“Người bệnh tim không nên làm gì để bệnh chuyển nặng?” là câu hỏi phố biến đối với nhiều người hiện nay. Theo đó, để duy trì và cải thiện tình trạng bệnh lý, bệnh nhân tim mạch cần thay đổi nhiều thói quen trong chế độ ăn uống, luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nhận diện những thói quen gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, trong viết dưới đây, hãy để Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất, trả lời cho câu hỏi bị bệnh tim nên làm gì và kiêng gì?
Người bệnh tim không nên làm gì để tránh bệnh trở nặng?
Bệnh tim chuyển biến xấu do tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả các yếu tố không thay đổi được và yếu tố thay đổi được. Trong đó, các yếu tố cố định, không thể thay đổi bao gồm:
Trên đây là các yếu tố bẩm sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà người bệnh không thể thay đổi. Thay vào đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, bạn có thể điều chỉnh các yếu tố sau:
Tiêu thụ chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh tim mạch tiến triển
Người bị bệnh tim không nên làm gì khiến cơ thể quá tải và mệt mỏi như ăn uống thiếu khoa học, thức khuya, lười vận động,… cụ thể:
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ăn nhiều muối sẽ gây tích nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm trầm trọng thêm các bệnh lý tim mạch, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não,…
Như vậy, hạn chế tối đa lượng muối trong thực đơn là cách cách tốt nhất để người bệnh tim mạch duy trì và cải thiện tình trạng sức khoẻ. Theo đó, hàm lượng muối bạn được phép hấp thụ mỗi ngày không vượt quá 5g, tương đương với 1 thìa cà phê muối/ bột canh/ hạt nêm hoặc 5 – 10ml nước mắm. Một số mẹo giảm thiểu lượng muối trong thực đơn bao gồm:
Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến tình trạng đái tháo đường, thừa cân, béo phì. Đây là tác nhân gây hại cho tim mạch, về lâu dài sẽ khiến người bệnh tim đối mặt với các biến chứng suy tim, đột quỵ,… Vì vậy, hạn chế hàm lượng đường dưới 5g mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện và duy trì sức khỏe tim mạch. Bạn nên chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm không đường và tận dụng nguyên liệu tạo vị ngọt tự nhiên trong nấu ăn như su hào, củ cải, củ đậu, chà là,…
Nghiên cứu cho thấy, căng thẳng tâm lý có thể gây thiếu máu cục bộ, tạo điều kiện cho các biến cố tim mạch tái phát và thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân. Vì vậy, để duy trì, cải thiện tình trạng sức khỏe, người bệnh tim không nên làm gì căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, hay học cách quản lý thời gian và áp lực trong cuộc sống hàng ngày.
Căng thẳng do làm việc quá sức có thể khiến bệnh tim mạch tiến triển nhanh
Rượu bia và đồ uống có cồn có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, dẫn đến các vấn đề tim mạch như đau ngực, đột quỵ, nhịp tim không đều hoặc rung tim. Ngoài ra, ethanol trong loại đồ uống này còn gây hại cho gan và thận – hai cơ quan chính yếu trong quá trình lọc máu. Về lâu dài, máu nhiễm độc do suy giảm chức năng gan, thận sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, ung thư,… Do đó, bên cạnh bảo vệ hệ tim mạch, người bệnh tim không nên làm gì tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Tương tự rượu bia, thuốc lá làm tăng nhịp tim, huyết áp, tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó, nicotin trong thuốc lá cũng gây co thắt mạch máu, khiến các cơn đau ngực diễn ra thường xuyên. Vì vậy, duy trì thói quen xấu này sẽ khiến bệnh lý tim mạch chuyển biến tiêu cực và người bệnh gặp khó khăn trong quá trình điều trị.
Người bệnh tim không nên làm gì khiến mỡ máu tăng, như việc tiêu thụ quá nhiều chất béo xấu từ thịt đỏ và độ ăn chiên rán. Bởi lẽ, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt dê,… và thức ăn nhanh sở hữu hàm lượng chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá rất cao. Hai loại chất béo này khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ,… Vì vậy, hạn chế hấp thụ chất béo xấu từ các thực phẩm trên giúp người bệnh tim bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng nguy hiểm.
Theo Bộ Y tế, ngồi lâu không hoạt động sẽ gây tích mỡ và tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu, từ đó làm trầm trọng hoặc phát sinh các bệnh tim mạch. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn nên tập thói quen đứng dậy và đi lại sau mỗi 30 – 60 phút ngồi liên tục. Bên cạnh đó, bạn nên tích cực tham gia các hoạt động thể thao như đi bộ, chạy, bơi lội, thể dục nhịp điệu,… để giảm mỡ và rèn luyện sức khỏe tim mạch.
Dù vận động hàng ngày được khuyến khích, tuy nhiên người bệnh tim không nên làm gì quá sức. Bởi lẽ, luyện tập vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, ngất xỉu, thậm chí là ngưng tim và tử vong. Để hạn chế các tác động xấu lên tim mạch, bệnh nhân cần duy trì thời gian và cường độ luyện tập hợp lý.
Đối với người bệnh tim chỉ nên tập thể dục cường độ trung bình đến nhẹ trong khoảng 30 – 45 phút/ ngày, như đạp xe, đi bộ,… Các trường hợp vượt qua mức kể trên đều được coi là vận động quá sức và cần được giám sát, điều chỉnh kịp thời.
Tập luyện quá sức có thể gây rối loạn nhịp tim
Ngủ quá nhiều (hơn 9 tiếng/ ngày) và hạn chế vận động sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường – hai tác nhân chính gây suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Vì vậy, để có giấc ngủ chất lượng, người bệnh chỉ nên ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng và duy trì thói quen ngủ trước 23h mỗi ngày.
Thức khuya thường xuyên và không đảm bảo giấc ngủ sẽ làm suy giảm chức năng tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 20%. Bởi lẽ, não lúc này cần nhiều máu hơn để hoạt động, do đó sẽ kích thích tim tăng cường bơm máu. Áp lực bơm máu tăng khiến huyết áp cao đột ngột, tác động quá mức vào thành động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não và đột quỵ.
Trời mưa lạnh có thể khiến huyết áp cơ thể tăng đột ngột. Lúc này, tim đập nhanh hơn, khiến người bệnh tim thở dốc hoặc dễ bị thiếu oxy. Trong trường hợp dính mưa trong thời gian dài, nhiệt độ trong và ngoài cơ thể chênh lệch nhau quá mức sẽ gây áp lực lên tim, khiến bệnh tim dễ tiến triển nặng. Trước những rủi ro trên, người bệnh tim cần chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mưa, bằng cách mặc đồ ấm, đặc biệt là giữ nhiệt ở vùng cổ, ngực và bàn chân; tắm nước ấm và bổ sung thêm các loại trà nóng như trà gừng, trà chanh mật ong,…
Người bệnh tim không nên chủ quan trong việc giữ ấm thân nhiệt khi trời mưa
Bên cạnh việc cảnh giác với những lưu ý liên quan đến người bệnh tim không nên làm gì, bạn cũng cần ghi nhớ và áp dụng những khuyến cáo sau để bảo vệ chức năng tim mạch:
Một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh lý và bảo toàn chức năng của cơ quan này. Theo đó, người bệnh nên áp dụng một số tiêu chí sau để có một chế độ ăn hợp lý, khoa học:
Ngoài việc trả lời câu hỏi bệnh tim nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh nên duy trì thói quen lên thực đơn ăn uống cho từng ngày, từng bữa cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo sát chế độ ăn và đạt được những hiểu quả mong muốn.
Tiêu thụ nhiều rau củ quả và protein chất lượng cao đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tim mạch
Bên cạnh phòng ngừa các tác nhân có hại, người bị bệnh tim mạch nên làm gì để rèn luyện trái tim và tăng cường đề kháng? Trả lời câu hỏi này, việc luyện tập thường xuyên và vừa sức sẽ là phương pháp tối ưu nhất, song không phải ai cũng duy trì được thói quen kể trên. Vì vậy, bạn cần thiết lập mục tiêu rõ ràng, vận động ít nhất 30 – 45 phút mỗi ngày.
Trong khoảng thời gian này, hãy lựa chọn các bài tập hoặc hoạt động có cường độ từ nhẹ đến trung bình như đi bộ, yoga, đạp xe,… để vừa rèn luyện trái tim vừa đảm bảo không tập quá sức. Ngoài ra, bạn có thể tính toán nhịp tim tối đa theo công thức:
Nhịp tim (lần/ phút) = (220 – số tuổi) x 70%
Sau đó, dựa trên kết quả tính được để theo dõi nhịp tim của bản thân khi vận động.
Duy trì cân nặng và tỷ lệ mỡ ở mức khoẻ mạnh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người bệnh tim mạch. Bởi lẽ, thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng về tim như suy tim, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch,… Trong khi đó, việc thiếu cân sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình điều trị. Để rà soát các vấn đề về cân nặng, người bệnh nên tính toán chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) theo công thức:
BMI = cân nặng (kg) / chiều cao2 (m)
Theo đó, người có cân nặng khỏe mạnh sẽ sở hữu chỉ số BMI trong phạm vi 18.5 đến 22.9. Còn lại, chỉ số BMI dưới 18.5 được coi là thiếu cân, trong khi chỉ số BMI từ 23 đến 24.9 được coi là thừa cân và chỉ số BMI từ 25 trở lên được coi là béo phì. Trong trường hợp chỉ số BMI không ở trong phạm vi khỏe mạnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch ăn uống, tập luyện hợp lý.
Người bệnh tim mạch nên làm gì giúp tâm lý thoải mái và duy trì chất lượng giấc ngủ? Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo:
Xây dựng mối quan hệ tích cực, chủ động kết nối với người thân xung quanh hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch ổn định
Để quá trình điều trị đạt hiệu quả, người bệnh nên uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đối với các loại thực phẩm chức năng, bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng để tránh các ảnh hưởng xấu tới tim mạch và các cơ quan khác.
Khám sức khỏe định kỳ và theo dõi các chỉ số tim mạch sẽ giúp bạn kịp thời nắm bắt tình trạng bệnh lý cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám ít nhất 6 tháng/ lần. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên trang bị các loại máy đo huyết áp, đường huyết và mỡ máu tại nhà để thường xuyên kiểm tra các chỉ số quan trọng.
Trên đây là những thông tin chi tiết, trả lời cho câu hỏi người bệnh tim không nên làm gì và đâu là những điều bệnh nhân tim mạch nên làm. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ kiến thức hữu ích, giúp bạn cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Để chức năng tim mạch được bảo toàn và các phương pháp điều trị đạt mục tiêu, người bệnh cần lưu ý hạn chế và loại bỏ các thói quen xấu, đặc biệt trong việc ăn uống và luyện tập. Bởi lẽ, một chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh chính là giải pháp tối ưu giúp hệ tim mạch phục hồi.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và kiến thức để phát hiện ra các ảnh hưởng xấu mà lối sống hiện tại đem đến cho tim. Vì vậy, bạn cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được giúp đỡ và tư vấn chi tiết.
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, chúng tôi sẵn sàng chỉ ra vấn đề và hỗ trợ người bệnh có kế hoạch ăn uống, luyện tập khoa học. Nếu bạn có bất kỳ khúc mắc nào liên quan đến câu hỏi người bệnh tim không nên làm gì, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!