Bên cạnh phương pháp điều trị, việc kiểm soát tốt chất lượng thực đơn cho người bệnh thận cũng quyết định phần lớn tới hiệu quả chữa bệnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh lý về thận không chỉ cần được đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, mà còn phải hạn chế tiêu thụ nhiều loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe tổng thể. Vậy, thực đơn cho người bị bệnh thận gồm những gì? Đâu là các món ăn cho người bệnh thận? Hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây để có một tuần ăn uống lành mạnh cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Thực đơn cho người bệnh thận được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
Người mắc bệnh thận về cơ bản đã bị suy yếu một phần hoặc toàn bộ cơ quan này. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần hạn chế các thực phẩm nặng, nhiều gia vị và tăng cường các dưỡng chất hỗ trợ hoạt động của thận. Đây cũng là “kim chỉ nam” của các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh thận. Cụ thể:
Chất đạm hay protein tham gia vào quá trình cấu trúc và sản sinh tế bào, đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày. Do đó, đây là dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc bệnh thận, cơ thể sẽ không đào thải được một số sản phẩm do quá trình chuyển hóa đạm sinh ra, chẳng hạn như ure và acid uric,…
Nếu tiếp tục tiêu thụ nhiều đạm, người bệnh thận sẽ dễ bị tăng nguy cơ suy thận, buồn nôn, mệt mỏi,… Vì vậy, giảm bớt lượng đạm trong thực đơn cho người bệnh thận sẽ giúp giảm tải lên hoạt động của cơ quan này, tạo điều kiện thuận lợi giúp thận nhanh chóng hồi phục.
Hàm lượng muối hàng ngày cho người bệnh thận nằm trong khoảng dưới 5g, trong đó, natri chiếm chưa tới 2300 mg. Việc hấp thụ vượt quá lượng muối sẽ khiến cơ thể tích nước, tăng tuần hoàn máu đến cầu thận, khiến thận làm việc nhiều hơn để lọc máu. Do đó, thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh thận cần giảm lượng muối hấp thụ, hạn chế các món ăn mặn như: dưa cà muối, lạp xưởng, thịt xông khói, cá khô, bò khô,… và thực phẩm đóng hộp.
Theo nghiên cứu, một chế độ ăn quá giàu chất đường bột có thể tăng nguy cơ phát triển của các bệnh lý về thận, ngay cả khi người bệnh không mắc chứng đái tháo đường. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho người bệnh thận, việc lựa chọn đúng loại chất đường bột đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân nên tăng cường tiêu thụ tinh bột phức hợp thay vì tinh bột trắng. Tinh bột phức hợp thường chứa nhiều trong rau lá xanh, các loại đậu, hạt, ngũ cốc, khoai và củ quả. Khác với tinh bột trắng, tinh bột phức hợp cho bạn cảm giác no lâu và hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, một loại chất béo có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể; từ đó, giúp thận nhanh chóng phục hồi.
Rau củ quả là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người bệnh thận
Người bệnh thận đã được chứng minh là có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch hơn bình thường. Trong khi đó, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây tích tụ ở mạch máu và tim, gây ra chứng nhồi máu cơ tim và rất nhiều tình trạng nguy hiểm khác. Vì vậy, kiểm soát chất béo trong thực đơn cho người bệnh thận là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thay vì tiêu thụ chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa, các loại chất béo không bão hoà như omega-3, 6, 9 trong cá biển, bơ, quả óc chó,… sẽ là lựa chọn lành mạnh trong thực đơn cho người bệnh thận, giúp bệnh nhân giảm tích tụ cholesterol xấu và tắc nghẽn mạch máu.
Kali và phốt pho đều là các khoáng chất có tác dụng giúp hệ thống cơ xương khỏe mạnh. Song, nếu hấp thụ nhiều, chúng cũng khiến thận phải làm việc quá mức để đào thải, gây phù nề, viêm thận và rối loạn canxi huyết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng kali và phốt pho tối đa mà người bệnh thận có thể hấp thụ hàng ngày lần lượt là 2000 mg và 1000 mg. Bạn có thể giảm lượng khoáng chất này bằng cách hạn chế sử dụng muối trong khi nấu ăn; đồng thời, kiêng ăn thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.
Người bị bệnh thận nên ưu tiên ăn các thực phẩm sở hữu hàm lượng đạm, kali và phốt pho thấp; đồng thời chứa nhiều vitamin và các loại chất béo tốt như omega-3, 6, 9. Ngược lại, các món ăn giàu đạm, kali, phốt pho, chất béo bão hoà, chất béo chuyển hóa cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn cho người bệnh thận.
