Bị gãy xương có nên ăn tôm không, có tốt cho việc phục hồi?

11/10/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Nhiều người thắc mắc “bị gãy xương có nên ăn tôm không?” trong khi đây là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho xương. Người bị gãy xương cần xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để thúc đẩy quá trình hồi phục xương bị gãy. Vậy, gãy xương có ăn tôm được không? Chuyên gia dinh dưỡng nhận định gì về vấn đề này? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu những thông tin cơ bản trong bài viết sau đây.

Bị gãy xương có nên ăn tôm không, có tốt cho việc phục hồi?

Người bị gãy xương có nên bổ sung tôm vài thực đơn dinh dưỡng không?

Thành phần dinh dưỡng của tôm

Trước khi bắt đầu làm rõ vấn đề “bị gãy xương có nên ăn tôm không?”, bạn cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Tôm là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày bởi hương vị thơm ngon và dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Loại hải sản này chứa hàm lượng protein, khoáng chất dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mọi người. Để nắm rõ hàm lượng dinh dưỡng trong 100 g tôm, mời bạn tìm hiểu bảng thành phần dinh dưỡng sau đây:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g tôm Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ tôm so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV)
Năng lượng 119 calo 5.95 %
Chất đường bột 1.5 g 1 %
Chất đạm 24 g  48 %
Cholesterol 187 mg 63 %
Chất béo 1.7 g

(bao gồm 0.5 g chất béo bão hòa, 0.6 g chất béo không bão hòa đa, 0.4 g chất béo không bão hòa đơn)

14 %
Vitamin B12 11.5 μg
Vitamin D 0.1 mcg 1 %
Các loại khoáng chất
Canxi 91 mg 7 %
Phốt pho 184 mg 26 %
Natri 947 mg 41 %
Sắt 0.3 mg 2 %
Kali 170 mg 4 %

Lưu ý, giá trị dinh dưỡng của tôm sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như tôm tự nhiên hay được nuôi trồng, phương pháp nuôi tôm, tôm thuộc giống nào….

Bị gãy xương có nên ăn tôm không?

Người bị gãy xương NÊN ăn tôm để đảm bảo đa dạng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, tăng cường bổ sung canxi hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục. Tôm là nguồn cung cấp canxi dồi dào, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành tế bào xương mới, làm lành vết gãy và cải thiện sức khỏe hệ xương hiệu quả. Do đó, nếu bạn không bị dị ứng với tôm, có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp protein, canxi cần thiết giúp xương gãy mau lành.

Bị gãy xương có nên ăn tôm không?

Tôm là thực phẩm quen thuộc có mùi vị thơm ngon được nhiều người ưa thích

Bị gãy xương ăn tôm có tốt không?

Ăn tôm TỐT cho người bị gãy xương vì loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hồi phục xương gãy. Một số lợi ích của tôm đối với sức khỏe của người bị gãy xương điển hình như:

1. Protein có trong tôm tốt cho người bị gãy xương

Trên thực tế, có khoảng 50% thành phần xương được tạo nên từ protein. Nếu không nhận đủ lượng protein cần thiết có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hủy tế bào xương cũ và hình thành tế xương mới. Theo khuyến cáo, cơ thể cần tiêu thụ khoảng 1 – 1.2 g protein / kg / ngày thông qua thực phẩm. Trong đó, tôm là thực phẩm ít calo và rất giàu protein tốt cho người bị gãy xương, trung bình trong 100 g tôm cung cấp khoảng 24 g protein cho cơ thể. Người bị gãy xương có thể chế biến tôm thành nhiều món ăn khác nhau để đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày.

2. Người gãy xương nên ăn tôm vì chứa nhiều canxi

Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ thúc đẩy quá trình liền xương bị gãy. Do đó, người bị gãy xương cần xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu canxi để nhanh chóng hồi phục. Theo nghiên cứu, cơ thể người trưởng thành cần khoảng 1000 mg canxi / ngày, tùy thuộc vào từng thể trạng mà lượng canxi cần tiêu thụ ở mỗi người có thể sẽ có sự chênh lệch.

