Uống thuốc tây nhiều có hại thận không? Đây là thắc mắc được rất nhiều người dân quan tâm, đặc biệt trong thời đại mà việc sử dụng thuốc tây để điều trị các triệu chứng bệnh lý tại nhà đang ngày càng trở nên phổ biến. Việc hiểu rõ mối liên hệ giữa thuốc và sức khỏe của thận không chỉ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe, mà còn giúp phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy, uống thuốc nhiều có ảnh hưởng đến thận không? Uống thuốc nhiều hại thận như thế nào? Đâu là danh sách các loại thuốc có hại cho thận phổ biến nhất hiện nay? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Uống thuốc nhiều có hại thận không? Uống thuốc hại thận như thế nào?
Uống thuốc tây nhiều CÓ GÂY HẠI thận. Bởi lẽ, thận là cơ quan trực tiếp giúp cơ thể lọc và đào thải dược phẩm dư thừa ra khỏi máu. Việc hấp thụ và xử lý quá nhiều hóa chất biệt dược, có hoạt tính sinh học cao chứa trong thuốc, khiến thận bị “quá tải”, dễ dẫn đến ngộ độc. Tình trạng nhiễm độc thận do lạm dụng thuốc là một hiện tượng tương đới phổ biến. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên 19 – 60% ca tổn thương thận cấp tính và 5% ca mắc bệnh thận mãn tính mỗi năm trên toàn thế giới.
Uống nhiều thuốc có hại thận không? Câu trả lời là CÓ
Mỗi loại thuốc khác nhau có cách thức gây tổn thương thận khác nhau. Theo nghiên cứu, uống thuốc tây nhiều có hại thận không chỉ thông qua một mà còn nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể:
Cơ chế | Tác động | Đặc điểm |
Gây tổn thương trực tiếp | Tổn thương ống lượn gần (proximal tubular), một bộ phận quan trọng trong đơn vị lọc máu của thận, dẫn đến hoại tử ống thận cấp tính | Phụ thuộc vào liều lượng dùng thuốc |
Tắc nghẽn ống thận do tinh thể hoặc phôi chứa thuốc và các chất chuyển hóa của chúng | Phụ thuộc vào liều lượng dùng thuốc | |
Viêm kẽ thận do thuốc và các chất chuyển hóa của chúng | Không phụ thuộc vào liều lượng dùng thuốc | |
Gây tổn thương gián tiếp | – Tăng nhiệt độ cơ thể, tăng huyết áp, giảm lưu lượng máu đến thận,….
– Thúc đẩy bệnh lý mạn tính tiến triển hoặc làm tăng nguy cơ khởi phát tiểu đường, suy tim, thừa cân – béo phì,… |
Phụ thuộc vào liều lượng dùng thuốc |
Uống thuốc tây nhiều có hại thận không? Dưới đây là danh sách 14 loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ hại thận mà bạn nên cẩn trọng khi tiêu thụ:
Định nghĩa: Là nhóm thuốc được dùng để chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Đây là nhóm thuốc phổ biến, có thể được tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc bán lẻ ở Việt Nam mà không cần toa thuốc từ bác sĩ.
Cơ chế hại thận: Gây tổn thương trực tiếp đến mao mạch cầu thận (renal capillary rays), làm suy giảm khả năng lọc máu của thận. Một số có thể tạo kết tủa (sỏi) trong ống thận, gây tắc nghẽn; kích ứng niêm mạc thận, hình thành viêm nhiễm.
Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến, có thể tổn thương thận khi sử dụng quá liều gồm:
Loại thuốc | Ứng dụng điều trị |
Penicillin | Vi khuẩn gram dương gây viêm họng, viêm màng phổi và viêm amidan. |
Cephalosporins | Vi khuẩn gram âm và gram dương gây nhiễm trùng đường tiết niệu, da, phổi, mào tinh hoàn, viêm màng não,… |
Gentamicin | Vi khuẩn gram âm gây viêm màng não, nhiễm trùng máu, bụng, phổi, da, xương, khớp và đường tiết niệu |
Lưu ý:
Tóm lại, uống thuốc tây nhiều có hại thận không? Câu trả lời là CÓ, nhưng còn phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian mà bạn đang sử dụng.
Định nghĩa: Là thuốc kích thích cơ thể tăng cường đào thải nước và muối khoáng thông qua thận. Thuốc thường được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng phù nề do tăng kali huyết.
