Theo thống kê, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc bệnh suy thận. Trong đó, có khoảng 26.000 người bệnh phải chạy thận nhân tạo và khoảng 8.000 ca bệnh mới mỗi năm. Bệnh thận không gây tử vong đột ngột nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì cơ hội sống của người bệnh tương đối thấp. Do đó, việc tìm hiểu và nắm rõ các dấu hiệu bệnh thận là điều cần thiết cho mọi đối tượng. Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh thận và nguyên nhân gây bệnh mà bạn cần ghi nhớ để có thể phòng ngừa, cũng như sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh thận là gì?
Bệnh thận là tình trạng tổn thương gây suy giảm chức năng của cơ quan thận. Thận có vai trò như một hệ thống lọc chất thải trong cơ thể. Mỗi ngày, thận sẽ tiến hành lọc máu khoảng 12 lần / giờ. Sau khi lọc máu, chất thải sẽ được xử lý thành nước tiểu và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo. Khi chức năng thận bị suy giảm, quá trình lọc máu tại cơ quan này có thể bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng tích tụ chất thải trong cơ thể.
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh thận thường không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, mọi người cần kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh thận và kịp thời điều trị.
Bệnh thận được xem là một trong những “căn bệnh thầm lặng” bởi triệu chứng chỉ khởi phát khi chức năng thận đã suy giảm 90%. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh thận điển hình nhất bao gồm:
Ở trạng thái khỏe mạnh, thận sẽ giúp cơ thể sản sinh ra hormone erythropoietin. Chất này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, một loại tế bào có nhiệm vụ mang oxy cung cấp cho não và mọi cơ quan khác trong cơ thể. Khi bị tổn thương do bệnh lý, chức năng thận hoạt động kém hiệu quả dẫn đến việc thiết hụt lượng erythropoietin cần thiết.
Bệnh lý suy thận mạn tính sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và người bệnh sẽ luôn trong trạng thái thiếu năng lượng và mất tập trung. Mặc khác lúc này, quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể sẽ bị suy giảm khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Khi chức năng thận bị suy giảm do bệnh lý, lượng độc tố trong cơ thể sẽ bị lắng đọng lại trong máu, khiến người bệnh gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc; điều này càng thúc đẩy sự suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh suy thận còn gặp phải hiện tượng ngưng thở khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương.
Chức năng thận suy giảm có thể khiến người bệnh thường xuyên khó ngủ
Thận là cơ quan nắm giữ vai trò lọc máu giúp loại bỏ chất thải dư thừa trong máu, đồng thời duy trì lượng khoáng chất trong cơ thể. Do đó, khi chức năng thận hoạt động kém, cơ thể sẽ đối mặt với tình trạng mất cân bằng khoáng chất. Điều này thường được thể hiện qua hiện tượng khô da và ngứa da. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh thận trên da này rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý ngoài da khác.
Thận chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải trong máu qua đường niệu đạo, vì vậy mọi bất thường về nhu cầu đi tiểu đều liên quan trực tiếp đến cơ quan này. Một số biểu hiện của bệnh thận liên quan đến nhu cầu đi tiểu điển hình như:
Ở trạng thái khỏe mạnh, thận sẽ giữ lại các tế bào máu và loại bỏ chất thải thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm, quá trình lọc máu có thể làm thất thoát một lượng tế bào máu nhất định vào nước tiểu, đồng thời độc tố trong nước thải cũng có thể đi ngược vào máu, gây hại cho cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu ra máu. Đây là một trong những dấu hiệu bệnh thận dễ nhận biết.
Trên thực tế, nước tiểu có bọt là điều bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra do bàng quang đầy khiến cho áp lực nước tiểu tăng cao. Tuy nhiên, nếu nước tiểu của bạn thường xuyên nổi nhiều bọt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về thận như như suy thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận,… Theo nghiên cứu, tình trạng nước tiểu nổi bọt là một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh thận do tiểu đường.
Khi chức năng thận suy yếu, lượng protein có hiện tượng bị rò rỉ vào nước tiểu thay vì được giữ lại trong máu. Do đó, hiện tượng này sẽ làm giảm áp lực keo của máu và từ đó hình thành nên bọng mắt. Vì vậy, bọng mắt xuất hiện trong nhiều ngày có thể là một trong những dấu hiệu bệnh thận cần lưu ý.
Khi hệ thống lọc máu ở thận bị suy yếu, người bệnh có thể thường xuyên xuất hiện bọng mắt
Mọi sự tổn thương ở thận đều có thể gây ra hiện tượng tích tụ chất thải trong cơ thể. Khi đó, lượng natri có trong chất thải sẽ khiến cơ thể bị ứ dịch, sưng phù ở các bộ phận như bàn tay, bàn chân và mắt cá chân.
