Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu phổ biến mà mọi người đều có khả năng mắc phải. Nếu không biết cách nhận biết sớm các dấu hiệu sỏi thận, bệnh có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, giãn thận, phù nề và suy thận… Do đó, mọi người cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, từ đó sớm phát hiện các biểu hiện sỏi thận và chữa trị kịp thời. Vậy, triệu chứng sỏi thận thường gặp là gì? Nguyên nhân nào gây hình thành sỏi trong thận? Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh sỏi thận mà bạn cần quan tâm.
Dấu hiệu sỏi thận thường gặp là gì? Chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp nào?
Sỏi thận là những tinh thể cứng được tạo thành từ sự kết tủa của các hợp chất muối khoáng bên trong bể thận, chẳng hạn như canxi, oxalat, urat, cystin, xanthine và photphat. Thông thường, các chất này sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Tuy nhiên, khi cơ thể không đủ lượng chất lỏng cung cấp cho quá trình sản xuất nước tiểu ở thận, chúng sẽ bị lắng đọng và kết tinh với nhau tạo thành sỏi.
Sau khi được hình thành, các viên sỏi có thể ở lại bên trong thận hoặc di chuyển vào niệu quản. Trong một số trường hợp, sỏi thận kích thước nhỏ có thể trôi theo nước tiểu ra ngoài. Mặt khác, các viên sỏi kích thước lớn hơn có thể gây tắc nghẽn, khiến cho nước tiểu bị ứ đọng ở thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc sớm nhận biết dấu hiệu sỏi thận là điều cần thiết với mọi đối tượng.
Một người có thể xuất hiện nhiều hơn một viên sỏi thận
Sỏi thận trong đài thận, bể thận có kích thước nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi sỏi gia tăng kích thước và bị mắc kẹt tại niệu quản có thể gây ra một số biểu hiện sỏi thận phổ biến như sau:
Cơn đau quặn thận xuất hiện ở vùng hông, thắt lưng thường xảy ra khi người bệnh sỏi thận hoạt động quá sức. Chúng bắt đầu xuất hiện từ hố thắt lưng, lan dần xuống vùng bụng dưới và tiến đến vùng sinh dục ngoài của người bệnh. Những cơn đau này thường diễn ra trong vài phút, thậm chí kéo dài đến vài giờ.
Một số người mắc bệnh sỏi thận cho biết, họ thường xuyên gặp phải những cơn đau quặn thận dữ dội với cường độ tăng dần. Để biết chính xác phương pháp điều trị tương ứng với từng vị trí đau sỏi thận, người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Khi sỏi thận di chuyển đến vùng giữa bàng quang và niệu quản, người bệnh thường cảm thấy đau và nóng rát mỗi khi tiểu tiện. Cơn đau khi tiểu tiện do sỏi thận có thể bị nhầm lẫn với tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, để xác định được nguyên nhân và điều trị kịp thời triệu chứng đau khi đi tiểu, người bệnh cần sớm đến chuyên khoa Thận học – Tiết niệu thăm khám.
Tiểu ra máu là một trong những dấu hiệu sỏi thận phổ biến. Bởi vì, sỏi thận có thể làm trầy xước và chảy máu niệu quản dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng. Tiểu ra máu được phân thành 2 loại là tiểu ra máu vi thể và đại thể. Người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết tiểu ra máu đại thể thông qua màu sắc nước tiểu. Thế nhưng, tiểu ra máu vi thể chỉ được phát hiện thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu.
Người bị sỏi thận thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu thải ra lại tương đối ít. Tình trạng này đã khiến cho cơ thể nhanh chóng mệt mỏi. Đặc biệt, khi sỏi làm tắc nghẽn niệu quản gây ứ đọng nước tiểu trong thận, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiểu dắt, tiểu són kèm theo các cơn đau vùng hông, thắt lưng.
Những bất thường về tiểu tiện có thể là dấu hiệu sỏi thận hoặc các bệnh lý về thận khác
Xác định nguyên nhân hình thành sỏi đóng vai trò quan trọng giúp tối ưu hiệu quả chữa trị. Nhờ đó, người bệnh có thể phòng tránh tái phát sỏi thận hữu hiệu. Dưới đây là 7 nguyên nhân sỏi thận phổ biến:
Một người trưởng thành cần tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu mỗi ngày. Tỷ trọng nước tiểu là trọng lượng riêng các chất hòa tan trong nước tiểu so với nước nguyên chất (tương ứng với giá trị 1.000). Bình thường, nước tiểu bình có tỷ trọng khoảng 1.010 – 1.025. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao hơn 1.030 được chẩn đoán là lượng nước tiểu thấp. Dựa vào tỷ trọng này, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ cô đặc của nước tiểu.
