Gãy xương có ăn được bún không là một câu hỏi được rất nhiều người bị chấn thương xương quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh nền ẩm thực Việt Nam có rất nhiều món ngon đến từ bún. Khi gặp phải tình trạng gãy xương, việc chăm sóc sức khỏe và chọn lựa thực phẩm phù hợp trở nên cực kỳ quan trọng. Bún, tuy mang hương vị hấp dẫn, nhưng liệu nó có thích hợp để bạn tiêu thụ trong quá trình điều trị gãy xương hay không? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bị gãy xương có ăn được bún không?
Bún được làm từ bột gạo xay mịn, sau đó đem đi hấp chín rồi cắt nhuyễn thành từng sợi dài, mảnh, trắng và mềm. Đây là một nguồn nguyên liệu “quốc hồn quốc túy”, không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Một số món ăn “quốc dân” thơm ngon, bổ dưỡng có thành phần chính đến từ bún bao gồm: bún riêu, bún chả, bún thịt nướng, bún bò, bún đậu mắm tôm hoặc bún tươi ăn kèm với lẩu….
Để biết chính xác người bị gãy xương có ăn được bún không, bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong thực phẩm này. Trung bình 100g bún tươi cung cấp cho bạn 157 calo; trong đó, tỉ lệ chất đường bột, chất đạm và chất béo lần lượt là 80%, 15%, 5%.
Có thể thấy, chất đường bột (carbohydrate) là thành phần chính của bún, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, trong nhiều bữa ăn của người Việt, bún thường được dùng để thay thế cơm như một nguồn tinh bột chủ đạo, giúp người ăn “chắc” bụng, no lâu.
Xét về giá trị dinh dưỡng, tuy bún không phải là một nguồn khoáng chất dồi dào, nhưng nó vẫn cung cấp cho cơ thể một số khoáng chất cơ bản như natri, kali và phốt pho. Mặt khác, trong bún cũng chứa một lượng protein và chất béo, nhưng không đáng kể.
Trong ẩm thực Việt Nam, bún có thể dễ dàng kết hợp với nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, như thịt, hải sản, rau sống, giò, chả và nước mắm pha sẵn để tạo ra một bữa ăn thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Bún cũng có thể được sử dụng ngay sau khi luộc hoặc có thể được chiên, xào để tạo ra nhiều món ăn khác nhau.
Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng tiêu chuẩn chứa trong 100g bún mà bạn cần biết:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g bún tươi | Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ bún so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng | 157 calo | 7.85% |
Chất đường bột | 30.68g | 11% |
Chất xơ | 1.8g | 6% |
Chất đạm | 5.77g | 11.5% |
Chất béo | 0.92g | 1% |
Chất béo bão hòa | 0.175g | – |
Chất béo chuyển hóa | 0g | – |
Chất béo không bão hòa | 0.447g | – |
Cholesterol | 0mg | – |
Vitamin | ||
A | 0mg | – |
C | 0mg | – |
D | 0mg | – |
K | 0mg | – |
Khoáng chất | ||
Canxi | 7mg | 1% |
Sắt | 1.32mg | 7% |
Phốt – pho | 28mg | 3% |
Kali | 45mg | 1% |
Natri | 233mg | 10% |
Bún chứa canxi, sắt, phốt pho và kali tốt cho việc lành xương
Câu trả lời ngắn gọn là có, người bị gãy xương có thể ăn được bún. Nguyên nhân là vì thành phần chủ yếu trong bún là chất đường bột, hoàn toàn không gây cản trở quá trình hấp thụ những dưỡng chất hỗ trợ tiến trình chữa lành xương (canxi, vitamin D, kẽm…. Mặt khác, bún còn chứa ít chất béo bão hòa và đặc biệt không hề chứa cholesterol hay chất béo chuyển hóa – một nhóm những chất béo có khả năng kích thích viêm, khiến xương lâu lành. Do đó, về bản chất, tiêu thụ bún không gây hại cho sức khỏe hay ảnh hưởng đến quá trình chữa lành xương.
Người bị gãy xương ăn bún RẤT TỐT vì bún chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, có thể hỗ trợ quá trình chữa lành xương:
Trung bình 100g bún tươi cung cấp cho bạn 30.68g chất đường bột, tương đương với 11% nhu cầu khuyến nghị chất đường bột hàng ngày dành cho người trưởng thành. Tinh bột sau khi tiêu hóa sẽ được chuyển thành đường glucose, một nguồn năng lượng chính trong cơ thể người (1). Dưới đây là cách mà đường glucose từ bún có thể hỗ trợ quá trình chữa lành xương:
Do đó, nếu bạn vẫn khoăn chưa biết người bị gãy xương có ăn được bún không thì câu trả lời là “ĐƯỢC”. Nguyên nhân là vì ăn bún giúp cung cấp glucose, nguồn năng lượng chính cho quá trình chữa lành xương
Người bị gãy xương có ăn được bún không? Câu trả lời là “được” vì bún không gây cản trở quá trình hấp thụ canxi để chữa lành xương
Người bị gãy xương có ăn được bún không? Câu trả lời là “CÓ” vì trong bún có chứa một hàm lượng vừa phải canxi, sắt, phốt pho và kali. Đây đều là những khoáng chất quan trọng, đóng vai trò nhất định trong tiến trình chữa lành xương, cụ thể như sau:
Lưu ý:
Khi bạn bị gãy xương, cơ thể sẽ khởi động một quá trình phức tạp để hàn gắn và tái tạo xương. Ngoài canxi, phốt pho, sắt và kali chứa trong bún, quá trình chữa lành xương còn đòi hỏi cơ thể cung cấp nhiều vi chất khác, chẳng hạn như: protein, kẽm, selen, vitamin D, K, axit linoleic liên hợp… Do đó, khi bị gãy xương, bạn không nên ăn quá nhiều bún mà chỉ nên tiêu thụ ở lượng vừa đủ (dưới 320g bún / này). Điều này giúp bạn có cơ hội đa dạng hóa khẩu phần ăn để nhận được đầy đủ lượng vi chất cần thiết từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.
So với bún tươi (bún trắng) làm từ bột gạo tinh chế, bún gạo lứt và bún rau củ chứa nhiều chất xơ và khoáng chất hơn, hỗ trợ quá trình điều trị gãy xương diễn ra thuận lợi hơn. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại bún gạo lứt, bún rau củ, thay vì ăn bún trắng (đã qua quá trình tinh chế).
Bún gạo lứt giàu chất xơ và khoáng chất tốt cho xương hơn so với bún tươi
Khi một người bị gãy xương, việc bổ sung đủ dưỡng chất như canxi, protein, magiê, phốt pho, vitamin D và vitamin K là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hàn gắn xương. Dưới đây là một số món ăn tốt cho người gãy xương, dựa trên việc kết hợp bún với nhiều nguyên liệu giàu dưỡng chất khác:
Món ăn tốt cho xương có thành phần là bún | Nguồn dinh dưỡng tốt cho xương (ngoài bún) | Lợi ích sức khỏe của vi chất dinh dưỡng |
Bún riêu cua | – Nạc cua là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào;
– Nguyên liệu ăn kèm như rau muống và cà chua, cung cấp vitamin K và magiê |
– Canxi và phốt pho: Là thành phần chính cấu tạo nên tinh thể khoáng của xương;
– Protein: Cung cấp axit amin cần thiết để hình thành collagen – mô liên kết của xương; – Vitamin K: Giúp cơ thể ưu tiên “gắn” canxi vào mô xương thay vì để canxi “trôi nổi” trong máu gây xơ vữa thành mạch; – Magie: Thúc đẩy quá trình khoáng hóa, gia tăng mật độ xương; – Omega-3: Giúp kháng viêm, thúc đẩy sự hình thành xương; – Vitamin D: Giúp tăng cường hấp thụ canxi qua xương; |
Bún cá | Cá là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3, | |
Bún bò Huế | – Thịt bò là nguồn protein, canxi, magiê và phốt pho dồi dào;
– Xương bò, khi được hầm lâu trong nước dùng, cung cấp thêm nhiều canxi, phốt pho và collagen, giúp tăng cường sức khỏe của xương. |
|
Bún thang | – Gà và tôm là nguồn đạm tốt cho xương;
– Trứng và nấm, nguyên liệu ăn cùng món bún thang, là nguồn cung cấp protein, vitamin D và vitamin K dồi dào; |
|
Bún mọc | Mọc (thịt xay nhồi vào nấm mèo) là nguồn cung cấp protein và vitamin K dồi dào |
Lưu ý: Khi ăn các món bún kể trên, bạn có thể thêm các loại rau xanh, hành lá và nước mắm pha loãng để gia tăng hương vị và bổ sung thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế lượng muối và các gia vị quá mặn (nước mắm nguyên chất) để tránh gây tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác.
Bún bò Huế là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho xương
Trên đây là những thông tin quan trọng về thành phần dinh dưỡng của bún. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người bị gãy xương có ăn được bún không, cũng như tìm được cho mình danh sách những món ăn với bún bổ dưỡng, hỗ trợ xương mau lành.
Tóm lại, tiêu thụ bún không gây ảnh hưởng tới quá trình hàn gắn xương. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn tìm thêm nhiều nguồn thông tin chính thống về chủ đề gãy xương có ăn được bún không để có thể tự tin thay đổi chế độ dinh dưỡng, hãy nhanh chóng liên lạc đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn kịp thời. Chúc bạn mau chóng hồi phục sức khỏe!