Mặc dù trẻ 18 tháng biếng ăn rất thường gặp, tuy nhiên, nếu bố mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ cải thiện tình trạng, điều này có thể dẫn đến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất lẫn trí não.
Việc sớm nhận biết các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ 18 tháng tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung sẽ giúp bố mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời, từ đó cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ hiệu quả đảm bảo sự phát triển toàn diện thể chất lẫn trí não.
TS.BS Đào Thị Yến Phi cho biết, trẻ 18 tháng biếng ăn (hoặc lười ăn) thông thường sẽ có các dấu hiệu như:
Theo đó, nếu trẻ có các dấu hiệu trên bố mẹ không nên chủ quan, cần có biện pháp can thiệp ngay không để tình trạng kéo dài nhé!
Bước vào giai đoạn 18 tháng tuổi, trẻ có sự tăng trưởng vượt trội cả về thể chất, các vận động tinh lẫn thô và trí não. Vì vậy, trẻ cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng, các vi chất cần thiết từ thực phẩm để đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Biếng ăn ở trẻ nếu không được cải thiện sẽ gây nhiều hậu quả xấu
Nếu trẻ 18 tháng biếng ăn, chậm tăng cân hoặc chậm lớn là một trong những hậu quả tất yếu sẽ xảy ra, do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Chậm tăng cân ở trẻ nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu linh hoạt, khả năng nhận thức kém, trí não chậm phát triển…
Chia sẻ về nguyên nhiên khiến bé 18 tháng biếng ăn, từ thực tế thăm khám và điều trị các bệnh lý về dinh dưỡng hoặc liên quan đến dinh dưỡng, bác sĩ Đào Thị Yến Phi chỉ ra rất nguyên nhân. Trong đó, biếng ăn ở trẻ được xác định do một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây gây ra:
Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bé 18 tháng tuổi biếng ăn. Thực đơn không phù hợp được hiểu là:
Bên cạnh nguyên nhân thực đơn không phù hợp, trẻ 18 tháng tuổi biếng ăn còn do những thay đổi về sinh lý lứa tuổi. Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm lại so với giai đoạn trước, răng của trẻ tiếp tục mọc để hoàn thiện chức năng nhai, tình trạng này có thể gây sốt – đau nhức – khó chịu – chảy nước dãi… nên ảnh hưởng đến việc ăn uống. (1)
Ngoài thay đổi sinh lý, những thay đổi về tâm lý cũng gây biếng ăn ở trẻ. 18 tháng tuổi, một số trẻ bắt đầu đến trường, việc đột ngột thay đổi người cho ăn/ hoặc người chăm sóc, thay đổi môi trường sống, sinh hoạt cũng dẫn đến việc trẻ 18 tháng tuổi biếng ăn. (2)
Cơ thể mệt mỏi, uể oải do mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng khó tiêu…), bệnh lý ở đường hô hấp (viêm phổi, ho sổ mũi…) hoặc mắc các bệnh về răng miệng (sưng lợi, viêm nướu…)… cũng khiến trẻ 18 tháng lười ăn, bố mẹ nên biết! (3)
Tiêu chảy kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 18 tháng biếng ăn.
Chăm sóc con sai cách cũng “góp phần” dẫn đến bé 18 tháng tuổi lười ăn. Đó là mẹ cho trẻ ăn tùy hứng không đúng giờ, ép con ăn nhiều khiến bé căng thẳng sợ hãi khi đến bữa, vừa cho con xem tivi, ipad, điện thoại vừa ăn hoặc bế trẻ đi ăn rong, chế biến món ăn không hợp khẩu vị của trẻ.
Trẻ 18 tháng biếng ăn còn do nguyên nhân cơ thể thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe thể chất, hệ miễn dịch cũng như kích thích vị giác, sự thèm ăn ở trẻ như magie, selen, sắt, kẽm…
Tương tự như các vấn đề di truyền khác, trong nhà nếu bố mẹ hoặc anh/chị/em của trẻ mắc chứng biếng ăn thì nguy cơ cao trẻ cũng sẽ bị biếng ăn.
Ngoài các nguyên nhân trên, bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết, bé 18 tháng biếng ăn còn có thể do một số yếu tố khách quan như: trẻ vừa mới ốm dậy nên cơ thể chưa sẵn sàng để ăn trở lại, trẻ vừa chích ngừa xong, giun sán, hoặc trẻ biếng ăn do tác dụng phụ của thuốc (4)…
Biếng ăn ở trẻ có “muôn hình vạn trạng”, mỗi đứa trẻ là một sắc thái khác nhau. Dưới đây là một số trường hợp trẻ 18 tháng biếng ăn bố mẹ nên biết để tránh lo lắng quá mức về tình trạng của con cũng như nghĩ ra cách xử lý phù hợp:
Trong giai đoạn 18 – 20 tháng tuổi hàm răng của trẻ đã mọc tương đối đầy đủ, khoảng 20 chiếc răng sữa. Vì vậy, trẻ có nhu cầu nhai và ăn các loại thức ăn đặc hơn so với cháo. Theo đó, nếu bố mẹ thường xuyên cho trẻ ăn cháo sẽ khiến trẻ nhàm chán, không muốn/ lười ăn cháo.
Lười ăn cháo là một trong những trường hợp biếng ăn ở trẻ.
Trường hợp này xảy ra khi răng miệng trẻ có vấn đề. Chẳng hạn, trẻ có thể mọc răng, bị viêm nướu, sưng lợi… khiến việc ăn cháo hay các thức ăn đặc (cơm nát, bún phở, trái cây…) gặp nhiều khó khăn. Khi việc ăn uống trở nên khó khăn, trẻ thường có xu hướng lười ăn, thích uống sữa cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Ngoài các vấn đề trên bé 18 tháng biếng ăn còn là lười uống sữa tươi, sữa công thức. Tình trạng này khá phổ biến ở hầu hết trẻ, nguyên nhân được xác định có thể do mẹ cho trẻ uống sữa không phù hợp, trẻ không thích mùi vị của sữa…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do mẹ cho bé ăn những thực phẩm trẻ không thích, hoặc mẹ cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thực phẩm/ món ăn từ ngày này qua ngày khác. Ngoài ra, chế biến thức ăn không hợp khẩu vị, ăn vặt quá nhiều trước bữa chính cũng khiến trẻ bỏ/ hoặc ngậm thức ăn trong miệng không nuốt.
Con lười ăn, biếng ăn dẫn đến chậm tăng cân, còi cọc, kém phát triển luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu, thậm chí có nhiều mẹ rơi vào stress, trầm cảm. Vậy trẻ 18 tháng biếng ăn phải làm sao? Hãy bỏ túi ngay những mẹo xử trí tình trạng biếng ăn của trẻ từ bác sĩ Đào Thị Yến Phi dưới đây để nuôi con nhàn tênh các mẹ nhé!
Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm kết hợp xây dựng chế độ ăn cân bằng các nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…), chất bột đường (cơm, bánh mì, phở, bún, yến mạch, khoai…), vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh và trái cây tươi) là một trong những “chìa khóa” quan trọng giải quyết biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên chú trọng nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ qua từng bữa ăn để cải thiện tình trạng trẻ 18 tháng biếng ăn nhé!
Thực hiện chế độ ăn cân bằng dưỡng chất sẽ hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ
Típ nhỏ thứ 2 để kích thích trẻ ăn ngon miệng cũng như háo hức với mọi bữa ăn, đó là, mẹ nên thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ thường xuyên.
Theo đó, mẹ nên xây dựng thực đơn cho trẻ 18 tháng tuổi biếng ăn một cách khoa học hơn. Việc cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thực phẩm hoặc một món ăn trong cả ngày hoặc từ ngày này qua ngày khác sẽ khiến trẻ ngán, cảm thấy nhàm chán, không có hứng thú ăn uống.
Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc trẻ 18 tháng biếng ăn phải làm sao. Ngoài thường xuyên thay đổi thực đơn, việc tìm hiểu các món ăn yêu thích của con và linh hoạt bổ sung vào thực đơn cũng sẽ giúp trẻ có hứng thú ăn uống hơn, nhờ đó tránh được biếng ăn.
Cũng giống người lớn, trẻ cũng có xu hướng ăn… bằng mắt, nhất là với những món mới. Do đó, một khẩu phần ăn của trẻ bên cạnh đảm bảo các dưỡng chất, chú ý cách chế biến ngon miệng mẹ cũng cần “học” cách trang trí món ăn sao cho bắt mắt, nhiều màu sắc nhất có thể để kích thích trẻ muốn ăn ngay lập tức.
Một bữa ăn của trẻ được gọi là “thành công” không chỉ là việc chuẩn bị những món ngon, giàu dưỡng chất, trình bày đẹp mắt mà còn là không gian thưởng thức ăn uống của trẻ. Do đó, mẹ nên tạo không khí và tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn.
Tốt nhất, nên cho trẻ ăn cùng anh chị em hoặc ăn cùng gia đình để “lây” cảm giác ngon miệng. Khi ăn, hãy để trẻ quyết định mình ăn món gì, ăn bao nhiêu là đủ…tuyệt đối không nên bắt ép trẻ ăn theo mong muốn của mẹ.
Khi đói trẻ sẽ ăn nhiều hơn, cảm thấy ngon miệng hơn. Vì vậy, để giải quyết tình trạng trẻ 18 tháng biếng ăn, đôi khi mẹ hãy can đảm để trẻ…bị đói nhé!
Một trong những nguyên nhân được xác định khiến trẻ lười ăn là do trẻ ăn vặt, ăn bữa phụ quá nhiều và quá gần với bữa chính nên có cảm giác no ngang. Vì vậy, đến bữa chính trẻ có xu hướng ăn rất ít hoặc bỏ bữa. Để trẻ có cảm giác muốn ăn khi vào bữa chính mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn vặt.
Cho trẻ ăn vặt trước bữa chính dễ khiến trẻ no ngang, bỏ bữa.
Nhiều mẹ có “tật xấu” là hay hứa hẹn, thỏa thuận thật nhiều với con để con ăn ngoan, ăn nhanh. Điều này lâu dần góp phần hình thành tâm lý xấu ở trẻ, “đợi” có quà, có thưởng mới ăn. Tuy nhiên, mẹ có thể dành cho trẻ những lời khen để động viên, khích lệ trẻ ăn giỏi.
Xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống khoa học ngay từ nhỏ sẽ giúp hình thành thói quen ăn uống tốt, khoa học khi lớn lên. Nhờ đó, mẹ không phải lo lắng hay mất quá nhiều thời gian vào việc cho trẻ ăn uống.
Một số những thói quen ăn uống khoa học cần tập cho trẻ đó là: Ăn đúng giờ ăn của trẻ 18 tháng tuổi vào các bữa, cho trẻ ngồi ăn đúng nơi quy định, khi cho trẻ ăn chỉ tập trung ăn không xem tivi / ipad / điện thoại, không để bữa ăn của trẻ kéo dài quá 30 phút, không ép trẻ khi trẻ không muốn ăn…
Cuối cùng, cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất sẽ không kích thích vị giác, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Theo đó, để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mẹ cần đảm bảo cơ thể trẻ đã được cung cấp đầy đủ lượng vi chất cần thiết.
Trường hợp trẻ thiếu vi chất, có thể bổ sung chúng thông qua thuốc, thực phẩm bổ sung…Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Như đã chia sẻ trên, lười ăn ở trẻ mặc dù là tình trạng khá phổ biến, nhưng lười ăn nếu kéo dài sẽ gây nhiều hệ lụy sức khỏe như trẻ chậm tăng cân, thiếu hụt dinh dưỡng gây còi xương, chậm phát triển thể chất và trí não…
Theo đó, nếu tình trạng trẻ 18 tháng biếng ăn, lười ăn xảy ra thường xuyên đồng thời cân nặng trong 3 tháng liên tiếp không tăng, mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng. Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome không chỉ sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến mà còn có đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, giàu kinh nghiệm, tận tâm.
Bác sĩ dinh dưỡng tại Nutrihome đang thăm khám trẻ 18 tháng biếng ăn
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “trẻ 18 tháng biếng ăn phải làm sao?. Nếu bạn đã áp dụng mọi biện pháp mà trẻ vẫn biếng ăn, hãy dắt trẻ đến ngay Nutrihome để được thăm khám và xét nghiệm vi chất, từ đó giúp chuyên gia biết chính xác nguyên nhân khiến trẻ 18 tháng biếng ăn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng biếng ăn.