Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu nhất đối với trẻ nhỏ, bởi nó cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy, sữa mẹ được tạo thành như thế nào, cơ chế tiết sữa hay cơ chế bài tiết sữa mẹ ra sao? Cùng các chuyên gia tại Nutrihome tìm hiểu Sữa mẹ được hình thành như thế nào?
Thông thường, cơ chế tiết sữa của cơ thể người mẹ sẽ dựa vào nhu cầu bú sữa thực tế của bé, do đó, bé càng bú thường xuyên thì lượng sữa tiết ra càng nhiều.
Thời kỳ mang thai là lúc ngực của người mẹ ở trạng thái sẵn sàng sản xuất ra sữa. Khi đó, sữa non được hình thành và kéo dài tới sau khi trẻ ra đời khoảng 2-4 ngày. Sữa non thường có màu vàng nhạt hoặc màu trong hoàn toàn, có tính đặc dính và đặc biệt giàu dinh dưỡng và kháng thể cần thiết. Sữa non luôn được xem là loại sữa quan trọng trong những cữ bú đầu tiên của trẻ, đặc biệt trong vòng 1 tiếng đầu khi trẻ cất tiếng khóc chào đời.
Cơ chế tiết sữa của mẹ phụ thuộc vào nhu cầu bú của bé
Giai đoạn sau khi bé chào đời, cơ thể mẹ sẽ sản xuất nhiều sữa hơn do nhu cầu bú của bé. Lúc này, sữa đổi sang màu trắng và loãng hơn, thường được gọi là sữa trưởng thành.
Cơ chế tiết sữa của mẹ ở giai đoạn này được chia thành sữa đầu và sữa cuối (trong 1 lần bé bú mẹ). Sữa đầu bữa có màu hơi xanh nhẹ, chứa rất nhiều đạm, đường, nước và các dinh dưỡng quan trọng khác, chúng thường được tiết ra đầu bữa bú của trẻ.
Sữa cuối bữa thường có màu trắng nhẹ do chứa nhiều chất béo hơn, được tiết ra cuối bữa bú của bé. Vì sữa cuối bữa thường chứa nhiều chất béo giúp trẻ lớn nhanh, do đó, cha mẹ cần chú ý nên cho bé bú đến hết sữa cuối, không nên chuyển bên sớm.
Estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin là 4 loại hormone tác động đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Cơ chế bài tiết sữa mẹ là cơ thể người mẹ tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sản sinh sữa.
Hai cơ chế mà cha mẹ cần hiểu rõ để có được lượng sữa dồi dào trong thời kỳ cho con bú đó là:
Khi mẹ cho trẻ bú, núm vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin, rồi sau đó sẽ chạy vào máu làm cho vú sản xuất ra sữa. Thông thường, Prolactin sẽ tồn tại trong máu trong vòng 30 phút sau bữa bú của bé, do đó nó có tác dụng giúp vú tạo sữa cho những lần bú tiếp theo. Chính vì vậy, việc trẻ càng bú nhiều thì vú của người mẹ sẽ tạo ra càng nhiều sữa. Theo các chuyên gia, Prolactin được sản xuất nhiều nhất vào ban đêm, vì vậy khuyến khích mẹ cho con bú vào ban đêm để duy trì lượng sữa ổn định.
Phản xạ phun sữa được hiểu là khi Oxytocin giúp sữa được giải phóng từ bầu ngực của mẹ. Khi bé bắt đầu kéo núm vú và hút, cũng là lúc Hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin tham gia vào cơ chế tiết sữa của mẹ nhờ có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú..
Theo các chuyên gia, suy nghĩ và tâm trạng của người mẹ rất dễ ảnh hưởng đến phản xạ Oxytocin. Khi mẹ có suy nghĩ tốt, cảm giác tích cực, yêu thương gần gũi bé, và đặc biệt là tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ, thì phải xạ này diễn ra rất hiệu quả. Ngược lại, khi mẹ không tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ, phản xạ này kém đi, từ đó lượng sữa cũng được phun ra ít hơn.
Trước hết, người mẹ cần hiểu được cơ chế tiết sữa giúp quyết định nguồn sữa như thế nào?
Có 3 giai đoạn trong quá trình tổng hợp sữa mẹ (L1, L2, L3). Trong đó, L1, L2 được kiểm soát bằng nội tiết tố, L3 là cơ chế cung cầu của sữa.
Thời kỳ mang thai và ngay sau sinh, nguồn cung sữa được điều khiển hoàn toàn bởi nội tiết tố của người mẹ. Mẹ sẽ có sữa non vào khoảng thai thứ 6 (L1) và lượng sữa sẽ tăng lên (L2) trong vòng 30-40 giờ sau khi sinh. Hai giai đoạn đầu này được điều khiển bằng hormone Progesterone, estrogen… đều là hormone nội tiết tố nên sữa vẫn tiết ra dù mẹ có cho con bú hay không.
Trong sữa có chứa một lượng Whey nhỏ, đây chính là chất ức chế phản hồi của quá trình tiết sữa (FIL), tức là khi bé đã bú no, FIL sẽ làm chậm quá trình tổng hợp sữa, tránh tình trạng sữa tích tụ quá nhiều.
Prolactin là hormon chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp sữa. Các phế nang tiếp nhận prolactin để kích thích sự tổng hợp các thành phần của sữa mẹ. Khi phế nang đã chứa nhiều sữa, prolactin không thể xâm nhập, tốc độ tổng hợp sữa vì thế cũng sẽ bị giảm đi.
Trong 6 tuần đầu, cơ chế tiết sữa của cơ thể mẹ chủ yếu vận hành bởi sự tác động của các hormone: tạo sữa bởi Prolactin và tiết sữa bởi Oxytocin. Các loại hormone này đều phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần của người mẹ. Vì thế, nếu tinh thần mẹ không thoải mái thì lượng sữa sẽ giảm đáng kể. 6 tuần này cũng là 6 tuần mà cơ thể mẹ có thể sản xuất tối đa sữa nếu hormone được kích thích một cách tối ưu.
Sau 6 tuần, vai trò của 2 hormone trong việc tạo sữa sẽ giảm đi và thay vào đó là sự kiểm soát bởi cơ chế nhu cầu tại chỗ. Nghĩa là, việc tiết sữa sẽ phụ thuộc vào bầu vú có trống hay không, bầu vú càng trống, sữa tạo cho lần sau càng nhanh.
Để kích thích tiết sữa mẹ, duy trì nguồn sữa, các mẹ nên chú ý đến những điểm sau:
Trẻ nhỏ bú mẹ thường xuyên kích thích cơ chế tiết sữa hoạt động tốt hơn
Trên đây là những thông tin cần thiết về cơ chế tiết sữa hay cơ chế bài tiết sữa mẹ mà Nutrihome muốn gửi đến các bậc cha mẹ. Hy vọng qua bài viết trên, các bậc cha mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc duy trì nguồn sữa tối ưu cho con yêu.