Ngoài phác đồ điều trị y khoa, xây dựng chế độ ăn uống chuyên biệt là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh mạch vành. Vậy, người bệnh mạch vành nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe và tối ưu hiệu quả chữa trị? Liệu có món ăn hỗ trợ chữa bệnh mạch vành hay không và các chuyên gia nhận định như thế nào về vấn đề này? Mời bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về chế độ ăn cho người bệnh mạch vành được đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome gợi ý trong bài viết sau đây.

Người bị bệnh mạch vành nên xây dựng chế độ ăn uống như thế nào?
Vai trò của chế độ ăn cho người bệnh mạch vành
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát mỡ trong máu, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và hạn chế biến chứng bệnh mạch vành. Người mắc bệnh mạch vành nếu tiếp tục duy trì thói quen ăn uống kém khoa học như ít chất xơ, dư thừa chất béo xấu, muối, đường… có thể thúc đẩy bệnh trở nặng nhanh chóng, kéo theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí tử vong. Vì thế, người bệnh cần sớm tìm hiểu bệnh mạch vành nên ăn gì để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị bệnh mạch vành
Để có thể góp phần ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa và nguy cơ xảy ra biến chứng, quyết định cho người bệnh mạch vành nên ăn gì, kiêng gì cần đáp ứng những nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Cắt giảm đường, muối: Tiêu thụ nhiều muối gây tăng huyết áp, gia tăng áp lực lên tim. Ngoài ra, nghiên cứu cho biết, chế độ ăn uống dư thừa đường có thể khiến nồng độ cho chất béo trung tính (triglyceride) và cholesterol trong máu tăng cao, từ đó góp phần thúc đẩy sự tiến triển của bệnh mạch vành. Do đó, người bệnh mạch vành cần cắt giảm muối, đường trong bữa ăn xuống dưới mức 5g muối / ngày và 25 – 36g đường / ngày.
- Hạn chế chất béo xấu: Dung nạp nhiều chất béo xấu (bao gồm chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa) có thể khiến cho cholesterol trong máu tăng cao, thúc đẩy bệnh mạch vành trở nặng. Do đó, người bệnh mạch vành nên ăn gì chứa ít chất béo xấu, hạn chế các loại thực phẩm như da / mỡ / nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, bắp rang bơ….
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể bám lấy các “giọt” cholesterol và hạn chế cơ thể hấp thụ loại chất béo có hại này. Nhờ vậy, lượng cholesterol trong cơ thể sẽ được giảm thiểu đáng kể, hỗ trợ gia tăng hiệu quả chữa trị bệnh mạch vành. Do đó, người bệnh mạch vành nên ăn gì chứa nhiều chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, gạo lứt, rau đay, mồng tơi, đậu đỏ, đậu Hà Lan, ổi, đu đủ, táo….
- Tăng cường thực phẩm chứa chất chống oxy hóa: Thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành. Bởi lẽ, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này có thể hỗ trợ trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, từ đó giúp kháng viêm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh mạch vành.
- Bổ sung thực phẩm giúp tăng lưu thông máu: Tình trạng thiếu oxy máu đòi hỏi tim phải hoạt động “vất vả” hơn, lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Trong khi đó, bổ sung thực phẩm chứa nhiều salicylate có thể giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ ngăn ngừa suy tim – một biến chứng nghiêm trọng của bệnh mạch vành. Vì thế, người bệnh mạch vành nên ăn gì chứa nhiều salicylate, chẳng hạn như tỏi, gừng, nghệ, cam thảo, hành tây, quế, nho tươi, việt quất, dâu tây, nho khô….

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành nên ăn gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên có trong chế độ ăn cho người bệnh mạch vành:
1. Rau củ quả tươi
Các loại rau củ quả tươi đều chứa hàm lượng lớn vitamin, chất xơ, khoáng chất… hỗ trợ làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm này không gây tăng cân vì chúng rất ít calo, có thể giúp người bệnh mạch vành duy trì cân nặng khỏe mạnh. Các loại rau củ quả tươi nên có trong chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch vành điển hình như khoai tây, các loại đậu, bông cải xanh, khoai lang, dâu tây, táo….
