Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho người thiếu máu đúng và đủ

10/11/2022 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay vùng miền. Bổ sung sắt cho người thiếu máu là cách thức an toàn và nhanh chóng nhất để cải thiện hiện tượng này. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, hãy cùng Nutrihome tham khảo các giải pháp dưới đây.

Thiếu sắt: Nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu

Thiếu máu là bệnh lý rất thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Ngày càng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt, khoảng 50%. (1)

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không đủ sắt để tạo thành hồng cầu khỏe mạnh. Tế bào hồng cầu thiếu đi hemoglobin không thể vận chuyển và cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Thiếu máu gây khó thở, chóng mặt, đau đầu, ù tai và các bệnh lý nghiêm trọng khác. (2)

Trước khi hiện tượng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, thần kinh…Do vậy việc bổ sung sắt nói chung và bổ sung sắt cho người thiếu máu nói riêng là cực kì cần thiết. Bổ sung sắt cho người thiếu máu chính xác sẽ ngăn ngừa được rất nhiều triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.

bổ sung sắt cho người thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt khiến nồng độ hồng cầu ít hơn mức bình thường

Ai có khả năng mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt?

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên đa số bệnh nhân gặp phải triệu chứng này sẽ đến từ các nhóm nguy cơ cao. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây thiếu máu do thiếu sắt, bao gồm tuổi tác, giới tính, địa lý và tình trạng sức khỏe. Giới tính và tuổi tác có lẽ là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt, phụ nữ và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt cao nhất. (3)

Cụ thể:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Người thường xuyên tham gia các hoạt động hiến máu.
  • Những người gặp khó khăn trong việc sản sinh các tế bào hồng cầu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Nhóm đối tượng này thường là những người bị suy thận và đang trong giai đoạn lọc máu để điều trị.
  • Trẻ em sinh non hoặc những em bé sơ sinh nhẹ cân hơn mức thông thường.
  • Những người mắc những chứng bệnh nguy hiểm như suy tim hoặc ung thư.
  • Người ăn chay hoặc ăn thuần chay trong thời gian dài.

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu do thiếu sắt

Mặc dù không phải bệnh lý cấp tính nhưng thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Tình trạng sức khỏe không ổn định do thiếu máu có thể dẫn đến giảm năng suất lao động và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó cần nhận biết sớm tình trạng này để có phương án bổ sung sắt cho người thiếu máu phù hợp. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết cơ thể bị thiếu máu:

  • Da dẻ nhợt nhạt: Việc thiếu hụt hồng cầu khiến da dẻ của bệnh nhân thiếu máu nhợt nhạt, tái xanh, đặc biệt là ở những vi trí dễ nhận biết như lòng bàn tay, bàn chân, khóe mắt, da môi,…
  • Tim đập nhanh: Dấu hiệu này rất phổ biến và dễ nhận biết ở những người thiếu máu do thiếu sắt. Lượng hemoglobin không đủ dẫn đến sụt giảm lượng oxy trong máu, gây ra tình trạng hô hấp khó khăn, chóng mặt, tim đập nhanh.
  • Rụng tóc và bong tróc móng: Sắt là chất quan trọng giúp tóc và móng luôn chắc khỏe. Do đó nếu trong máu không đủ lượng sắt cần thiết, các mô này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị tổn thương gây ra bong tróc, gãy rụng.
  • Suy giảm trí nhớ và trí thông minh: Thiếu sắt trong máu là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm trí nhớ và hạn chế khả năng tư duy. Dấu hiệu này đặc biệt dễ nhận thấy ở những phụ nữ mang thai hoặc trẻ em – những người cần một chế độ dinh dưỡng đặc thù.
  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Không đủ sắt khiến quá trình sản sinh các tế bào bạch cầu T-Lymphocytes bị chậm lại. Những tế bào này đảm nhận chức năng phòng vệ, ngăn các vi khuẩn xâm nhập hệ miễn dịch của con người. Do đó khi thiếu sắt, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, chúng ta dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn.

Ngoài các dấu hiệu nhận biết trên, người thiếu máu do thiếu sắt sẽ luôn cảm thấy lạnh hơn so với người bình thường đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân. Xuất hiện các triệu chứng ăn những thứ không phải thực phẩm như đất hoặc đá (dấu hiệu này rất dễ nhận thấy ở phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ).

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu do thiếu sắt

Da dẻ tái xanh nhợt nhạt là biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Bổ sung sắt cho người thiếu máu bao nhiêu là đủ?

Bổ sung sắt cho người thiếu máu như thế nào, liều lượng bao nhiêu là điều được rất nhiều quan tâm. Để tìm hiểu cách bổ sung sắt cho người thiếu máu ra sao, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Theo ThS. Bs Nguyễn Anh Duy Tùng – Trợ lý Giám đốc Y Khoa, Hệ thống phòng khám dinh dưỡng NutriHome, bệnh nhân gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cần được bổ sung sắt với liều lượng như sau:

  • Liều lượng sử dụng được chỉ định là khoảng 10-15 mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ có thai có thể bổ sung từ 45-60 mg sắt mỗi ngày.
  • Nguồn sắt đến từ một số loại thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu dưới dạng viên uống có thể kể đến như dẫn xuất Ferrous sulfate; ferrous gluconate;…
  • Bệnh nhân có thể dùng thuốc sắt trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng tùy tình trạng cụ thể.
  • Khi uống thuốc nên đi kèm với việc bổ sung thêm vitamin C thông qua các loại hoa quả như cam, chanh để tăng khả năng hấp thu sắt.
  • Bổ sung sắt dưới dạng truyền tĩnh mạch thường dùng Iron sucrose; Iron dextran…chỉ được phép sử dụng ở những cơ sở y tế hợp pháp, bệnh nhân không thể tùy ý sử dụng.

Cách xác định liều lượng phù hợp cho cơ thể sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố như liều lượng tiêu chuẩn, xét nghiệm sắt hoặc chỉ định của bác sĩ. Do đó để biết cách bổ sung sắt cho người thiếu máu và liều lượng chính xác nhất cần đến chẩn đoán chuyên nghiệp của bác sĩ. Như vậy có thể điều trị nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt một cách triệt để.

cách bổ sung sắt cho người thiếu máu

Người thiếu máu cần được bổ sung sắt ở mức 12 mg đến 15 mg sắt mỗi ngày

Người thiếu máu nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Bổ sung sắt cho người thiếu máu thực sự rất cần thiết tuy nhiên không phải bổ sung lúc nào cũng cũng thích hợp. Buổi sáng là thời gian tốt nhất trong ngày để bổ sung sắt. Lúc này thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất bởi vì cơ thể vừa trải qua giấc ngủ dài và cơ thể đang thiếu sắt cũng như canxi.

Ngoài ra vào buổi sáng, khi chúng ta mới thức dậy, cơ thể còn đang đói. Không có thức ăn ngăn cản, khả năng hấp thu sắt của cơ thể sẽ nhanh chóng hơn. Cho nên bổ sung sắt cho người thiếu máu vào thời điểm trước ăn sáng 30 phút là phương án hợp lý nhất.

Lưu ý:

  • Mặc dù bổ sung sắt vào buổi sáng, trước khi ăn rất hiệu quả tuy nhiên nếu bạn có tiền sử bệnh dạ dày thì không nên làm theo cách này. Khi đói và uống thuốc dạ dày rất dễ bị kích ứng nên thay vào đó, chúng ta có thể bổ sung sắt sau khi ăn.
  • Trong quá trình bổ sung sắt nếu thấy hiện tượng táo bón hay phân có màu đen cũng đừng quá lo lắng. Đây là do tác dụng của thuốc, không phải hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.
  • Khi bổ sung sắt cho người thiếu máu bằng thuốc bạn không được uống thêm kháng sinh nhóm tetracyclin, nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.
  • Đặc biệt không nên uống cà phê, trà gần bữa ăn để tránh giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt. Nếu bạn vẫn muốn uống các loại thức uống có chứa cafein và tanin thì nên uống cách ít nhất trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ.
Người thiếu máu nên bổ sung sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất trong ngày để bổ sung sắt

Có nên bổ sung sắt cho người thiếu máu hàng ngày hay không?

Bổ sung sắt cho người thiếu máu hàng ngày là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt thường được chỉ định uống sắt 3 lần mỗi ngày hoặc căn cứ vào tình hình thực tế.

Nếu bệnh thiếu máu của bệnh nhân nghiêm trọng và khả năng chịu đựng của bệnh nhân tốt có thể điều chỉnh liều lượng lên cao và nâng tần suất sao cho phù hợp.

Việc hấp thụ đều đặn 10-20mg sắt mỗi ngày làm tăng sản xuất hồng cầu lên xấp xỉ ba lần tỷ lệ bình thường. Nếu bệnh nhân không bị mất máu qua chấn thương, nồng độ Hemoglobin sẽ tăng với tốc độ 0.2g / 100g máu mỗi ngày.

Người thiếu sắt thiếu máu phải bổ sung sắt trong bao lâu?

Thông thường, người thiếu máu do thiếu sắt sau khi được điều trị sẽ tăng lượng hồng cầu trong khoảng 2 đến 3 ngày. Mức hemoglobin sẽ bắt đầu tăng lên đáng kể từ ngày thứ 4.

Tuy nhiên việc bổ sung sắt cho người thiếu máu chưa thể dừng lại ở đây. Quá trình bổ sung sắt được khuyến nghị diễn ra liên tục trong từ 3 – 6 tháng. Ngay cả khi mức hemoglobin đã trở lại bình thường, chúng ta vẫn nên dự trữ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung sắt cho người thiếu máu phải diễn ra liên tục và ổn định. Nếu bệnh nhân bị thiếu sắt nặng cần phải duy trì uống kết hợp với truyền sắt cho đến khi bác sĩ chỉ định ngừng thuốc. Sau đó bệnh nhân vẫn cần xét nghiệm máu đứt quáng để kiểm tra nồng độ sắt trong máu.

Cách bổ sung sắt cho người thiếu máu

Hiện nay có khá nhiều phương án khác nhau được áp dụng để bổ sung sắt cho người thiếu máu. Tuy nhiên phương án điều trị an toàn và được các bác sĩ khuyến nghị chủ yếu là thông qua thực phẩm hoặc thuốc.

1. Bổ sung bằng thực phẩm giàu sắt

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý này, hầu hết các bệnh nhân sẽ được khuyên điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng thiếu sắt trong máu. Việc bổ sung và tăng cường các thực phẩm giàu sắt cho cơ thể khá an toàn và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu từ các chuyên gia để có phương án điều chỉnh phù hợp nhất.

2. Bổ sung sắt bằng thuốc

Bổ sung sắt cho người thiếu máu bằng cách loại thuốc dạng viên nén hay dung dịch lỏng là phương án điều trị vô cùng hiệu quả. Một vài loại thuốc sắt sẽ chỉ được bán hoặc sử dụng trong các cơ sở y tế được cấp phép. Do đó khi sử dụng thuốc sắt cho người thiếu máu qua đường uống hay đường truyền đều cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Cách bổ sung sắt cho người thiếu máu bằng thuốc

Bổ sung sắt bằng thuốc cần đảm bảo theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định

Một số lưu ý bổ sung chất sắt cho người thiếu máu

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương án để bổ sung sắt cho người thiếu máu an toàn và hiệu quả . Tuy nhiên, trước khi ứng dụng những cách điều trị này, cần phải lưu ý các vấn đề sau:

1. Kết hợp uống thuốc và bổ sung dinh dưỡng

Để việc điều trị thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả nhất, bệnh nhân nên cân nhắc kết hợp bổ sung sắt bằng thuốc kết hợp với duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp…Chúng ta nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt, có lợi cho cơ thể.

Những thực phẩm giúp tăng khả năng hấp thụ sắt cũng cần được thêm vào bữa ăn hoặc kết hợp với thuốc. Người bệnh cần hạn chế những thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là sau khi ăn.

2. Thăm khám bác sĩ trước khi bổ sung sắt

Việc xác định nguyên nhân gây thiếu sắt trong máu rất quan trọng trong việc quyết định phương án điều trị. Do đó để có phác đồ điều trị phù hợp nhất bạn cần đến kiểm tra với các bác sĩ tại những địa chỉ uy tín như Nutrihome. Sau khi xác định được nguyên nhân gây thiếu sắt trong máu, bác sĩ đưa ra liều lượng và thời gian bổ sung phù hợp để tránh dư thừa sắt ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với các bé (đặc biệt là trẻ dưới 4 tuổi), các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý bổ sung sắt cho con nếu chưa biết chắc chắn con có bị thiếu sắt không. Việc bổ sung sắt không đúng cách, sai liều lượng rất dễ gây hại cho thận của bé. Nếu có nghi ngờ bé bị thiếu máu do thiếu sắt, các bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám và nghe khuyến nghị từ các bác sĩ.

3. Điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh

Các bệnh như nhiễm giun móc hay hội chứng kém hấp thu,.. cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thiếu sắt trong máu. Do đó để điều trị dứt điểm loại bệnh lý này, bạn cần điều trị từ căn nguyên của nó. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm cụ thể trước khi tiến hành dùng thuốc bổ sung sắt.

Trên đây là những phương pháp bổ sung sắt cho người thiếu máu an toàn – hiệu quả – nhanh chóng nhất. Mong rằng với bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi Nutrihome và hãy liên hệ với chúng tôi nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về cách bổ sung sắt cho người thiếu máu nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
11:41 20/01/2024
Nguồn tham khảo
  1. The global prevalence of anaemia in 2011. (n.d.). WHO Institutional Repository for Information Sharing. https://iris.who.int/bitstream/handle/10665/177094/9789241564960_eng.pdf
  2. World Health Organization: WHO. (2019, November 12). Anaemia. https://www.who.int/health-topics/anaemia#tab=tab_1
  3. Kumar, A., Sharma, E., Marley, A., Samaan, M. A., & Brookes, M. (2022). Iron deficiency anaemia: pathophysiology, assessment, practical management. BMJ Open Gastroenterology, 9(1), e000759. https://doi.org/10.1136/bmjgast-2021-000759

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading