Ung thư tuyến giáp nên ăn gì – đây là câu hỏi này được rất nhiều người bệnh và cả những người thân liên quan đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, việc tiêu thụ một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, người bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục? Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì để ngăn ngừa ung thư tái phát? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Bởi lẽ, tiêu thụ một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ người bệnh phục hồi nhanh chóng sau điều trị. Mặt khác, dinh dưỡng cân đối còn giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tối ưu hóa hoạt động của tuyến giáp và ngăn ngừa ung thư tái phát.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều đạm, tyrosine, axit béo omega-3, men vi sinh probiotics, vitamin và khoáng chất (đặc biệt là i-ốt và selen). Cụ thể:
Protein là một đại dưỡng chất quan trọng trong chế độ ăn của mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng hơn đối với những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bởi vì protein giúp:
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh ung thư tuyến giáp có thể cần nhiều bổ sung nhiều protein hơn người bình thường, cụ thể là từ 1.0 – 1.5g protein / kg cân nặng / ngày, tùy thuộc vào tình trạng thể chất cụ thể ở mỗi người bệnh. Những nguồn protein tốt cho người bệnh ung thư có thể bao gồm: thịt gia cầm bỏ da, thủy hải sản (tôm, cua, mực,…), các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…), trứng gia cầm, sữa tách béo và các loại đậu.
Chất đạm (protein) là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư tuyến giáp
Thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và bảo vệ những tế bào khỏe mạnh. Cụ thể:
Các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E này gồm:
Người bệnh ung thư tuyến giáp ăn gì tốt cho chức năng của cơ quan này? Câu trả lời chính là thực phẩm giàu kẽm, đồng, sắt. Bởi lẽ:
Các loại thực phẩm giàu các khoáng chất này bao gồm:
Sắt giúp tuyến giáp chuyển hóa hóc-môn T3 thành T4 hiệu quả
Theo nghiên cứu, i-ốt có tác dụng bảo vệ tế bào tuyến giáp, tăng cường chức năng tuyến giáp, ức chế sự tăng sinh tế bào bất thường và thúc đẩy chu trình chết của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người hấp thụ quá nhiều iốt có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn đáng kể so với những người ở vùng thiếu iốt. Do đó, đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, việc tiêu thụ quá ít hoặc nhiều thực phẩm giàu i-ốt đều làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.
Tốt nhất, người bệnh nên chủ động hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự ý bổ sung bất kỳ loại thực phẩm giàu i-ốt nào vào khẩu phần ăn của mình. Một số nhóm thực phẩm giàu i-ốt mà người bệnh nên lưu ý chỉ tiêu thụ ở một lượng vừa phải bao gồm: hải sản có vỏ (nghêu, sò, ốc, hàu,…), rong biển, muối i-ốt, sữa, trứng, gan động vật, nạc gia cầm,….
Omega-3 là một loại axit béo không no có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng giảm viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng omega-3 có thể ức chế sự phát triển của các khối u, giảm tải sự di căn của tế bào ung thư, có thể hữu ích cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
Các loại thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm:
Theo nghiên cứu, selen là một loại khoáng chất đặc biệt, có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp bằng cách gia tăng biểu hiện của gen GADD153 và GADD34 – 2 mã gen gây ức chế khối u tuyến giáp phát triển và di căn. Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều selen, chẳng hạn như các loại thịt, hải sản, hạt, đậu, trứng, sữa, ngũ cốc,…. để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa khối u tuyến giáp tái phát.
Selen chứa nhiều trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc, thịt và thủy hải sản
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng tyrosine có đặc tính chống tăng sinh, chống tạo mạch, từ đó ngăn ngừa tế bào ung thư tuyến giáp phát triển hoặc di căn. Đặc biệt, tyrosine còn cho thấy hiệu quả chống lại tế bào thư tuyến giáp ở cả 3 dạng, bao gồm dạng nhú, dạng nang và dạng tủy – 3 hình thái ung thư tuyến giáp phổ biến, chiếm gần 95% tổng số các ca ung thư tuyến giáp hiện nay.
