Sỏi thận là một trong những bệnh lý đường tiết niệu phổ biến. Đối với những ai đang phải đối mặt với tình trạng này, việc hiểu rõ sỏi thận nên ăn gì cũng chính là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh toàn diện và hiệu quả. Bởi lẽ, nếu không được can thiệp kịp thời, sỏi thận có thể làm tắc nghẽn niệu đạo, gây tổn thương thận vĩnh viễn hoặc thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy, người bị sỏi thận nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh? Sau khi bị sỏi thận kiêng ăn gì giúp ngăn ngừa bệnh tái phát? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bị sỏi thận nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị sỏi thận. Cụ thể, ăn nhiều natri, đạm động vật, oxalate và vitamin C có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi. Ngược lại, uống đủ nước, giảm natri, kiểm soát lượng đạm và oxalate trong chế độ ăn có thể giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị. Tóm lại, sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách khoa học, dựa trên đặc điểm bệnh học và nhu cầu dinh dưỡng của từng người, hoàn toàn có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị sỏi thận hiệu quả.
Nguyên tắc chung trong việc xây dựng chế độ ăn cho người sỏi thận là phải cung cấp đủ nước; hạn chế quá tải oxalat và axit uric trong nước tiểu; đồng thời ngăn ngừa độ pH và hàm lượng citrate trong nước tiểu bị hạ thấp quá mức. Để thực hiện được mục tiêu này, người bệnh sỏi thận nên ăn uống các loại thực phẩm sau:
Đối với người bệnh sỏi thận, uống nhiều nước chính là “chìa khóa vàng” hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trong hầu hết trường hợp, người bệnh sỏi thận nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể thanh lọc, đào thải độc tố và giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi mới.
Mặc dù có nhiều “lời đồn” cho rằng người bệnh sỏi thận không nên ăn gì chứa nhiều canxi bởi thành phần chính của sỏi thận chính là canxi oxalate; tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Trên thực tế, một chế độ ăn mất cân bằng canxi (quá ít hoặc quá nhiều canxi) mới chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Củng cố cho quan điểm này, nhiều nghiên cứu đã chứng minh canxi, khi được tiêu thụ ở hàm lượng lượng vừa phải (1000 – 1200 mg / ngày), có thể bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ hình thành sỏi thận bằng cách liên kết với các hợp chất oxalate trong dạ dày, ruột để ngăn hợp chất này tiến vào thận và tạo sỏi.
Tuy nhiên, người bệnh sỏi thận cần chú ý, canxi chỉ phát huy công dụng ngăn cản sự hình thành sỏi khi được tiêu thụ cùng với thực phẩm có chứa oxalate. Do đó, việc tiêu thụ thực phẩm giàu canxi ở những bữa phụ (không cùng với bữa ăn chính) sẽ không có tác dụng ức chế sự xâm nhập của oxalate vào thận; từ đó làm tăng nguy cơ gây sỏi.
Đối với người bệnh sỏi thận, bạn tuyệt đối không nên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai hay các món có phần sốt kem béo làm từ sữa,… trong bữa phụ. Nếu có sự hiện diện của nhóm thực phẩm này, bạn nên ưu tiên ăn chúng cùng với nhóm thực phẩm giàu oxalate trong bữa chính (các loại hạt, đậu, củ quả,…) để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi trong niệu đạo.
Người bệnh sỏi thận không nên kiêng khem hoặc tiêu thụ quá mức thực phẩm giàu canxi
Người bệnh sỏi thận nên ăn gì chứa nhiều rau và trái cây giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, bởi dưỡng chất này có thể “giữ” canxi ở phân, hạn chế canxi dư thừa tiến vào thận, từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi. Chất xơ còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng, là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị sỏi thận. Tóm lại, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tiêu thụ nhiều chất xơ để hạn chế các tác nhân gây sỏi, sẽ giúp kiểm soát tình trạng sỏi thận hiệu quả.
