Dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa

17/07/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, ung thư… có “xuất phát điểm” từ rối loạn chuyển hóa. Vậy, rối loạn chuyển hóa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng ra sao?

Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa gây ra hàng loạt chứng bệnh như béo phì, mỡ trong máu, tăng huyết áp…

Thống kê cho thấy, khoảng 20 – 30% dân số tại các nước phát triển mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa. Riêng tại Mỹ, vào năm 2010, số người mắc phải tình trạng này ước tính khoảng 50 – 70 triệu người.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa cũng đang ở mức báo động, chiếm 16,8% theo số liệu thống kê của Bộ Y tế vào năm 2008.

WHO cảnh báo, người bị rối loạn chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 5 lần và các bệnh lý tim mạch cao gấp 1,5 – 3 lần so với người không bị hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Người bị rối loạn chuyển hóa

Cuộc sống hiện đại với nhiều yếu tố nguy cơ khiến tỷ lệ người bị rối loạn chuyển hóa ngày càng tăng

Rối loạn chuyển hóa là gì?

Rối loạn chuyển hóa là hội chứng bao gồm các rối loạn của các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là các chất sinh năng lượng. Hội chứng này dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: Thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch, ung thư…

Các dạng rối loạn chuyển hóa thường gặp?

Thông thường, hội chứng rối loạn chuyển hóa được chia thành 2 nhóm chính:

  • Rối loạn chuyển hóa chất béo: Tăng lượng cholesterol xấu trong máu, giảm lượng cholesterol tốt trong máu, tăng lipid máu.
  • Rối loạn chuyển hóa chất đường: Là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao nhưng thấp hơn so với bệnh tiểu đường. Đây là sự kết hợp giữa quá trình sản xuất insulin và kháng insulin.

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa

Hội chứng rối loạn chuyển hóa không tự nhiên mà đến, nó có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

Do gen di truyền

Trong gia đình có người bị rối loạn chuyển hóa và đã mắc các bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa gây ra.

Do môi trường

Ô nhiễm không khí, tàn dư của các loại hóa chất độc hại bám trên thực phẩm ăn hàng ngày, khói thuốc lá, khí độc…

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, đặc biệt là các chất dinh dưỡng sinh năng lượng quyết định 50% yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

  • Chế độ ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là các loại chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật, nước hầm xương, bơ động vật…, làm tăng cholesterol xấu trong máu, tăng lipid máu gây rối loạn chuyển hóa chất béo. Đây vốn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
  • Chế độ ăn quá nhiều tinh bột, đường: Tinh bột, đường có vai trò hấp thu và chuyển hóa Glucose trong máu. Nếu ăn quá nhiều tinh bột, đường sẽ dẫn đến dư thừa Glucose và sẽ tích lũy dưới dạng mỡ, làm tăng đường huyết trong máu, gây rối loạn chuyển hóa Glucose – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì, các bệnh lý về tim mạch.
  • Chế độ ăn quá nhiều chất đạm: Chất đạm có vai trò cung cấp năng lượng, tái tạo mô, xây dựng khối cơ vững chắc cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất đạm có nguy cơ làm tăng acid uric trong máu, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout.
  • Chế độ ăn quá nhiều chất khoáng, đặc biệt là muối: Muối có vai trò cung cấp i-ốt cho cơ thể giúp phát triển trí não, ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. Nhưng nếu hấp thu quá nhiều muối qua chế độ ăn nhiều muối, ăn mặn, thói quen chấm thực phẩm vào muối và các loại nước chấm khác sẽ dễ dẫn đến thừa muối, gây nên bệnh huyết áp.

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa

Một chế độ ăn nhiều chất béo, tinh bột, đường hay thiếu cân bằng dinh dưỡng sẽ dễ gây ra rối loạn chuyển hóa

Dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa là gì?

Một người được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa khi có 3 hoặc nhiều hơn các biểu hiện sau đây:

  • Thừa cân – béo phì.
  • Huyết áp cao (tăng huyết áp).
  • Lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường.
  • Cholesterol HDL thấp (lipoproterin mật độ cao).
  • Triglycerides trong máu cao.

Đối tượng dễ mắc rối loạn chuyển hóa?

  • Tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa càng tăng. Ở lứa tuổi 20, tỷ lệ mắc bệnh < 10%. Ở lứa tuổi 60, tỷ lệ mắc bệnh lên đến 40%. Tuy nhiên, các dấu hiệu báo trước của hội chứng chuyển hóa có thể nhìn thấy ngay ở tuổi thiếu niên.
  • Chủng tộc: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước nói tiếng Tây Ban Nha, người châu Á thường có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa cao hơn các chủng tộc khác.
  • Béo phì: Những người mắc bệnh thừa cân, béo phì, đặc biệt là tình trạng béo bụng, đặc điểm nhận dạng là có thân hình quả táo, sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa.
  • Người bị tiểu đường hay có tiền sử gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc bản thân đã từng bị tiểu đường thai kỳ, thì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa rất cao.
  • Ngoài ra, người mắc các tình trạng bệnh lý như tăng huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và hormone sinh dục nữ cũng được khoanh vùng dễ mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Rối loạn chuyển hóa có nguy hiểm không?

Hội chứng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu người bệnh không thay đổi thói quen ăn uống chưa phù hợp, dẫn đến việc không điều chỉnh được tình trạng đề kháng insulin và đường huyết tiếp tục tăng cao.

rối loạn chuyển hóa có nguy hiểm không

Người bị rối loạn chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nên cần làm xét nghiệm định kỳ

Hội chứng rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol trong máu và tăng huyết áp, tạo nên mảng xơ vữa trong thành động mạch. Các mảng xơ vữa này làm cho động mạch bị cứng lên và hẹp lại, dẫn đến dễ gây đột quỵ tim và não.

Các phương pháp chẩn đoán rối loạn chuyển hóa?

Người bị hội chứng rối loạn chuyển hóa được chẩn đoán khi có từ 3 trong 5 yếu tố nguy cơ trở lên, dựa theo NCEP-ATP III chẩn đoán như sau:

  • Đường huyết lúc đói >- 5,6mmol/l (100 mg/dl)
  • Huyết áp >- 130/85 mmgHg
  • Triglyceride >- 1,7 mmol/l (150/dl)
  • HDL-C
    • Nam < 1,03 mmol/l (40 mg/dl)
    • Nữ < 1,29 mmol/l (50mg/dl)
  • Béo bụng
    • Nam >102cm
    • Nữ >88cm

Những bệnh do rối loạn chuyển hóa gây ra?

Hội chứng rối loạn chuyển hóa là khởi nguồn của các chứng bệnh mạn tính nguy hiểm, đe dọa mạng sống của hàng triệu người gồm:

  • Tiểu đường
  • Tim mạch
  • Cao huyết áp
  • Ung thư
  • Suy thận
  • Xơ gan
  • Béo phì
  • Sỏi mật
  • Rối loạn lipid máu
  • Loãng xương

Ảnh hưởng của rối loạn chuyển hóa

Người bị rối loạn chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nên cần làm xét nghiệm định kỳ

Phòng tránh hội chứng rối loạn chuyển hóa bằng cách nào?

Hội chứng rối loạn chuyển hóa thường tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe người bệnh. Để chủ động phòng ngừa, cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất, uống đủ nước, luyện tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút.

Khi cơ thể đã mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu thì cần điều trị tích cực kèm chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng tránh rối loạn chuyển hóa biến chứng.

Ngoài ra, cần loại bỏ các yếu tố gây xơ vữa động mạch như: béo phì, hút thuốc lá / thuốc lào, tránh căng thẳng, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn…

Chế độ dinh dưỡng cho người bị rối loạn chuyển hóa?

Nguyên tắc dinh dưỡng trong hội chứng rối loạn chuyển hóa là phải siết nguồn năng lượng ăn vào và tăng cường tiêu hao năng lượng đầu ra.

Đối với các nhóm bệnh nhân mắc bệnh mạn tính nên giảm 15-25% năng lượng ăn vào dựa trên nhu cầu hiện tại và đảm bảo tính cân đối giữa các khẩu phần.

Chất tinh bột, đường

Một người bình thường được khuyến nghị tiêu thụ từ 55-60% chất bột đường mỗi ngày, nhưng với người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa chỉ nên tiêu thụ khoảng 50%. Không nên ăn quá nhiều tinh bột vì sẽ tích trữ dưới dạng mỡ thừa trong máu hoặc ở các bộ phận mỡ dễ bám vào như vùng cổ, nách, bắp tay, bắp chân, vùng bụng…

Chất đạm

Mỗi ngày cơ thể người bệnh chỉ cần tiêu thụ 14-18%, theo khuyến nghị của Bộ Y tế Việt Nam, người bệnh nên ăn các loại đạm từ cá, trứng, sữa, đậu nành. Hạn chế tiêu thụ đạm từ thịt đỏ như bò, trâu, dê, heo, hải sản…

Chất béo

Mỗi ngày cơ thể người bệnh nên tiêu thụ dưới 25% tùy từng trường hợp cụ thể, trong đó chất béo bão hòa chiếm dưới 10%, lượng cholesterol dưới 300mg/ ngày đối với người không bị rối loạn lipid máu.

Người bị rối loạn lipid máu chỉ nên ổn định cholesterol ở mức dưới 200mg/ngày. Ưu tiên tiêu thụ các loại chất béo không no có trong các thực phẩm như cá béo, dầu hạt ở mức 10%. Hạn chế dùng dầu dừa, dầu cọ.

Các loại vitamin và khoáng chất

Cần bổ sung đủ, cân bằng, hợp lý các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin tan trong dầu A, E, K D, vitamin tan trong nước như vitamin C, và vitamin nhóm B.

Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn: Nên ăn 400-500g rau xanh/ngày và 300g quả chín/ngày.

Thay đổi cách chế biến các món ăn như: Tăng cường hấp, luộc, ninh, nhúng, hầm; không dùng phương pháp chế biến rán, hun, quay, nướng…

Những thực phẩm nên kiêng hoặc hạn chế khi bị rối loạn chuyển hóa

  • Bơ, mỡ động vật, thịt nhiều mỡ.
  • Bánh, kẹo, nước ngọt có ga.
  • Phủ tạng động vật như óc, tim, gan, bầu dục, lòng lợn…
  • Lòng đỏ trứng (chỉ ăn 1 – 2 quả/tuần).
  • Những loại quả chín quá ngọt như na, nhãn, vải, chuối, mít, xoài…
  • Thức ăn chế biến sẵn như pate, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên…
  • Thức nhiều muối mặn như dưa, cà muối…, các loại mắm tôm, mắm tép, mắm cá.
  • Thức ăn chiên, xào, rán.

Những thực phẩm nên ăn khi bị rối loạn chuyển hóa

  • Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo không xay xát quá kỹ, khoai, củ… Nên ăn theo nhu cầu về năng lượng tương ứng với chỉ số BMI.
  • Đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương gồm đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua đậu tương.
  • Thịt gà bỏ da (lườn gà), thịt nạc thăn, tôm, cua, cá (ăn 120-150g/ngày).
  • Sữa đậu nành không đường, sữa bột tách béo không đường (nên uống 300-400ml/ngày).
  • Các loại quả chín ít ngọt như bưởi, thanh long, táo, lê, dưa chuột, củ đậu, cam, quýt…
  • Các loại rau xanh như rau cần, bắp cải, súp lơ, su hào, rau muống, mồng tơi, giá đỗ, bầu bí.
  • Dầu thực vật như dầu đậu tương, hạt cải, oliu, dầu mè, dầu lạc… Nên ăn ở mức vừa phải 20-30g/ngày, ăn ở hình thức trộn salad, hạn chế xào rán.

Thực phẩm tốt cho người rồi loạn chuyển hóa

Các thực phẩm tốt cho người bị rối loạn chuyển hóa

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng, người bệnh nên tăng cường hoạt động thể chất mỗi ngày như đi bộ, yoga, tập các động tác nhẹ nhàng. Đặc biệt, cần bổ sung nước đầy đủ, trung bình 1,5-2 lít/ngày, bao gồm cả sữa và nước trái cây để tránh tình trạng mất nước không tốt cho sức khỏe.

Khám và hỗ trợ điều trị hội chứng rối loạn chuyển hóa ở đâu?

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome là một trong những địa chỉ uy tín bạn nên tham khảo. Người bệnh khi đến thăm khám, điều trị sẽ được thực hiện các xét nghiệm chi tiết như: Đánh giá thành phần dinh dưỡng sữa mẹ, xét nghiệm vi chất, xét nghiệm vitamin D, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm miễn dịch, siêu âm, đo loãng xương…

Với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam, bộ phận tiết chế tại NutriHome còn xây dựng giúp bạn thực đơn thích hợp cho từng đối tượng với từng bệnh lý khác nhau, trong đó có rối loạn chuyển hóa.

5/5 - (1 bình chọn)
10:19 06/01/2023