Lượng nước tiểu thấp sẽ không đủ chất lỏng để hòa tan muối, khiến cho các tinh thể muối lắng đọng và kết tinh với nhau hình thành nên sỏi thận. Do đó, duy trì lượng nước tiểu thấp được xem là nguyên nhân gây sỏi thận phổ biến. Lượng nước tiểu thấp xảy ra khi cơ thể mất nước do thói quen ít uống nước; bài tiết nhiều mồ hôi do thời tiết oi bức hoặc vận động cường độ mạnh….
Một người duy trì chế độ ăn dung nạp nhiều thực phẩm gây sỏi thận sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn người khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thói quen ăn uống sau đây có thể làm thúc đẩy sự xuất hiện của các dấu hiệu sỏi thận:
Dung nạp nhiều muối không chỉ gây tăng huyết áp mà còn gia tăng nguy cơ bị sỏi thận
Một số bệnh lý đường ruột và các rối loạn ở hệ tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi, điện giải và nước, từ đó làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Những bệnh lý đường ruột tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến sỏi thận bao gồm viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, tiêu chảy…. Ngoài ra, các rối loạn do phẫu thuật cắt dạ dày cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi để sỏi thận hình thành.
Béo phì có liên quan đến nhiều bệnh đồng mắc làm tăng nguy cơ sỏi thận. Theo nghiên cứu, người béo phì (BMI từ 30 kg/m2 trở lên) có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu và những bệnh lý khác làm thay đổi hệ thống chuyển hóa trong cơ thể, góp phần hình thành sỏi thận.
Một số bệnh lý có thể gây ra sự rối loạn quá trình chuyển hóa canxi, làm gia tăng nồng độ canxi trong máu và nước tiểu, điển hình như:
Theo khuyến cáo, một số loại thuốc có thể là nguyên nhân gây sỏi thận, bao gồm:
Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị HIV và AIDS…. có thể gây hình thành sỏi thận
Theo nghiên cứu, dấu hiệu sỏi thận ở những đối tượng có tiền sử gia đình từng mắc bệnh lý này phổ biến hơn người khác. Ngoài ra, một số vấn đề về rối loạn di truyền hiếm gặp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, chẳng hạn như: Cystin niệu (khiếm khuyết di truyền của ống thận) làm gia tăng hàm lượng axit amin cystine trong nước tiểu dẫn đến hình thành sỏi cystin.
Dựa vào thành phần cấu thành, sỏi thận được phân thành 5 loại chính là oxalat, axit uric, phosphat, cystin và struvite. Thông tin chi tiết về các loại sỏi thận này cụ thể như sau:
Khi dung nạp nhiều thực phẩm giàu oxalat, các phân tử oxalat dư thừa có thể bị lắng đọng trong thận thay vì theo đường nước tiểu ra ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện cho oxalat kết tinh với canxi tạo thành sỏi canxi oxalat.
Tỷ lệ mắc phải sỏi thận axit uric chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số người bệnh sỏi thận. Loại sỏi thận này được hình thành khi nước tiểu quá bão hòa axit uric, phổ biến ở những người mắc bệnh gút, tăng axit uric trong máu, béo phì, tiểu đường…. Bên cạnh đó, sỏi axit uric thường khó được phát hiện hơn sỏi canxi. Do đó, người bệnh nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu sỏi thận axit uric, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Thông thường, sỏi phosphat ít phổ biến hơn sỏi canxi và sỏi oxalat. Trong đó, amoni-magné-phosphat loại sỏi phosphat thường gặp nhất. Loại sỏi này có hình san hô với kích thước lớn và cản quang. Chúng được hình thành khi vi khuẩn từ nhiễm trùng đường tiết niệu trên (đặc biệt là proteus) xâm nhập vào đường tiết niệu.
Sỏi cystin được hình thành do bệnh cystin niệu – một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến cho thận khó hấp thụ cystine, gây rò rỉ cystine vào nước tiểu và làm tăng nguy cơ gây sỏi thận.
Sỏi struvite được hình thành nhiễm trùng đường tiết niệu trên (UTI) do vi khuẩn Proteus. So với sỏi canxi và sỏi axit uric thì loại sỏi này ít phổ biến hơn.
