Theo Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, tiêu thụ một chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tim mạch. Do đó, hiểu rõ người bệnh tim nên ăn gì tốt sức khỏe là điều vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ hệ tuần hoàn và ngăn ngừa sớm các biến chứng gây khuyết tật hoặc tử vong. Vậy, người bệnh tim mạch nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Đâu là danh sách những thực phẩm mà người bệnh tim không nên ăn? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bệnh tim nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Chế độ ăn đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc quản lý sức khỏe của người bệnh tim mạch. Bởi lẽ, ăn uống khoa học có thể giúp bạn ức chế các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn sẵn có ở tim. Cụ thể, một chế độ ăn cân đối có thể giúp bạn:
Tóm lại, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là một phần quan trọng trong kế hoạch ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Trên hành trình áp dụng dinh dưỡng đúng cách để quản lý sức khỏe tim, điều quan trọng là bạn cần phải duy trì một chế độ ăn lành mạnh trong suốt một thời gian dài, không chỉ áp dụng nhất thời ngay sau khi được chẩn đoán bệnh tim. Vậy, người bệnh tim nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Dinh dưỡng đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim, gây đột quỵ
Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh tim mạch nên ăn gì chứa nhiều:
Hoa quả và rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe tim mạch, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Cụ thể:
Bên cạnh đó, so với thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả và rau củ thường chứa nhiều nước và ít calo, giúp quản lý cân nặng, ngăn ngừa thừa cân – béo phì, một tác nhân nguy hiểm khiến bệnh tim mạch trở nặng. Như vậy, việc ăn nhiều hoa quả và rau củ có thể giúp ngăn ngừa và quản lý bệnh tim mạch bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.
Người bệnh tim mạch nên ăn các loại cá béo vì chúng chứa lượng lớn omega-3, một loại acid béo không bão hòa đa có lợi cho sức khỏe tim mạch. Omega-3 giúp bạn kháng viêm, hạ thấp tỷ lệ chất béo trung tính triglyceride và cholesterol xấu trong máu; từ đó, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ,
Bổ sung chất béo omega-3 được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim và tử vong do mọi nguyên nhân ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành. Để bổ sung omega-3, bạn có thể cân nhắc tiêu thụ một số loại cá béo như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,…
Cá hồi là thực phẩm giàu omega-3, tốt cho sức khỏe tim mạch
Ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt cho người bệnh tim mạch nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết bị bệnh tim nên ăn gì tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là vì các loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ và các hóa chất thực vật (phytochemical) có đặc tính chống oxy hóa. Cụ thể:
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng calo cao, ngũ cốc nguyên hạt cũng được xem là một nguồn năng lượng tốt, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và cơ tim. Lợi ích sức khỏe này đặc biệt quan trọng đối với những người bệnh tim mạch thường xuyên trải qua cảm giác mệt mỏi hoặc yếu đuối.
Nghiên cứu cho thấy, bổ sung các loại hạt vào khẩu phần dinh dưỡng giúp giảm 19% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 25% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, 18% nguy cơ tử vong do đột quỵ và 15% nguy cơ mắc bệnh rung tâm nhĩ. Nguyên nhân là vì các loại hạt chứa nhiều axit béo omega-3, một loại axit béo không bão hòa có chức năng:
Lưu ý, các loại hạt cũng chứa nhiều calo, nên điều quan trọng là bạn cần ăn chúng với liều lượng hợp lý để tránh gây thừa cân, béo phì. Nghiên cứu cho thấy, khẩu phần hạt tối ưu giúp làm giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh tim mạch là từ 15 – 20g / ngày. Khi bổ sung hạt, người bệnh có thể tiêu thụ một số loại hạt điển hình sau: hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt dẻ, hạt chia,…
Tiêu thụ 15 – 20g hạt mỗi ngày đem lại nhiều lợi ích sức khỏe tốt cho tim mạch
Đậu được xem là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch vì chúng có đặc điểm:
Do đó, nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết bị bệnh tim nên ăn gì thì hãy thử bổ sung các loại đậu vào khẩu phần ăn của mình.
Tiêu thụ sữa ít béo (skimmed milk) được chứng minh là có khả năng làm giảm 26% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, 23% biến chứng do bệnh tim mạch và 20% nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là vì:
Cá và hải sản chứa nhiều omega-3, một loại axit béo rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, eicosapentaenoic acid (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA), hai thành phần quan trọng của omega-3, có khả năng làm giảm đến 28% nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bao gồm: bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, bệnh suy tim sung huyết, bệnh mạch máu não đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên.
