Bị gãy xương có uống bia được không, uống rượu được không?

11/10/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Bị gãy xương có uống bia được không? Có uống rượu được không?… luôn là nỗi băn khoăn thường trực đối với những ai đang gặp phải tình trạng gãy xương. Bởi lẽ, thói quen thưởng thức một cốc bia tươi mát hoặc một ly rượu vang thơm ngon thường là một phần không thể thiếu trong lối sống của nhiều người. Vậy, uống rượu bia có tác động như thế nào đến quá trình chữa lành xương? Người bị gãy xương có được uống bia không? Có được uống rượu không? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Bị gãy xương có uống bia được không, uống rượu có ảnh hưởng gì?

Người bị gãy xương có uống bia được không? Có uống rượu được không?

Bị gãy xương có uống bia được không?

Người bị gãy xương CÓ THỂ được uống bia; tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ hàm lượng tiêu thụ và nếu có thể, bạn nên hạn chế uống bia đến mức tối đa. Theo các chuyên gia y tế, bị gãy xương không nên uống bia. Nguyên nhân là vì tiêu thụ loại đồ uống này quá mức có thể:

  • Ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi: Trong bia có chứa từ 4 – 6% thành phần là cồn. Cồn có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D ở gan, làm giảm sự hấp thu canxi qua ruột, từ đó có thể ảnh hưởng đến mật độ xương. Cụ thể như sau:
    • Canxi: Là nguồn nguyên liệu chính cấu tạo nên xương, tồn tại trong xương dưới dạng tinh thể hydroxyapatite [Ca₁₀(PO₄)₆(OH)₂], chiếm khoảng 40% trọng lượng của xương. Do đó, khi hệ tiêu hóa kém hấp thụ canxi, cơ thể sẽ bị thiếu hụt “nguyên liệu” để chữa lành xương;
    • Vitamin D: Là loại vitamin được dự trữ ở gan, có tác dụng điều chỉnh hàm lượng canxi được hấp thụ ở ruột. Trong khi đó, lượng cồn (có trong bia) sau khi tiêu thụ sẽ được gan chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất kịch độc có thể làm suy yếu, hoại tử mô gan, khiến nồng độ vitamin D trong gan sụt giảm; từ đó, hạ thấp hiệu suất hấp thụ canxi ở ruột (có thể giảm tới 80%) và làm chậm quá trình chữa lành xương.
  • Gây thất thoát canxi: Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ đồ uống có cồn, điển hình là bia, làm tăng sự bài tiết canxi qua nước tiểu, đặc biệt là trong 3 giờ đầu sau khi tiêu thụ. Vì thế, tiêu thụ bia quá mức dễ gây “thất thoát” canxi trong cơ thể, khiến xương chậm lành.

Tóm lại, người bị gãy xương có uống bia được không? Câu trả lời là “ĐƯỢC”; tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để xác định hàm lượng tiêu thụ an toàn và tránh được những tương tác bất lợi có thể xảy ra giữa thuốc và bia. Tuy nhiên, trong những tình huống bất khả kháng, khi chưa thể nhận được sự tư vấn kịp thời bác sĩ, người bị gãy xương không nên tiêu thụ quá 14g cồn / ngày (đối với nữ) và từ 14 – 28g cồn / ngày (đối với nam). Hàm lượng khuyến nghị này tương đương với:

  • Nữ giới: Không được uống quá 350ml bia 4° cồn / ngày; 280ml bia 5° cồn / ngày và 233ml bia 6° cồn / ngày;
  • Nam giới: Không được uống quá 350 – 700ml bia 4° cồn / ngày, 280 – 560ml bia 5° cồn / ngày và 233 – 466 ml bia 6° cồn / ngày.
Bị gãy xương có uống bia được không?

Người bị gãy xương uống bia được không? Câu trả lời là “được”; tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng an toàn

Bị gãy xương có uống rượu được không?

Người bị gãy xương CÓ THỂ được uống rượu; tuy nhiên, cần kiểm soát nghiêm ngặt liều lượng tiêu thụ theo ý kiến của bác sĩ hoặc nếu được, bạn nên kiêng rượu hoàn toàn. Bởi lẽ, về bản chất, rượu là thức uống có hàm lượng cồn cô đặc, “nặng đô” hơn cả bia.