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ hòa tan, vitamin nhóm B, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm cholesterol trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Bởi vì, chất xơ hòa tan trong nhóm thực phẩm này có thể liên kết với các axit béo (LDL cholesterol) và giúp cơ thể đào thải chúng ra ngoài một cách nhanh chóng. Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người mắc bệnh mạch vành điển hình là gạo lứt, yến mạch, hạt kê, lúa mạch….

Người bệnh mạch vành nên ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế
3. Chất béo lành mạnh
Người bệnh mạch vành cần đảm bảo tiêu thụ đủ lượng chất béo lành mạnh để bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe hệ tim mạch nói riêng. Bởi vì, chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) có thể làm giảm cholesterol và bảo vệ cơ thể chống lại các cơn đau tim và đột quỵ.
Theo khuyến nghị, 35% tổng năng lượng trong chế độ ăn dành cho người bệnh mạch vành nên đến từ chất béo không bão hòa, tức khoảng 78g / ngày. Các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh điển hình như dầu oliu, hạt lanh, sữa tách béo, sữa chua tách béo….
4. Protein ít béo
Theo khuyến nghị, ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein ít béo thay thế cho các loại protein giàu béo có tác động có lợi cho sức khỏe của tim. Bởi vì, việc tiêu thụ protein ít béo không gây tăng cholesterol và huyết áp, đồng thời giúp cơ thể duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Vậy, muốn thay thế cho nguồn đạm giàu béo người bệnh mạch vành nên ăn gì để cung cấp protein ít béo cho cơ thể? Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm giàu protein ít béo bao gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, các loại thịt nạc, thịt gia cầm không da….

Chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh mạch vành cần ưu tiên chọn thực phẩm giàu protein ít béo
Bệnh mạch vành kiêng ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu bệnh mạch vành nên ăn gì, người bệnh cần nắm rõ nhóm thực phẩm cần kiêng để có thể kiểm soát cân nặng, cholesterol và huyết áp; từ đó, tối ưu hóa hiệu quả chữa trị. Vậy, bệnh mạch vành nên kiêng gì? Người bệnh mạch vành cần kiêng các loại thực phẩm giàu chất béo xấu và natri, bao gồm: thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói, bánh ngọt, mỡ / nội tạng động vật, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, sốt mayonnaise….
Cách chế biến thực phẩm cho người bệnh mạch vành
Để tối ưu hiệu quả chữa bệnh mạch vành, bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm để xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày thì phương pháp chế biến món ăn cũng quan trọng không kém. Một số điều mà người bệnh mạch vành cần lưu ý khi chế biến món ăn bao gồm:
- Ưu tiên cách chế biến luộc, hấp, trộn và hạn chế phương pháp chiên, xào để giảm nguy cơ tăng cholesterol từ dầu mỡ;
- Tránh sử dụng sốt mayonnaise, bơ trong quá trình chế biến món ăn;
- Trong trường hợp cần chế biến bằng cách chiên rán nên chọn sử dụng các loại dầu chịu nhiệt cao và giàu chất béo tốt như dầu hạt cải, dầu hướng dương….;
- Không nên dùng lại dầu ăn đã qua sử dụng;
- Hạn chế sử dụng gia vị mặn như bột canh, muối, các loại sốt pha sẵn.