Mặt khác, thủy hải sản cũng là một nguồn protein tốt, thường chứa ít béo bão hòa và cholesterol hơn so với các nguồn protein khác, như thịt gia súc, gia cầm. Do đó, người bệnh tim nên ăn gì chứa nhiều thủy hải sản, chẳng hạn như: các loại cá, đặc biệt là cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,…); hải sản giáp xác (tôm, cua, ghẹ,…); hải sản có vỏ (hàu, nghêu, ốc,…),…
Tiêu thụ thủy hải sản giúp ngăn ngừa xơ vữa thành mạch và bảo vệ tim
Thịt gia cầm không da, như thịt gà hoặc thịt vịt bỏ da, thường chứa ít béo bão hòa và cholesterol hơn so với thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu,…) hoặc thịt gia cầm có da. Điều này làm giảm nguy cơ tăng cholesterol trong máu và các vấn đề tim mạch liên quan.
Hơn nữa, thịt gia cầm cũng là nguồn protein tốt, giúp duy trì cơ bắp và sức mạnh tổng thể mà không gây ra tác động tiêu cực đến hệ tim mạch. Tuy nhiên, khi tiêu thụ thịt gia cầm, điều quan trọng là bạn cần chế biến chúng một cách khoa học, tránh chiên (rán), nướng, nấu chúng với mỡ / bơ động vật hoặc dầu công nghiệp để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Thịt nạc, tức là phần thịt gia súc và gia cầm không chứa mỡ, là lựa chọn tốt cho người bệnh tim mạch vì chúng chứa ít cholesterol hơn thịt có mỡ. Khi có quá nhiều cholesterol trong máu, chúng sẽ tích tụ trong thành động mạch, gây xơ vữa thành mạch, một bệnh lý làm chậm hoặc gây tắc nghẽn lưu lượng máu dẫn đến tim, thúc đẩy rủi ro đột quỵ do nhồi máu cơ tim.
Hơn nữa, thịt nạc cũng là nguồn protein chất lượng cao, cần thiết để duy trì cơ bắp và sức mạnh tổng thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần kiểm soát lượng thịt nạc tiêu thụ mỗi ngày, kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng chất xơ để tránh gây táo bón.
Dầu thực vật chứa nhiều chất béo không bão hòa đa (PUFA). Nghiên cứu cho thấy, axit béo nhóm PUFA, chẳng hạn như omega-6 và omega-3, có vai trò cấu tạo nên màng tế bào, điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid, chống đông máu, điều chỉnh huyết áp và đặc biệt là tác dụng kháng viêm.
Nhờ đó, bổ sung dầu thực vật vào khẩu phần ăn giúp tăng cường khả năng hoạt động ổn định của hệ tuần hoàn và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Một số loại dầu thực vật tốt cho người bệnh tim bao gồm: dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu đậu phộng,…
Nghiên cứu cho thấy, ăn từ 1 – 3 quả trứng mỗi tuần có thể giảm 60% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt, tiêu thụ từ 4 – 7 quả trứng mỗi tuần còn có thể làm giảm đến 75% nguy cơ mắc bệnh tim. Nguyên nhân là vì trong trứng chứa nhiều vitamin B2, B12 và selen, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Trong đó:
Lưu ý, trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tim mạch, trứng hiện vẫn đang là một trong những thực phẩm gây “tranh cãi” bởi chúng có chứa một hàm lượng nhất định axit béo bão hòa (3g/100g) và cholesterol (370 mg/100 g), có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch khi tiêu thụ quá nhiều. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh tim mạch không nên ăn quá 7 quả trứng mỗi tuần.
Người bệnh tim mạch không nên ăn quá 7 quả trứng mỗi tuần
Nhìn chung, người bệnh tim không nên ăn gì chứa nhiều chất béo bão hòa, muối, đường, cồn và các chất bảo quản công nghiệp. Cụ thể:
Thịt đỏ và thịt chế biến thường chứa nhiều béo bão hòa và cholesterol, hai tác nhân có thể làm tăng mức cholesterol trong máu và thúc đẩy các vấn đề tim mạch tiến triển. Bên cạnh đó, thịt chế biến, bao gồm xúc xích, thịt hộp và thịt muối, cũng thường chứa nhiều muối và các chất bảo quản, có thể gây tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến và nguy cơ mắc bệnh tim. Cụ thể, tiêu thụ thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu, dê,…) và thịt chế biến sẵn có thể làm tăng lần lượt 11% và 26% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì lý do này, nhiều chuyên gia khuyến nghị người mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến.
Nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến các nghiên cứu dịch tễ học cùng hàng loạt bằng chứng thực nghiệm cho thấy, thực phẩm chế biến sẵn có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch thông qua vô số cơ chế khác nhau. Ngoài việc chứa nhiều cholesterol, chất béo chuyển hóa và chất béo không bão hòa, quá trình chế biến còn khiến thực phẩm “biến chất”, gây rối loạn khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở ruột, cảm giác no ở dạ dày, phản ứng đường huyết ở máu cũng như thành phần và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột.