Tiêu thụ quá nhiều chất đạm (protein), dù là từ thực vật hay là từ động vật, đều làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, người bệnh sỏi thận nên ưu tiên ăn nhiều protein thực vật hơn động vật vì loại đạm này chứa ít axit uric và oxalat, hai hợp chất có thể góp phần hình thành sỏi. Trong khi đó, protein động vật không những giàu oxalat và axit uric mà còn giàu canxi, càng làm tăng nguy gây cơ hình thành sỏi.
Mặt khác, protein thực vật còn giúp điều hòa pH nước tiểu, hạn chế nước tiểu sở hữu tính axit cao, làm tăng nguy cơ kết tủa các chất cặn tạo sỏi. Một số nguồn protein thực vật mà người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ là: đậu nành, đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan, hạt diêm mạch, rau dền, hạt hạnh nhân, v.vv…
Người bệnh sỏi thận nên ăn thực phẩm giàu vitamin A vì loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các tế bào thận, niệu đạo và niệu quản. Việc cung cấp đủ vitamin A thúc đẩy các tế bào tăng sinh, tự chữa lành, hỗ trợ quá trình điều trị, giảm nguy cơ tổn thương và viêm nhiễm liên quan đến sỏi. Một số thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, cải bó xôi, dưa lưới, xoài, v.vv…
Người bệnh sỏi thận nên ăn thực phẩm giàu vitamin B6 vì nó giúp kiểm soát sự bài tiết oxalate trong nước tiểu, một hợp chất có thể kết hợp với canxi để tạo thành sỏi. Nhờ đó, việc tăng cường tiêu thục thực phẩm giàu vitamin B6 trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như: cá hồi, trứng, khoai lang, chuối, khoai tây, bơ, các loại đậu và hạt,… có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Người bệnh sỏi thận nên ăn gì chứa nhiều vitamin B6
Người bệnh sỏi thận nên ăn thực phẩm giàu axit citric và axit malic vì chúng có thể giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi nhiều nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể:
Tóm lại, việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu axit citric và axit malic trong chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả. Một số thực phẩm giàu hai loại dưỡng chất này bao gồm:
Dưới đây là danh sách 21 thực phẩm tốt cho người bị sỏi thận được nhiều chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
Chanh chứa nhiều axit citric, thúc đẩy sự kết hợp với canxi trong nước tiểu để tạo thành muối canxi citrate, thay vì để canxi tự do kết hợp với oxalate tạo thành kết tủa gây sỏi thận. Theo các chuyên gia tại Đại học Y khoa Harvard, uống 118ml nước chanh pha loãng mỗi ngày, từ lượng nước ép cô đặc của hai quả chanh, có thể làm tăng citrate trong nước tiểu và hỗ trợ làm giảm nguy cơ sỏi thận
Tương tự như cam, chanh cũng chứa nhiều axit citric, giúp ngăn chặn sự tiến triển của sỏi thận hiện có và phòng ngừa hình thành sỏi mới. Theo nghiên cứu, sau 4 giờ uống nước cam, nồng độ citrate và oxalat trong nước tiểu đã gia tăng đáng kể; trong khi đó, không có sự gia tăng bài tiết canxi. Nhờ đó, tiêu thụ nước cam được chứng minh là có thể giúp bạn giảm đến 12% nguy cơ hình thành sỏi mới.
Tiêu thụ nước cam giúp làm giảm 12% khả năng hình thành sỏi canxi oxalate
Người mắc bệnh sỏi thận thường gặp các biến chứng liên quan đến viêm do tình trạng tắc nghẽn niệu đạo gây gia tăng áp lực, khiến thận bị tổn thương. Vì thế, đối với người bệnh sỏi thận, việc kiểm soát đường huyết (để tránh kích thích viêm) và huyết áp (để giảm tải áp lực lên thận) là điều vô cùng quan trọng. Trong khi đó, các loại đậu lại là nguồn thực phẩm chứa nhiều:
Lưu ý, đối với người bệnh sỏi thận có kèm theo biến chứng suy thận, việc kiểm soát chặt chẽ hàm lượng kali tiêu thụ mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng bởi kali có thể làm tăng nguy cơ suy thận. Tóm lại, khi tiêu thụ các loại đậu trong thời gian điều trị sỏi thận, bạn nên chủ động trao đổi trực tiếp với bác sĩ về liều lượng ăn an toàn để hạn chế nguy cơ khởi phát các biến chứng liên quan.
Đối với người bệnh sỏi thận KHÔNG CÓ biến chứng suy thận, việc tiêu thụ các loại hạt thường được các chuyên gia khuyến nghị bởi chúng chứa nhiều:
Tuy nhiên, đối với người bệnh sỏi thận CÓ biến chứng suy thận, các loại hạt là nhóm thực phẩm cần được xem xét kỹ lưỡng trong chế độ ăn uống bởi chúng chứa nhiều kali và phốt pho. Khi chức năng thận bị suy yếu, cơ thể rất khó để đào thải kali và phốt pho ra bên ngoài. Do đó, điều quan trọng là bạn phải tiêu thụ các loại hạt một cách cẩn thận, trong lượng vừa phải và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh sỏi thận nên tiêu thụ các loại hạt tùy theo chỉ định của bác sĩ
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp cơ thể ưu tiên đào thải canxi qua phân thay vì nước tiểu; từ đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi. Không những thế, ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn giữ cảm giác no lâu hơn, hạn chế nguy cơ thừa cân – béo phì, một trong những tác nhân hàng đầu thúc đẩy sỏi thận hình thành. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết sỏi thận nên ăn gì thì hãy nhanh chóng bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào khẩu phần ăn của mình ngay hôm nay.
Bông cải xanh được xem là một thực phẩm tương đối an toàn với người bệnh sỏi thận vì chúng chứa ít oxalate, một chất có thể kết hợp với canxi để tạo thành sỏi thận. Không những thế, bông cải còn chứa ít natri, giúp hạn chế sự bài tiết canxi qua đường nước tiểu; nhờ đó, hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả.
Các sản phẩm từ sữa ít béo thường chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa thông thường; do đó, tiêu thụ nhóm thực phẩm này giúp kiểm soát nồng độ cholesterol, điều hòa huyết áp và hạn chế sự kết tủa của canxi oxalate gây sỏi thận. Không những thế, canxi trong sữa còn giúp ngăn chặn việc hấp thụ oxalate trong ruột non, giảm lượng oxalate bài tiết trong nước tiểu, từ đó hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận.
Dứa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh sỏi thận:
Giấm táo chứa nhiều axit axetic và axit citric. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ giấm táo có thể làm giảm hàm lượng citrate trong nước tiểu; từ đó, tạo môi trường bất lợi, khiến sỏi thận (canxi oxalate) khó hình thành. Bên cạnh đó, giấm táo còn hỗ trợ làm tăng pH của nước tiểu, giúp người bệnh giảm thiểu tình trạng đau rát niệu đạo do sỏi gây ra.
Tương tự như giấm táo, hàm lượng axit axetic cao trong lá húng quế có thể thúc đẩy sự phân hủy của sỏi, hỗ trợ làm sạch thận. Bên cạnh đó, lá húng quế còn có đặc tính làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu thông qua quá trình diuretic; từ đó, ức chế quá trình hình thành sỏi thận axit uric. Bạn có thể dùng lá húng quế bằng cách pha nước trà để uống hàng ngày hoặc sử dụng như một loại gia vị trong ẩm thực để bổ thận lợi tiểu.
Nước ép lựu không phải là “thần dược” có thể trực tiếp điều trị sỏi thận. Tuy nhiên, hàm lượng kali citrate cao trong loại nước ép này có thể làm cho nước tiểu ít axit hơn; nhờ đó, ức chế quá trình kết tủa và hình thành sỏi. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy, các hợp chất phytochemical trong lựu còn có đặc tính làm giãn trương lực cơ của niệu đạo, hỗ trợ quá trình đào thải sỏi diễn ra thuận lợi hơn.
