Sau phẫu thuật nên ăn gì để mau lành, phục hồi nhanh chóng?

06/11/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Sau phẫu thuật nên ăn gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, phẫu thuật, dù lớn hay nhỏ, đều tạo ra một tổn thương nhất định đối với cơ thể, và chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe. Vậy, người mới mổ xong nên ăn gì tốt cho sức khỏe, giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa biến chứng? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Sau phẫu thuật nên ăn gì để mau lành, phục hồi nhanh chóng?

Người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phục hồi nhanh chóng và hiệu quả của người bệnh sau phẫu thuật. Cụ thể, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho người sau phẫu thuật giúp:

  • Vết mổ nhanh lành: Collagen là mô liên kết của da, giúp chữa lành vết thương sau mổ. Trong khi đó, bổ sung thực phẩm giàu protein và vitamin C có thể hỗ trợ làn da tăng sinh collagen mạnh mẽ, góp phần làm giảm nguy cơ để lại sẹo sau phẫu thuật;
  • Tăng cường sức đề kháng: Vitamin A, C, D, kẽm và các dưỡng chất khác có trong thực phẩm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, vi-rút, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng do nhiễm khuẩn.
  • Phục hồi sau mổ: Để nhanh chóng phục hồi sức lực, người bệnh cần hấp thụ đủ năng lượng, chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Điều này có thể được cung cấp từ một chế độ ăn uống đa dạng, cân đối, được xây dựng theo các nguyên tắc dinh dưỡng do bác sĩ chỉ định.
  • Ngừa biến chứng: Tiêu thụ dinh dưỡng sai cách có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng sau mổ. Ví dụ, ăn quá nhiều đồ ngọt / chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm; ăn nhiều thức ăn mặn làm tăng nguy cơ phù nề. Do đó, kiểm soát dinh dưỡng góp phần hạn chế rủi ro xuất hiện các biến chứng kể trên.
  • Tránh táo bón: Sau phẫu thuật, việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc cùng thói quen ít vận động có thể gây ra táo bón. Lúc này, việc lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, đậu, hạt cũng như việc uống nhiều nước hỗ trợ ngăn chặn táo bón hiệu quả;
  • Ngừa rối loạn tiêu hóa: Probiotics từ sữa chua hoặc các bổ sung có thể giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong đường ruột; từ đó, giảm nguy cơ tiêu chảy / táo bón / đầy hơi / khó tiêu và hỗ trợ cải thiện hiệu suất hấp thu dinh dưỡng / thuốc điều trị hậu phẫu.

Tóm lại, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh tối ưu hoá quá trình phục hồi, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

Dinh dưỡng đúng cách giúp người bệnh nhanh phục hồi sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn?

Nhìn chung, trong vòng 24 giờ đến tối đa 2 tháng sau phẫu thuật, người bệnh có thể được ăn uống như bình thường. Cụ thể, đối với những ca bệnh KHÔNG có tiền sử truyền dịch dinh dưỡng qua tĩnh mạch hoặc phẫu thuật liên quan đến vùng đầu cổ và đường tiêu hóa, người bệnh có thể được chỉ định hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa trong vòng 24 giờ ngay sau phẫu thuật. Ngược lại, trong những trường hợp cá biệt, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh hấp thụ dinh dưỡng qua phương pháp truyền tĩnh mạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý:

Tế bào ruột có vòng đời khá ngắn (khoảng 24 giờ). Do đó, sau 24 giờ không được tiếp xúc với thực phẩm, các tế bào niêm mạc có nguy cơ cao bị hoại tử (chết theo chu trình), tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột thẩm lậu vào máu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Vì thế, sau phẫu thuật, người bệnh (nếu được cho phép) cần được hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 8 giờ đầu sau khi mổ.

Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn?

Người bệnh có thể được ăn uống như bình thường trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật

Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật nên ăn gì để mau chóng hồi phục? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng sau cho người bệnh sau phẫu thuật có sự phân hóa theo từng giai đoạn hậu phẫu và đặc thù sinh lý của người bệnh, cụ thể như sau:

Giai đoạn hậu phẫu Sinh lý người bệnh Mục tiêu / đặc thù dinh dưỡng

Giai đoạn đầu

(1 – 2 ngày sau mổ)

– Vẫn còn chịu tác dụng phụ từ thuốc mê;

– Cân bằng điện giải (nitơ, kali) âm tính khiến ruột bị đầy hơi, khó tiêu hóa.