Cơ chế hại thận:
Uống thuốc tây nhiều có hại thận không chỉ thông qua một mà còn nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể:
Thuốc lợi tiểu có thể gây mất nước quá mất, ảnh hưởng đến nội tiết tố
Một số loại thuốc lợi tiểu phổ biến, có thể tổn thương thận khi sử dụng quá liều bao gồm:
Loại thuốc | Cơ chế hại thận |
Furosemide (Lasix) | Gây mất nước và cân bằng điện giải |
Hydrochlorothiazide (Microzide) | |
Spironolactone (Aldactone) | Tăng bài tiết kali, tác động đến hệ thống RAAS |
Định nghĩa: Là một nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau và kháng viêm. Thuốc có thể được tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc bán lẻ mà không cần sự kê toa từ bác sĩ.
Cơ chế hại thận:
Uống thuốc tây nhiều có hại thận không khi đó chỉ là thuốc chống viêm không chứa steroid? Câu trả lời là CÓ. Khi dùng quá liều NSAID, thuốc có thể:
Vậy, uống thuốc tây nhiều có hại thận không? Câu trả lời là CÓ. Một số loại thuốc chống viêm không steroid, có thể gây hại thận khi sử dụng quá liều, chẳng hạn như:
Loại thuốc | Ứng dụng điều trị |
Ibuprofen (Advil, Motrin) | Đau đầu, đau cơ, viêm khớp, cảm lạnh, đau răng và đau lưng |
Naproxen (Aleve, Naprosyn) | Bệnh gút cấp tính, viêm xương khớp, viêm gân, viêm khớp dạng thấp, đau bụng kinh nguyên phát |
Indomethacin (Indocin) | Viêm, sưng, cứng khớp và đau khớp. |
Định nghĩa: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) chủ yếu được sử dụng để giảm sản xuất axit trong dạ dày, giúp điều trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm thực quản, nhiễm khuẩn HP hoặc bệnh ợ chua do trào ngược thực quản.
Cơ chế gây hại thận:
Sử dụng PPI dài hạn hoặc ở liều cao có thể gây hại thận qua các cơ chế sau:
Thuốc ức chế bơm proton thường được dùng để điều trị các bệnh lý dạ dày
Nghiên cứu cho thấy, thời gian trung bình từ khi sử dụng PPI đến khi suy thận cấp tính là 23 ngày, đến khi suy thận mạn tính là 177 ngày. Đặc biệt, suy thận cấp tính do PPI gây ra có tỷ lệ nhập viện, tàn tật và tử vong cao hơn so với suy thận mạn tính liên quan đến PPI. Một số loại thuốc ức chế bơm proton có thể gây hại thận khi sử dụng quá liều bao gồm: Omeprazole (Prilosec), Lansoprazole (Prevacid), Esomeprazole (Nexium),Pantoprazole (Protonix),…
Định nghĩa: Thuốc nhuận tràng là nhóm thuốc được chỉ định để điều trị táo bón, làm mềm phân, giúp người bệnh nhanh đi ngoài và khắc phục các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Cơ chế gây hại thận:
Vậy, uống thuốc tây nhiều có hại thận không dù đó chỉ là thuốc có chức năng nhuận tràng? Câu trả lời là CÓ. Một số loại thuốc nhuận tràng có thể gây hại thận khi sử dụng quá liều bao gồm:
Loại thuốc | Ứng dụng điều trị & cơ chế hại thận |
Sodium Phosphate (Fleet Enema) | Dùng trong điều trị táo bón, có thể gây mất nước và cân bằng ion. |
Magnesium Citrate (Citroma) | Dùng để làm sạch ruột trước phẫu thuật, có thể gây tụt magiê huyết và hạn chế lưu lượng máu đến thận |
Polyethylene Glycol 3350 (MiraLAX) | Dùng trong điều trị táo bón kéo dài, có thể gây mất nước nếu sử dụng quá liều. |
Định nghĩa: Là thuốc chứa nhiều đối kháng với thụ thể serotonin của thần kinh trung ương, có tác dụng kiểm soát dẫn truyền thần kinh, tạo ra tác dụng chống loạn thần. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, người bệnh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc điều trị tâm thần càng nhiều thì chức năng thận càng bị suy giảm.
