Khi phải đối mặt với căn bệnh ung thư tuyến giáp, thắc mắc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chính là nỗi băn khoăn thường trực trong lòng người bệnh. Bởi lẽ, tiêu thụ một chế độ ăn uống hợp lý, tránh được những thực phẩm gây hại là một phần không thể thiếu trong phác đồ phục hồi trong và sau khi điều trị ung thư. Vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì thì có lợi cho sức khỏe? Dưới đây là danh sách 10 nhóm thực phẩm mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học và an toàn.
Người bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Người bệnh ung thư tuyến giáp có thể cần kiêng ăn một số thực phẩm nhằm mục đích:
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy nhược thể chất, khó nuốt và khó tiêu hóa sau phẫu thuật; đồng thời, hạn chế tiêu thụ thực phẩm kém lành mạnh và kiểm soát tốt hàm lượng i-ốt dung nạp để giảm thiểu nguy cơ tái phát ung thư. Cụ thể:
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì có kết cấu cứng vì tuyến giáp nằm ngay phía trước cổ; việc nuốt thức ăn cứng có thể gặp khó khăn do khối u chèn ép làm hẹp thực quản. Bên cạnh đó, sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị tuyến giáp bằng tia phóng xạ, vùng cổ thường rất nhạy cảm; do đó, việc ăn những thức ăn cứng có thể gây kích thích và đau. Vì thế, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị.
Sau điều trị, người bệnh ung thư tuyến giáp cần ăn thực phẩm mềm, chẳng hạn như cháo, để không làm đau vùng cổ
Các loại rau thuộc họ Cải như cải bó xôi, cải xanh, cải xoăn, su hào và bắp cải Brussels,… thường chứa nhiều goitrogens. Hợp chất này có thể khiến cơ thể khó hấp thụ i-ốt, một khoáng chất cần thiết để tuyến giáp tổng hợp nên hóc-môn giáp thyroxine T4. Điều này có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp, khởi phát bướu cổ hoặc thúc đẩy ung thư tiến triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, goitrogens chỉ gây vấn đề nếu chúng được tiêu thụ ở lượng lớn và thường chỉ là mối quan tâm đối với những người có chế độ ăn vừa giàu goitrogens vừa thiếu i-ốt. Mặt khác, nếu được chế biến đúng cách (như luộc hoặc hấp), lượng goitrogens trong các loại rau họ Cải có thể giảm đi đáng kể. Do đó, bạn không cần phải tránh ăn hoàn toàn các loại rau này mà chỉ cần thay đổi cách chế biến hoặc ưu tiên ăn uống đa dạng, cân đối để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Hấp thụ cồn trong rượu bia có thể khiến gan bị viêm. Trong khi đó, gan là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa hóc-môn giáp T4 (thyroxine) thành hóc-môn T3 (triiodothyronine). Vì thế, tiêu thụ rượu bia gián tiếp gây rối loạn sự cân bằng hóc-môn của tuyến giáp, ảnh hưởng đến cân nặng và quá trình trao đổi chất.
Đặc biệt, nếu người bệnh đang sử dụng thuốc để điều trị ung thư tuyến giáp, tiêu thụ cồn có thể tương tác với thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị. Mặt khác, rượu bia cũng có thể gây kích ứng cho dạ dày và thực quản, gây khó khăn trong việc tiêu hóa – một vấn đề thường gặp ở người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật và xạ trị. Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chứa cồn và rượu bia sẽ hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục diễn ra hiệu quả hơn.
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa isoflavones, một loại hợp chất giống hóc-môn estrogen, có thể cản trở quá trình hấp thụ i-ốt của tuyến giáp, gây khó khăn cho việc sản xuất hóc-môn giáp và dẫn đến bệnh suy giáp. Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, việc duy trì sự cân đối và ổn định của hóc-môn giáp là rất quan trọng. Vì vậy, người bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chứa đậu nành và các sản phẩm từ chúng sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng suy giáp khởi phát trong khi điều trị ung thư.