Những người mắc bệnh thận thường có nồng độ ure trong máu cao. Khi ure huyết cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, làm tăng cảm giác buồn nôn. Đồng thời, sự tích tụ chất thải, độc tố trong cơ thể do chức năng thận suy yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người bệnh bị mất khẩu vị và chán ăn.
Khi mắc phải các bệnh lý về thận, cơ thể sẽ bị mất cân bằng nồng độ calci, natri, kali và các chất điện giải trong máu. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động của các nhóm cơ và gây ra hiện tượng co giật cơ, chuột rút. Tuy nhiên, không có quá nhiều sự khác biệt giữa cơn co giật cơ, chuột rút do bệnh thận và do những nguyên nhân khác.
Một số triệu chứng khác cho thấy dấu hiệu bệnh thận bao gồm:
Dấu hiệu bệnh thận thường không rõ ràng, mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh
Bệnh thận gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Các bệnh lý về thận thường gặp điển hình như:
Người bệnh suy thận có thể đối mặt với nguy cơ tử vong nếu không sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh thận. Bệnh suy thận được phân thành 2 nhóm bệnh phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, bao gồm suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Trong đó, suy thận cấp tính thường chỉ xảy ra khoảng vài ngày, chức năng thận có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn sau khi được điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi mắc phải bệnh suy thận mạn tính, chức năng thận không thể phục hồi, các biện pháp điều trị chỉ có tác động làm chậm quá trình tiến triển và hạn chế biến chứng của bệnh. Cho đến khi chức năng thận bị suy giảm gần như hoàn toàn, người bệnh suy thận mạn tính cần thực hiện các biện pháp như chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc cấy ghép thận.
Sỏi thận hay sạn thận là bệnh lý xảy ra khi các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng thành dạng tinh thể rắn ở bàng quang, niệu quản và thận. Các loại sỏi thận phổ biến điển hình như sỏi axit uric, sỏi canxi, sỏi cystin, sỏi nhiễm trùng,… Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ, người bệnh có thể được điều trị bằng cách uống thuốc để bào mòn sỏi và thúc đẩy quá trình tống viên sỏi ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Một số trường hợp sỏi thận với kích thước to sẽ làm tắc đường tiết niệu dẫn nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vì, nếu sỏi thận có kích thước lớn có thể gây tổn thương bàng quang, niệu quản và thận, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ sỏi khỏi cơ thể.
Đây là bệnh lý xảy ra ở vùng cầu thận, bao gồm viêm ở tiểu cầu thận và viêm các mạch máu bên trong thận. Các dấu hiệu bệnh thận này điển hình như phù nề, thay đổi thành phần nước tiểu, thiếu máu, tăng huyết áp,… Nếu như không được điều trị kịp thời, viêm cầu thận có thể dẫn đến bệnh suy thận.
Viêm cầu thận được phân loại thành viêm cầu thận cấp tính và mạn tính. Trong đó, viêm cầu thận cấp tính có thể hồi phục hoàn toàn sau khoảng 6 tuần điều trị tích cực. Bệnh lý này thường xảy ra sau khi cơ thể bị nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A do nhiễm khuẩn sau viêm họng hoặc viêm ngoài da.
Ngược lại, viêm cầu thận mạn tính có thời gian tiến triển kéo dài từ vài tháng đến vài năm, dẫn đến nguy cơ teo thận. Khi đó chức năng thận bị mất đi sẽ không thể hồi phục dù đã được điều trị tích cực.
Dấu hiệu thường gặp của viêm cầu thận bao gồm phù nền, creatinin huyết thanh tăng cao, thiểu niệu, tăng huyết áp
Bệnh viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bao gồm nhiễm khuẩn cấp tính đài thận, nhu mô thận, bể thận và niệu quản. Những trường hợp tiềm ẩn yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh lý này bao gồm:
Hội chứng thận hư hay thận nhiễm mỡ là tình trạng suy giảm chức năng thận gây viêm nhiễm, máu tăng mỡ và giảm protein, trong nước tiểu có protein. Khi mắc phải hội chứng thận hư, albumin (một loại protein) bị rò rỉ vào nước tiểu của người bệnh thay vì được thận lọc như bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc trong máu sẽ thiếu hụt lượng albumin cần thiết.
Trong khi đó, albumin đóng vai trò loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể, việc thiếu hụt albumin có thể gây ra hiện tượng tích tụ chất lỏng dẫn đến tình trạng sưng phù một số bộ phận như tay, chân, mắt cá chân.
