Ưu tiên thực phẩm bổ thận trong thực đơn hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý thận. Bởi lẽ, thận là cơ quan trực tiếp xử lý và thanh lọc các dưỡng chất đi vào cơ thể. Việc hấp thụ dinh dưỡng thiếu điều độ sẽ làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng bệnh lý nền. Vậy, bạn nên ăn gì bổ thận? Thức ăn bổ thận phải đạt những tiêu chuẩn nào? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm ra lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Đâu là danh sách thực phẩm bổ thận được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị?
Chế độ dinh dưỡng bổ thận là chế độ ăn hạn chế dư lượng dinh dưỡng và chất lỏng hấp thụ vào cơ thể nhằm đảm bảo thận không hoạt động quá tải. Chế độ ăn này vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng, protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Song, hàm lượng của một số dưỡng chất (natri, kali, phốt pho, nước, protein,…) sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt, tránh hiện tượng tích tụ, cản trở hoạt động của thận và các cơ quan khác.
Thực phẩm bổ thận nên hạn chế muối (natri) và chứa nhiều chất chống oxy hóa (vitamin C, carotenoids, flavonoids,…). Việc ăn uống theo chế độ bổ thận sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh thận mạn tính, năng cao khả năng miễn dịch và tránh các biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra. Cụ thể:
Muối là nguồn cung cấp chính natri – khoáng chất có công dụng cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng muối ăn chỉ nên không quá 5 gam trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi lẽ, chỉ một lượng nhỏ natri dư thừa có thể gây quá tải cho thận, thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp,… Vì vậy, ưu tiên thực phẩm ít muối như rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua, ngũ cốc nguyên cám; đồng thời, ưu tiên các món hấp / luộc, giúp kiểm soát hiệu quả hàm lượng natri trong cơ thể.
Vitamin C sở hữu tác dụng chống viêm nhiễm và chữa lành hiệu quả. Do đó, dưỡng chất này có thể cải thiện chức năng của các cơ quan bị tổn thương, bao gồm thận. Ngoài ra, vitamin C cũng được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ ung thư tiểu mô tế bào thận. Do đó, khi lựa chọn thực phẩm bổ thận, bạn nên cân nhắc các món ăn có hàm lượng cao vitamin C như ớt chuông, kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh, dâu tây,…
Đối với thận, chất chống oxy hóa như polyphenols, flavonoids, anthocyanins,… có tác dụng loại bỏ các gốc tự do tấn công, gây căng thẳng oxy hóa và bảo vệ chức năng thận. Không những vậy, thông qua cơ chế trung hòa gốc tự do, chất chống oxy hoá còn giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể khỏi viêm nhiễm và tổn thương. Do đó, hấp thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hoá vừa có thể bảo vệ thận, vừa duy trì hoạt động giữa các cơ quan trong cơ thể.
Các loại rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho thận
Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng theo phương pháp đạt chuẩn, không chứa các hóa chất công nghiệp có hại cho thận và cơ thể. Vì vậy, hấp thụ các loại thực phẩm này sẽ giúp giảm tải lên hoạt động của thận, giúp thận khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng khỏi các tổn thương.
Rau củ, quả mọng, cá béo,… là các thực phẩm bổ thận mà bạn nên ăn thường xuyên, bởi chúng sở hữu hàm lượng dinh dưỡng khá cân bằng và có lợi. Chi tiết hơn, sau đây là danh sách các thực phẩm, món ăn bổ thận và tác dụng của chúng, giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh thận nên ăn gì:
Các loại cá béo như cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi,… sở hữu hàm lượng cao omega-3. Đây là một axit béo tốt có tác dụng chống viêm, cải thiện các vấn đề về thận. Theo nghiên cứu, omega 3 giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh lý thận giai đoạn cuối ở người bệnh thận và người mắc các bệnh lý nền khác. Bên cạnh đó, dưỡng chất này cũng có thể kiểm soát lượng chất béo hấp thụ, ngăn ngừa nhiễm mỡ, tiểu đường, huyết áp cao,…
Kali trong khoai lang có khả năng giúp cân bằng natri và giảm sự tích tụ chất lỏng mà khoáng chất này gây ra cho thận. Tuy nhiên, do khoai lang sở hữu hàm lượng cao kali, người bệnh suy thận mạn tính trước và trong quá trình lọc thận nên hạn chế hấp thụ thực phẩm này.