Vì thế, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều tyrosine để hỗ trợ quá trình điều trị. Các thực phẩm giàu tyrosine bao gồm thịt, cá, hải sản, sữa, các loại hạt, đậu, ngũ cốc và trứng gia cầm.
Probiotics là vi khuẩn có lợi hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể hấp thụ các vi chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, probiotics có thể giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau điều trị ung thư như táo bón và tiêu chảy. Các thực phẩm giàu probiotic có thể bao gồm:
Thực phẩm tươi, hữu cơ thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và ít chất phụ gia hóa học so với thực phẩm chế biến sẵn. Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, việc tiêu thụ thực phẩm tươi (hữu cơ) có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏe mạnh, ức chế tế bào ung thư và hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Trong khi đó, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa chất bảo quản, muối, đường và chất béo chuyển hóa (trans fat), có thể gây ra viêm nhiễm, thúc đẩy ung thư tái phát và gây hại cho sức khỏe tổng thể.
Thực phẩm tươi sống, hữu cơ (organic) đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Thực phẩm tốt cho người bị ung thư tuyến giáp là những món ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất có khả năng kháng viêm, cải thiện chức năng tuyến giáp, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ tế bào khỏe mạnh và ức chế sự tiến triển của tế bào ung thư. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm tốt cho người ung thư tuyến giáp bao gồm:
Rong biển là một nguồn thực phẩm giàu i-ốt – một khoáng chất thiết yếu để cơ thể tự sản xuất hormone tuyến giáp. Bên cảnh đó, rong biển cũng chứa nhiều:
Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều rong biển, chẳng hạn như canh rong biển, sushi cuộn rong biển, snack rong biển,… để cơ thể nhanh phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Các loại hạt chứa nhiều chất xơ, chất béo tốt (omega-3), vitamin E, selen. Tất cả đều là những dưỡng chất có lợi cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Cụ thể:
Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều các loại hạt, chẳng hạn như hạt óc chó, hạt lanh, hạt hạnh nhân,… để tạo điều kiện tối ưu cho tuyến giáp nhanh phục hồi.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều các loại hạt để hỗ trợ cơ thể nhanh phục hồi
Cá béo chứa nhiều chất béo tốt (omega-3), i-ốt và đạm (protein) rất tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Nếu omega-3 có chức năng kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư thì i-ốt lại hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến giáp. Trong khi đó, protein lại là một nguồn cung cấp axit amin và năng lượng dồi dào, giúp cơ thể tự chữa lành những tế bào đã bị tổn thương sau khi điều trị ung thư. Nhờ đó, tiêu thụ cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,…) hỗ trợ người bệnh ung thư tuyến giáp rút ngắn thời gian điều trị và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Sau xạ trị i-ốt để chữa bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh ung thư thường dễ bị nhạt miệng, rối loạn tiêu hóa, khô tuyến nước bọt; từ đó, gây khó nuốt, chán ăn và giảm hấp thu vi chất. Trong khi đó, sữa lại là một nguồn dinh dưỡng dạng lỏng nên dễ nuốt, có thể được cơ thể hấp thụ toàn phần mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa còn chứa nhiều:
Trứng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người bệnh ung thư tuyến giáp vì chúng chứa nhiều protein, selen, i-ốt và vitamin B12. Nếu i-ốt và selen giúp tuyến giáp tổng hợp nên các hormone quan trọng thì vitamin B12 lại hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tuyến giáp (suy giáp, cường giáp) – có thể là tác nhân thúc đẩy tế bào ung thư di căn và tái phát nhanh hơn. Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều trứng để tối ưu kết quả điều trị bệnh.
Rau lá xanh chứa nhiều vitamin A, C, E và các hợp chất chống oxy hóa quan trọng như glucosinolates, flavonoids, carotenoids,… giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do có thể kích thích tế bào ung thư phát triển. Mặt khác, rau lá xanh còn có hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón – một tình trạng thường gặp khi điều trị ung thư.
Rau lá xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư tái phát
Một số loại quả mọng, như dâu tây, việt quất, nho, phúc bồn tử,… chứa nhiều anthocyanin – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, bao gồm ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó, các loại quả mọng đều chứa nhiều vitamin C, E với hàm lượng đường glucose cao, giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh quá trình điều trị ung thư tuyến giáp.