Công thức món ăn chữa bệnh mạch vành
Nếu như bạn đang phân vân chưa biết người bệnh mạch vành nên ăn gì có thể tham khảo công thức 10 món ăn giảm gia vị mặn, chất béo xấu, tăng cường chất xơ, chất chống oxy hóa…. ngay sau đây:
1. Cháo hà thủ ô
Nguyên liệu:
- Hà thủ ô: 20 g;
- Củ mài: 10 g;
- Gạo tẻ: 10 g;
- Táo đỏ: 2 quả;
- Tiêu xay, hành lá: lượng vừa đủ.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, gọt vỏ và thái nhỏ củ mài; thái nhỏ táo đỏ;
- Kế tiếp, nấu nước dùng với nguyên liệu hà thủ ô và củ mài trong ít nhất 30 phút;
- Sau đó, cho gạo tẻ vào nước dùng để nấu cháo đến khi hạt gạo nở đều;
- Tiếp tục, cho táo đỏ vào nấu cháo trong khoảng 10 phút;
- Cuối cùng, trình bày món ăn với một ít tiêu xay và hành lá.
2. Canh rong biển, ngó sen
Nguyên liệu:
- Rong biển nấu canh: 9 g;
- Ngó sen: 20 g;
- Hạt thảo quyết minh: 10 g;
- Gia vị thông thường: muối, đường và tiêu xay.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, nấu hạt thảo quyết minh với 500 ml nước trong khoảng từ 20 – 30 phút;
- Sau đó, loại bỏ phần hạt thảo quyết minh; tiếp tục cho ngó sen và rong biển vào nước dùng nấu trong khoảng 5 phút;
- Kế tiếp, nêm nếm ¼ muỗng cà phê muối, ¼ muỗng cà phê đường, nấu thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp;
- Cuối cùng, trình bày món ăn ra tô, rắc thêm ½ muỗng cà phê tiêu xay lên bề mặt và thưởng thức.

Canh rong biển, ngó sen rất tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh mạch vành
3. Bắp cải xào thịt
Nguyên liệu:
- Bắp cải: 200 g;
- Thịt nạc heo: 100 g;
- Tỏi băm: 5 g;
- Dầu hạt cải: 10 ml;
- Gia vị thông thường: nước tương ít natri, đường, tiêu xay.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, rửa sạch, thái nhỏ bắp cải và thịt nạc heo;
- Sau đó, ướp thịt nạc heo với 1 muỗng cà phê nước tương ít natri, ½ muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu xay trong khoảng 15 phút;
- Kế tiếp, phi thơm tỏi băm với dầu hạt cải; cho thịt heo đã ướp vào xào nhanh với lửa lớn;
- Tiếp tục, cho bắp cải vào xào khoảng 5 phút thì tắt bếp;
- Cuối cùng, trình bày món bắp cải xào thịt ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.
4. Nước ép cà chua
Người mắc bệnh mạch vành nên ăn gì vào những ngày oi bức, chán ăn? Nước ép cà chua là một gợi ý lý tưởng cho trường hợp này. Một ly nước ép cà chua thanh mát, giàu chất xơ, vitamin rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Nguyên liệu:
- Cà chua hữu cơ: 2 quả to;
Cách chế biến:
- Đầu tiên, rửa sạch và thái nhỏ cà chua;
- Sau đó, sử dụng máy ép để thu được nước cà chua nguyên chất;
- Cuối cùng, rót nước ép cà chua ra ly và thưởng thức.
5. Thịt bò hầm quế hương
Nguyên liệu:
- Thịt nạc bò: 200 g;
- Nhục quế: 6 g;
- Đinh hương: 3 g;
- Tai vị: 6 g;
- Thảo quả: 1 quả;
- Dầu hạt cải: 15 ml;
- Gia vị thông thường: đường và muối;
- Nước dùng gà: 1 lít;
- Gừng: 5 g.
Cách làm:
- Đầu tiên, rửa sạch và thái thịt bò thành miếng nhỏ vừa ăn; gọt vỏ và thái lát gừng;
- Kế tiếp, sử dụng chảo sâu lòng để xào gừng với dầu hạt cải;
- Tiếp tục, cho nước dùng gà, nhục quế, tai vị, đinh hương, thảo quả vào nấu trong khoảng 30 phút;
- Sau đó, cho thịt bò vào nấu với lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ;
- Cuối cùng, nêm nếp ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê muối và tắt bếp.