Dưới đây là một số gợi ý trả lời câu hỏi bệnh thận nên ăn gì, kiêng gì:
Thực phẩm chứa ít protein
(Nên ăn) |
Thực phẩm giàu protein
(Không nên ăn/ Nên hạn chế) |
– Cà chua, dưa leo, cà rốt, cải xanh, bí đỏ, đậu bắp
– Lê, dứa, dâu, cam, kiwi, lựu – Gạo trắng, bánh mì trắng, ngô, lúa mạch, yến mạch không chứa lúa mì – Khoai lang, khoai tây – Hạt dẻ, hạt lanh, hạt chia, hạt sen |
– Thịt gà, thịt bò, thịt heo, thịt cừu
– Cá hồi, cá thu, cá trích, tôm, cua, ốc – Trứng gà, trứng vịt – Đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, natto – Sữa bò, sữa hạt, sữa chua, phô mai… |
Thực phẩm chứa ít kali
(Nên ăn) |
Thực phẩm giàu kali
(Không nên ăn/ Nên hạn chế) |
– Táo
– Đào – Cà rốt – Đậu cô ve – Bánh mì trắng và mỳ Ý – Gạo trắng – Ngũ cốc lúa mì – Nước ép táo, nho hoặc nam việt quất |
– Cam, chuối và nước cam
– Khoai tây, cà chua – Ngũ cốc nguyên cám – Thực phẩm từ sữa – Đậu và các loại hạt (lạc, hạnh nhân, hạt dẻ) |
Thực phẩm chứa ít phốt pho
(Nên ăn) |
Thực phẩm giàu phốt pho
(Không nên ăn/ Nên hạn chế) |
– Trái cây tươi và rau củ
– Bánh mì, mì ống, cơm – Sữa gạo – Ngũ cốc ngô và gạo – Nước sô-đa/ nước ngọt có màu sáng như trà chanh hoặc trà đá tự làm |
– Thịt đỏ, thịt gia cầm, cá
– Ngũ cốc nguyên cám – Thực phẩm từ sữa – Các loại đậu và hạt – Nước ngọt có màu sậm, một số loại nước đóng chai có bổ sung phốt pho |
Thực phẩm chứa chất béo tốt
(Nên ăn) |
Thực phẩm chứa chất béo xấu
(Không nên ăn/ Nên hạn chế) |
– Dầu ô liu
– Dầu hạt cải – Hạt chia, hạt lanh – Cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi |
– Mỡ động vật
– Thịt đỏ (bò, lợn, dê, cừu,…) và các sản phẩm từ thịt đỏ – Thực phẩm đóng hộp/ chế biến sẵn (thức ăn nhanh, bánh kẹo, bơ, phô mai,…) |
Dưới đây là các công thức món ăn phù hợp với thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh thận mà bạn có thể tham khảo và làm theo:
Nguyên liệu: 1 kg nấm hương tươi, 25 g bột mì, 200 ml kem sữa tươi, 2 củ hành tây băm nhỏ, 5 g tỏi băm, 5 g lá xạ hương băm nhuyễn, 10 g bơ, 10 ml dầu ô-liu, 5 g tiêu, 5 g muối, 500 ml nước dùng, 10 g ngò băm nhuyễn, 4 lát bánh mì.
Cách làm:
Súp nấm là món ăn vừa giàu dinh dưỡng vừa dễ tiêu hóa
Nguyên liệu: 1 quả dứa, 100 g đường nâu, 5 g quế
Cách làm:
Nguyên liệu: 110 g bơ lạt, 200 g đường nâu, 50 g đường cát, 1 quả trứng gà, 5 g hương vani, 120 g bột mì đa dụng, 80 g hạt diêm mạch đã nấu chín, 1 g baking soda, 1 g baking powder, 1 g muối, 1 g chocolate chip.
Cách làm:
Nguyên liệu: 150 g bột mì, 7 g bột nướng bánh, 80 g đường, 1 ít muối, 1 quả trứng, 60 ml sữa tươi không đường, 45 ml sữa chua, 45 ml dầu ô-liu, 2.5 g bột quế, 100 g táo cắt hạt lựu.
Cách làm:
Bánh muffin táo quế thích hợp dùng làm món phụ trong thực đơn cho người bệnh thận
Nguyên liệu: 185 g cream cheese, 105 g heavy cream, 1 lòng trắng trứng gà, 150 g việt quất, 75 g quả óc chó băm nhỏ, 300 g yến mạch, 75 g hạnh nhân thát lát, 75 g hạt hướng dương, 75 g hạt bí ngô, 3 g bột gelatin, 80 g mật ong, 5 ml nước cốt chanh, 50 g dầu thực vật, 55 g bơ lạt, 25 g đường thốt nốt, 55 g đường cát trắng, 1 g muối.
