Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì?

14/08/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì để nhanh lành? – đây là câu hỏi không chỉ thu hút sự chú ý của những người vừa trải qua phẫu thuật, mà còn của cả người thân trong gia đình họ. Bởi lẽ, trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp, việc lựa chọn thực phẩm khoa học để tiêu thụ cũng là một bước tiến quan trọng giúp quá trình hồi phục hậu phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn. Vậy, bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Đâu là danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Tiêu thụ một chế độ ăn uống khoa học sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục, ngăn ngừa khối u tái phát và tăng cường sức khỏe tổng thể của người bệnh. Cụ thể:

  • Hỗ trợ hồi phục: Ăn uống khoa học có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật. Một chế độ ăn uống cân đối và khoa học phải chứa đầy đủ các nhóm chất như protein, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Phòng ngừa tái phát bệnh: Rau củ quả và trái cây chứa nhiều vitamin (A, C, E, D,…) và các khoáng chất thiết yếu (đồng, kẽm, magiê,…). Nhờ đó, tiêu thụ nhiều rau lá xanh và củ quả được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư sau điều trị.
  • Tối ưu hoạt động của tuyến giáp: Một số thực phẩm, chẳng hạn như các loại hải sản và rau lá xanh thường chứa hàm lượng lớn i-ốt – một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể tổng hợp nên hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quá ít hoặc quá thừa i-ốt đều làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư tuyến giáp. Do đó, việc kiểm soát hàm lượng i-ốt vừa phải trong khẩu phần ăn thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sau điều trị ung thư sau giai đoạn phẫu thuật của bạn.
  • Kiểm soát cân nặng: Do sự thay đổi về hoạt động của tuyến giáp, một số người bệnh sau phẫu thuật có thể gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp người bệnh quản lý cân nặng hiệu quả và ngăn ngừa những yếu tố rủi ro thúc đẩy ung thư tiến triển như: thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường,…
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Ăn uống khoa học có thể hỗ trợ hồi phục và ngăn ngừa ung thư đúng cách

Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp như thế nào?

Nhìn chung, chế độ ăn uống sau phẫu thuật của người bệnh ung thư tuyến giáp không có khác biệt quá nhiều so với chế độ ăn uống lành mạnh của một người bình thường. Cụ thể, sau điều trị, người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn uống của mình đáp ứng 9 nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau:

  • Ăn đủ lượng: Người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật nên đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đủ 25 – 40 calo / kg cơ thể / ngày. Nếu sau phẫu thuật, vùng cổ đau rát gây nên chứng khó nuốt, người bệnh nên ưu tiên chọn thực phẩm dễ nuốt và cố gắng ăn ít nhất 50% calo so với khẩu phần trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa suy nhược cơ thể.
  • Ưu tiên thực phẩm dễ nhai nuốt: Sau phẫu thuật tuyến giáp, hầu hết người bệnh đều gặp tình trạng đau rát họng và khó nuốt. Vì thế, người bệnh nên ưu tiên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt trong suốt 6 – 8 tuần đầu sau phẫu thuật, chẳng hạn như: các món nước (bún, phở, miến,..), cháo, canh rau củ, súp và các món hầm (ninh) nhừ.
  • Ăn uống đa dạng: Đảm bảo tiêu thụ đầy đủ các loại thực phẩm được Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, thịt nạc gia cầm (bỏ da), nạc bò, nạc heo, trứng gia cầm, thủy hải sản (cá, tôm, cua, mực,…), sữa, sữa chua và các loại chất béo tốt (dầu thực vật, quả bơ, mỡ cá béo,…).
  • Ăn đủ đạm (protein): Protein cung cấp nhiều axit amin, giúp hồi phục mô, ngăn ngừa dị hóa cơ bắp (teo cơ) và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên tiêu thụ từ 1.0 – 1.5g protein / kg cân nặng / ngày. Các nguồn protein tốt bao gồm: thịt gia cầm (bỏ da), nạc cá (nguyên da), thủy hải sản, các loại đậu, sữa tách béo và trứng gia cầm.
  • Tăng cường việc ăn rau và trái cây: Rau quả cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Không những thế, chất xơ trong rau củ quả còn giúp hạn chế táo bón – một tác dụng phụ phổ biến nếu người bệnh được hóa trị liệu tuyến giáp sau phẫu thuật. Người bệnh nên ăn từ 240 – 320g rau củ quả
  • Tiêu thụ thịt đỏ vừa phải: Hiện không có nghiên cứu nào kết luận tiêu thụ thịt đỏ là nguyên nhân gây ung thư. Tuy nhiên ăn nhiều thịt đó quá mức có thể gây nên các vấn đề sức khỏe khác ở người bị bệnh ung thư. Để giúp cơ thể khỏe mạnh, người bệnh ung thư không nên ăn quá 510g thịt bò / tuần và không quá 85g thịt cho mỗi cữ ăn. Đặc biệt cần tránh các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói…
  • Kiểm soát lượng chất béo và đường: Hạn chế tiêu thụ đường tự do dưới 25g / ngày; đồng thời tránh ăn thực phẩm ngọt và chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như: đồ chiên (rán), bánh kẹo ngọt, nước giải khát chứa đường và đồ ăn chế biến sẵn,…. để tránh tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác có thể thúc đẩy nguy cơ tái phát ung thư.
  • Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ chức năng thận, gan và giúp đào thải độc tố. Do đó, người bệnh nên uống ít nhất 1.5 – 2 lít nước ngày để hỗ trợ cơ thể nhanh hồi phục sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
  • Hạn chế muối: Trước phẫu thuật, tuyến giáp cần i-ốt để sản xuất các loại hormone cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh đã được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp cùng với tế bào ung thư. Vì thế, sau phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ muối i-ốt để tránh tình trạng dư thừa i-ốt có thể khiến ung thư tái phát.
Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp như thế nào?

Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cần đảm bảo đa dạng và cân đối

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, vitamin, chất béo tốt cùng với khoáng chất, đặc biệt là canxi, selen và i-ốt. Cụ thể:

1. Sau mổ ung thư tuyến giáp nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, người bệnh thường bị đau rát cổ họng, khó nuốt và cần thời gian để cơ thể hồi phục. Vì thế, việc lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa để tiêu thụ sẽ giúp người bệnh dễ nhai, dễ nuốt, giảm áp lực lên hệ thống gan – ruột; từ đó giúp cơ thể tập trung vào quá trình hồi phục.

Thực phẩm dễ tiêu hóa thường là những thực phẩm dạng lỏng, chứa nhiều nước hoặc chất xơ. Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp tăng cường nhu động ruột; từ đó cải thiện chứng táo bón – một tác dụng phụ phổ biến khi người bệnh phải uống quá nhiều thuốc kháng viêm sau phẫu thuật. Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa (giàu nước và chất xơ) thường là ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt, rau củ quả, nước ép trái cây, sữa, các món cháo / súp / canh / hầm hoặc món có nhiều nước (phở, bún, miến,…).

2. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C tốt cho người phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật và giảm nguy cơ tái phát ung thư. Mặt khác, vitamin C còn hỗ trợ cơ thể hình thành collagen – một protein quan trọng giúp vết mổ nhanh liền da và hồi phục các mô đang bị tổn thương. Do đó, người bệnh sau mổ ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều vitamin C, chẳng hạn như: quả cam, bưởi, kiwi, dâu tây, dứa, lựu, lê, rau dền, cải bó xôi, ớt chuông và các loại quả mọng (dâu tây, nam việt quất, nho,…).

3. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng bằng cách gia tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch, hỗ trợ sự hồi phục sau phẫu thuật và thúc đẩy cơ thể tổng hợp protein để chữa lành vết thương sau phẫu thuật. Mặt khác, kẽm còn giúp người bệnh gia tăng cảm giác ăn ngon miệng và cải thiện khả năng hấp thụ năng lượng từ thức ăn.

Do đó, người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều kẽm để rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt bò, thịt gia cầm, hải sản (cua, tôm, cá,…), các loại đậu, hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…).

sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, thực phẩm giàu kẽm

Người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều kẽm để tăng cường miễn dịch và mau chóng hồi phục

4. Thực phẩm chứa nhiều canxi

Bên trong tuyến giáp sẽ có 4 tuyến cận giáp nhỏ bằng hạt đậu, nằm rải rác bên trong, không cố định vị trí. Tuyến cận giáp có chức năng tiết ra hormone PTH (Parathyroid hormone) giúp làm tăng nồng độ canxi trong máu. Sau phẫu thuật tuyến giáp các tuyến cận giáp này có nguy cơ bị cắt mất dẫn đến thiếu hormone PTH gây hạ canxi máu.

Do đó, người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều canxi để ngăn ngừa tình trạng co giật, chuột rút cơ bắp và loãng xương do tình trạng hạ canxi huyết gây ra. Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, trứng, cá, thủy hải sản giáp xác (tôm, cua,…), nước ép cam, các loại rau lá xanh, hạt và đậu.

5. Kiểm soát thực phẩm giàu i-ốt

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể đối diện với 3 tình huống khác nhau. Ở mỗi trường hợp, người bệnh cần chủ động điều chỉnh và kiểm soát hàm lượng thực phẩm giàu i-ốt trong khẩu phần ăn của mình để tối ưu hóa kết quả điều trị. Cụ thể:

Trường hợp có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến giáp Hành động đối với thực phẩm giàu i-ốt
Được chỉ định xạ trị với chùm tia i-ốt phóng xạ – Hạn chế tiêu thụ hoàn toàn thực phẩm giàu i-ốt trước khi xạ trị.

– Sau xạ trị, có thể tăng cường ăn hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu i-ốt tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Cắt bỏ một phần tuyến giáp và không được chỉ định xạ trị Tiêu thụ hàm lượng i-ốt phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp Không cần bổ sung thực phẩm chức năng chứa i-ốt hay áp lực phải tiêu thụ thực phẩm giàu i-ốt.

Tóm lại, trong mọi tình huống, bạn cần chủ động hỏi thăm ý kiến sĩ về việc tiêu thụ thực phẩm giàu i-ốt một cách vừa phải sau giai đoạn phẫu thuật. Bởi lẽ, tiêu thụ quá ít hay quá nhiều i-ốt đều làm tăng nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp và gây nhiều hệ lụy khó lường.

6. Thực phẩm giàu selen tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Selenium là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Đối với những người bị ung thư tuyến giáp, selen còn giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh, hỗ trợ tuyến giáp sản xuất hormone cần thiết cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

Do đó, người bệnh sau khi mổ ung thư tuyến giáp nên ăn gì chứa nhiều selen để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hậu phẫu và cải thiện chức năng tuyến giáp. Các loại thực phẩm giàu selenium bao gồm: cá hồi, cá ngừ, sò điệp, thịt nạc, trứng, nấm và các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ cười).

sau mổ ung thư tuyến giáp nên ăn gì, Thực phẩm giàu selen

Selen giúp chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư tái phát

7. Sau khi mổ ung thư tuyến giáp nên ăn thực phẩm nhiều omega-3

Omega-3 là loại axit béo không bão hòa có khả năng chống viêm, giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng. Omega-3 cũng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, omega-3 có thể ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư tuyến giáp. Các loại thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: mỡ các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,…), thủy hải sản (tôm, cua, mực,…), dầu thực vật và các loại hạt.

Mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?

Người bệnh sau mổ tuyến giáp nên kiêng ăn thực phẩm cay, nóng, chua, cứng, dai, dính; chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, gluten và goitrogen. Cụ thể:

1. Mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn thức ăn cay, nóng

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, cơ thể cần thời gian để hồi phục và hệ tiêu hóa cũng cần được chăm sóc đặc biệt. Thức ăn cay có thể gây kích ứng cho niêm mạc dạ dày và ruột, làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, thực phẩm cay nóng cũng có thể gây bỏng rát, kích ứng cho niêm mạc họng, khiến người bệnh khó nuốt, dễ bị viêm nhiễm vùng thực quản – vị trí nằm gần vết mổ; từ đó, làm đau vùng cổ gần vết mổ. Do đó, người bệnh sau khi mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chứa ớt và các loại sốt cay nóng sẽ giúp quá trình hồi phục hậu phẫu diễn ra thuận lợi hơn.