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì chứa đậu nành và các chế phẩm liên quan (đậu hũ, nước tương, sữa đậu,…)
Đồ ăn nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và đường có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường; từ đó, thúc đẩy ung thư tiến triển. Cụ thể:
Vì vậy, ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chứa nhiều đường và chất béo bão hòa gần như là một nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống của người bệnh ung thư, đã được nhiều chuyên gia khuyến nghị.
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì có vị cay và chua là một trong những lời khuyên đầu tiên mà người bệnh ung thư nhận được từ bác sĩ sau phẫu thuật loại bỏ khối u tuyến giáp. Bởi lẽ, nhóm thực phẩm này thường kích thích niêm mạc hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, ợ chua và tiêu chảy. Điều này là đặc biệt quan trọng khi người bệnh đang phải uống nhiều thuốc hoặc xạ trị sau phẫu thuật. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chua cay có thể tạo thêm áp lực lên hệ tiêu hóa, gây khó khăn cho việc phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn gì chứa nội tạng động vật vì chúng thường chứa nhiều:
Ăn nhiều hơn 100g nội tạng mỗi tuần làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A
Người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn gì được chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều muối, đường, chất béo và phụ gia công nghiệp (chất điều vị, phẩm màu, chất bảo quản,…). Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ra tăng cân, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường và các vấn đề sức khỏe khác. Đồng thời, chất lượng dinh dưỡng của các thực phẩm này thường thấp hơn so với thực phẩm tươi. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và làm chậm thời gian hồi phục của người bệnh.
Không phải tất cả mọi người bệnh ung thư tuyến giáp đều cần kiêng gluten mà chỉ có những người vừa bệnh ung thư tuyến giáp, vừa mắc bệnh không dung nạp gluten (bệnh celiac) mới cần tránh ăn thực phẩm chứa nhiều gluten. Gluten thường chứa nhiều trong các loại ngũ cốc như lúa mì, mạch nha, lúa mạch, cũng như trong các sản phẩm chế biến từ chúng (bánh mì nguyên cám, bánh mì nâu, mì ống, nui,…).
Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh celiac có nguy cơ khởi phát hoặc tái phát ung thư tuyến giáp cao gấp 2.5 lần so với người bình thường. Do đó, kiêng hoàn toàn việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều gluten là điều bắt buộc đối với người bệnh ung thư tuyến giáp có tiền sử celiac.
Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp, cũng như các loại ung thư khác, thường phải trải qua các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật. Những phương pháp điều trị này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến người bệnh trở nên nhạy cảm hơn với các bệnh truyền nhiễm từ vi khuẩn và virus.
Trong khi đó, thực phẩm tái, sống như thịt sống, hải sản sống, trứng lòng đào, hoặc rau sống có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, chẳng hạn như khuẩn khuẩn E.Coli, Listeria, Toxoplasma, Salmonella,… Vì lý do này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chứa thực phẩm sống hoặc chưa nấu đủ chín để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Ăn thịt tái (sống) làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng máu
Để bệnh ung thư tuyến giáp không tiến triển nặng thêm, người bệnh cần từ bỏ những thói quen xấu, có thể gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như nhịn đói, thức khuya, hút thuốc, lao động quá sức và tự ý bổ sung thực phẩm chức năng ngoài phác đồ điều trị,…; đồng thời, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không bôi kem chống nắng hoặc che chắn kĩ càng. Cụ thể:
Nhịn ăn để bỏ đói tế bào ung thư tuyến giáp là một quan niệm sai lầm bởi vì không có bằng chứng khoa học rõ ràng nào chứng minh việc bỏ đói có thể giết chết tế bào ung thư. Trên thực tế, việc nhịn ăn không chỉ không gây tổn thương cho tế bào ung thư, mà còn có thể làm suy yếu tất cả các tế bào khỏe mạnh, làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng, khiến cơ thể trở nên dễ bị nhiễm trùng và khó phục hồi sau các phương pháp điều trị ung thư.