Các loại quả mọng như việt quất xanh, nam việt quất, việt quất đen, mâm xôi, nho,… sở hữu đa dạng các chất chống oxy hoá như axit ellagic, anthocyanins và resveratrol. Những hợp chất này có khả năng bảo vệ và cải thiện chức năng thận hiệu quả, cụ thể:
Các loại quả mọng chứa nhiều hợp chất flavonoids, giúp bảo vệ thận trước sự tấn công của gốc tự do
Táo rất giàu các chất chống oxy hóa như vitamin C, quercetin, catechins, và beta-carotene. Những hợp chất này có tác dụng mạnh mẽ trong việc bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương ở thận. Cụ thể:
Ngoài ra, loại quả này cũng sở hữu hàm lượng kali tự nhiên – khoáng chất giúp duy trì sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể. Nhờ vậy, nồng độ pH của nước tiểu luôn được giữ ở mức bình thường, nguy cơ sỏi thận do nước tiểu có tính kiềm cao cũng được hạn chế.
Nước lọc có công dụng giúp thận đào thải các chất cặn bã trong máu dưới dạng nước tiểu. Việc thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn tới sỏi thận, thận nhiễm độc và suy thận mạn. Vì vậy, bạn nên hấp thụ từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ độ ẩm. Đối với người suy thận mạn, lượng nước khuyến cáo được tính dựa trên công thức 40 ml x kg cân nặng.
Vitamin A và B6 trong ớt chuông đỏ giúp điều hòa lượng oxalat trong nước tiểu, chống lại sự hình thành sỏi thận. Trong khi đó, folate lại có khả năng ngăn chặn suy thận mạn chuyển biến xấu. Ngoài ra, sự kết hợp của lycopene và vitamin C trong loại quả này cũng giúp bảo vệ thận khỏi viêm nhiễm và tổn thương do căng thẳng oxy hoá. Đặc biệt, lycopene còn được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh thận.
Bên cạnh quercetin, bắp cải cũng chứa các chất chống oxy hóa khác như kaempferol và apigenin. Đây là hai hợp chất thuộc nhóm flavonoids, có khả năng ngăn chặn ung thư biểu mô tế bào thận thông qua cơ chế kháng viêm. Ngoài ra, hàm lượng lớn chất xơ trong bắp cải cũng giúp cải thiện hệ tiêu hoá, có lợi cho người suy dinh dưỡng do chức năng thận kém. Vì vậy, đây sẽ là một trong số thực phẩm bổ thận không thể thiếu để duy trì thể trạng khỏe mạnh.
Bắp cải hỗ trợ thận kháng viêm nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoids
Hàm lượng natri, kali và phốt pho trong súp lơ trắng tương đối thấp, rất phù hợp cho người đang điều trị hoặc có nguy cơ mắc suy thận. Bên cạnh đó, loại rau này cũng chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C, indole, sulforaphane, có tác dụng bảo vệ thận khỏi độc tố và viêm nhiễm. Đặc biệt, sulforaphane đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận mạn tính. Hiện, hợp chất cũng đang được thử nghiệm lâm sàng đối với ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt.
Theo nghiên cứu, allicin trong tỏi có khả năng hạ đường huyết, chống viêm nhiễm, căng thẳng oxy hóa và bảo vệ thận. Ăn tỏi thường xuyên không chỉ giúp tăng cường chức năng thận mà còn giúp thận tránh khỏi các tác nhân gây hại như oxy hóa, gốc tự do, độc tố. Vì vậy, đây là một trong những thực phẩm bổ thận không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Hành tây và tỏi là hai gia vị hoàn hảo thay thế cho muối ăn, giúp bạn giảm thiểu lượng natri hấp thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, chất xơ hoà tan trong hành tây cũng có khả năng hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa bằng cách củng cố hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy, triệu chứng rối loạn tiêu hoá – yếu tố góp phần gây suy thận – sẽ được kiểm soát hiệu quả.
Các chất chống oxy hóa như vitamin C, quercetin và anthocyanins được tìm thấy nhiều trong cherry. Do đó, việc tiêu thụ loại quả này có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở thận và đào thải các độc tố, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, cherry cũng được biết đến với công dụng giảm thiểu nguy cơ gout – một bệnh lý phổ biến do tăng uric máu ở người suy thận mạn. Vì vậy, đây sẽ là một trong những thực phẩm bổ thận mà bạn không thể bỏ qua.
