây nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể đủ sức chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm này. Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, người bệnh ung thư vẫn bổ sung các loại thịt đỏ như thịt bò vào thực đơn dinh dưỡng tuy nhiên hàm lượng không được vượt quá 85 g / lần ăn và 510 g / tuần. Như vậy, người bị ung thư chỉ nên nạp tối đa 170 g thịt bò mỗi ngày (nên chia thành 2 bữa ăn) và chỉ ăn thịt bò tối đa 3 ngày / tuần. Cần lưu ý là khuyến cáo này cũng tương đương với người bình thường vì các lý do sức khoẻ khác.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, vẫn thể chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định thịt đỏ là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ung thư trầm trọng hơn. Đồng thời, theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) việc ăn quá nhiều thịt đỏ trong thời gian ngắn chỉ được xếp vào nhóm có thể gây ung thư (nhóm 2A). Do đó, dựa trên những dữ liệu nghiên cứu hiện có, không thể đưa ra kết luận về việc ăn thịt đỏ nói chung và thịt bò nói riêng sẽ gây hại cho sức khỏe của người bị ung thư.
Người bị ung thư NÊN ĂN THỊT BÒ vì loại thịt này rất giàu dinh dưỡng. Ăn thịt bò ở lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể người mắc bệnh ung thư nâng cao khả năng tạo máu. Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp một số loại axit amin giúp cơ thể tạo ra protein, trong đó có các axit amin cần thiết mà cơ thể không thể tự sản xuất ra được.
Hiện nay, có khoảng 2/3 người bệnh ung thư gặp phải tình trạng sụt cân và bị suy dinh dưỡng trước khi tiếp nhận điều trị. Đồng thời, khi bắt đầu thực hiện phác đồ điều trị ung thư, cơ thể người bệnh sẽ tiếp tục giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của nhóm đối tượng này lại cao hơn so với người bình thường. Một số lợi ích của thịt bò đối với sức khỏe của người bị ung thư điển hình như:
Bên cạnh đó, việc chế biến thịt bò sai cách cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh ung thư mới hoặc tái phát ung thư sau điều trị. Để hạn chế nguy cơ nêu trên, người bệnh ung thư không nên ăn các loại thịt bò sau đây:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bị ung thư. Như vậy, thay vì kiêng hoàn toàn thịt bò thì chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư cần phải cung cấp đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Người bệnh ung thư nên hạn chế ăn thịt bò chiên nướng để bảo vệ sức khỏe
Người bị ung thư ăn nhiều thịt bò có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ung thư chỉ ăn khoảng 170 g thịt bò / ngày và nên chia thành 2 bữa ăn.
Trong thịt bò có chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Vì thế, tiêu thụ quá nhiều thịt bò có thể khiến người bệnh ung thư phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim và suy nhược thể chất.
Mỗi bệnh trạng cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Vì vậy, để biết chính xác lượng thịt bò cần bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh ung thư, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng.Từ đó, xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm duy trì sức khỏe tốt và giúp gia tăng hiệu quả trị bệnh.
Để ăn thịt bò đúng cách, tránh gây hại đến sức khỏe, người bệnh ung thư cần:
Bị ung thư có nên ăn thịt bò không? Câu trả lời là nên ăn nhưng chỉ được tiêu thụ ở lượng vừa phải và ưu tiên sử dụng thịt bò tươi
Dưới đây là 5 món ăn tốt cho người bệnh ung thư với nguyên liệu chính là thịt bò, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến cáo:
Khi có dấu hiệu nôn ói, chán ăn người bị ung thư có nên ăn thịt bò không? Câu trả lời là nên ăn, đặc biệt là những món từ thịt bò thơm ngon, dễ ăn, kích thích vị giác, điển hình như cháo thịt bò bí đỏ. Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để nấu cháo thịt bò bí đỏ bao gồm:
Các bước chế biến cháo thịt bò bí đỏ cụ thể như sau:
Cháo thịt bò bí đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp người bệnh ung thư duy trì sức khỏe tốt
Để nấu canh rau cải cúc thịt bò bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
Các bước nấu canh rau cải cúc thịt bò cụ thể như sau:
Người bị ung thư có nên ăn thịt bò không khi mà hệ tiêu hóa đang bị suy yếu? Câu trả lời là nên ăn, nếu bạn chế biến thịt bò thành các món ăn dễ tiêu hóa, điển hình như súp thịt bò khoai tây. Để thực hiện nấu súp thịt bò khoai tây, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