Do đó, bất kỳ tác hại nào mà bia gây ra cho xương, như hạn chế hấp thụ canxi ở ruột hoặc tăng bài tiết canxi qua nước tiểu… thì rượu cũng có thể gây ra tác động tương tự, thậm chí là ở mức độ nghiêm trọng hơn. Bên cạnh những tác hại giống bia, tiêu thụ rượu quá mức còn có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây:

  • Hạ canxi huyết: Là tình trạng nồng độ canxi trong máu bị hạ thấp xuống dưới mức an toàn, có thể gây co giật và làm suy giảm nghiêm trọng trữ lượng canxi trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, những người uống rượu đến mức say (từ 740ml rượu vang 12° cồn hoặc 315ml rượu chưng cất 40° cồn trở lên) có nguy cơ bị suy tuyến cận giáp tạm thời, gây ra tình trạng hạ canxi máu thoáng qua, khiến xương chậm lành vì bị “cắt đứt” nguồn canxi trong máu;
  • Suy giảm miễn dịch: Theo nghiên cứu, uống 5 – 6 ly rượu trong một lần có thể ức chế hệ thống miễn dịch lên đến 24 giờ. Do đó, tiêu thụ rượu quá mức có thể gây suy yếu chức năng của hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình chữa lành gãy xương.

Lưu ý:

Trên đây chỉ là những tác hại khi tiêu thụ rượu quá mức trong một lần uống hoặc/và tiêu thụ rượu liên tục trong suốt một thời gian dài. Trong tình huống bất khả kháng, buộc phải tiêu thụ rượu, bạn vẫn có thể tiêu thụ dưới 14g cồn / ngày hoặc (đối với nữ) hoặc từ 14 – 28g cồn ngày (đối với nam). Nguyên nhân là vì tiêu thụ rượu ở một liều lượng nhỏ cũng có thể đem đến một số lợi ích nhất định cho quá trình chữa lành xương, cụ thể như sau:

  • Một nghiên cứu lớn được tiến hành năm 2009 cho thấy, uống rượu vừa phải (14 – 28g cồn / ngày) có tác động tăng cường mật độ khoáng xương ở hông lên đến 4.5% (đối với nam giới) và xương ở cột sống lên 8.5% (đối với phụ nữ tiền mãn kinh).
  • Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, trong muôn vàn các loại rượu khác nhau, rượu vang đỏ (red wine) là loại rượu có tác dụng tăng cường mật độ khoáng xương đáng kể nhất (khi tiêu thụ ở hàm lượng vừa phải). Tất cả là nhờ các hợp chất polyphenols và phytoestrogen trong rượu vang có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để xương nhanh lành.

Tóm lại, đối với các câu hỏi như “bị gãy xương có uống bia được không?” hoặc “bị gãy xương có uống rượu được không?”, các nghiên cứu lý thuyết cùng các bằng chứng thực nghiệm đều nhất quán cho câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, bạn cần tiêu thụ chúng ở hàm lượng vừa phải (dưới 14 – 28g cồn / ngày); đồng thời, tuân thủ theo mọi chỉ định khác từ bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi giữa rượu và thuốc uống khi điều trị gãy xương.

Bị gãy xương có uống rượu được không?

Người bị gãy xương được uống rượu, nhưng cần hạn chế tối đa

Thời điểm người gãy xương cần kiêng rượu hoàn toàn

Nếu bạn bị gãy xương, việc kiêng rượu ở một số thời điểm cụ thể có thể hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là một số thời điểm quan trọng mà người gãy xương nên kiêng rượu hoàn toàn:

1. Trước khi phẫu thuật

Nếu bạn sắp phải trải qua phẫu thuật để điều trị gãy xương, bạn nên kiêng rượu ít nhất 24 – 48 giờ trước thời điểm phẫu thuật. Bởi lẽ, rượu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu và tác động lên một số chất sinh học quan trọng trong cơ thể, có thể gây ra biến chứng trong và sau khi phẫu thuật.

