Theo thống kê từ Viện Dinh dưỡng, khoảng 29% người Việt Nam bị rối loạn mỡ máu, tỷ lệ này ở người thành thị lên đến 44%. Việc điều chỉnh chế độ ăn, ví dụ người bị rối loạn mỡ máu nên kiêng ăn gì, được xem là biện pháp quan trọng đưa các chỉ số mỡ máu về giới hạn bình thường.
Rối loạn mỡ máu là “sát thủ thầm lặng” gây nên các bệnh lý tim mạch, do đó bệnh nhân cần được thăm khám và có chế độ dinh dưỡng khoa học
Rối loạn mỡ máu (còn gọi là rối loạn lipid máu) là tình trạng mất cân bằng về nồng độ các thành phần mỡ máu, bao gồm: tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL – cholesterol, tăng Triglyceride hoặc giảm HDL – cholesterol.
Bảng chỉ số mỡ máu
Nếu để tình trạng rối loạn mỡ máu diễn ra lâu ngày mà không có biện pháp khắc phục, biến chứng mạch máu sẽ xảy ra, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ, tổn thương thận…
Theo khuyến cáo từ Viện dinh dưỡng quốc gia, người bị rối loạn mỡ máu nên cung cấp năng lượng vừa phải: 30kcal/kg thể trọng/ngày (ví dụ người nặng 60kg, mức năng lượng cần nạp mỗi ngày là 1.800 kcal). Trong đó, protein chiếm tỷ lệ 12-14%, chất béo chiếm 15-20% tổng năng lượng.
Người bị rối loạn mỡ máu nên thực hiện đa dạng thực phẩm trong từng bữa ăn (15-20 loại thực phẩm khác nhau trong ngày). Ăn đều đặn, không bỏ bữa, không đợi quá đói rồi mới ăn vì lúc đó cơ thể sẽ ăn nhiều làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
Các thực phẩm mà người rối loạn mỡ máu nên ăn bao gồm:
Các loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3, tốt cho người rối loạn mỡ máu
Nếu người rối loạn mỡ máu có kèm thừa cân, béo phì, điều cần làm là giảm cân nặng và giữ chỉ số BMI ở mức lý tưởng (từ 18.5 – 23). Cùng với đó là kiêng ăn các loại thực phẩm làm tăng cholesterol xấu (cholesterol toàn phần, LDL-c và Triglyceride) và giảm cholesterol tốt (HDL-c) như:
Theo nghiên cứu, cứ trong 100g óc heo thì có tới 2.500mg cholesterol, tức là nếu ăn một chén nhỏ thì đã cung cấp gấp hơn 12 lần nhu cầu cholesterol của một người/ngày
Ngoài việc kiêng ăn những loại thực phẩm không tốt, người rối loạn mỡ máu cũng cần hạn chế ăn tối muộn. Lý do là việc ăn tối quá muộn có thể khiến hàm lượng cholesterol nạp vào không tiêu hóa kịp, đọng lại nhiều ở thành mạch, lâu ngày gây xơ vữa động mạch. Bệnh nhân nên chú ý sắp xếp ăn tối sớm, kết hợp vận động thể lực thường xuyên, ít nhất 30-45 phút/ngày để tiêu hao bớt lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Để được tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng, biết rõ hơn người rối loạn mỡ máu kiêng ăn gì và nên ăn gì, xây dựng thực đơn khoa học, bệnh nhân có thể đến trung tâm dinh dưỡng NutriHome để được hỗ trợ tốt nhất.