Cách làm:
Bánh tart táo việt quất cung cấp nhiều vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa flavonoids tốt cho người bệnh thận
Nguyên liệu: 2 quả trứng, 174 g đường, 232 g sữa tách béo, 67 ml nước chanh tươi.
Cách làm:
Nguyên liệu: 100 g ức gà, 5 g muối, 20 g hạt dổi, 5 g ớt bột, 50 g xà lách, 50 g dứa, 10 g phô mai Parmesan, sốt balsamic.
Cách làm:
Nguyên liệu: 100 g nui, 100 g cải bó xôi, 100 g ức gà, 50 g đậu gà, 10 g nho khô, muối, hạt tiêu.
Cách làm:
Nui cải bó xôi đậu gà là món ăn sáng vừa bổ dưỡng vừa dễ thực hiện
Nguyên liệu: 150 g tôm sú, 1 quả táo đỏ, 100 g rau mầm, 50 g bắp cải, 1 quả dưa leo, 1 quả chanh vàng, 2 g mè đã rang, 5 g sốt mayonnaise, đường, muối, hạt tiêu.
Cách làm:
Nguyên liệu: 100 g cơm nguội, 100 g sườn non chay, 1 bắp ngô, 100 g đậu đũa, 200 g nấm rơm, 1 củ cà rốt, 6 củ hành tím, 2 nhánh ngò rí, 2 ml nước tương, 5 g dầu hào chay, 1 g dầu mè, 10 ml dầu ô-liu, 5 g hạt nêm chay, muối, tiêu, đường.
Cách làm:
Cơm chiên rau củ giúp cung cấp nhiều vitamin A, C, E cho cơ thể
Dưới đây là gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị bệnh thận. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể theo trạng thái sức khỏe của bản thân:
Thứ Hai | ||||
Bữa sáng
(6h30) |
Bữa phụ
(9h00) |
Bữa trưa
(11h30) |
Bữa chiều
(17h30) |
|
Món ăn | – Miến gà
(100 g miến dong + 50 g thịt gà + 10 g măng khô + 80 g rau) |
– 150 g khoai lang luộc
– 100 g bưởi |
– 1 bát cơm
– 150 g mực xào thập cẩm – 100 g canh bí xanh nấu thịt heo – 100 g khoai sọ luộc
|
– 1 bát cơm
– 130 g thịt heo xào giá hẹ – 150 g canh bầu nấu thịt băm – 60 g nho |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1542 kcal
– Đạm: 60 g – Đường bột: 276 g – Béo: 22 g |
|||
Thứ Ba | ||||
Bữa sáng
(6h30) |
Bữa phụ
(9h00) |
Bữa trưa
(11h30) |
Bữa chiều
(17h30) |
|
Món ăn | – Hủ tiếu gà
(170 g hủ tiếu + 140 g thịt gà + 80 g rau, giá) – 10 g sữa chua không đường |
– 150 g khoai lang luộc
– 100 g cam |
– 1 và 1/2 bát cơm
– 140 g cá lóc (cá quả) chiên – 150 g canh khoai từ (củ từ) thịt băm – 100 g đậu rồng xào – 100 g thơm (dứa) |
– 1 và 1/2 bát cơm
– 70 g thịt sườn nướng – 150 g canh cải thảo thịt băm – 100 g su su xào – 60 g nho |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1605 kcal
– Đạm: 65 g – Đường bột: 280 g – Béo: 25 g |
|||
Thứ Tư | ||||
Bữa sáng
(6h30) |
Bữa phụ
(9h00) |
Bữa trưa
(11h30) |
Bữa chiều
(17h30) |
|
Món ăn | – Bánh mì trứng ốp la
(1 ổ bánh mì + 1 quả trứng gà + rau) – 1 quả chuối |
– 200 ml sữa tươi không đường | – 1 và 1/2 bát cơm
– 100 g cá ngừ kho – 80 g rau lang luộc – 150 g canh rau ngót thịt băm – 100 g dưa hấu |
– 1 và 1/2 bát cơm
– 70 g thịt sườn ram – 150 g canh bí xanh nấu tép – 100 g bắp cải xào – 100 g đu đủ |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1525 kcal
– Đạm: 56 g – Đường bột: 270 g – Béo: 25 g |
|||
Thứ Năm | ||||
Bữa sáng
(6h30) |
Bữa phụ
(9h00) |
Bữa trưa
(11h30) |
Bữa chiều
(17h30) |
|
Món ăn | – Phở xào chay
(150 g bánh phở + 1/2 bắp cải thảo + 1 củ cà rốt + 200 g nấm kim châm + 200 g nấm bào ngư) – 200 ml sữa tươi tiệt trùng |
– 50 g bánh diêm mạch | – 1 và 1/2 bát cơm
– 100 g thịt nạc mông rim – 150 g khoai tây xào – 100 g canh bí đỏ |
– 1 và 1/2 bát cơm