2. Khi sử dụng thuốc giảm đau

Nhiều loại thuốc giảm đau, như paracetamol (acetaminophen) và các thuốc giảm đau không kê đơn khác, có thể tương tác với rượu và gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Ví dụ, việc kết hợp paracetamol và rượu có thể gây tổn thương hoặc suy gan gan cấp tính. Nguyên nhân là vì:

  • Paracetamol được men CYP2E1 trong phân giải trong gan, quá trình này tạo ra một độc tố gọi là NAPQI. Để bảo vệ cơ thể, gan tạo ra một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, để “trung hòa” độc tố trước khi nó tích tụ và gây tổn thương gan.
  • Khi rượu xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ làm tăng hoạt động của men CYP2E1; đồng thời, làm giảm sản xuất glutathione. Từ đó, tiêu thụ rượu bia chung với thuốc giảm đau có thể kích thích gan sản sinh ra nhiều độc tố NAPQI hơn, làm tăng nguy cơ suy gan

3. Khi sử dụng kháng sinh

Một số kháng sinh có thể tương tác với rượu, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như khó chịu ở dạ dày, chóng mặt và buồn ngủ. Vì vậy, khi dùng kháng sinh để điều trị gãy xương, bạn cũng nên kiêng rượu hoàn toàn.

Thời điểm người gãy xương cần kiêng rượu hoàn toàn

Người bị gãy xương có uống bia được không khi đang uống thuốc hậu phẫu thuật? Câu trả lời là “không” vì nguy cơ gây suy gan cấp tính

Lưu ý: Trong trường hợp bạn cảm thấy không chắc chắn về việc sử dụng rượu khi đang điều trị gãy xương, hãy trực tiếp thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin quan trọng về chủ đề tiêu thụ rượu bia trong giai đoạn điều trị gãy xương. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc người bị gãy xương có uống bia được không hoặc tiêu thụ rượu được không.

Trong quá trình hồi phục sau chấn thương gây gãy xương, việc chăm sóc sức khỏe và tuân thủ hướng dẫn y tế là vô cùng quan trọng. Vì vậy, người bị gãy xương nên kiêng uống bia và các loại đồ uống có cồn trong suốt quá trình điều trị và phục hồi.

Trong trường hợp muốn tiêu thụ rượu bia, bạn nên tìm đến chuyên gia để lắng nghe lời khuyên về liều lượng tiêu thụ an toàn. Trong trường hợp bạn vẫn còn băn khoăn chưa rõ bị gãy xương có uống bia được không, hoặc uống với liều lượng bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe, hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn mau chóng hồi phục!

Rate this post
17:56 07/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Baj, J., Flieger, W., Grzegorz Teresiński, Grzegorz Buszewicz, Sitarz, E., Forma, A., Kaja Karakuła, & Maciejewski, R. (2020). Magnesium, Calcium, Potassium, Sodium, Phosphorus, Selenium, Zinc, and Chromium Levels in Alcohol Use Disorder: A Review. Journal of Clinical Medicine9(6), 1901–1901. https://doi.org/10.3390/jcm9061901
  2. Sampson H. W. (1998). Alcohol’s harmful effects on bone. Alcohol health and research world22(3), 190–194.
  3. Understanding alcohol and our immune system. (n.d.). Alcohol and Drug Foundation. https://adf.org.au/insights/alcohol-immune-system/
  4. Tucker, K. L., Jugdaohsingh, R., Powell, J. J., Qiao, N., Hannan, M. T., Sripanyakorn, S., Cupples, L. A., & Kiel, D. P. (2009). Effects of beer, wine, and liquor intakes on bone mineral density in older men and women. The American journal of clinical nutrition89(4), 1188–1196. https://doi.org/10.3945/ajcn.2008.26765
  5. Yin, J., Winzenberg, T., Quinn, S., Giles, G. G., & Jones, G. (2011). Beverage-specific alcohol intake and bone loss in older men and women: a longitudinal study. European Journal of Clinical Nutrition65(4), 526–532. https://doi.org/10.1038/ejcn.2011.9