2. Tránh thức ăn cứng, dai và dính

Sau mổ ung thư tuyến giáp, vùng cổ thường bị đau và sưng, khiến việc nuốt trở nên khó khăn hơn. Thức ăn cứng, dai và dính đòi hỏi cơ họng phải làm việc nhiều hơn để nuốt, gây thêm sự khó chịu và căng thẳng cho vùng mổ. Do đó, người bệnh sau mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì dai, dính sẽ giúp vết thương mổ nhanh lành hơn.

3. Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp tránh ăn thức ăn chua

Sau mổ ung thư tuyến giáp, niêm mạc họng và vùng thực quản gần vết mổ có thể dễ bị nhạy cảm và kích ứng. Trong khi đó, thức ăn chua là những món ăn giàu axit, có thể gây kích ứng cho niêm mạc họng, làm tăng cảm giác khó chịu và đau rát ở vùng cổ.

Đồng thời, axit trong thực phẩm chua cũng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng không thoải mái như trào ngược thực quản, chướng bụng và ợ chua. Điều này cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hồi phục. Do đó, sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chua sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được những rủi ro rối loạn tiêu hóa không đáng có.

mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, tránh ăn thức ăn chua

Người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật nên hạn chế ăn chua

4. Hạn chế thực phẩm giàu caffeine

Cà phê hoặc hợp chất caffeine chứa trong cà phê và các loại nước uống giải khát khác có thể gây kích ứng cho dạ dày, gây ra các triệu chứng không thoải mái như trào ngược hoặc ợ chua, làm bỏng rát vùng hầu họng gần vết mổ. Ngoài ra, caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch.

Đặc biệt, nếu bạn đang dùng các loại thuốc hóa trị liệu sau mổ, caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc này và làm giảm hiệu quả dược động học của chúng. Vì vậy, người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì không chứa caffeine để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn.

5. Thực phẩm nhiều gluten không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, đại mạch và yến mạch. Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp mắc phải hội chứng bất dung nạp gluten, chẳng hạn như bệnh celiac, tiêu thụ ngũ cốc chứa gluten có thể gây ra tình trạng viêm và tổn thương niêm mạc ruột non.

Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, ở những người mắc chứng không dung nạp gluten, nguy cơ ung thư tuyến giáp khởi phát / tái phát thường cao hơn 2.5 lần so với người bình thường. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều gluten có thể là một phần của phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp ở những bệnh nhân kém hấp thụ gluten.

6. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn (lạp xưởng, pa-tê, xúc xích,…) thường chứa nhiều chất bảo quản, hóa chất, muối và đường; từ đó, làm tăng nguy cơ đầy hơi và khó tiêu. Mặt khác, thực phẩm chế biến sẵn cũng thường thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, khoáng chất, và chất xơ.

Trong khi đó, sau khi mổ, cơ thể cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch. Vì thế, sau mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì chế biến sẵn sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe toàn diện, tạo điều kiện để tiến trình phục hồi diễn ra thuận lợi.

7. Cẩn thận với thực phẩm có chứa goitrogens

Goitrogens là các hợp chất hữu cơ có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormone giáp, khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để sản xuất đủ hormone. Đối với những người đã phẫu thuật ung thư tuyến giáp, việc tiêu thụ nhiều goitrogens có thể gây ra rối loạn hoạt động của tuyến giáp hoặc làm giảm hiệu quả tổng hợp hormone tuyến giáp.

Các loại thực phẩm chứa nhiều goitrogens bao gồm các loại rau trong họ cải (bắp cải, cải bó xôi, cải Brussels, cải xoăn), đậu nành, đậu tương, dâu tây, đào, lạc và củ cải. Tuy nhiên, chế biến nhiệt (như luộc hoặc hấp) có thể giảm lượng goitrogens trong thực phẩm, vì vậy những thực phẩm này vẫn có thể được tiêu thụ một cách an toàn khi được chế biến đúng cách.

sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, rau họ cải

Bắp cải chứa nhiều goitrogens, có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp

8. Tránh thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Thức ăn chiên rán thường rất giàu calo và chất béo chuyển hóa không lành mạnh, có thể gây ra tăng cân và các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra, quá trình chiên có thể tạo ra các chất gây hại như acrylamide và các sản phẩm oxi hóa, kích thích các phản ứng viêm và tăng nguy cơ tái phát ung thư. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì được hấp / luộc / hầm / xào và tuyệt đối tránh xa việc tiêu thụ thực phẩm chiên rán, chẳng hạn như khoai tây chiên, gà rán, pizza,… để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

