Bệnh mạch vành đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Tại Việt Nam, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai, chỉ xếp sau đột quỵ. Do đó, nhận diện sớm triệu chứng bệnh mạch vành để áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời được xem là nhiệm vụ quan trọng trong công tác kiểm soát bệnh. Vậy, bệnh động mạch vành là gì? Dấu hiệu bệnh mạch vành là như thế nào? Bạn cần làm gì để phòng ngừa bệnh từ sớm? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Bệnh mạch vành là gì? Triệu chứng của bệnh ra sao?
Động mạch vành (Coronary Artery) là những mạch máu lớn nằm ở lớp màng ngoài tim (epicardium), chịu trách nhiệm cung cấp máu giàu oxy và dinh dưỡng cần thiết cho cơ tim, giúp tim hoạt động hiệu quả và duy trì nhịp đập ổn định.
Bệnh mạch vành (Coronary Artery Disease – CAD), còn được gọi là bệnh động mạch vành hoặc thiếu máu tim cục bộ (Ischaemic Heart Disease), là tình trạng nơi các mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp, tổn thương, tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ do sự tích tụ của mỡ và cặn bã dư thừa. Điều này làm giảm lượng cung cấp oxy, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho tim hoạt động; do đó, có thể gây ra những cơn đau thắt ngực (angina), đau tim (heart attack) hoặc suy tim (heart failure).
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh mạch vành là loại bệnh tim phổ biến nhất thế giới, gây nên khoảng 375.000 ca tử vong vào năm 2021. Ước tính cho thấy, trung bình cứ khoảng 20 người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên lại có 1 người mắc bệnh tim mạch vành (5%). Nguy hiểm hơn, có đến 20% số ca tử vong do bệnh tim mạch vành xảy ra ở nhóm đối tượng dưới 65 tuổi. Như vậy, thực trạng bệnh mạch vành hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa.
Tại Việt Nam, theo số liệu mới nhất của WHO công bố năm 2020, bệnh tim mạch vành là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai (chỉ đứng sau đột quỵ), là bệnh lý “âm thầm” cưới đi sinh mạng của hơn 91.000 người, tương đương với khoảng 13.41% tổng số ca tử vong mỗi năm. Nguy hiểm hơn, trong khi dân số trẻ là “tiềm lực” cho tăng trưởng kinh tế, lại có đến 49% bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thuộc lớp dân số trẻ (15 – 64 tuổi).
Mặc dù Chính Phủ đã thực thi nhiều chính sách cải thiện y tế cộng đồng nhưng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Nếu không có biện pháp hành động khẩn cấp để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch vành, đặc biệt là vấn đề tăng lipid máu, bệnh tim mạch vành chắc chắn sẽ trở thành một gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng, gây căng thẳng cho nền kinh tế.
Bệnh tim mạch vành có thể gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Hầu hết mọi người đều cho rằng bệnh mạch vành xảy ra là do sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch của bạn, gây xơ vữa. Tuy nhiên, sự tích tụ mảng bám chỉ xảy ra ở một dạng của bệnh mạch vành, được gọi là bệnh mạch vành tim (Coronary Artery Disease) hoặc bệnh tắc nghẽn động mạch vành (Obstructive Coronary Artery Disease).
Trên thực tế, bệnh mạch vành bao gồm 3 dạng khác nhau, trong đó bao gồm:
Để hiểu rõ hơn về từng dạng bệnh mạch vành, bạn có thể tham khảo thêm bảng so sánh dưới đây:
Dạng bệnh mạch vành | Nguyên nhân gây bệnh |
Bệnh tắc nghẽn động mạch vành (OCAD) | Tích tụ mảng bám gây xơ vữa động mạch |
Bệnh động mạch vành không tắc nghẽn (NCAD) | Khi động mạch vành bị:
– Co thắt; – Đè nén bởi lớp cơ tim (myocardium); – Tổn thương niêm mạc gây rối loạn chức năng nội mô; – Trục trặc ở các nhánh động mạch nhỏ hơn, gây rối loạn chức năng vi mạch. |
Bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD) | – Khi thành động mạch vành xuất hiện một vết rách chặn một phần hoặc hoàn toàn lưu lượng máu.
– SCAD thường xảy ra sau một cơn đau tim đột ngột. |
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên bệnh mạch vành, trong đó bao gồm:
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành bao gồm:
Tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là tác nhân thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển
Triệu chứng của bệnh mạch vành có thể thay đổi từ người này sang người khác và cũng phụ thuộc vào mức độ hẹp hoặc tắc nghẽn của động mạch vành. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh mạch vành phổ biến mà bạn cần hiểu rõ:
Nếu bạn hoặc ai đó gặp bất kỳ triệu chứng bệnh mạch vành nào kể trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Để chẩn đoán bệnh mạch vành, bác sĩ thường tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, cụ thể như sau:
Dùng ống nghe để đánh giá nhịp tim là một bước khám lâm sàng quan trọng
Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được tiến hành sau khi kết quả xét nghiệm lâm sàng cho thấy các kết quả bất thường hoặc chứng tỏ người bệnh có nguy cơ cao bị mắc bệnh mạch vành. Xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm các thủ tục y khoa sau:
Trong quá trình chẩn đoán bệnh mạch vành, bạn không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thủ tục xét nghiệm kể trên. Lúc này, bác sĩ sẽ quyết định đâu là phương pháp chẩn đoán cần thiết dựa trên tình hình cụ thể của bạn và đưa ra chỉ định phù hợp.