Người bị gãy xương cần bổ sung canxi từ thực phẩm để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Trên thực tế, có rất nhiều thực phẩm giàu canxi, trong đó tôm là loại hải sản chứa nhiều canxi được biết đến rộng rãi. Trung bình 100 g tôm cung cấp khoảng 91 mg canxi cho cơ thể. Lưu ý, canxi tập trung chủ yếu ở phần thịt và chân của tôm, không phải ở phần vỏ như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Vậy, bị gãy xương có nên ăn tôm không? Câu trả lời là có, người bị gãy xương nên bổ sung thực phẩm giàu canxi này trong chế độ ăn uống của mình để xương bị gãy nhanh chóng hồi phục.

Người gãy xương nên ăn tôm vì chứa nhiều canxi

Tôm được xem là một trong những thực phẩm cung cấp canxi dồi dào cho cơ thể

3. Astaxanthin có trong tôm tốt cho xương

Astaxanthin là chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ bị hư hại, đồng thời cải thiện cách hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể. Theo nghiên cứu, bổ sung astaxanthin góp phần phục hồi cân bằng nội mô xương, hỗ trợ chống lại những tổn thương xương do stress oxy hóa gây nên. Tôm là một trong những nguồn cung cấp astaxanthin dồi dào cho cơ thể. Vì vậy, để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, người bị gãy xương nên bổ sung tôm vào chế độ dinh dưỡng của mình.

4. Axit béo có trong tôm giúp hấp thụ canxi tốt hơn

Ngoài các loại cá béo, tôm là nguồn cung cấp axit béo dồi dào cho cơ thể. theo USDA, trung bình trong 100 g tôm cung cấp khoảng 250 mg axit béo omega-3 dưới dạng DHA và EPA. Axit béo omega-3 hỗ trợ quá trình hấp thụ và lưu giữ canxi trong xương, giúp xương gãy mau lành. Ngoài ra, axit béo omega-3 còn giúp cải thiện sức khỏe lâu dài của cơ và xương. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa mất cơ thoái hóa và các vấn đề liên quan đến khớp. Thế nên, người bị gãy xương nên bổ sung thực phẩm giàu axit béo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

5. Tôm chứa nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng khác

Ngoài protein, canxi, astaxanthin, axit béo omega-3 thì tôm còn cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như phốt pho, choline, vitamin B12. Các chất dinh dưỡng này giúp tăng cường sức khỏe trí não, xương khớp và hỗ trợ tối ưu quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Từ đó, giúp người bị gãy xương mau hồi phục sức khỏe tổng thể lẫn vị trí xương gãy một cách nhanh chóng.

gãy xương có ăn tôm được không, tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng

Nếu không bị dị ứng với tôm, người bị gãy xương nên bổ sung thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng

Người gãy xương ăn tôm sao cho đúng?

Sau khi đã hiểu rõ vấn đề bị gãy xương có nên ăn tôm không, bạn cần tìm hiểu việc ăn tôm sao cho đúng cách, để bảo toàn chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Tiêu thụ dưới 100 g tôm / ngày là lượng được khuyến nghị đối với người không mắc bệnh tim và không bị dị ứng với thực phẩm này. Theo khuyến cáo, người khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ tối đa 300 mg cholesterol / ngày, trong khi đó 100 g tôm chứa khoảng 187 mg cholesterol (chiếm 63% lượng cholesterol được khuyến cáo). Do đó, người được chẩn đoán cholesterol cao, mắc bệnh gout hoặc máu nhiễm mỡ cần hạn chế dung nạp thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe tối ưu.

Bên cạnh việc tìm hiểu khối lượng tiêu thụ thì phương pháp chế biến tôm sao cho đúng cách cũng là vấn đề quan trọng mà người bị gãy xương cần quan tâm. Thịt tôm có thể được chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau như ướp muối, đông lạnh, sấy khô, đóng hộp, hun khói, lên men, nướng, chiên, hấp, luộc…. Hàm lượng dinh dưỡng, vi chất đa lượng có trong thịt tôm có thể thay đổi nhiều hoặc ít tùy thuộc vào từng phương pháp chế biến. Theo nghiên cứu, nướng được xem là phương pháp chế biến tôm tối ưu nhất. Bởi vì, sau khi nướng tôm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cao đồng thời thể hiện được hoạt tính chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.

Tác hại của việc người gãy xương ăn tôm không đúng cách

Ăn tôm không đúng cách có thể gây hại đến sức khỏe tổng thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Dưới đây là một số tác hại nguy hiểm đến sức khỏe, khiến xương gãy lâu lành nếu người bị gãy xương ăn tôm không đúng cách:

  • Ăn tôm khi bị dị ứng: Trên thực tế, một số người sở hữu cơ địa dễ bị kích ứng với thực phẩm, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ như tôm. Việc tiêu thụ tôm ở đối tượng này có thể gây nên hiện tượng dị ứng nghiêm trọng như ngứa da, nổi mề đay, sốt cao, đau bụng, co giật….;
  • Ăn tôm tái, sống: Nhiều người ưa thích việc ăn tôm sống hoặc tái vì có thể cảm nhận trọn vẹn độ tươi ngon của thịt tôm. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, nên nấu chín kỹ thực phẩm này vì tôm và nhiều loài hải sản khác như cua, cá, ốc…. có thể bị nhiễm trứng sán, ấu trùng. Vì vậy, khi ăn sống hoặc tái thịt tôm nhiễm ấu trùng, trứng sán sẽ tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể, thậm chí là di chuyển đến các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi….;
  • Ăn tôm chứa nhiều thuốc kháng sinh: Một số cơ sở chăn nuôi tôm có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh hoặc thúc đẩy quá trình tăng trưởng của loài sinh vật này. Nếu như ăn phải tôm vẫn còn tồn dư nhiều thuốc kháng sinh, bạn có thể bị ngộ độc, dị ứng hoặc dẫn đến nguy cơ mắc phải các bệnh đường ruột, suy giảm miễn dịch….
gãy xương có ăn được tôm không

Một số người bị dị ứng với tôm nên kiêng ăn thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe tổng thể, hạn chế làm tổn thương vị trí gãy xương

Mẹo chọn tôm ngon và an toàn cho người bị gãy xương

Dưới đây là một số cách giúp người bị gãy xương có thể chọn được tôm tươi ngon, an toàn cho sức khỏe:

  • Đầu tiên, bạn cần chọn lựa tôm từ nguồn cung cấp uy tín để hạn chế nguy cơ tôm bị nhiễm bệnh, hư hại;
  • Nhận biết tôm tươi sơ bộ bằng cách quan sát bên ngoài tôm. Bạn nên chọn tôm có vỏ trong mờ, màu xanh xám, hồng nhạt hoặc nâu hồng tùy giống tôm. Đồng thời, tránh chọn tôm xuất hiện đốm đen hoặc nhiều vùng sậm màu trên vỏ vì có thể thịt tôm đã bị giảm chất lượng do không được bảo quản đúng cách;
  • Ngoài ra, bạn có thể nhận biết độ tươi của tôm thông qua mùi hương. Tôm tươi thường có hương biển nhẹ nhàng, nếu bạn ngửi thấy mùi tanh quá mức (như mùi amoniac) có thể tôm đã bị biến chất và không an toàn cho cơ thể nếu tiêu thụ.

Các món ngon với tôm cho người gãy xương

Ngay sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 4 món ngon với tôm giúp tối ưu thực đơn dinh dưỡng người gãy xương:

1. Súp tôm nấm

Trong nấm có chứa canxi, vitamin D, vì vậy các món ăn từ thực phẩm này rất tốt cho người bị gãy xương. Súp tôm nấm là món ăn nên có trong thực đơn dinh dưỡng của người bị gãy xương. Chỉ với 2 nguyên liệu chính là nấm và tôm cùng với các bước chế biến đơn giản bạn đã có thể hoàn thành món súp thơm ngon, bổ dưỡng giúp người bị gãy xương mau hồi phục.

2. Tôm đút lò phô mai

Phô mai rất giàu vitamin D (24 IU / 100 g) và canxi (721 mg / 100 g). Vì vậy, món ăn kết hợp phô mai và tôm không chỉ kích thích vị giác mà còn rất tốt cho quá trình phục hồi xương bị gãy. Bạn có thể thử trổ tài làm món tôm đút lò phô mai để giúp thực đơn dinh dưỡng thêm phần phong phú, đồng thời hỗ trợ người bị gãy xương mau hồi phục.

3. Cháo tôm súp lơ xanh

Như đã đề cập trước đó, súp lơ xanh (bông cải xanh) là nguồn cung cấp canxi, phốt pho dồi dào cho cơ thể. Người bị gãy xương có thể biến tấu nguyên liệu súp lơ xanh và tôm thành nhiều món ăn khác nhau để đa dạng thực đơn ăn uống hàng ngày. Đơn cử như cháo tôm súp lơ xanh thơm ngon lại rất dễ chế biến.

4. Bông cải xanh xào tôm

Bên cạnh tôm, bông cải xanh cũng là nguyên liệu tốt cho người bị gãy xương. Bông cải xanh không chỉ cung cấp chất xơ mà còn là thực phẩm giàu canxi, phốt pho (thành phần chính cấu thành tinh thể khoáng của xương) giúp tăng cường sức khỏe hệ xương. Do đó, bổ sung món bông cải xanh xào tôm vào thực đơn vừa đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày vừa hỗ trợ xương gãy mau lành.

Các món ngon với tôm cho người gãy xương

Tôm là thực phẩm dễ chế biến, có thể dễ dàng biến tấu với các nguyên liệu khác

Hy vọng rằng, 4 món ăn với tôm này có thể giúp bạn đa dạng thực đơn dinh dưỡng cho người bị gãy xương. Bên cạnh đó, người bị gãy xương cần ăn uống đa dạng các nhóm chất và kiểm soát khối lượng thực phẩm tiêu thụ trong khẩu phần ăn một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Như vậy, vấn đề “gãy xương có ăn được tôm không?” đã được bài viết trên đây giải đáp thông qua những thông tin quan trọng như thành phần dinh dưỡng của tôm, cách chế biến và hàm lượng tiêu thụ tôm có lợi cho sức khỏe…. Nếu như có thêm thắc mắc về các vấn đề bị gãy xương có nên ăn tôm không hoặc tìm hiểu cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị gãy xương, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết.

5/5 - (2 bình chọn)
17:50 07/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Valenti, M. T., Perduca, M., Romanelli, M. G., Mottes, M., & Dalle Carbonare, L. (2020). A potential role for astaxanthin in the treatment of bone diseases (Review). Molecular medicine reports22(3), 1695–1701. https://doi.org/10.3892/mmr.2020.11284
  2. Does all seafood provide the same amount of omega-3s?. (n.d.). GrassrootsHealth Nutrient Research Institute. https://www.grassrootshealth.net/blog/seafood-provide-amount-omega-3s/
  3. Smuts, C. (2023, November 6). Can You Eat Too Much Shrimp?. Savoteur. https://savoteur.com/can-you-eat-too-much-shrimp/
  4. Cholesterol content of foods. (2023, May 8). UCSF Health. https://www.ucsfhealth.org/education/cholesterol-content-of-foods
  5. AlFaris, N. A., Alshammari, G. M., AlTamimi, J. Z., AlMousa, L. A., Alagal, R. I., AlKehayez, N. M., Aljabryn, D. H., Alsayadi, M. M., & Yahya, M. A. (2022). Evaluating the effects of different processing methods on the nutritional composition of shrimp and the antioxidant activity of shrimp powder. Saudi journal of biological sciences29(1), 640–649. https://doi.org/10.1016/j.sjbs.2021.09.029