9. Nội tạng động vật không tốt cho bệnh ung thư tuyến giáp

Nội tạng động vật, dù giàu chất dinh dưỡng, nhưng chúng cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và cholesterol, có thể gây tăng cân và các vấn đề tim mạch nếu tiêu thụ quá nhiều. Đối với những người đã phẫu thuật ung thư tuyến giáp, việc duy trì trọng lượng cơ thể và đảm bảo sức khỏe tim mạch là điều vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, nội tạng động vật có thể chứa nhiều độc tố tự nhiên (kim loại nặng, virus,…), có thể gây ngộ độc gan hoặc nhiễm trùng máu nếu không được chế biến đúng cách. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì không chứa nội tạng động vật và các sản phẩm chế biến từ nội tạng (xúc xích, paté) để đảm an toàn sức khỏe.

10. Sau mổ ung thư tuyến giáp kiêng rượu, bia

Rượu và bia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật và thúc đẩy ung thư tái phát. Ngoài ra, rượu có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị, làm giảm hiệu quả điều trị của chúng và tăng nguy cơ phản ứng phụ. Vì thế, người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì lành mạnh, không chứa rượu bia để quá trình phục hồi diễn ra tối ưu.

sau mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, tránh rượu bia

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng rượu bia sau phẫu thuật để tránh biến chứng

Một vài lưu ý sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, người bệnh cần lưu ý thường xuyên tái khám định kỳ, giữ kết nối liên tục với bác sĩ, chăm sóc vết mổ đúng cách, ăn uống khoa học và hạn chế vận động mạnh. Cụ thể:

  • Tái khám định kỳ: Bác sĩ thường lên lịch tái khám định kỳ cho bạn sau phẫu thuật, thường là sau mỗi 2 – 4 tuần sẽ tái khám một lần để kiểm tra vết mổ và theo dõi sự phục hồi của tuyến giáp. Thông qua các buổi tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn bằng cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, MRI,…) hoặc sinh thiết (nếu cần thiết).
  • Kết nối với bác sĩ: Sau phẫu thuật, người bệnh ung thư tuyến giáp nên thường xuyên kết nối để cập nhật cho bác sĩ kịp thời ngay khi có các triệu chứng cấp tính như: sốt, co giật, hở vết mổ, ho ra máu, da vùng cổ sưng đau hoặc mưng mủ.
  • Chăm sóc vết mổ: Bạn hãy giữ vết mổ khô, sạch, tránh cọ xát, gãi ngứa hoặc chì kéo vết mổ. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau, hay có mủ, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng da liễu gây nhiễm trùng máu.
  • Hạn chế nói chuyện: Tránh nói nhiều, đặc biệt là ca hát, ngay sau phẫu thuật để giảm áp lực lên vùng cổ, giúp vết mổ mau lành và tránh tổn thương các dây thần kinh gần đó.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh cần tránh vận động mạnh hoặc nâng vật nặng trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật để tránh làm rách vết thương sau mổ. Ngược lại, bạn nên ưu tiên những tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe để tăng cường sức khỏe tổng thể và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn phải giàu protein, vitamin, và khoáng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục. Đồng thời, người bệnh cần tránh thức ăn cay, nóng, chua, cứng, dai, dính, thức ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật, rượu bia và thực phẩm chứa nhiều goitrogens. Thay vào đó, bạn nên chọn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, thức ăn hấp, luộc và các loại thực phẩm giàu omega-3, selenium và chất xơ.

Trên đây là những thông tin quan trọng về một vài lưu ý sau phẫu thuật mà người bệnh ung thư tuyến giáp cần lưu tâm. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì thì tốt cho cho sức khỏe.

Tóm lại, sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì là một chủ đề quan trọng đối với người bệnh. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết sau mổ ung thư tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì, hãy nhanh chóng đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn thiết kế một thực đơn dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế tại Nutrihome, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

3.3/5 - (3 bình chọn)
13:13 17/08/2023