– 100 g cá bống rán – 150 g su su luộc – 100 g canh rau ngót thịt băm |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1538 kcal
– Đạm: 50 g – Đường bột: 285 g – Béo: 22 g |
|||
Thứ Sáu | ||||
Bữa sáng
(6h30) |
Bữa phụ
(9h00) |
Bữa trưa
(11h30) |
Bữa chiều
(17h30) |
|
Món ăn | – Cháo thịt nạc
(50 g gạo tẻ + 20 g thịt nạc + 1 gói bột ngũ cốc dinh dưỡng canxi) |
– 100 g dứa nướng | – 1 và 1/2 bát cơm
– 50 g chả lá lốt – 150 g rau củ hấp (súp lơ trắng + bí đỏ + cà rốt) – 100 g canh rau mùng tơi |
– 1 và 1/2 bát cơm
– 70 g thịt gà rang – 150 g bí xanh luộc – 100 g canh rau cải xanh – 60 g cherry |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1520 kcal
– Đạm: 65 g – Đường bột: 270 g – Béo: 20 g |
|||
Thứ Bảy | ||||
Bữa sáng
(6h30) |
Bữa phụ
(9h00) |
Bữa trưa
(11h30) |
Bữa chiều
(17h30) |
|
Món ăn | – Bún măng mọc
(100 g bún + 30 g mọc + 50 g măng + rau thơm, hành lá) – 200 ml sữa đậu nành hạt sen |
– 70 g bánh tart táo quế | – 1 và 1/2 bát cơm
– 100 g thịt viên sốt cà chua – 150 g bắp cải luộc – 100 g canh rau ngót – 60 g dâu tây |
– 1 và 1/2 bát cơm
– 60 g thịt nạc luộc – 150 g bí ngòi xào – 200 g canh rau mùng tơi – 60 g việt quất |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1538 kcal
– Đạm: 50 g – Đường bột: 285 g – Béo: 22 g |
|||
Chủ Nhật | ||||
Bữa sáng
(6h30) |
Bữa phụ
(9h00) |
Bữa trưa
(11h30) |
Bữa chiều
(17h30) |
|
Món ăn | – Bún thịt nạc
(150 g bún + 30 g thịt nạc + 200 ml nước xương) – 50 g sữa chua không đường |
– 50 g bánh pudding chanh | – 1 và 1/2 bát cơm
– 100 g đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua – 150 g cải ngọt luộc – 100 g dưa hấu |
– 1 và 1/2 bát cơm
– 50 g thịt rang cháy cạnh – 100 g canh cua rau đay – 60 g việt quất |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1611 kcal
– Đạm: 64 g – Đường bột: 278 g – Béo: 27 g |
Xây dựng thực đơn cho người bệnh thận phải dựa trên thể trạng và tình hình bệnh lý của mỗi người. Đây là một quá trình dài đòi hỏi sự tìm hiểu chuyên sâu và sẽ khá khó khăn đối với những ai mới bắt đầu. Do đó, việc sử dụng các dịch vụ tư vấn và xây dựng thực đơn cho người bị bệnh thận theo yêu cầu sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
Hiện tại, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là cơ sở y tế hàng đầu cung cấp dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bệnh thận. Khi sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ được xét nghiệm, kiểm tra tình trạng bệnh lý bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, từ đó, xây dựng thực đơn hỗ trợ duy trì sức khỏe và thúc đẩy hiệu quả của quá trình điều trị.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thực đơn cho người bệnh thận mà bạn cần nắm rõ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức và giải đáp các thắc mắc liên quan tới thực đơn hàng ngày cho người bị bệnh thận.
Khi xây dựng chế độ ăn, bạn cũng cần dựa trên thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng và tình hình bệnh lý của từng người. Đối với người bệnh thận, điều quan trọng nhất là phải hạn chế tối đa các dưỡng chất không cần thiết, tránh gây áp lực tới hoạt động của thận. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới thực đơn cho người bệnh thận, xin vui lòng liên hệ tới Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn và giải đáp chi tiết.