Hải sản là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều protein, vitamin D, omega-3, selen, kẽm và i-ốt cho cơ thể. Nếu protein giúp hỗ trợ sự phục hồi và phát triển của tế bào, i-ốt tăng cường chức năng tuyến giáp, thì vitamin D, kẽm và omega-3 lại hỗ trợ giảm viên và cải thiện chức năng miễn dịch.
Trong khi đó, selen được biết đến với khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại gốc tự do gây hại và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó, người bệnh ung thư nên ăn gì chứa nhiều hải sản, chẳng hạn như: tôm, cua, mực, cá ngừ, cá hồi,… để tăng cường sức khỏe toàn diện sau khi điều trị ung thư.
Thịt gia cầm cung cấp một nguồn protein chất lượng cao, giúp hỗ trợ sự phục hồi và phát triển của tế bào – điều cực kỳ quan trọng đối với những người bệnh ung thư đang trải qua điều trị. Protein cũng giúp duy trì cơ bắp, ngăn ngừa suy dinh dưỡng – một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư.
Ngoài ra, thịt gia cầm cung cấp vitamin B, đặc biệt là vitamin B6 và B12 v, cần thiết cho việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chọn thịt gia cầm hữu cơ và loại bỏ da để tránh hấp thụ các chất béo bão hòa có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể.
Trái cây như táo, lê, cam quýt chứa nhiều vitamin C, giúp chống lại gốc tự do có hại, có thể góp phần vào sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Đặc biệt, táo và lê còn chứa quercetin – một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ thuộc nhóm flavonoids đã được chứng minh là có khả năng ức chế tiền trình hình thành các mạch máu mới đến nuôi tế bào ung thư; từ đó, giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức hoặc tái phát của mầm bệnh ung thư tuyến giáp.
Táo, lê, cam,… giàu chất chống oxy hóa flavonoids, giúp ngăn ngừa ung thư phát triển
Các loại đậu, chẳng hạn như đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu nành,… chứa nhiều protein, chất xơ, folate và các chất chống oxy hóa. Cụ thể:
Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều các loại đậu để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh và ngăn ngừa ung thư quay trở lại.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều ngũ cốc, chẳng hạn như yến mạch, lúa mì, diêm mạch, gạo lứt,… vì những lý do sau:
Bơ là một loại trái cây rất tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp vì chúng chứa nhiều:
Bơ là thực phẩm bổ sung nhiều chất béo tốt, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Các loại rau họ Cải, bao gồm cải xoăn, cải bắp, bắp cải, cải thảo, cải xoong, bông cải xanh, bắp cải Brussel… đều chứa hợp chất có tên glucosinolates. Theo nghiên cứu, glucosinolates là một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng:
Lưu ý, nếu bạn đang trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc ăn các loại rau họ cải. Bởi lẽ, trong rau họ Cải cũng chứa một hàm lượng i-ốt nhất định, có thể làm ảnh hưởng kết quả điều trị nếu bạn tiêu thụ chúng quá nhiều.
Người bệnh ung thư tuyến giáp cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khi lựa chọn và chế biến thực phẩm, đặc biệt là với những thực phẩm giàu i-ốt. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà người bệnh không nên bỏ qua trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình:
Người bệnh ung thư tuyến giáp cần sơ chế kỹ thực phẩm trước khi ăn
Trên đây là những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng giúp bạn hiểu rõ người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì. Tuy nhiên, những lời khuyên kể trên có thể không phù hợp với tất cả mọi người mà còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể và loại điều trị mà người bệnh đang tuân theo. Vì thế, trong mọi tình huống, bạn cần thảo luận trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp nhất với thể trạng của mình.
Trong quá trình chữa bệnh ung thư tuyến giáp, việc hiểu rõ người bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phác đồ trị bệnh của bác sĩ. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết cho người bệnh ung thư tuyến giáp ăn gì hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn xây dựng một thực đơn dinh dưỡng toàn diện, an toàn và hiệu quả.