Thuộc nhóm các loại quả mọng, nho đỏ sở hữu hàm lượng cao các chất chống oxy hoá, như quercetin, anthocyanins và resveratrol. Các hợp chất này có khả năng chống viêm tự nhiên, giúp tạo hàng rào bảo vệ thận và các cơ quan khác trong cơ thể, chữa lành các vết thương do các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,… Do đó, bổ sung nho đỏ sẽ là lựa chọn phù hợp, giải đáp thắc mắc ăn gì bổ thận, giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả, đẩy lùi bệnh thận mạn tính.
Nho đỏ chứa nhiều quercetin, anthocyanins và resveratrol giúp ngăn ngừa những tổn thương mới trên mô thận
Lòng trắng trứng đặc biệt có lợi cho bệnh nhân suy thận. Bởi lẽ, đây là nguồn protein chất lượng cao với đủ 9 loại axit amin thiết yếu. Đối với người suy thận, thực phẩm này sẽ giúp cơ thể có đủ axit amin, trong khi lượng protein tổng thể vẫn được kiểm soát hàng ngày. Đồng thời, phốt pho – một khoáng chất cần hạn chế khi mắc suy thận – cũng sở hữu hàm lượng tương đối thấp trong lòng trắng trứng. Vì vậy, đây sẽ là một trong số thực phẩm bổ thận hàng đầu cho người đang điều trị hoặc có nguy cơ mắc suy thận mạn.
Hàm lượng vitamin C trong thận khá cao, do đó loại quả này có tác dụng chống viêm nhiễm và oxy hoá mạnh mẽ. Ngoài ra, thận cũng chứa nhiều chất xơ, isatin và sorbitol – những dưỡng chất đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp điều chỉnh chức năng của cơ quan này. Bổ sung mận trong thực đơn hàng ngày sẽ hỗ trợ điều hòa nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón kéo dài – một trong các nguyên nhân gián tiếp dẫn đến suy thận. Tuy nhân, do loại quả này sở hữu hàm lượng lớn oxalat – hợp chất gây sỏi thận, bạn không nên tiêu thụ mận quá nhiều và quá thường xuyên.
Dứa chứa nhiều dưỡng chất có lợi như mangan, magie, vitamin B1, vitamin C, bromelain,… Do đó, loại trái cây này có khả năng làm sạch và chống viêm hiệu quả, giúp giải độc và chữa lành cho thận, đồng thời duy trì chức năng của cơ quan này. Đặc biệt, enzyme bromelain có công dụng đáng chú ý trong việc hòa tan các tinh thể canxi oxalate, ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Vì vậy, ăn dứa thường xuyên sẽ giúp thận được thanh lọc và duy trì trạng thái tối ưu.
Trái cây có múi như bưởi, cam, quýt là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào. Chúng có tác dụng chữa lành các tổn thương do căng thẳng oxy hóa, gốc tự do và bảo toàn chức năng thận. Vì vậy, bổ sung loại trái cây này thực đơn hàng ngày sẽ là phương pháp hiệu quả để duy trì sức khỏe thận và phòng tránh cách bệnh lý thận mạn tính.
Đào rất giàu chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hoá khác như polyphenols, carotenoids,… Do đó, loại quả này có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và bảo vệ tế bào thận trước các tác nhân gây tổn thương, viêm nhiễm. Ngoài ra, giống như táo, đào cũng chứa một lượng nhỏ kali tự nhiên, giúp cân bằng độ pH trong nước tiểu, đẩy lùi nguy cơ sỏi thận.
Đào giàu polyphenols và carotenoids, giúp bảo vệ thận trước các tác nhân gây oxy hóa
Măng tây chứa ít calo nhưng cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin A, C, E và K. Loại rau này có tác dụng tương tự thuốc lợi tiểu, bởi khả năng loại bỏ độc tố và chất lỏng dư thừa ra khỏi thận nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng làm dịu các ống thận, ngăn ngừa tình trạng sỏi thận và sỏi bàng quang. Với các tác dụng trên, măng tây sẽ là thực phẩm bổ thận không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, giúp bạn duy trì sức khỏe thận tối ưu.
Nhờ khả năng giảm axit uric và kích thích sản xuất nước tiểu, cần tây là thực phẩm bổ thận hàng đầu giúp đánh bại sỏi thận, suy thận và viêm bể thận. Loại rau này cũng chứa polyphenols và flavornoids, có tác dụng ngăn chặn hoạt động của gốc tự do – tác nhân chính gây ra các bệnh mạn tính như tim mạch, viêm khớp,…
Dưa chuột cung cấp hàm lượng lớn nước và chất xơ, có khả năng rửa sạch độc tố, vi khuẩn, các chất cặn và sỏi trong thận. Đồng thời, nhờ tính kiềm đặc trưng, loại quả này còn giúp trung hòa axit uric trong máu, ngăn chặn các bệnh lý do tích tụ ure gây ra như viêm thận, suy thận, gout, suy tim sung huyết và suy dinh dưỡng. Khi bổ sung dưa chuột vào thực đơn hàng ngày, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay sinh tố kết hợp với cà rốt, lê để tăng hàm lượng dinh dưỡng.