Chụp cản quang giúp bác sĩ quan sát rõ điểm tắc nghẽn trong động mạch vành
Bệnh mạch vành RẤT NGUY HIỂM, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể làm giảm lượng máu và oxy đến cơ tim, gây nhồi máu cơ tim, một tình trạng nguy kịch cần được cấp cứu khi một phần của cơ tim bị thiếu máu và bắt đầu chết. Quá trình nhồi máu cơ tim có thể diễn ra rất nhanh, gây suy tim, rối loạn nhịp tim và dẫn đến tử vong. Do đó, hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như nâng cao nhận thức về các dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành chính là điều kiện vô cùng quan trọng giúp bạn có khả năng phòng bệnh từ sớm.
Bệnh mạch vành CÓ DI TRUYỀN. Theo nghiên cứu, bệnh mạch vành có tỷ lệ di truyền khá cao, có thể lên tới 40% – 60%. Nguyên nhân là vì sự tồn tại của một số gen đã được xác định là có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đó chính là các gen liên quan đến việc quản lý nồng độ cholesterol, đường huyết, và kiểm soát các phản ứng viêm trong cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ vì bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ mắc bệnh. Ngược lại, nếu không có tiền sử gia đình, không có nghĩa bạn không thể mắc bệnh. Bởi lẽ, bệnh mạch vành là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố gen và môi trường. Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động, hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều rượu bia và tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển.
Bệnh mạch vành không thể được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nó có thể được quản lý hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm (suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…) và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh mạch vành có thể sống được tới vài chục năm với chất lượng cuộc sống tốt như người bình thường. Tuy nhiên, bệnh mạch vành vẫn là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng bất ngờ, chẳng hạn như đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và dẫn đến tử vong. Do đó, việc quản lý các yếu tố nguy cơ, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và duy trì một lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh hoàn toàn có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ.
Người bệnh mạch vành vẫn có thể sống thọ như người bình thường nếu được điều trị và kiểm soát bệnh đúng cách
Quản lý bệnh mạch vành đòi hỏi một sự cam kết nghiêm túc từ việc thay đổi lối sống đến việc tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị của bác sĩ, trong đó bao gồm sự kết hợp của nhiều biện pháp sau:
Người mắc bệnh mạch vành nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh mạch vành mà bạn cần tuân thủ:
Hạn chế ăn thực phẩm chiên (rán), đồ chế biến sẵn là nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng đối với người bệnh mạch vành
Phòng ngừa bệnh mạch vành đòi hỏi bạn phải thay đổi lối sống để kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy bệnh phát triển. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả được bác sĩ khuyến nghị:
Nếu bạn nghi ngờ mình có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, điều quan trọng là không nên chờ đợi, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay lập tức và không cần nhất thiết phải chờ đến khi xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chắc chắn hơn, dưới đây là những dấu hiệu điển hình “mách bảo” bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim càng sớm càng tốt:
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn nghi ngờ có dấu hiệu bất thường ở tim
Tóm lại, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời chính là “chìa khóa vàng” để quản lý hiệu quả bệnh mạch vành. Hiểu được điều này, Trung tâm Tim mạch trực thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được thành lập với mục tiêu huy động mọi nguồn lực hàng đầu, bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực… để giúp bạn phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bệnh mạch vành.
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, cùng dàn trang thiết bị chẩn đoán bệnh mạch vành tiên tiến như máy đo điện tâm đồ ECG, máy theo dõi huyết áp 24h, máy siêu âm tim 4D… Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh tự hào là cơ sở y tế uy tín, cung cấp nhiều phác đồ điều trị bệnh mạch vành tối ưu, đồng thời mang đến sự thoải mái và an tâm cho người bệnh khi đến thăm khám tại đây.
Để đặt lịch tư vấn thăm khám bệnh mạch vành tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn hãy liên hệ số hotline 093 180 6858 – 028 7102 6789 (TP.HCM) hay 024 7106 6858 – 024 3872 3872 (Hà Nội).
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh mạch vành. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu rõ bệnh động mạch vành là gì, nguyên nhân và triệu chứng bệnh mạch vành ra sao để có biện pháp phòng bệnh từ sớm. Trong mọi tình huống, bạn hãy luôn giữ vững lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ để ngăn ngừa và quản lý hiệu quả bệnh mạch vành.