Cương sữa và tắc sữa rất thường gặp ở các mẹ sau sinh. Nếu mẹ không nhận biết kịp thời và xử trí sai cách có thể làm tình trạng nặng hơn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cương sữa (hay còn gọi là căng sữa) và tắc sữa sau sinh là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bỉm đều có thể đối mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi con bằng sữa mẹ và có thể gây nhiều biến chứng lên sức khỏe người mẹ nếu không được can thiệp kịp thời.
Mặc dù là hai tình trạng khác nhau, cương sữa và tắc sữa khá giống nhau về triệu chứng (cả hai đều gây phù nề, đau nhức, khó chịu, mệt mỏi). Do đó, chúng gây khó khăn cho nhiều mẹ – nhất là những mẹ lần đầu sinh con – trong việc nhận biết dẫn đến nhầm lẫn trong cách xử trí. Vậy mẹ có thể phân biệt cương sữa và tắc sữa như thế nào?
Cương sữa và tắc sữa khi cho con bú là tình trạng thường gặp ở các mẹ có con nhỏ
Cương sữa là tình trạng/hiện tượng phù nề thường gặp (không phải là bệnh lý) xảy ra ở mô tuyến sữa do quá trình tạo sữa cho trẻ bú.
Nguyên nhân gây cương sữa sinh lý: Thực tế, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, chủ yếu do 3 nguyên nhân chính như sau:
Dấu hiệu/triệu chứng cương sữa: Các triệu chứng cương sữa và tắc sữa khá giống nay, tuy nhiên cương sữa thường xảy ra ở các sản phụ sau sinh khoảng 2 – 7 ngày, thậm chí có người 15 ngày, tuy nhiên cũng có những người không bị cương sữa. Sản phụ khi bị cương sữa sẽ có các dấu hiệu sau:
Cương sữa xảy ra sau 5 – 7 ngày sau sinh, thường gây căng cứng ngực, đau nhức khó chịu
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa trong bầu ngực mẹ tiết ra quá nhiều so với nhu cầu bú của trẻ dẫn tới bị ứ đọng/tắc nghẽn trong ống dẫn sữa, sữa không được “đẩy” hết ra ngoài khi trẻ bú. Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến, nhưng nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm mẹ không nên chủ quan.
Nguyên nhân tắc tia sữa: Mẹ cho con bú muộn, mẹ có quá nhiều sữa (trẻ bú không hết dẫn đến dư thừa, mẹ không cho trẻ bú thường xuyên hoặc trẻ bú không đúng khớp) và ít hút sữa, mẹ mặc áo ngực quá chật (khiến tia sữa bị chèn ép), mẹ nằm sấp khi ngủ… Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, stress ở mẹ sau sinh cũng gây hiện tượng tắc sữa.
Dấu hiệu/ triệu chứng tắc tia sữa: Khác với cương sữa, tình trạng tắc tia sữa không xuất hiện ngay sau khi mẹ sinh con (vì lúc này sữa chưa tiết ra nhiều), và các triệu chứng thường biểu hiện từ nhẹ đến nặng, đôi khi cũng có những trường hợp xảy ra rất nhanh chóng (1, 2). Người mẹ bị tắc tia sữa thường có các dấu hiệu sau:
Mặc dù cương sữa và tắc sữa không gây nguy hiểm sức khỏe mẹ sau sinh tức thời, tuy nhiên, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể khiến người mẹ khó chịu, đau đớn, có thể bị nhiễm trùng dẫn đến áp xe vú (mưng mủ ở tuyến vú, xảy ra sau 1 tuần bị tắc tia sữa), viêm tuyến vú (ngực sưng to, rất đau), thậm chí u xơ tuyến vú… rất nguy hiểm.(3)
Tùy theo mẹ bị cương sữa hay tắc sữa trong thời gian ngắn hay kéo dài, có thể áp dụng các cách xử lý sau:
Thông thường, tình trạng cương sữa sẽ giảm dần sau khoảng 2 – 3 tuần sinh con, lúc này ngực mẹ sẽ mềm hơn. Để cải thiện cơn đau nhức, sự khó chịu do cương sữa, mẹ nên:
Mẹ nên cho con bú thường xuyên để làm giảm tình trạng cương sữa và tắc sữa
Mặc dù có triệu chứng giống cương sữa nhưng tắc tia sữa nguy hiểm hơn. Không chỉ gây khó chịu, đau đớn, tắc tia sữa có thể gây mất sữa, khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ bị gián đoạn hoặc thậm chí chấm dứt, nguy cơ gặp nhiều biến chứng.
Tương tự như cách xử trí cương sữa sinh lý, để xử trí và phòng ngừa tắc tia sữa mẹ nên cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh, cho trẻ đúng cách để trẻ ngậm bắt vú tốt. Trước khi cho trẻ bú, để kích thích sữa ra nên massage nhẹ hai bầu ngực, chườm nóng, uống nước/sữa ấm… (4)
Nếu trẻ bú không ra sữa hãy dùng máy hút/vắt sữa, ngực bị căng tức có thể chườm lạnh để giảm đau đồng thời mặc quần áo rộng rãi tránh bó sát (nhất là áo ngực) để giảm áp lực lên bầu ngực.
Trong trường hợp đã thử những cách trên nhưng cương sữa và tắc sữa vẫn không thuyên giảm và có xu hướng kéo dài, mẹ cần đi khám bác sĩ để được tư vấn cách xử trí hiệu quả nhất, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.