Lê sở hữu hàm lượng natri thấp, do đó không ảnh hưởng hay gây áp lực lên hoạt động của thận. Loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C, E, quercetin. Vì vậy, ăn lê thường xuyên sẽ giúp loại bỏ chất cặn bã và độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời kiểm soát tác hại của gốc tự do, ngăn chặn các bệnh lý mạn tính.
Theo nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng bổ sung lê và giảm thịt, muối có tác động tích cực tới nguy cơ chuyển hóa tim mạch và hình thành sỏi thận. Như vậy, lê không chỉ là thức ăn bổ thận mà còn có lợi cho các cơ quan khác trong cơ thể.
Chứa hàm lượng nước lên đến 92%, dưa hấu là món ăn bổ thận giúp thanh lọc thận hiệu quả. Một khẩu phần dưa hấu (154 g) vào bữa phụ cũng cung cấp cho bạn đủ các chất chống oxy hoá cần thiết như vitamin C, beta carotene, and lycopene. Vì vậy, loại quả này vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm tải áp lực lên thận, vừa giúp chữa lành các tổn thương, cải thiện chức năng thận.
Dưa hấu giàu nước, giúp thận thải độc hiệu quả
Thịt gà bỏ da rất giàu protein chất lượng cao, song lại chứa ít natri và phốt pho, phù hợp cho người bệnh thận. Protein trong thực phẩm này có thể cung cấp đủ 9 loại axit amin thiết yếu, giúp bạn duy trì thể trạng khỏe mạnh và khả năng miễn dịch tốt. Bên cạnh đó, do loại bỏ da, hàm lượng chất béo xấu trong thịt gà cũng được kiểm soát ở mức thấp nhất. Vì vậy, đây sẽ là nguồn cung cấp dồi dào protein lành mạnh trong số các thực phẩm bổ thận.
Rau arugula hay xà lách rocket chứa nitrat – hợp chất giúp hạ huyết áp, có khả năng tránh cho thận làm việc quá sức dẫn đến suy giảm chức năng. Ngoài ra, vitamin K, mangan và canxi trong loại rau này cũng giúp duy trì hệ xương chắc khỏe, chống lại tình trạng giòn xương do tích tụ phốt pho ở người suy thận. Do đó, bổ sung rau arugula trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe của thận và toàn bộ cơ thể.
Lượng kali và phốt pho trong mắc ca tương đối thấp khi so với các loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều. Vì vậy, tiêu thụ thường xuyên loại hạt này sẽ không gây áp lực lên thận, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do tình trạng tăng kali / phốt huyết gây nên. Bên cạnh đó, mắc ca cũng rất giàu canxi, chất béo tốt, folate, magie, đồng, sắt và mangan,… giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, xương khớp chắc khỏe và hệ tuần hoàn lưu thông tốt.
Nấm đông cô hay nấm hương chứa gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thận hoạt động hiệu quả, như: protein, vitamin nhóm B, đồng, mangan, selen và chất xơ. Ngoài ra, hàm lượng phốt pho trong loại nấm này cũng tương đối thấp, rất có lợi cho người bệnh thận. Vì vậy, nếu bạn mắc các bệnh lý liên quan đến thận và mong muốn xây dựng một chế độ ăn thuần chay, nấm đông cô sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.
Trên đây là danh sách những thực phẩm bổ thận, giúp cơ quan này luôn khỏe mạnh và hoạt động tối ưu. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về chế độ ăn tốt cho thận và gợi ý những đồ ăn bổ thận hữu ích, thiết thực.
Là cơ quan thứ yếu trong cơ thể, thận cần được chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng hợp lý. Song, ăn gì tốt cho thận không phải là câu hỏi dễ trả lời. Bởi lẽ, các thực phẩm bổ thận cần đạt được sự cân bằng về chất và lượng. Nhìn chung, lựa chọn thực phẩm tốt cho thận sẽ là thức thách lớn đối với những ai mới bắt đầu. Vì vậy, nếu bạn còn nhiều băn khoăn về danh sách đồ ăn bổ thận, hãy vui lòng liên hệ tới Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn sớm. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!