Cần xác định phân loại sỏi thận để có thể tối ưu hiệu quả chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh hữu hiệu
Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh sỏi thận, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Sỏi đường tiết niệu trên bao gồm sỏi ở thận, bể thận và niệu quản. Để chẩn đoán lâm sàng các loại sỏi thận này, bác sĩ sẽ bắt đầu tìm hiểu các triệu chứng, điển hình như:
Lưu ý rằng, cường độ của cơn đau quặn thận không liên quan với kích thước hoặc số lượng sỏi thận. Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh có thể không xuất hiện dấu hiệu sỏi thận này.
Sỏi đường tiết niệu dưới bao gồm sỏi ở bàng quang và niệu đạo. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng loại sỏi này thông qua việc tìm hiểu các triệu chứng như:
Để xác định chính xác bệnh sỏi thận, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng
Sỏi thận CÓ THỂ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu dấu hiệu sỏi thận không được chẩn đoán sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Một số biến chứng sỏi thận thường gặp điển hình như:
Trị sỏi thận bằng cách nào phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh, dấu hiệu sỏi thận, phân loại và kích thước sỏi. Hiện nay, các phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến bao gồm:
Khi người bệnh sỏi thận không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa sẽ được can thiệp ngoại khoa. Tùy vào thể trạng của người bệnh, kích thước và số lượng sỏi mà bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thực hiện dẫn lưu tối thiểu bể thận để lấy sỏi qua da (lấy sỏi niệu quản qua da) hay can thiệp phẫu thuật nội soi.
Tán sỏi nội soi sẽ dùng ống nội soi để tiếp cận đến vị trí sỏi trong niệu quản, sau đó sử dụng laser phá vỡ sỏi. Bên cạnh đó, tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật sử dụng sóng xung để tác động lên vùng có sỏi để làm vỡ sỏi thành các vụn nhỏ.
Người bệnh có thể điều trị sỏi thận bằng phương pháp nội khoa, ngoại khoa, tán sỏi bên ngoài hoặc tán sỏi nội soi
Sỏi thận có kích thước nhỏ và chưa có dấu hiệu sỏi thận có thể được chữa trị tại nhà bằng cách:
Ngoài ra, để hỗ trợ chữa sỏi thận tại nhà hiệu quả người bệnh có thể kết hợp vận động thể chất nhẹ nhàng, sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc tự chườm nóng làm dịu các cơn đau thận.
Bệnh sỏi thận CÓ THỂ tự khỏi vì những viên sỏi có kích thước nhỏ có thể trôi theo đường nước tiểu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi kích thước trở nên lớn hơn, sỏi thận thường bị mắc kẹt lại trong đường tiết niệu và gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: gia tăng số lượng sỏi, nhiễm trùng, phá hủy cấu trúc thận….
Sỏi thận có đường kính lớn hơn 5 mm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Khi đó, nếu không được điều trị, sỏi sẽ phát triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiết niệu. Ngược lại, sỏi thận có kích thước đường kính nhỏ hơn 5 mm có thể được bài tiết qua đường tiểu tiện.
Sỏi thận có đường kính lớn hơn 5mm có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm thận, giãn thận, suy thận….
Dưới đây là những điều cần lưu ý giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị sỏi thận hiệu quả:
Lưu ý: Người bệnh cần hạn chế uống các loại nước nhiều đường, đặc biệt là những người thừa cân, mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường. Bên cạnh đó, người mắc bệnh suy tim, suy thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chế độ cung cấp nước phù hợp.
Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm gây sỏi thận, uống đủ nước sẽ giúp phòng tránh sỏi thận hiệu quả
Khi cảm thấy bản thân có các dấu hiệu sỏi thận, bạn cần sớm đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Các biểu hiện sỏi thận điển hình như:
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sở hữu hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bệnh viện tự hào là địa chỉ thăm khám chuyên nghiệp, uy tín có thể giúp người dân sớm phát hiện và điều trị sỏi thận, bệnh thận cũng như các bệnh lý đường tiết niệu khác. Để đặt lịch thăm khám và tầm soát các dấu hiệu sỏi thận tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn hãy liên hệ số hotline 093 180 6858 – 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 – 024 3872 3872 (Hà Nội).
Tóm lại, sỏi thận có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy hiểm cho sức khỏe, như đau lưng, đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Do đó, bệnh sỏi thận cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Nutrihome chúc bạn thật nhiều sức khỏe!