Ngoài ra, khi mắc hội chứng thận hư, cholesterol có thể bị tích tụ trong máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong động, tĩnh mạch. Khi đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người bị hội chứng thận hư sẽ gia tăng đáng kể. Mục tiêu điều trị hội chứng thận hư sẽ tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng, biến chứng và theo dõi cơ chế bệnh sinh để có biện pháp xử trí phù hợp.
Bệnh ung thư thận được phân thành nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào thận (RCC). Ung thư khởi phát khi các tế bào ác tính trong cơ quan thận phát triển ngoài tầm kiểm soát, xâm lấn các tế bào bình thường. Tế bào ung thư thận có thể nhanh chóng di căn đến xương, người bệnh phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm và nếu không điều trị thời gian sống sẽ bị rút ngắn đáng kể.
Thông thường, phương pháp điều trị chính của bệnh ung thư thận là phẫu thuật loại bỏ khối u thận. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà người bệnh ung thư thận có thể sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật hoặc kết hợp giữa phẫu thuật và xạ trị để tối ưu hiệu quả loại bỏ tế bào ung thư.
Phẫu thuật loại bỏ khối u thận ác tính là phương pháp điều trị ung thư thận kinh điển
Song song với vấn đề phát hiện sớm dấu hiệu bệnh thận thì việc xác định nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Bệnh thận có thể là hệ quả từ những vấn đề sức khỏe khác, nguyên nhân gây bệnh được phân thành 2 loại là nguyên nhân cấp tính và mạn tính, cụ thể như sau:
Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh thận cấp tính bao gồm:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mạn tính đến từ các bệnh lý như:
Những người mang nhiều yếu tố rủi ro hoặc bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh có thể dễ mắc các bệnh lý về thận cao hơn người khác, điển hình như:
Người có lối sống kém lành mạnh, lười vận động thường tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh thận
Bệnh thận có gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không sớm phát hiện dấu hiệu bệnh thận, người bệnh có thể phải đối mặt nguy cơ tử vong. Bệnh lý về thận dù là cấp tính hay mạn tính đều tồn tại nguy cơ xảy ra biến chứng. Cụ thể như sau:
Bệnh thận CÓ THỂ DI TRUYỀN nhưng các loại di truyền này thường không chiếm đa số. Các chuyên gia y khoa cho biết, nhiều bệnh lý về thận thường gặp có nguyên nhân đến từ các yếu tố môi trường và xã hội.
Theo thống kê, có khoảng 300 rối loạn di truyền bệnh thận được ghi nhận, tuy nhiên phần lớn các rối loạn di truyền này thường hiếm gặp. Trong đó, bệnh thận di truyền phổ biến nhất là bệnh thận đa nang nhiễm sắc thể. Một số rối loạn di truyền về thận phổ biến khác điển hình như bệnh Fabry, hội chứng Bartter, Alport, Cystinosis,…
Nếu có dấu hiệu bệnh thận, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm để bác sĩ kiểm tra và đánh giá chức năng thận. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị bệnh phù hợp. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh thận bao gồm:
Mọi tổn thương ở thận đều có thể gây rò rỉ protein hoặc máu vào nước tiểu. Để kiểm tra lượng protein và máu rò rỉ trong nước tiểu, thông thường người bệnh sẽ thực hiện xét nghiệm ACR hay còn gọi là xét nghiệm tỷ lệ albumin-creatinine trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện một số rối loạn của chức năng ở thận và đường tiết niệu, bao gồm sỏi thận, bệnh thận mạn tính, nhiễm trùng bàng quang, bệnh đái tháo đường,…
Kết quả xét nghiệm máu sẽ thể hiện những bất thường của chức năng thận, bao gồm:
Xét nghiệm kiểm tra creatinine trong máu (một chất thải do mô cơ tạo ra) được đánh giá là biện pháp giúp bác sĩ kiểm tra tốc độ lọc cầu thận (GFR) tối ưu. Thông thường, người mắc phải các bệnh lý về thận sẽ có kết quả xét nghiệm GFR dưới 60 mL/phút/1,73 m2 trong 3 tháng liên tiếp.