Cơ chế gây hại thận:
Thuốc trị trầm cảm có thể làm “nhiễu” các tín hiệu thần kinh, gây rối loạn quá trình trao đổi chất, sản xuất nội tiết tố của cơ thể và dẫn đến:
Dùng thuốc chữa trầm cảm càng nhiều thì chức năng thận càng suy giảm
Một số loại thuốc trị trầm cảm, tâm thần có thể gây hại thận khi sử dụng quá liều bao gồm:
Loại thuốc | Ứng dụng điều trị & cơ chế hại thận |
Lithium (Eskalith, Lithobid) | Điều trị rối loạn lưỡng cực. Lithium có thể gây suy nhược cơ, t |
Clozapine (Clozaril) | Được sử dụng trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt, có thể gây rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp đột ngột, tăng lượng đường trong máu, rối loạn hệ thần kinh trung ương, dẫn đến viêm thận và đi tiểu mất tự chủ |
Haloperidol (Haldol) | Thuốc an thần, giảm căng thẳng tâm lý quá mức, có thể ảnh hưởng đến chức năng thận thông qua rối loạn cân bằng nước và muối. |
Định nghĩa: Là những loại thuốc có khả năng ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACEIs) và ngăn chặn thụ thể angiotensin (ARBs), được sử dụng rộng rãi để điều trị chứng tăng huyết áp khi mắc bệnh tim mạch, hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ..
Cơ chế gây hại thận:
Một số loại thuốc hạ huyết áp có thể gây hại thận khi sử dụng quá liều bao gồm:
Nhóm thuốc | Tên thuốc | Ứng dụng điều trị |
ACEIs | – Enalapril (Vasotec);
– Lisinopril (Prinivil, Zestril); – Ramipril (Altace). |
Điều trị tăng huyết áp, suy tim, giảm nguy cơ đột quỵ.
|
ARBs | – Losartan (Cozaar);
– Valsartan (Diovan); – Irbesartan (Avapro). |
Điều trị tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận do tiểu đường. |
Định nghĩa: Chất cản quang i-ốt (Iodinated radiocontrast) là một dung dịch chứa đồng vị phóng xạ của khoáng chất i-ốt, thường được bác sĩ tiêm vào cơ thể người bệnh trước khi chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp CT. Nhờ có chất cản quang i-ốt mà độ tương phản trên các hình ảnh chụp chiếu được cải thiện đáng kể, cho phép bác sĩ quan sát rõ ràng các cấu trúc bên trong và đưa ra chẩn đoán chính xác.
Cơ chế gây hại thận:
Tia phóng xạ mang năng lượng cao chứa trong chất cản quang i-ốt có thể gây tổn thương trực tiếp tại tiểu cầu thận và ống thận, thúc đẩy bệnh suy thận do thuốc cản quang (contrast-induced nephropathy – CIN) tiến triển. Trong đó, CIN được định nghĩa là tình trạng tăng 25% nồng độ creatinine trong huyết thanh trong vòng 48 – 72 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang i-ốt qua đường tĩnh mạch.
Để giảm thiểu rủi ro CIN, các bác sĩ thường xác định rõ ràng nhu cầu sử dụng chất cản quang i-ốt, lựa chọn loại chất cản quang thích hợp và theo dõi chặt chẽ chức năng thận của người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng thường được khuyến nghị uống nhiều nước sau khi tiêm chất cản quang i-ốt để ngăn ngừa tình trạng suy thận.
Chất cản quang i-ốt chứa đồng vị phóng xạ, có thể gây hại thận
Định nghĩa: Là dòng thuốc kháng virus HIV, được biết tết với tên gọi antiretroviral medications (ARVs). Thuốc ARV không “tiêu diệt” vi-rút HIV nhưng ngăn không cho chúng nhân lên và tiêu diệt các tế bào miễn dịch CD4, những “chiến binh” chống nhiễm trùng của cơ thể.
Cơ chế gây hại thận: Thuốc kháng vi-rút gây ra suy thận thông qua nhiều cơ chế như: trực tiếp gây viêm ống thận; tạo kết tủa làm tắc nghẽn ống thận; tác động đến cơ chế vận chuyển ion và chất hữu cơ trong tế bào thận, gây suy thận. Một số loại thuốc dùng trong điều trị HIV có thể gây hại thận gồm:
Loại thuốc | Cơ chế hại thận |
Tenofovir Disoproxil Fumarate (TDF) | Tác động lên ống thận và tạo kết tủa. |
Atazanavir (Reyataz) | Có thể gây sỏi thận và tăng ure máu. |
Indinavir (Crixivan) | Có thể gây sỏi thận và viêm ống thận. |
Một số loại thuốc kháng vi-rút khác như acyclovir (Zovirax), Foscarnet và ganciclovir,… cũng có thể gây tổn thương thận. Cụ thể:
Loại thuốc | Ứng dụng | Cơ chế hại thận |
Acyclovir (Zovirax) | Điều trị bệnh nhiễm trùng da (zona) và thủy đậu | – Kết tủa trong các ống thận, gây tắc nghẽn và viêm.
– Gây suy thận tạm thời thông qua tác động gây ngộ độc ống thận. |
Foscarnet | Điều trị nhiễm thủy đậu, khi các phương pháp điều trị khác thất bại. | – Gây viêm và tổn thương ống thận, làm giảm khả năng lọc của thận.
– Gây rối loạn điện giải và làm tăng rủi ro suy thận. |
Ganciclovir | Điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm Cytomegalovirus, đặc biệt ứng dụng trong trường hợp người nhận cấy ghép nội tạng hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. | – Gây tổn thương ống thận, làm giảm chức năng lọc của thận. |
Axit zoledronic là một loại thuốc thuộc nhóm bisphosphonates, được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh liên quan đến xương, bao gồm loãng xương, bệnh Paget xương và một số trường hợp ung thư xương. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), axit zoledronic có thể gây suy thận, dù cơ chế chính xác của tác động độc này chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Do đó, người bệnh loãng xương có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến thận cần tuyệt đối tránh xa việc sử dụng các loại thuốc có chứa hợp chất này.
Thuốc ức chế miễn dịch là những loại thuốc dùng cho bệnh nhân sau cấy ghép nội tạng, ngăn không cho cơ thể đào thải cơ quan mới được cấy ghép.
Thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng ở bệnh nhân mới ghép nội tạng
Một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể gây hại thận bao gồm:
Loại thuốc | Ứng dụng | Cơ chế hại thận |
Cyclosporine (Neoral) | Ức chế cơ thể đào thải cơ quan cấy ghép; hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. | – Làm hẹp các mạch máu trong thận, giảm lưu lượng máu đến thận và dẫn đến suy thận.
– Kích thích viêm ống thận |
Tacrolimus (Prograf) | Ức chế cơ thể đào thải cơ quan cấy ghép, đặc biệt là cấy ghép gan, tim, và thận |
Uống thuốc nhiều hại thận là điều mà hầu hết mọi người đều cảnh giác. Tuy nhiên, bổ sung thực phẩm chức năng quá liều, dù không phải là thuốc, cũng có thể gây hại đến thận, nhưng lại chưa được mọi người chú ý đúng mực. Ví dụ:
Do đó, trong mọi tình huống, bạn không nên tự ý bổ sung thực phẩm chức năng khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ. Việc sử dụng và bổ sung thực phẩm chức năng phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, với liều lượng tiêu thụ và thời hạn dung nạp an toàn.
Một số loại thuốc khác như thuốc kiểm soát cholesterol, thuốc trị tiểu đường,… hoàn toàn có thể gây tổn thương thận do tiêu thụ quá liều. Trong đó bao gồm:
Loại thuốc | Cơ chế hại thận |
Thuốc kiểm soát Cholesterol (Statins) | Kích thích viêm cơ, dẫn đến thoái hóa cơ và phóng thích quá mức myoglobin, một loại protein cơ có thể tắc nghẽn ống thận. |
Thuốc trị tiểu đường (Metformin) | Metformin có thể tích tụ trong máu khi chức năng thận suy giảm, dẫn đến tình trạng tích tụ axit lactic quá mức, thúc đẩy nguy cơ suy thận. |
Không có có đáp án chính xác cho câu hỏi “uống bao nhiêu thuốc thì hại thận?” bởi mức độ gây tổn thương thận do các loại thuốc gây ra là khác nhau, còn phụ thuộc vào hoạt chất, liều dùng và thời gian sử dụng. Ví dụ:
Tóm lại, uống thuốc tây nhiều có hại thận không? Cây trả lời là CÓ. Tuy nhiên, tùy từng loại thuốc, liều dùng và thời gian dung nạp mà mức độ tổn thương thận có thể tiến triển không giống nhau.
Uống thuốc tây bao lâu hại thận còn tùy thuộc vào liều lượng, loại thuốc và thời gian tiêu thụ
Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tổn thương thận do thuốc gồm:
Nghi ngờ nhiễm độc thận do thuốc là tình trạng nghiêm trọng cần được thăm khám kịp thời. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu sau:
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Đau hai bên lưng sau khi dùng thuốc có thể là dấu hiệu tổn thương thận cần được thăm khám kịp thời
Phòng ngừa bệnh thận do thuốc đòi hỏi bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Trên đây là những thông tin quan trọng về 14 loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ gây hại thận khi sử dụng quá liều. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết rõ uống thuốc tây nhiều có hại thận không và tìm được cách sử dụng thuốc hợp lý để đề phòng bệnh thận tiến triển. Trong mọi tình huống, bạn nên ưu tiên đặt lợi ích sức khỏe lên hàng đầu, đảm bảo sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm để việc uống thuốc không gây hại đến sức khỏe thận cả trong ngắn hạn và dài hạn.