Cơ thể con người cần nhiều dạng dinh dưỡng khác nhau để duy trì sức khỏe, năng lượng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Đối với bệnh nhân ung thư, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Thay vì nhịn ăn, người bệnh nên tìm hiểu và áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, tiêu thụ nhiều thực phẩm chống oxy hóa, chứa ít calo để ngăn ngừa ung thư tiến triển.
Stress làm tăng sản xuất hormone cortisol. Nồng độ cortisol tăng cao có thể ức chế tuyến yên bài tiết TSH (hormone kích thích tuyến giáp), khiến tuyến giáp gặp khó khăn trong việc sản xuất hóc-môn giáp thyroxine T4, dẫn đến sự mất cân bằng hóc-môn và thúc đẩy ung thư tiến triển.
Mặt khác, căng thẳng quá mức có thể làm suy yếu miễn dịch. Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là cần thiết để chiến đấu với tế bào ung thư, hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh khác.
Thuốc lá chứa nhiều nicotine. Hợp chất này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể theo nhiều cách, từ việc gây viêm nhiễm, kích thích sự phát triển và tăng sinh của tế bào ung thư, đến việc làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng của cơ thể chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng có thể tác động đến cơ chế của một số loại thuốc điều trị ung thư, làm giảm hiệu quả của chúng. Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên tránh hút thuốc để hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện tỷ lệ sống còn sau điều trị.
Người bệnh ung thư tuyến giáp tuyệt đối không được hút thuốc để ngăn ngừa ung thư tái phát
Ngủ không đủ cũng làm tăng mức độ cortisol, một loại hormone gây căng thẳng, làm suy yếu hệ miễn dịch và giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Hơn nữa, khi thức khuya, cơ thể không có thời gian để hồi phục và sửa chữa tế bào bị hư hỏng, bao gồm các tế bào bị tổn thương do ung thư. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển và di căn của tế bào ung thư diễn ra nhanh hơn. Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp cần đảm bảo ngủ đúng giờ để hỗ trợ sức khỏe và đảm bảo cho quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ.
Việc tự ý uống thuốc và thực phẩm chức năng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra nhiều vấn đề cho người bệnh ung thư tuyến giáp, chẳng hạn như:
Tóm lại, trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh không được tự ý dùng thuốc và thực phẩm chức năng chưa được bác sĩ chỉ định. Điều này bao gồm cả thuốc đông y, tây y, thuốc nam hoặc các loại thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp đang được bày bán trên thị trường.
Người bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp phải tình trạng mệt mỏi, suy nhược thể chất do tác dụng phụ từ quá trình phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Do đó, vận động quá sức có thể tạo áp lực quá mức lên cơ thể, đặc biệt là hệ thống tim mạch và hô hấp, khiến chúng hoạt động không ổn định, làm chậm quá trình hồi phục sau điều trị ung thư.
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cần tránh vận động quá sức để vết thương nhanh lành
Tia cực tím, một dạng bức xạ từ ánh sáng mặt trời, đã được chứng minh là có khả năng gây ra nhiều dạng ung thư da. Dù ung thư tuyến giáp không trực tiếp liên quan đến da, nhưng người bệnh ung thư thường có hệ thống miễn dịch yếu hơn người bình thường. Do đó, tiếp xúc với tia cực tím có thể tạo thêm nguy cơ mắc thêm các loại ung thư khác.
Hơn nữa, một số thuốc điều trị ung thư có thể làm tăng nhạy cảm của da đối với tia UV, dễ dẫn đến bỏng nắng hoặc làm tăng nguy cơ ung thư da. Vì vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế tiếp xúc với tia cực tím bằng cách mặc áo dài tay, mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng và tránh ra ngoài vào khung giờ có ánh sáng mặt trời mạnh nhất trong ngày (từ 9h00 sáng đến 3h00 chiều).
Để xây dựng được một phác đồ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư toàn diện, ngoài việc tập trung tìm hiểu ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt theo những lời khuyên hữu ích sau:
Trên đây là một số lưu ý quan trọng giúp người bệnh ung thư tuyến giáp cải thiện được chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì thì tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa biến chứng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về chủ đề ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm chia sẻ những thông tin hữu ích. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!