Một số xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ xác định các dấu hiệu bệnh thận, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý, cụ thể như sau:
Siêu âm thận là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại, không xâm lấn giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về thận
Sinh thiết thận là kỹ thuật thu thập mẫu mô từ thận để bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm. Kết quả sinh thiết thận giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán chính xác các bệnh lý về thận, bao gồm viêm thận, bệnh thận mạn tính, ung thư thận,… Ngoài ra, kỹ thuật này còn được áp dụng để bác sĩ theo dõi quá trình điều trị bệnh thận, từ đó có những điều chỉnh phù hợp giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Bệnh thận cấp tính CÓ THỂ ĐƯỢC CHỮA KHỎI, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời chức năng thận sẽ được hồi phục một phần hoặc toàn phần. Mặt khác, bệnh thận mạn tính thường không thể chữa khỏi, mục tiêu điều trị bệnh lý này là làm chậm quá trình tiến triển, đồng thời hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng của bệnh. Do đó, để nâng cao hiệu quả chữa khỏi bệnh thận cấp tính và ngăn chặn nguy cơ dẫn đến bệnh thận mạn tính, ngay khi có biểu hiện của bệnh thận bạn cần sớm đến bệnh viện được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh thận được điều trị bằng phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, phân loại và mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh. Hiện nay, có 3 cách điều trị bệnh thận phổ biến bao gồm sử dụng thuốc, lọc máu và cấy ghép thận. Cụ thể:
Thông thường, khi phát hiện sớm dấu hiệu bệnh thận, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng chuyên biệt. Khi đó, tỷ lệ chữa khỏi bệnh thận có thể đạt đến 95%. Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh thận điển hình như:
Lưu ý rằng, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bệnh thận, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không cần kê đơn và thực phẩm chức năng.
Thông thường, người bệnh suy thận cấp hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối buộc phải tiến hành lọc máu. Phương pháp này sử dụng thiết bị có bộ lọc cơ học để làm sạch máu của người bệnh thay cho chức năng thận. Nhờ phương pháp lọc máu, người bị suy giảm chức năng thận không tự loại bỏ được các chất thải, độc tố đã có cơ hội kéo dài thời gian sống đáng kể.
Mỗi bệnh trạng, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phương pháp lọc máu phù hợp. Hiện nay, các phương pháp lọc máu phổ biến bao gồm lọc máu ngắt quãng (thận nhân tạo), lọc máu liên tục, lọc màng bụng,… Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và phác đồ điều trị, lọc máu có thể giúp người bệnh thận kéo dài tuổi thọ thêm khoảng từ 5 năm đến 10 năm, thậm chí là hơn 20 năm.
Lọc máu thường được áp dụng cho trường hợp bệnh thận đã tiến triển nặng
Trên thực tế, ghép thận là phương pháp ghép một quả thận từ người hiến tặng vào vùng bụng của người bệnh. Vị trí thuận lợi để ghép thận là ở vùng hộ chậu bên phải hoặc trái. Một người bệnh có thể thực hiện cấy ghép thận nhiều hơn 1 lần, nếu như ca ghép thận trước đó không thành công.
Cấy ghép thận thường được chỉ định để điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 và giai đoạn 4, khi người bệnh có nguyện vọng thực hiện. Để tối ưu hiệu quả ghép thận, người bệnh cần thỏa đủ các điều kiện sau đây:
Lưu ý rằng, đối với người đang mắc bệnh tiểu đường cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện ghép thận.
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận cần dựa vào những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh thận cần khoa học và đảm bảo tuân thủ theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, chế độ ăn uống của người bệnh thận có thể thay đổi theo từng giai đoạn bệnh.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát hiệu quả sự phát triển của bệnh thận
Phòng ngừa bệnh thận là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh thận cho người khỏe mạnh và người tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh thận, cụ thể:
Người mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị bệnh về thận cao hơn người khác. Do đó, ngoài việc thực hiện các cách phòng ngừa bệnh thận cho cộng đồng nêu trên, người bệnh tiểu đường và tăng huyết áp cần lưu ý thêm các vấn đề sau đây:
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp bảo vệ sức khỏe khỏi nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh thận
Ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh thận, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh thận trên lâm sàng thường gặp mà bạn có thể dễ nhận biết, điển hình như:
Thông thường, chỉ khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bệnh thận, người bệnh mới cân nhắc việc sẽ đến bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, mọi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh thận.
Bên cạnh đó, việc chọn bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị bệnh thận đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chữa trị. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám, điều trị bệnh lý về thận và hệ thống tiết niệu. Đồng thời, nơi đây cũng là một trong số ít những cơ sở y tế sở hữu trang thiết bị chẩn đoán thăm dò chuyên sâu, phương pháp điều trị tiên tiến đạt chuẩn quốc tế.
Nếu bạn muốn thăm khám dấu hiệu bệnh thận nhưng vẫn đang phân vân chưa biết nên chọn bệnh viện nào để thăm khám bệnh thận, có thể tham khảo Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Để đặt lịch thăm khám, bạn có thể trực tiếp liên hệ số hotline 093 180 6858 – 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 – 024 3872 3872 (Hà Nội).
Trên đây là các dấu hiệu bệnh thận thường gặp và những thông tin liên quan đến bệnh lý này mà bạn cần quan tâm. Nutrihome hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cần thiết để bạn có thể bảo vệ sức khỏe, cũng như có thể chuẩn bị hành trang để ứng phó với các bệnh lý về thận. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!