Do đó, người bị bệnh tim không nên ăn gì chứa nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hoặc tốt nhất là bạn nên kiêng cữ hoàn toàn việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này. Một số thực phẩm chế biến sẵn có thể gây hại cho tim bao gồm: lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói, pate, cá đóng hộp, rau củ đóng hộp,….
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng huyết áp, đường huyết và kích hoạt các phản ứng viêm, tất cả đều là những con đường dẫn đến bệnh tim. Theo nghiên cứu, nhóm người tiêu thụ đường từ 10 – 24.9% và 25% tổng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch lần lượt cao gấp 1.3 và 2.75 lần so với nhóm chỉ tiêu thụ đường ít hơn 10%.
Do đó, tiêu thụ đường một cách vừa phải, dưới 25g / ngày, cũng là một nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng, hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh lý tim mạch một cách hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu này, người bệnh tim nên ăn gì ít ngọt, tránh xa những thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, mứt, hoa quả sấy khô, nước giải khát công nghiệp, trà sữa,…
Người bệnh tim mạch nên kiêng ăn gì chứa nhiều đường
Carbohydrate tinh chế chứa hàm lượng đường cao, trong khi lại chứa ít chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều hơn 350g ngũ cốc tinh chế / ngày có thể làm tăng 33% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 47% nguy cơ đột quỵ do nhồi máu cơ tim ở nhóm người trưởng thành khỏe mạnh.
Tuy nhiên, đối với nhóm người có tiền sử bệnh tim mạch, tiêu thụ nhiều carbohydrate tinh chế có thể khiến họ phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao hơn 71% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn 49%. Do đó, người bị bệnh tim không nên ăn gì chứa nhiều hơn 350g carbohydrate tinh chế / ngày, chẳng hạn như: bánh mì trắng, gạo trắng, bún, miến, phở, hủ tiếu, vỏ ngoài bánh bao,…
Uống rượu ở hàm lượng vừa phải (14g cồn / ngày đối với phụ nữ và từ 14 – 28g cồn / ngày đối với nam giới) rất tốt đối với sức khỏe tim mạch. Khi tiêu thụ đúng cách, rượu có tác dụng làm giảm tín hiệu căng thẳng giảm ở hạch hạnh nhân, vùng não liên quan đến các phản ứng căng thẳng, giúp điều hòa nhịp tim và kiểm soát huyết áp.
Tuy nhiên, uống rượu bia ở hàm lượng cao hơn, hơn 196g cồn mỗi tuần, có thể làm tăng nguy cơ đau tim và suy giảm khả năng nhận thức của não bộ. Do đó, người bệnh tim nên ăn gì hoặc uống gì chứa ít cồn để tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Người bệnh tim nên hạn chế ăn muối (dưới 5g / ngày) vì muối chứa natri, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng khi được tiêu thụ quá mức, natri có thể giữ nước trong cơ thể, tạo áp lực lên các mạch máu, làm cho tim phải làm việc khó khăn hơn để đẩy máu qua cơ thể. Điều này có thể gây tăng huyết áp, dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ.
Dầu thực vật hydro hóa chứa lượng lớn axit béo chuyển hóa (trans fat), một loại chất béo không bão hòa được chứng minh có thể tăng 23% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cho mỗi 4.4g trans fat thêm vào vào khẩu phần ăn hàng ngày. Cụ thể, chất béo chuyển hóa làm tăng LDL (lipoprotein mật độ thấp), hay còn gọi là “cholesterol xấu”, và giảm HDL (lipoprotein mật độ cao), hay còn gọi là “cholesterol tốt”. Tình trạng LDL cao và HDL thấp có thể gây xơ vữa động mạch và dẫn đến đột quỵ.
Thức ăn nhanh và thực phẩm chiên (rán) chứa nhiều chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe tim mạch
Nước sốt công nghiệp thường chứa nhiều chất bảo quản, muối, đường và chất béo không bão hòa, tất cả đều không tốt cho người bệnh tim. Như đã chia sẻ bên trên:
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh tim cần thực hiện các thay đổi trong sinh hoạt và vận động để duy trì sức khỏe tim mạch, cụ thể như sau:
Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn duy trì sức khỏe tim mạch ổn định
Trên đây là những thông tin qua trọng về chủ đề dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch. Tóm lại, khi đang “chiến đấu” với bệnh lý về tim, bạn không chỉ cần biết những thực phẩm nên tránh, mà còn phải hiểu rõ bệnh tim nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi.
Bằng cách kết hợp việc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ với việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tình và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết bệnh tim nên ăn gì, bạn hãy liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!