Món súp thịt bò khoai tây được thực hiện với các bước chế biến đơn giản như sau:
Súp bò khoai tây dễ làm, thơm ngon bổ sung nhiều dưỡng chất cho người bệnh ung thư
Để nấu đậu hũ non sốt bò bằm, đầu tiên bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Đậu hũ non sốt bò bằm là món ăn dễ thực hiện với các bước chế biến đơn giản như sau:
Người bị ung thư có nên ăn thịt bò không khi cơ thể đang gặp tình trạng táo bón do tác dụng phụ của thuốc điều trị? Câu trả lời là nên ăn các món ăn kết hợp giữa thịt bò với các loại rau xanh, điển hình như món bông cải xanh xào thịt bò. Để nấu món bông cải xanh xào thịt bò, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
Để chế biến món bông cải xanh xào thịt bò, bạn cần thực hiện các bước cơ bản như sau:
Bông cải xào thịt bò giàu dinh dưỡng, bắt cơm xứng đáng có trong thực đơn của người bệnh ung thư
Đậu, sữa, trứng, cá và nạc gia cầm bỏ da chính là những nguồn đạm tốt bên cạnh thịt bò, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Cụ thể:
Đậu phụ và các loại đậu là nguồn cung cấp chất đạm lý tưởng cho cơ thể. Nếu bạn vẫn còn khá lo ngại việc ung thư có được ăn thịt bò không, có thể sử dụng đậu phụ và các loại đậu để thay thế cho thịt bò, bởi vì:
Các loại đậu giàu đạm có thể được sử dụng để thay thế thịt bò bao gồm: đậu lăng (24 g protein / 100 g), đậu trắng (22,7 g protein / 100 g), đậu đen (21,6 g protein / 100 g), đậu Hà Lan (8 g protein / 100 g), đậu thận (9 g protein / 100 g),…
Đậu phụ và các loại đậu vừa không chứa cholesterol vừa giàu protein với chất xơ
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá basa, cá thu, cá mòi,… chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin, khoáng chất. Cá là thực phẩm không chứa chất béo bão hòa nên sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò cùng lượng. Đặc biệt, các loại cá còn cung cấp nhiều axit béo omega-3 tốt cho cơ thể, đây là chất dinh dưỡng không có trong thịt bò.
Những lợi ích tốt cho sức khỏe mà các loại cá mang lại điển hình như tăng cường sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn, hỗ trợ sự phát triển của cơ thể,… Từ đó, bổ sung các loại cá vào thực đơn dinh dưỡng có thể giúp người bệnh ung thư rút ngắn thời gian phục hồi, hỗ trợ điều trị hay ngăn ngừa ung thư tái phát, ngăn ngừa biến chứng,….
Trứng là thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3, các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, trong 1 quả trứng sẽ cung cấp 75 calo, 5 g chất béo, 0 carbohydrate, 6 g protein, 70 g natri, 67 mg kali, 210 mg cholesterol. Nếu lo ngại về việc bị ung thư có nên ăn thịt bò không thì bạn có thể chọn trứng để thay thế thịt bò cho chế độ ăn của mình.
Sữa chua được lên men từ sữa bò tươi với 2 loại lợi khuẩn Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Sữa chua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao khi chứa nhiều protein, glucid, lipid, các loại vitamin (nhóm A, B, C, E, D, K), canxi, sắt, magie, kẽm,… Ngoài ra, duy trì ăn sữa chua mỗi ngày còn giúp nâng cao sức khỏe đường ruột. Vì vậy, sữa chua có thể được bổ sung (hoặc thay thế cho thịt bò) trong thực đơn hàng ngày của người bệnh ung thư.
Sữa chua không chỉ chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa mà còn rất giàu protein, vitamin và khoáng chất
Trong 100 g ức gà không xương, không da sẽ cung cấp khoảng 110 calo, 1 g chất béo, 85 mg natri, 26 g protein, 75 mg cholesterol và các chất như vitamin B3, vitamin B6, selen,… cần thiết cho cơ thể. Như vậy, trong ức gà bỏ da, calo từ protein chiếm 80% và calo từ chất béo chiếm khoảng 20%. Bổ sung lượng ức gà vừa đủ vào thực đơn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm duy trì khối lượng cơ bắp, giảm nguy cơ bị loãng xương, cung cấp năng lượng cho cơ thể,… Việc thay thế thịt bò bằng ức gà không da là một gợi ý lý tưởng dành cho những ai vẫn còn lo ngại về vấn đề bị ung thư có nên ăn thịt bò không.
Như vậy, nếu vẫn còn khá lo lắng về việc ung thư có được ăn thịt bò không, người bệnh có thể chọn sử dụng 5 loại thực phẩm nêu trên để thay thế cho thịt bò. Tuy nhiên, bạn cần ăn uống đa dạng và kiểm soát khối lượng thực phẩm tiêu thụ khoa học để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin quan trọng về thịt bò như thành phần dinh dưỡng, các chế biến và hàm lượng tiêu thụ có lợi cho sức khỏe,…Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi bị ung thư có nên ăn thịt bò không. Nếu như có thêm thắc mắc về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời.