Người bị gãy xương ăn nếp được không, có bị sao không?

06/11/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Bị gãy xương ăn nếp được không?” là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, trong nền ẩm thực Việt Nam, gạo nếp là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống, đặc biệt là các món ăn sáng. Khi gặp phải tình trạng gãy xương, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để hỗ trợ quá trình hồi phục trở nên vô cùng quan trọng. Vậy, người bị gãy xương ăn nếp được không? Đâu là lời khuyến nghị chính thức từ các chuyên gia dinh dưỡng về việc ăn nếp trong thời gian điều trị gãy xương? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.

bị gãy xương ăn nếp được không

Người bị gãy xương ăn nếp được không?

Gạo nếp (glutinous rice), còn được biết với cái tên gạo dẻo (sticky rice), chính là phần hạt của cây lúa nếp – một loại lúa được trồng phổ biến tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hạt gạo nếp có thân trắng dài, tròn đầy. So với các loại gạo khác, chiều dài của hạt gạo nếp có phần ngắn hơn nhưng hương vị sau khi nấu chín lại thơm lâu và ngọt ngào hơn cả.

Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp

Trước khi tìm hiểu người bị gãy xương ăn nếp được không, bạn cần hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng chứa trong loại gạo này. Cụ thể, thành phần chủ đạo, chiếm khoảng 90% tổng năng lượng chứa trong gạo nếp chính là chất đường bột (carbohydrates), còn lại là protein (chiếm khoảng 8%) và chất béo (chiếm khoảng 2%).

Nghiên cứu cho thấy, có đến 98 – 99% hàm lượng tinh bột chứa trong gạo nếp được cấu thành từ amylopectin, một chuỗi polymer dài chứa nhiều phân tử đường α-glucose. Nhờ chứa nhiều amylopectin mà sau khi nấu chín, hạt gạo nếp có độ dẻo, độ dính và hương vị bùi ngọt hơn các loại gạo khác.

Gạo nếp là một nguồn carbohydrates quan trọng, có khả năng cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể (97 calo / 100g gạo). Do đó, dù không phải là nguồn protein hay chất béo chính, gạo nếp vẫn là một món ăn không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người Việt.

Xét về hàm lượng vi chất, trong gạo nếp có chứa đến 8 vitamin và 10 khoáng chất khác nhau. Trong đó chủ yếu là vitamin nhóm B và các khoáng chất cơ bản như kẽm, đồng, mangan, kali, natri, canxi, sắt,… Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng trong 100g gạo nếp được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g gạo nếp Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ gạo nếp so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV)
Năng lượng 143 calo 7.15%
Chất đường bột 21g
(bao gồm 1g chất xơ, 0.1g đường và 19.9g tinh bột)
7%
Chất đạm 2 g 4%
Chất béo 0.2g

(bao gồm 0.04g chất béo bão hòa và 0.15g chất béo không bão hòa)

0%
Vitamin
B3 (Niacin) 0.29 mg 1.8%
B2 (Riboflavin) 0.013 mg 1%
B5 (Pantothenate) 0.215 mg 4.3%
B6 0.026 mg 1.5%
B4 (Choline) 2.1 mg 0.38%
B1 (Thiamin) 0.02 mg 1.7%
B9 (Folate) 1 mcg 0%
E 0.04mg 0.26%
Khoáng chất
Kẽm 0.41 mg 3.7%
Selen 5.6 mcg 10.18%
Sắt 0.14 mg 0.8%
Phốt – pho 8 mg 0.64%
Đồng 0.049 mg 5.4%
Magiê 0.262 mg 0.06%
Kali 10 mg 0.2%
Natri 5 mg 0.2%
Canxi 2 mg 0.15%
Mangan 0.262 mg 11.3%
Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp

Gạo nếp là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống Việt Nam

Lưu ý:

Gạo lứt không chứa vitamin A, B12, C, D và vitamin K. Do đó, bạn nên kết hợp ăn gạo nếp với các loại thực phẩm khác để xây dựng được một chế độ ăn toàn diện, cân đối, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Bị gãy xương ăn nếp được không?

Người bị gãy xương ĐƯỢC ĂN NẾP vì trong loại gạo này không chứa bất kỳ thành phần nào có khả năng gây cản trở quá trình chữa lành xương. Không những thế, trong nếp còn chứa ít chất béo, đặc biệt là cholesterol, giúp bảo vệ hệ tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, gạo nếp là một thực phẩm vừa có chỉ số đường huyết cao (90/100) vừa có tải lượng đường huyết cao (73.8/100). Do đó, tiêu thụ gạo nếp quá mức, đặc biệt là các loại gạo nếp tinh chế, có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị thừa cân – béo phì và mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp.

Với chỉ số GI cao trên 70 và GL cao trên 20, gạo nếp là một thực phẩm có khả năng khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao và nhanh sau khi ăn. Đường huyết tăng cao có thể thúc đẩy các phản ứng viêm và khiến xương chậm phục hồi. Do đó, người bị gãy xương không nên tiêu thụ gạo nếp quá mức mà chỉ nên ăn ở hàm lượng vừa đủ để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình chữa lành xương.

Tóm lại, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết người bị gãy xương ăn nếp được không thì câu trả lời là “ĐƯỢC”. Song, người bệnh chỉ nên ăn gạo nếp ở hàm lượng vừa phải.

Bị gãy xương ăn nếp được không?

Người bị gãy xương không nên ăn gạo nếp quá 55 – 110g / cữ

Bị gãy xương ăn nếp có tốt không?

Người bị gãy xương ăn nếp RẤT TỐT vì loại gạo này chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình chữa lành xương, trong đó bao gồm:

1. Glucose có trong nếp là nguồn năng lượng cho mọi tế bào

Tải lượng đường huyết của 100g gạo nếp là 73.8. Điều này có nghĩa là tiêu thụ 100g gạo nếp có thể cung cấp cho cơ thể bạn một lượng đường glucose gần bằng 73.8g. Trong cơ thể, glucose chính là nguồn năng lượng chính cho mọi tế bào hoạt động, bao gồm cả những tế bào osteoblast (nguyên bào tạo xương) và osteoclast (tế bào hủy xương). Cùng với nhau, hai loại tế bào này phối hợp hoạt động để thúc đẩy quá trình chữa lành xương. Cụ thể như sau:

  • Nguyên bào tạo xương: Là các tế bào chịu trách nhiệm sản sinh mô xương mới để trám đầy vết đứt gãy trên xương. Chúng chuyển hóa glucose thành ATP (adenosine triphosphate) – nguồn năng lượng chính cho các tế bào duy trì sự sống và hoạt động bình thường.
  • Tế bào hủy xương: Các tế bào này giúp cơ thể “dọn sạch” những mô xương bị tổn thương để “nhường” chỗ cho mô xương khỏe mạnh xuất hiện. Việc phá hủy xương cũng cần năng lượng mà glucose cung cấp.

Tóm lại, khi xương bị gãy, cơ thể phải thực hiện một loạt các phản ứng sinh hóa để tái tạo lại phần xương bị tổn thương. Đây là một quá trình phức tạp, tốn kém năng lượng mà glucose là một phần quan trọng không thể thiếu. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn người bị gãy xương ăn nếp được không hoặc ăn nếp có tốt không thì câu trả lời là “được, người gãy xương ăn nếp rất tốt”.

Bị gãy xương ăn nếp có tốt không? nguồn năng lượng cho mọi tế bào

Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho nguyên bào tạo xương và tế bào hủy xương hoạt động

2. Gạo nếp chứa chất dinh dưỡng tốt cho xương

Bên cạnh glucose, gạo nếp còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho xương, điển hình như:

  • Vitamin nhóm B: Gạo nếp giàu vitamin B2, B6, B9 và B12. Nghiên cứu cho thấy, 4 loại vitamin này có khả năng ức chế quá trình chuyển hóa homocysteine – một loại axit amin được cơ thể tạo ra trong quá trình trao đổi chất. Khi nồng độ homocysteine tăng cao, chúng có thể gây căng thẳng oxy hóa, làm suy giảm mật độ khoáng chất trong xương. Do đó, ăn gạo nếp giúp kiểm soát nồng độ homocysteine, hỗ trợ xương mau liền.
  • Selen: Trung bình 100g gạo nếp có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 5.6 mcg selen, tương đương với 10.18% nhu cầu khuyến nghị selen hàng ngày dành cho người trưởng thành. Nghiên cứu cho thấy, selen có đặc tính chống oxy hóa mạnh, góp phần bảo vệ các tế bào mô đệm tủy xương khỏi sự tấn công của các gốc tự do, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và giúp xương mau lành.
  • Kẽm: Theo nghiên cứu, bổ sung có thể thúc đẩy sự gia tăng của nhiều loại protein quan trọng trong xương (albumin, IGF-I, TGF-β1,…), kích thích sự hình thành nguyên bào xương và rút ngắn quá trình hồi phục xương.

Lưu ý:

Tuy canxi, phốt pho, protein và vitamin D là các thành phần quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng cấu trúc xương. Song, hàm lượng của 4 loại dưỡng chất kể trên chứa trong gạo nếp lại rất ít. Do đó, khi tiêu thụ gạo nếp trong quá trình chữa lành xương, bạn cần ưu tiên kết hợp ăn chúng với các thực phẩm khác như sữa, thịt, cá, hải sản, các loại đậu, hạt,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương, giúp quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.

Gạo nếp chứa chất dinh dưỡng tốt cho xương

Người bị gãy xương cần kết hợp ăn gạo nếp với các nhóm thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể cần

Các món ngon với gạo nếp tốt cho người gãy xương

Gạo nếp là một nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn, tốt cho người bị gãy xương, chẳng hạn như:

  • Xôi mặn: Là món gạo nếp được hấp chín, ăn kèm với phần “topping” hấp dẫn bao gồm: đậu phộng, chà bông thịt lợn, ruốc và mỡ hành. Các loại đậu, chà bông và lạp xưởng chứa nhiều protein, giúp xây dựng mạng lưới mô liên kết (collagen) trong xương, hỗ trợ xương nhanh lành;
  • Xôi xéo: Tương tự như xôi mặn nhưng phần “topping” được phủ đậu xanh nghiền và hành phi. Trong đậu xanh chứa nhiều canxi, phốt pho và protein. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho xương mà thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp còn thiếu.
  • Bánh ít trần: Là một loại bánh nhỏ được nhồi từ bột gạo nếp với phần nhân làm từ đậu xanh, thịt lợn, hoặc tôm. Tương tự như xôi, bánh ít trần cũng cung cấp cho cơ thể một lượng protein đáng kể khi ăn kèm với phần nhân chứa thịt lợn và tôm, hỗ trợ xương nhanh chóng hồi phục;
  • Chè nếp cẩm: Được nấu từ từ gạo nếp cẩm (một loại gạo nếp có màu tím tự nhiên). Khi thưởng thức, gạo nếp cẩm thường được dùng với đậu xanh và nước cốt dừa. Nếu đậu xanh giàu protein thì nước cốt dừa lại là một nguồn canxi dồi dào, giúp bù đắp cho lượng canxi và protein thiếu hụt trong gạo nếp.
Các món ngon với gạo nếp tốt cho người gãy xương

Xôi mặn là món ăn sáng làm từ gạo nếp được nhiều người yêu thích

Lưu ý:

Mặc dù những món ăn từ gạo nếp kể trên đều rất ngon và là một phần của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, nhưng người bị gãy xương nên cân nhắc không ăn quá nhiều, đặc biệt là ưu tiên lựa chọn những món ít ngọt, giàu canxi và protein để hỗ trợ quá trình chữa lành xương diễn ra thuận lợi.

Trên đây là những thông tin quan trọng giải đáp cho câu hỏi bị gãy xương ăn nếp được không. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ người bị gãy xương có thể được ăn nếp, miễn là ăn với hàm lượng vừa phải. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết bổ sung gạo nếp vào thực đơn dinh dưỡng cho người bị gãy xương sao cho đúng, hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết hơn. Chúc bạn mau chóng hồi phục!

Rate this post
17:14 07/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. The Effects of Various Way of Processing Black Glutinous Rice (Oryza sativa L. Processing Var Glutinosa) on Digestibility and Energy Value of the Products. (n.d). International Conference on Sustainable Agriculture. https://iopscience.iop.org/article/10.1088/1755-1315/327/1/012013/pdf
  2. J Torrico Narvaez, Maldonado, G., Intriago, M., Cárdenas, J., Rosalba Casas Guerrero, José Luís Neyro, & Ríos, C. (2020). Role of homocysteine and vitamin B in bone metabolism. Revista Colombiana de Reumatología (English Edition)27(4), 278–285. https://doi.org/10.1016/j.rcreue.2019.12.008
  3. Yang, T., Lee, S. Y., Park, K. C., Park, S. H., Chung, J., & Lee, S. (2022). The Effects of Selenium on Bone Health: From Element to Therapeutics. Molecules (Basel, Switzerland)27(2), 392. https://doi.org/10.3390/molecules27020392
  4. Masayoshi Yamaguchi. (2007). Role of Zinc in Bone Metabolism and Preventive Effect on Bone Disorder. Laboratory of Endocrinology and Molecular Metabolism, Graduate School of Nutritional Sciences,
    University of Shizuoka, Shizuoka 422-8526, Japan. https://www.jstage.jst.go.jp/article/brte/18/4/18_4_346/_pdf