Thịt bò hầm quế hương thơm lừng, giàu dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh mạch vành
6. Canh gà nấu gừng
Để thay đổi khẩu vị, người mắc bệnh mạch vành nên ăn gì cho bữa chính? Bạn có thể thử vào bếp trổ tài nấu món canh gà nấu gừng bắt vị và rất hợp ăn cùng cơm nóng.
Nguyên liệu:
- Thịt ức gà không da: 200 g;
- Gừng: 10 g;
- Đương quy: 6 g;
- Nhục quế: 6 g;
- Táo đỏ: 6 quả;
- Nấm đông cô: 20 g;
- Cà rốt: 50 g;
- Nước dùng gà: 500 ml;
- Dầu hạt cải: 15 ml;
- Gia vị thông thường: muối, nước tương thanh dịu, đường.
Cách làm:
- Đầu tiên, rửa sạch và thái nhỏ thịt ức gà, cà rốt; gọt vỏ và đập dập gừng; nấm đông cô rửa sạch và thái đôi;
- Kế tiếp, xào gừng với dầu hạt cải; cho thịt gà vào xào săn; tiếp tục cho các nguyên liệu đương quy, nhục quế, nấm đông cô, táo đỏ, cà rốt vào xào nhanh;
- Sau đó, cho nước dùng gà vào nấu trong khoảng 20 phút;
- Cuối cùng, nêm nếm vào canh ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước tương thanh dịu, ½ muỗng cà phê đường và tắt bếp.
7. Canh nhân sâm thịt nạc
Nguyên liệu:
- Thịt nạc heo: 200 g;
- Nhân sâm trắng: 9 g;
- Cam thảo: 3 g;
- Bạch truật: 6 g;
- Gừng: 10 g;
- Nước dùng gà: 1 lít;
- Muối: ½ muỗng cà phê.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, rửa sạch và thái miếng các nguyên liệu nhân sâm, cam thảo, bạch truật, gừng, thịt nạc heo;
- Sau đó, đun sôi nước dùng gà và cho các nguyên liệu bao gồm nhân sâm, cam thảo, bạch truật, gừng, thịt nạc heo vào nấu với lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ.
- Cuối cùng, nêm vào canh ½ muỗng cà phê muối và tắt bếp.

Canh nhân sâm thịt nạc bổ dưỡng, ít béo rất tốt cho tim mạch
8. Mực xào hồng hoa, đào nhân
Nếu bạn đang băn khoăn vấn đề người bệnh mạch vành nên ăn gì vào bữa cơm chính có thể thử trổ tài làm mực xào hồng hoa đào nhân. Đây là món ăn không chứa chất béo xấu và rất giàu protein ít béo.
Nguyên liệu:
- Mực tươi: 100 g;
- Hồng hoa: 6 g;
- Đào nhân: 6 g;
- Rau cần tây: 100 g;
- Nấm đông cô: 50 g;
- Dầu hạt cải: 15 ml;
- Nước dùng gà: 200 ml;
- Gia vị: nước tương ít natri, muối, đường.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, rửa sạch các nguyên liệu; thái đôi nấm đông cô, thái mực tươi thành các miếng vừa ăn, thái khúc cần tây, thái lát gừng; đào nhân trụng sơ và lột vỏ;
- Kế tiếp, xào gừng với dầu hạt cải; sau đó cho lần lượt các nguyên liệu còn lại xào với lửa lớn bao gồm mực, nấm, hồng hoa, đào nhân trong khoảng 5 phút;
- Tiếp tục, cho thêm nước dùng gà cùng với 1 muỗng cà phê nước tương, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê đường nấu khoảng 10 phút thì cho rau cần tây vào đảo đều và tắt bếp.
- Cuối cùng, trình bày món mực xào hồng hoa, đào nhân ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng.
9. Canh xương lợn nấu phục linh
Nguyên liệu:
- Xương lưng lợn: 500 g;
- Phục linh: 100 g;
- Gia vị: muối, đường, nước tương ít natri.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, trụng sơ phần xương sống lợn với nước sôi để khử mùi; rửa sạch và thái phục linh thành các miếng vừa ăn;
- Sau đó, nấu xương lợn với 1 lít nước trong ít nhất 1 giờ ở lửa nhỏ; thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong hơn;
- Cuối cùng, cho phục linh vào nấu khoảng 10 phút; nêm nếm ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước tương ít natri và tắt bếp.
10. Gà hầm nhân sâm
Nguyên liệu:
- Thịt ức gà bỏ da: 500 g;
- Nhân sâm: 20 g;
- Mạch đông: 20 g;
- Ngũ vị tử: 9 g;
- Cà rốt: 100 g;
- Nấm đông cô: 50 g;
- Dầu hạt cải: 15 ml;
- Nước dùng gà: 500 ml;
- Gia vị: muối, đường, nước tương thanh dịu.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, rửa sạch các nguyên liệu; ngâm nở nhân sâm; loại bỏ tim của mạch đông; thái miếng củ gừng; thái cà rốt và thịt gà thành các khối vuông vừa ăn;
- Sau đó, xào thơm gừng với dầu hạt cải; tiếp tục xào săn các nguyên liệu bao gồm thịt gà, cà rốt, nấm, ngũ vị tử, mạch đông, nhân sâm;
- Kế tiếp, cho nước dùng gà vào và hạ lửa nhỏ nấu trong khoảng 20 phút;
- Cuối cùng, nêm ½ muỗng muối, ½ muỗng đường, 1 muỗng nước thanh dịu nấu thêm 2 phút thì tắt bếp.

Gà hầm nhân sâm là gợi ý món ăn lý tưởng cho người bệnh mạch vành trong thời tiết nóng bức
Gợi ý thực đơn cho người bị bệnh mạch vành
Thực đơn cho người bị bệnh mạch vành cần tập trung vào việc cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch và giúp kiểm soát cholesterol, huyết áp và cân nặng. Dưới đây là một thực đơn cho người bệnh mạch vành tham khảo:
Thực đơn cho người bị bệnh mạch vành |
|
Bữa sáng
(7h00) |
Bữa trưa
(11h00) |
Bữa phụ 1
(14h00) |
Bữa chiều
(17h00) |
Món ăn |
– 2 lát bánh mì ngũ cốc nướng;
– 1 miếng đu đủ chín;
– 180 ml sữa tách béo. |
– 1 bát cơm;
– 100 g cá hồi áp chảo sốt chanh dây;
– 100 g rau củ luộc. |
100 g sữa chua tách đường. |
– 1 bát cơm;
– 1 quả trứng gà luộc;
– 100 g canh cải xanh thịt băm. |
Cơ cấu khẩu phần |
– Năng lượng: 1830 kcal.
– Đạm: 80 g.
– Đường bột: 310 g.
– Béo: 30 g. |
Địa chỉ thiết kế thực đơn cho người bị bệnh mạch vành cá nhân hóa
Hiểu rõ bệnh mạch vành nên ăn gì và kiêng gì có thể giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống và hỗ trợ tối ưu hiệu quả chữa trị. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng dành riêng cho người mắc bệnh mạch vành có thể liên hệ ngay với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Tại đây, người bị bệnh mạch vành sẽ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán về tình trạng bệnh và đưa ra đánh giá chi tiết về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Dựa vào các chỉ số đánh giá này, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng có thể xây dựng cũng như tư vấn chế độ ăn uống hàng ngày chuẩn khoa học cho người mắc bệnh mạch vành.
Trên đây là thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề người bệnh mạch vành nên ăn gì mà bạn cần quan tâm. Hy vọng rằng, bạn có thể trang bị cho mình đủ các kiến thức dinh dưỡng cần thiết để nâng cao chất lượng sống cho bản thân và gia đình. Nếu như có thắc mắc liên quan đến chủ đề bệnh tim mạch vành nên ăn gì, bạn hãy sớm liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!