Nho chứa nhiều polyphenols. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất này có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận canxi oxalate ngay từ giai đoạn bắt đầu hình thành. Cụ thể, theo nghiên cứu, chiết xuất polyphenols từ nước ép nho đỏ và nho trắng đã cho thấy khả năng làm giảm lần lượt 56% và 50% nồng độ canxi trong nước tiểu sau 24 giờ. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết sỏi thận nên ăn gì thì hãy cân nhắc bổ sung nước ép nho vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo Hiệp hội Thận học Hoa Kỳ, táo chứa ít kali, phốt pho, oxalate và natri nên chúng là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống của người bệnh sỏi thận. Bên cạnh đó, tiêu thụ 1 quả táo mỗi ngày kết hợp cùng chế độ ăn kiêng DASH (chế độ ăn giàu canxi, magiê, oxalate, vitamin C và ít natri) còn được chứng minh có thể làm giảm 40 – 45% nguy cơ hình thành sỏi. Với tất cả những lợi ích sức khỏe đáng tin cậy kể trên, táo xứng đáng có mặt trong danh sách thực phẩm cần tiêu thụ mỗi khi bạn đắn đo chưa biết sỏi thận nên ăn gì.
Gừng có đặc tính lợi tiểu, nghĩa là nó có thể kích thích thận gia tăng sản xuất nước tiểu, giúp cơ thể loại bỏ độc tố và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Không những thế, gừng đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của các tinh thể canxi oxalate, một loại sỏi thận phổ biến nhất. Nhờ đó, tiêu thụ trà gừng có thể giúp bạn hỗ trợ điều trị sỏi thận hiện tại và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mới.
Trà gừng có đặc tính lợi tiểu, giúp cơ thể dễ dàng đào thải độc tố và làm sạch niệu đạo
Tương tự như gừng, dưa hấu thường được xem là một loại trái cây có đặc tính lợi tiểu nhờ hàm lượng nước và kali dồi dào. Kali vừa kích thích cơ thể đào thải nước, vừa làm tăng nồng độ pH của nước tiểu. Cả hai tác dụng sinh học này đều tạo môi trường bất lợi cho sự lắng đọng tinh thể canxi oxalate; từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả.
Nước ép cần tây có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa flavonoids, đặc biệt là apigenin, có thể phá vỡ các tinh thể canxi oxalate gây sỏi thận; đồng thời làm giảm nồng độ ion canxi 2+ chứa trong nước tiểu. Theo nghiên cứu,hiệu quả phân hủy sỏi thận của nước ép cần tây diễn ra mạnh mẽ nhất khi tiêu thụ 600 mg chiết xuất cần tây trên mỗi kilogram thể trọng (tương đương với 4.8 mg apigenin / kg cơ thể).
Người bệnh sỏi thận nên ăn gì, uống gì giúp ngăn ngừa hình thành sỏi mới? Câu trả lời chính là nước dừa. Loại nước này giúp hòa tan sỏi thận bằng cách pha loãng nước tiểu của bạn để các hóa chất khác nhau trong thận (canxi, phốt phát, axit uric, v.vv…) có thể được đào thải dễ dàng ra bên ngoài mà không lắng đọng lại, kết tinh thành sỏi.
Nước đậu đen, hay chính xác hơn là nước luộc từ hạt đậu đen, chứa nhiều khoáng chất kali và magiê, giúp kiềm hóa nước tiểu, tạo điều kiện bất lợi để hạn chế hình thành sỏi. Bên cạnh đó, nước đậu đen thường còn sở hữu hàm lượng natri thấp, kali cao nên có đặc tính lợi tiểu, giúp cơ thể dễ dàng hòa tan sỏi ngay từ khi chúng chỉ là những tinh thể nhỏ.