– Chủ yếu là để ngăn ngừa sự hao hụt năng lượng, mất nước và mất cân bằng điện giải;

– Ưu tiên ăn thực phẩm lỏng, ít đạm, ít béo, nhiều nước và dinh dưỡng, chẳng hạn như: cháo nhạt, nước luộc rau, nước ép trái cây hoặc cho uống 50ml nước đường mỗi giờ sau mổ;

– Có thể dung nạp ít nhất 300 – 500 kcal và tối đa 10g protein mỗi ngày;

– Chia khẩu phần ăn thành 6 – 8 cữ / ngày.

Giai đoạn đầu

(3 – 5 ngày sau mổ)

Nhu động ruột đã hồi phục, người bệnh có thể xì hơi và tiêu hóa gần như trước phẫu thuật.

 

– Tăng dần khẩu phần ăn thô, giảm truyền dịch tĩnh mạch và giảm dần độ loãng của thực phẩm;

– Đảm bảo năng lượng khẩu phần ăn đạt tối thiểu 25 – 30 kcal / kg / ngày;

– Chú trọng ăn thực phẩm giàu protein và năng lượng. Bắt đầu từ mục tiêu (500 kcal và 30g protein) / ngày, tăng dần thêm (250 – 500 kcal và 10g protein) / ngày cho đến khi đạt được mục tiêu tối thiểu (2000 kcal và 50g protein) / ngày;

– Khẩu phần ăn nên có ít nhất 1 quả trứng và 300 – 400ml sữa mỗi ngày;

– Nếu người bệnh chưa thể tiêu hóa sữa, hãy thay thế bằng nước thịt ép;

– Chia khẩu phần ăn thành 4 – 6 bữa / ngày;

– Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và vitamin nhóm B, C (rau củ quả, ngũ cốc, đậu, hạt) để hỗ trợ tăng cường chuyển hóa năng lượng và sức đề kháng.

Giai đoạn hồi phục

(từ ngày 6 sau mổ)

Chức năng tiêu hóa đã hoạt động bình thường – Tiếp tục đặt mục tiêu tăng cường năng lượng và protein mỗi ngày để cơ thể nhanh hồi phục, cụ thể:

+ Năng lượng: 30 – 35 kcal / kg / ngày;

+ Protein: 1.2 – 1.5g / kg / ngày.

– Uống tối thiểu 1.5 – 2 lít nước / ngày, tốt nhất là từ 2 – 3 lít để bù nước và hỗ trợ thận đào thải độc tố từ các loại thuốc hiệu quả;

– Chú trọng thực phẩm tự nhiên, giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như: rau lá xanh, rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt;

– Hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia, thực phẩm giàu muối, đường, chất béo bão hòa và chất kích thích (trà, cà phê…);

– Không tự ý ăn uống kiêng khem thiếu khoa học (chẳng hạn như kiêng thịt bò vì sợ sẹo lồi) khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.

Lưu ý:

Trên đây chỉ là gợi ý chung về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh không có tiền sử nuôi tĩnh mạch, không có bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, suy gan, suy thận…) và không thực hiện các ca mổ liên quan đến vùng đầu cổ hoặc đường tiêu hóa. Trên thực tế, để biết sau phẫu thuật nên ăn gì hoặc ăn với liều lượng bao nhiêu, người bệnh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

Trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật, người bệnh nên ưu tiên ăn thực phẩm lỏng, mềm, ít đạm, ít béo (cháo, rau củ nghiền, nước rau luộc…)

Sau phẫu thuật nên ăn gì?

1. Các thực phẩm giàu chất xơ, đủ bột đường

Sau phẫu thuật nên ăn gì để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật, chế độ ăn của người bệnh cần có 50 – 60% năng lượng đến từ chất bột đường (carbohydrates), tức người bệnh cần tiêu thụ khoảng 250 – 300g chất đường bột và 25 – 30g chất xơ mỗi ngày. Cụ thể:

Nhóm chất Vai trò Nguồn thực phẩm
Chất đường bột – Là nguồn năng lượng chính giúp cơ thể mau lại sức, nhanh làm vết thương mổ;

– Hỗ trợ quá trình tái tạo mô và lành vết thương.

– Giúp duy trì năng lượng cho các hoạt động cơ bản của cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

 

Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mì…

Rau lá xanh: Bắp cải, bông cải, rau muống, cải bó xôi, cải thìa…

Rau củ: Khoai lang, ớt chuông, cà chua,…

Hoa quả: Táo, lựu, chuối, nho, dưa, lê,…

Hạt: Hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân…

Đậu: Đậu đen, đậu lăng, đậu nành…

 

Chất xơ – Hỗ trợ ngăn ngừa táo bón;

– Nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột.

2. Các loại thực phẩm giàu protein, đủ chất béo

Sau phẫu thuật, việc bổ sung đủ chất đạm (protein) và chất béo cho người bệnh là cần thiết vì:

2.1. Chất đạm (protein)

  • Giúp [phục hồi mô: Protein kích thích hình thành collagen, mô liên kết của da giúp chữa lành vết thương;
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Protein cung cấp nguyên liệu cho việc sản xuất kháng thể, giúp cơ thể phòng thủ chống lại vi khuẩn và vi rút;
  • Duy trì chức năng cơ bắp: Protein giúp cơ bắp phục hồi, duy trì chức năng và ngăn ngừa dị hóa (teo cơ) sau một thời gian dài nằm viện nghỉ dưỡng.

2.2. Chất béo

  • Cung cấp năng lượng dồi dào: 1g chất béo cung cấp tới 9 kcal, tức gấp 2 lần so với chất đường bột và chất đạm, hỗ trợ cơ thể mau hồi phục, nhanh lại sức;
  • Hấp thụ vitamin: Chất béo giúp cơ thể hấp thụ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K, giúp tăng cường sự phục hồi toàn diện cho cơ thể.

Cụ thể, hàm lượng bổ sung đạm và béo của người bệnh sau mổ được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Chất dinh dưỡng Giai đoạn giữa Giai đoạn hồi phục
Chất đạm – Duy trì 1.2 – 1.5g đạm / kg cơ thể / ngày;

– Tối thiểu 50g đạm / ngày;

– Ưu tiên nguồn đạm hoàn chỉnh (chứa đủ 9 loại axit amin thiết yếu) như: đạm sữa bò; đạm từ trứng, thịt động vật, thủy hải sản hoặc đạm đậu nành.

Chất béo – Chiếm từ 10 – 15% tổng năng lượng (22 – 33g chất béo / ngày);

– Ưu tiên chất béo không bão hòa;

– Giới hạn chất béo bão hòa dưới 15g / ngày.

– Chiếm từ 20 – 25% tổng năng lượng (44 – 55g chất béo / ngày);

– Giới hạn chất béo bão hòa dưới 15g / ngày.

– Ưu tiên chất béo không bão hòa;

– Giới hạn chất béo bão hòa dưới 20g / ngày.

Nguồn thực phẩm Giàu đạm hoàn chỉnh: Sữa bò tách béo, lòng trắng trứng, phi lê cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thủy hải sản và các loại đầu;

Giàu chất béo không bão hòa: Mỡ cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu…), dầu / bơ thực vật (dầu ô-liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành…), quả bơ chín, các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân…)

Sau phẫu thuật nên ăn gì? thực phẩm giàu protein, đủ chất béo

Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cần ưu tiên ăn nhiều thịt và rau củ quả

3. Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Sau phẫu thuật, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để:

  • Phục hồi và tái tạo mô: Một số vitamin như vitamin C và vitamin A giúp tăng cường sự tái tạo tế bào và mau lành vết thương sau mổ. Trong khi đó, kẽm – một khoáng chất quan trọng, cũng hỗ trợ kháng viêm và tăng cường quá trình phục hồi mô da.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin C, D, E, magiê và kẽm đều giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Hỗ trợ chức năng cơ bắp và thần kinh: Canxi, magiê, natri và kali giúp cân bằng điện giải, duy trì chức năng cơ và truyền dẫn thần kinh ổn định.
  • Duy trì sức khỏe xương: Canxi, phốt pho và vitamin D là yếu tố cần thiết giúp bảo vệ và phục hồi xương, đặc biệt khi phẫu thuật liên quan đến hệ thống cơ xương khớp.

Để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, người bệnh nên tập trung vào việc ăn đa dạng các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, rau lá xanh, rau củ quả sáng màu, ngũ cốc nguyên hạt cùng các loại đậu và hạt.

4. Người mới mổ nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Sau mổ, người bệnh thường dễ bị sưng, viêm tại vị trí vết thương chưa lành. Phản ứng viêm, sưng có thể là kết quả khi cơ thể bị tấn công bởi các gốc tự do gây căng thẳng oxy hóa quá mức. Do đó, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất chống oxy hóa, chẳng hạn như chất béo không bão hòa, selen, vitamin C, D, E, K… sẽ góp phần cải thiện tần suất hoặc/và mức độ của tình trạng sưng viêm.

5. Sau phẫu thuật nên ăn thực phẩm giàu Probiotic

Sau phẫu thuật, việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng “hệ vi sinh” tiêu hóa, khiến bạn gặp nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… Do đó, bổ sung thực phẩm giàu probiotic giúp gia tăng trực tiếp số lượng lợi khuẩn đường ruột, tái lập cân bằng vi khuẩn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru”. Một số thực phẩm giàu probiotic, tốt cho người bệnh sau phẫu thuật gồm: sữa chua, kimchi, rau củ muối chua, trà kombucha và các sản phẩm lên men khác để nhanh hồi phục sức khỏe.

Sau phẫu thuật nên ăn thực phẩm giàu Probiotic

Probiotics chứa nhiều trong rau củ muối chua, sữa chua và trà kombucha

Mới mổ xong nên ăn gì: 18 thực phẩm tốt cho người mới mổ

1. Việt quất

Việt quất là thực phẩm tốt cho người sau phẫu thuật vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids, điển hình là anthocyanin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do, kháng viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi. Bên cạnh đó, việt quất còn chứa vitamin C, một loại vitamin quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

2. Gừng

Trong giai đoạn 5 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh thường rất dễ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. May mắn thay, gừng chứa nhiều gingerol, một hoạt chất tự nhiên có đặc tính làm “ấm” bụng, kích thích nhu động ruột, rút ngắn thời gian thức ăn nằm trong dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Mặt khác, gingerol trong gừng còn được chứng minh có tác dụng chống viêm, kháng vi-rút, hỗ trợ hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì chứa gừng để nhanh chóng hồi ph

3. Yến mạch

Yến mạch là món ăn tốt cho người mới mổ, đặc biệt là trong giai đoạn giữa và giai đoạn hồi phục bởi chúng chứa hàm lượng lớn chất xơ. Trung bình 100g yến mạch chứa khoảng 10.6g chất xơ, giúp người bệnh nhuận tràng, dễ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón do phải uống quá nhiều kháng sinh sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, yến mạch còn mang đến hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào, bao gồm vitamin B1, B2, B3, B6, B9, B12… hỗ trợ tăng cường hiệu suất chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng, ngăn ngừa suy nhược thể chất.

4. Mật ong

Theo nghiên cứu, tiêu thụ mật ong giúp làm giảm mức độ viêm trong cơ thể bằng cách kiểm soát nồng độ prostaglandin, một hợp chất tương tự như hóc-môn có vai trò thúc đẩy các phản ứng gây viêm. Mặt khác, mật ong còn làm tăng nồng độ oxit nitric, một hợp chất có tác dụng kích thích mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu và giảm nhẹ triệu chứng đau. Do đó, mật ong có thể được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ sau phẫu thuật để kiểm soát cơn đau, đặc biệt là phẫu thuật vùng hầu – họng.

mới mổ xong nên ăn gì, mật ong

Tiêu thụ mật ong có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau sau phẫu thuật

5. Trái cây có múi

Ngay sau khi rời khỏi phòng phẫu thuật, vết mổ của bạn sẽ trải qua 3 giai đoạn tiến triển khác trước khi được chữa lành hoàn toàn, bao gồm: giai đoạn viêm (inflammation), giai đoạn tăng sinh tế bào (proliferation) và giai đoạn tái cấu trúc (remodeling). Trong khi đó, trái cây có múi lại rất giàu vitamin C.

Nghiên cứu cho thấy, loại vitamin này có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn tiến triển của vết thương sau mổ, kích thích tổng hợp collagen, chống oxy hóa và kháng viêm để thúc đẩy vết thương nhanh lành. Do đó, trái cây có múi là nhóm thực phẩm tốt cho người mới mổ mà bạn không nên bỏ qua. Một số loại trái cây có múi, giàu vitamin C điển hình gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, quất….

6. Các loại nấm

Nấm là thức ăn tốt cho người mới mổ vì chúng giàu protein và vitamin D. Nếu protein (đạm) cung cấp các axit amin cần thiết để tế bào tự tái tạo, chữa lành thì vitamin D lại đóng vai trò quan trọng trong hơn 300 con đường trao đổi chất khác nhau ở hầu hết các tế bào và mô trên cơ thể người. Nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin D trong và sau thời điểm phẫu thuật chính là chỉ báo đáng tin cậy dự đoán về khả năng biến chứng sau phẫu thuật.

Hiểu đơn giản, nồng độ vitamin D trong và sau thời điểm phẫu thuật càng thấp thì nguy cơ biến chứng càng cao. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì chứa nấm, chẳng hạn như nấm kim châm, nấm linh chi, nấm mèo… để kịp thời bổ sung vitamin D và protein cho cơ thể.

7. Quả bơ

Người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì có bơ là thành phần chính bởi loại quả này chứa nhiều axit béo omega-3. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thông qua tác dụng tăng cường miễn dịch để ức chế các phản ứng viêm. Bạn có thể thưởng thức hương vị thơm ngon của bơ theo nhiều cách khác nhau như ăn sống, trộn salad hoặc xay sinh tố.

8. Nghệ

Nghệ chứa nhiều cucurmin, một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ và cũng là chất khiến cho nghệ màu vàng đặc trưng. Nghiên cứu cho thấy, curcumin có tác dụng kháng viêm, cải thiện triệu chứng đau và đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là sau các ca phẫu thuật liên quan đến tim do thiếu máu cục bộ hoặc phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì chứa nghệ, chẳng hạn như: gà xào nghệ, lươn om nghệ, cá nướng nghệ… để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

sau phẫu thuật nên ăn gì, nghệ

Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ đẩy lùi cảm giác mệt mỏi sau phẫu thuật

9. Giấm táo

Giấm táo chứa nhiều axit citric và axit axetic. Vào cơ thể, hai loại axit này sẽ kết hợp với các ion kim loại để chuyển hóa thành muối citrate và axetat. Đây là những hợp chất muối có tính kiềm mạnh (pH>7), giúp trung hòa axit dư thừa trong đường ruột, hỗ trợ điều hòa chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa biến chứng trào ngược thực quản (ợ chua) do uống nhiều thuốc sau mổ.

Lưu ý: Giấm táo (khi chưa được tiêu hóa) có tính axit mạnh. Do đó, khi dùng giấm táo, bạn nên pha loãng 10 – 15ml giấm táo với 150ml nước để tránh gây đau rát thực quản và kích thích niêm mạch dạ dày.

10. Táo

Táo là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng cao vitamin A, C, kali và nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi. Bên cạnh đó, quercetin – một chất chống oxy hóa có trong táo, được chứng minh có khả năng ức chế sự tăng sinh nguyên bào sợi quá mức làm xơ hóa vết mổ, giảm nguy cơ hình thành sẹo mà không làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì có táo làm thành phần chính để vết mổ mau liền da, không để lại sẹo.

11. Mới mổ xong nên ăn các chế phẩm từ sữa

Người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì chứa thành phần làm từ sữa và các chế phẩm liên quan đến sữa (sữa chua, phô mai…) vì chúng chứa nhiều:

  • Chất đạm: Nguồn protein trong sữa là nguồn đạm chất lượng cao, chứa đủ cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần, hỗ trợ tái tạo tế bào và phục hồi sau mổ;
  • Canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D trong sữa giúp duy trì sức khỏe xương và cơ, đặc biệt quan trọng sau các ca phẫu thuật xương;
  • Vitamin nhóm B: Sữa giàu vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B9, B12), giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng hiệu quả và tăng cường sức khỏe tổng thể;
  • Probiotic: Các chế phẩm lên men từ sữa như sữa chua thường chứa hệ lợi khuẩn đường ruột (probiotic) tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.

12. Thịt nạc

Thịt nạc là một thực phẩm giàu đạm. Protein từ thịt nạc dễ dàng được cơ thể hấp thụ để chữa lành các tế bào bị tổn thương sau mổ. Không những thế, đạm từ thịt nạc còn giúp cơ thể ngăn ngừa dị hóa cơ bắp (teo cơ) và suy dinh dưỡng protein – năng lượng do tình trạng kén ăn cũng như ít vận động trong suốt quá trình nghỉ dưỡng hậu phẫu.

Tuy nhiên, một nguyên tắc quan trọng bạn cần lưu ý là người bệnh sau phẫu thuật chỉ nên ăn gì chứa thịt nạc khi nào hệ tiêu hóa đã thực sự hoạt động ổn định. Bởi lẽ, tiêu thụ thịt nạc đòi hỏi hệ tiêu hóa phải hoạt động “vất vả” hơn các món ăn mềm, dễ nhai dễ nuốt.

sau mổ nên ăn gì, thịt gà nạc

Ức gà bỏ da là nguồn thịt nạc chất lượng cao, tốt cho sức khỏe người bệnh sau mổ

13. Trứng

Nghiên cứu cho thấy, sự hiện diện của các chuỗi protein trong lòng trắng trứng như lysozyme; globulin G2, G3; macroglobulin, globulin miễn dịch Y… có thể tạo ra đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ vết mổ khỏi tình trạng nhiễm trùng. Mặt khác, lòng đỏ trứng còn chứa nhiều vitamin A, kích thích tăng sinh tế bào mới và tăng cường sức khỏe tổng thể.

14. Rau lá xanh đậm

Rau lá xanh đậm (bông cải xanh, bắp cải Brussels, cải bó xôi…) chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm glucosinolates. Nghiên cứu cho thấy, glucosinolates có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm mạnh mẽ; nhờ đó, giúp cơ thể hồi phục tối ưu sau mổ. Không những thế, các loại rau lá xanh đậm còn chứa nhiều vitamin A, C, E… giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh và hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi.

15. Trái cây có màu sắc rực rỡ

Tương tự như các loại rau lá xanh đậm, trái cây cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, E và các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoids, carotenoids và axit phenolics. Nhờ đó, tiêu thụ hoa quả cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, cải thiện sức khỏe tổng thể và rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật.

16. Các loại hạt

Người bệnh sau phẫu thuật nên ăn gì chứa các loại hạt bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, axit béo omega-3, vitamin và khoáng chất,… tốt cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Chất xơ: Chất xơ trong các loại hạt chủ yếu là chất xơ không hòa tan. Vào hệ tiêu hóa, loại chất xơ này giúp giữ nước trong thành ruột để làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp ổn định đường huyết và điều hòa mỡ máu – hai tác nhân quan trọng có thể thúc đẩy các phản ứng viêm sau mổ, khiến vết thương chậm lành;
  • Omega-3: Chất béo omega-3 trong các loại hạt có khả năng kháng viêm, hỗ trợ cải thiện mức độ sưng đau sau mổ;
  • Vitamin và khoáng chất: Các loại hạt thường giàu vitamin E, magiê, kẽm và selen, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của gốc tự do, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, tăng cường miễn dịch và giảm viêm.

17. Sau mổ nên ăn ngũ cốc nguyên hạt

Tương tự như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, magiê, kẽm, selen,… giúp người bệnh tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều tinh bột phức hợp (loại tinh bột tiêu hóa chậm trong đường ruột), giúp người bệnh no lâu, duy trì được nguồn năng lượng dồi dào suốt cả ngày dài và cải thiện chất lượng cuộc sống.

người mới mổ nên ăn gì, ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn no lâu và duy trì nguồn năng lượng ổn định suốt ngày dài

18. Nước

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày sau phẫu thuật giúp người bệnh thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố từ dược phẩm; đồng thời hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sự hồi phục của các mô. Bên cạnh việc uống đủ nước lọc theo chỉ định từ bác sĩ, người bệnh 2 ngày đầu tiên sau phẫu thuật nên ăn gì chứa gì nhiều nước, chẳng hạn như cháo, nước luộc rau, nước ép rau củ… bởi đây cũng là một cách bổ sung nước hiệu quả cho cơ thể.

Lưu ý về chế độ ăn cho người sau phẫu thuật

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho người sau phẫu thuật được các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:

  • Trong vòng 24 giờ sau mổ, người bệnh nên được ăn càng sớm càng tốt, không nhất thiết phải chờ đến khi trung tiện (xì hơi) được mới ăn;
  • Trong giai đoạn đầu (1 – 2 ngày sau mổ), bạn nên ưu tiên ăn lỏng, ăn ít và chia thành 6 – 8 cữ / ngày. Từ ngày thứ 3 sau mổ, bạn cần tăng dần lượng ăn, chuyển dần sang ăn thức ăn mềm, đặc, cứng,… thay vì lỏng như ban đầu.
  • Cho ăn qua hệ tiêu hóa mang đến hiệu quả điều trị cao hơn so với đường nuôi tĩnh mạch. Do đó, người bệnh và bác sĩ chỉ nên chọn phương pháp nuôi tĩnh mạch khi thực sự cần thiết, chẳng hạn như khi:
    • Người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng từ trước / trong hoặc sau khi mổ;
    • Chức năng dạ dày và ruột bị suy giảm nghiêm trọng trong ít nhất 7 ngày sau mổ;
  • Nếu đường tiêu hóa bị tổn thương, người bệnh nên kết hợp nuôi dưỡng đường tĩnh mạch kèm theo ăn uống qua đường miệng cho đến khi hệ tiêu hóa phục hồi. Tuy nhiên, dù là phẫu thuật đường tiêu hóa, người bệnh cũng cần được cho ăn trong vòng 24 – 48 giờ sau mổ;
  • Đối với người phẫu thuật vùng đầu cổ và hệ tiêu hóa do ung thư hoặc chấn thương nặng không thể nhai nuốt, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua sonde (truyền thức ăn lỏng vào miệng) thay vì truyền tĩnh mạch;
  • Nếu không có tiền sử thừa cân – béo phì, trong giai đoạn phục hồi, người bệnh vẫn có thể dùng sữa / kem / bơ nguyên chất thay cho kem / sữa / bơ tách béo;
  • Trong thời gian hồi phục, người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, thực phẩm chế biến sẵn (lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích…), thức ăn đóng hộp, mỡ gia súc / gia cầm, thực phẩm quá nhiều đường và muối;
  • Nếu người bệnh bị chán ăn hoặc/và có kèm theo triệu chứng táo bón, bạn cần ưu tiên cho người bệnh ăn các món giàu năng lượng, chất xơ và dễ nhai dễ nuốt như: sinh tố trái cây, hoa quả trộn hoặc bột đậu trộn lẫn bột whey protein.
Lưu ý về chế độ ăn cho người sau phẫu thuật

Người bệnh sau phẫu thuật cần xây dựng một chế độ ăn đa dạng và cân đối

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại nhà để nhanh hồi phục

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại nhà còn liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch vệ sinh cá nhân, vận động, uống thuốc và sinh hoạt. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại nhà mà bạn cần nắm rõ:

1. Chế độ vệ sinh hàng ngày

  • Lau mình bằng khăn ấm hàng ngày trong 7 ngày đầu. Nếu tắm, bạn tuyệt đối không được làm ướt vết mổ;
  • Thay băng gạc hàng ngày để đảm bảo vệ sinh;
  • Mặc quần áo thoáng mát, thoải mái;
  • Tập đi đại tiện đúng giờ để ngừa rối loạn tiêu hóa.

2. Chế độ dùng thuốc

  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc;
  • Không tự ý kết hợp thuốc với thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

3. Chế độ vận động

  • Khi chưa thể đi lại, người bệnh có thể tập vận động nhẹ nhàng sau mổ bằng cách tự chuyển động các khớp chân / tay trên giường; tập co / duỗi tay, chân tại chỗ; nhờ người thân bóp tay / chân / lưng / vai để kích thích tuần hoàn máu và cơ bắp;
  • Khi đã có thể tự đứng lên đi lại mà không còn cảm thấy đau, người bệnh cần ưu tiên vận động vừa sức để hạn chế chấn thương, té ngã hoặc tai nạn khác;
  • Tập thở, ho và khạc đờm để ngừa viêm phổi.

4. Chế độ sinh hoạt

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, tối thiểu 8 tiếng / ngày;
  • Không thức khuya sau 23 giờ đêm;
  • Thường xuyên kết nối với gia đình và người thân để duy trì trạng thái tích cực;
  • Tham gia vào nhiều hoạt động thư giãn tâm lý như đọc sách, nghe nhạc, thiền định… giúp giải tỏa căng thẳng, hỗ trợ cơ thể mau hồi phục.

Cuối cùng, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ khi người bệnh có dấu hiệu:

  • Buồn nôn hoặc/và nôn mửa liên tục;
  • Sốt cao trên 38 độ suốt 24 giờ;
  • Vết mổ hoặc vết thương bị rò dịch, thấm máu hoặc có hiện tượng lạ;
  • Vết mổ sưng đỏ, nóng rát gây đau đớn;
  • Bó bột hoặc băng gạc quá chặt, gây ách tắc lưu thông máu, làm tê bì vùng da xung quanh vết thương;
  • Có nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa (khó xì hơi, đại tiện không đúng giờ, táo bón…);
  • Cảm giác đau không thuyên giảm dù đã uống thuốc giảm đau.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tại nhà để nhanh hồi phục

Gọi bác sĩ ngay khi người bệnh có triệu chứng sốt cao sau phẫu thuật

Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề sau mổ nên ăn gì, cũng như những kiến thức hữu ích mà bạn cần biết khi chăm sóc người bệnh tại nhà. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được người mới mổ nên ăn gì tốt cho sức khỏe và giúp vết thương nhanh lành.

Tóm lại, chăm sóc sức khỏe sau mổ không chỉ dừng lại ở việc uống thuốc và nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ, mà còn nằm ở việc hiểu rõ sau phẫu thuật nên ăn gì tốt cho sức khỏe để lựa chọn được thực phẩm phù hợp. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết mới mổ xong nên ăn gì hoặc ăn với hàm lượng bao nhiêu, hãy nhanh tay liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn cụ thể. Chúc bạn mau chóng hồi phục!

Rate this post
16:31 07/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Nantaporn Promdam, & Pharkphoom Panichayupakaranant. (2022). [6]-Gingerol: A narrative review of its beneficial effect on human health. Food Chemistry Advances1, 100043–100043. https://doi.org/10.1016/j.focha.2022.100043
  2. Azmeilia Syafitri Lubis, H.R. Yusa Herwanto, Andrina Yunita Murni Rambe, Munir, D., Harry Agustaf Asroel, Ashar, T., & Lelo, A. (2023). The effect of honey on post-tonsillectomy pain relief: a randomized clinical trial. Brazilian Journal of Otorhinolaryngology89(1), 60–65. https://doi.org/10.1016/j.bjorl.2021.08.007
  3. Moores J. (2013). Vitamin C: a wound healing perspective. British journal of community nursingSuppl, S6–S11. https://doi.org/10.12968/bjcn.2013.18.sup12.s6
  4. Iglar, P. J., & Hogan, K. J. (2015). Vitamin D status and surgical outcomes: a systematic review. Patient safety in surgery9, 14. https://doi.org/10.1186/s13037-015-0060-y
  5. Omega-3 Fatty Acids and Postoperative Complications After Colorectal Surgery (omega3). (n.d). ClinicalTrials.gov. https://www.clinicaltrials.gov/study/NCT00488904
  6. The Therapeutic Role of Curcumin in Inflammation and Post-Surgical Outcomes. (2023). Food Reviews International. https://doi.org/10.1080//87559129.2023.2166525
  7. Doersch, K. M., & Newell-Rogers, M. K. (2017). The impact of quercetin on wound healing relates to changes in αV and β1 integrin expression. Experimental biology and medicine (Maywood, N.J.)242(14), 1424–1431. https://doi.org/10.1177/1535370217712961
  8. Jahani, S., Ashrafizadeh, H., Babai, K., Siahpoosh, A., & Cheraghian, B. (2019). Effect of ointment-based egg white on healing of second- degree wound in burn patients: a triple-blind randomized clinical trial study. Avicenna journal of phytomedicine9(3), 260–270.
  9. Fuentes, F., Paredes-Gonzalez, X., & Kong, A. N. (2015). Dietary Glucosinolates Sulforaphane, Phenethyl Isothiocyanate, Indole-3-Carbinol/3,3′-Diindolylmethane: Anti-Oxidative Stress/Inflammation, Nrf2, Epigenetics/Epigenomics and In Vivo Cancer Chemopreventive Efficacy. Current pharmacology reports1(3), 179–196. https://doi.org/10.1007/s40495-015-0017-y