Nước râu ngô có đặc tính lợi tiểu. Nghiên cứu cho thấy, nước râu ngô kích thích cơ thể tăng cường bài tiết nước tiểu bằng cách gia tăng sự co bóp của cơ trơn niệu đạo, làm gia tăng lượng nước tiểu một cách cơ học. Nhờ đó, bổ sung nước râu ngô vào khẩu phần dinh dưỡng hoàn toàn có thể hỗ trợ người bệnh sỏi thận đào thải sỏi hiệu quả hơn. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn sỏi thận nên ăn gì, uống gì thì tốt cho sức khỏe thì nước râu ngô chính là một sự lựa chọn đáng cân nhắc,
Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nước atiso, đặc biệt là phần lá atiso, có thể làm giảm đáng kể nồng độ creatinine và axit uric trong máu, giúp ức chế quá trình hình thành sỏi axit uric. Không những thế, chiết xuất atiso còn cho thấy khả năng giảm cholesterol máu, điều hòa đường huyết, đặc biệt là tác dụng sửa chữa tổn thương chức năng thận ở người bệnh sỏi thận có kèm biến chứng suy thận.
Trà atiso có tác dụng ức chế quá trình hình thành sỏi axit uric
Nước bí đao có đặc tính lợi tiểu tự nhiên, giúp gia tăng lượng nước chảy qua thận để đẩy sỏi ra khỏi niệu đạo, giữ cho hệ thống tiết niệu được làm sạch thường xuyên. Ngoài ra, nước bí đao còn giàu kali, magiê,… có thể giúp cân bằng pH của nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi hoặc tình trạng đau rát quá mức do sỏi thận gây ra.
Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn thực phẩm giàu natri, oxalat, đạm động vật hoặc chứa quá nhiều đường và muối. Cụ thể:
Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn muối và thực phẩm giàu natri vì loại khoáng chất này có thể làm tăng lượng canxi trong nước tiểu. Trong khi đó, canxi lại là thành phần chính của nhiều loại sỏi thận. Trên thực tế, mỗi 6 mg lượng muối ăn tăng thêm có thể làm tăng 40mg hàm lượng canxi trong nước tiểu. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ natri (dưới 2000 mg / ngày) và muối ăn (dưới 5g / ngày) giúp kiểm soát lượng canxi trong nước tiểu ở mức an toàn, giảm nguy cơ hình thành và phát triển sỏi thận.
Người bệnh sỏi thận nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều oxalate bởi vì oxalate có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi canxi oxalate, một dạng sỏi thận phổ biến. Khi lượng oxalate trong chế độ ăn tăng, nó tăng cường quá trình kết tinh để tạo thành tinh thể sỏi. Do đó, việc hạn chế thực phẩm giàu oxalate giúp giảm lượng oxalate trong nước tiểu, từ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Người bệnh sỏi thận nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đạm động vật vì loại protein này có thể làm hoa tăng lượng axit uric trong nước tiểu. Sự gia tăng axit này làm giảm pH nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi uric acid và sỏi canxi oxalate. Hơn nữa, đạm động vật cũng làm tăng nồng độ canxi và oxalate được bài tiết trong nước tiểu, hai thành phần chính trong quá trình hình thành sỏi. Do đó, việc hạn chế đạm động vật giúp kiểm soát các yếu tố này, giảm nguy cơ hình thành và phát triển sỏi thận.
Người bệnh sỏi thận không nên ăn gì chứa nhiều đạm động vật
Cơ thể thường chuyển hóa vitamin C dư thừa thành oxalate, một thành phần có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi canxi oxalate. Theo nghiên cứu, bổ sung liều cao vitamin C (ascorbic acid) ở mức 1000 mg / ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ tạo sỏi. Do đó, đối với người bệnh sỏi thận, việc hạn chế tiêu thụ thực phẩm chức năng chứa vitamin C là điều vô cùng quan trọng.
Trên đây là các nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản dành cho người bệnh sỏi thận. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu rõ người bị sỏi thận nên ăn gì, nên kiêng gì thì tốt cho sức khỏe. Lưu ý, trong mọi tình huống, việc cải thiện chế độ dinh dưỡng không thể thay thế được cho các phương pháp điều trị sỏi thận khoa học do bác sĩ chỉ định.
Do đó, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc “bị sỏi thận kiêng ăn gì?” hoặc “sỏi thận nên ăn gì?”, bạn hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được bác sĩ tư vấn kịp thời. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh và lấy lại cân bằng trong cuộc sống!