Sữa mẹ có mùi tanh: Lý do vì sao và cách khử mùi HÔI TANH của sữa mẹ

09/02/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Khi gặp hiện tượng sữa mẹ có mùi tanh, sữa mẹ có mùi hôi,…các mẹ thường hoang mang không biết sữa có bị hỏng hay chưa. Để giải đáp được băn khoăn vì sao sữa mẹ có mùi tanh cũng như cách xử lý khi sữa mẹ rã đông có mùi tanh, xin mời các mẹ hãy cùng Nutrihome theo dõi bài viết sau.

Những dấu hiệu giúp nhận biết sữa mẹ có mùi tanh

Vì sữa mẹ thông thường gần như không mùi, vị nhạt nên không khó để mẹ nhận biết được vì sao sữa mẹ có mùi tanh. Tuy nhiên, trong trường hợp mùi tanh không rõ, mẹ có thể dựa trên những cách sau để xác định:

  • Theo dõi phản ứng của trẻ khi bú: Nếu trẻ vẫn bú sữa như bình thường và không bỏ bú, mẹ có thể xác định sữa mẹ hoàn toàn không có vấn đề. Ngược lại, khi trẻ bỏ sữa, biểu hiện khó chịu, sữa có thể đã có mùi tanh và bị chua.
  • Sữa mẹ có vị khác thường: Bạn có thể thử nếm vị sữa, nếu sữa có vị chua như sữa để lâu thì có thể sữa sắp bị hỏng. Lúc này bạn nên loại bỏ sữa để tránh gây ảnh hưởng cho bé.
  • Sữa mẹ có mùi hôi: Khi ngửi thấy sữa có mùi thì khả năng cao sữa đã bị hỏng. Mẹ nên kiểm tra kỹ mùi, vị để đảm bảo cho con bú nguồn sữa mẹ an toàn, chất lượng.
  • Sữa mẹ nổi váng: Đây là trường hợp thường gặp khi trữ đông sữa mẹ, chất béo trong sữa sẽ nổi lên và đông lại khiến sữa phân tách thành nhiều lớp. Tuy nhiên, sữa bị hỏng cũng thường xuất hiện nhiều váng kèm mùi tanh khó chịu. Nếu nếm thử và thấy sữa có vị lạ, mẹ nên bỏ cữ sữa đó.
sữa mẹ có mùi tanh

Sữa mẹ rã đông có mùi tanh phải làm sao?

Sữa mẹ có mùi tanh tốt hay xấu?

Sữa mẹ sau khi trữ đông có thể có mùi lạ, hơi tanh tanh và “ngai ngái”, đôi khi có mùi giống xà phòng. Nguyên nhân là do enzyme lipase có trong sữa mẹ đã bẻ gãy các chất béo ở nhiệt độ dưới 0 độ C.

Nếu rã đông đúng cách, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú sữa như thường. Để xác định sữa không bị hỏng, mẹ nên trực tiếp kiểm tra lại mùi và vị. Nếu sữa mẹ có mùi hôi, mẹ không nên cho trẻ uống mà cần bỏ đi.

Vì sao sữa mẹ có mùi tanh?

Cơ địa mỗi người mẹ khác nhau nên mùi sữa và lượng sữa cơ thể tiết ra cũng không giống nhau. Sữa mẹ có thể có vị mặn, vị nhạt, vị ngọt, cũng có thể hơi tanh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm sữa mẹ có mùi tanh:

1. Chế độ dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến sữa mẹ có mùi tanh chính là chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bất kể mẹ ăn loại thức ăn nào, ăn nhiều hay ít, ăn uống như thế nào đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, mùi và vị của sữa mẹ.

Sữa mẹ có mùi tanh có thể là kết quả khi mẹ ăn các loại thức ăn có vị tanh, mùi đậm như hải sản, hành, tỏi, hẹ, cà ri, các gia vị có nguồn gốc thảo mộc… hoặc do mẹ uống dầu cá, thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng. Một số mẹ gặp tình trạng sữa bị tanh chỉ đơn thuần là uống nước tại nguồn nước không đảm bảo, nước chưa đun sôi để nguội. (1)

vì sao sữa mẹ có mùi tanh

Tùy vào cơ địa của mẹ mà việc ăn nhiều các loại gia vị nặng mùi như tỏi, cà ri, quế, thảo mộc,…có thể khiến sữa mẹ dễ có mùi tanh

2. Thói quen vệ sinh bầu ngực

Thói quen vệ sinh cơ thể của mẹ cũng có thể là đáp án của vấn đề sữa mẹ có mùi. Không ít trường hợp mẹ không chú ý vệ sinh bầu ngực dù phải thường xuyên cho con bú hoặc vắt sữa. Vệ sinh ngực không cẩn thận có thể khiến ngực tích tụ cặn bẩn, gây mùi lạ và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó, có thể khiến sữa mẹ có mùi hôi.

3. Sữa mẹ trữ đông có mùi tanh

Sữa mẹ có mùi tanh cũng thường gặp trong trường hợp mẹ bảo quản sữa bằng phương pháp trữ đông sữa. Nhiệt độ thấp của tủ lạnh khiến enzyme lipase trong sữa mẹ phá vỡ chuỗi chất béo và dinh dưỡng, gây nên mùi tanh. Tuy nhiên, mùi tanh này không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ. Vì vậy, mẹ không cần lo lắng khi cho trẻ dùng sữa mẹ rã đông.  (2, 3, 4)

Trong một số trường hợp, trữ đông sữa sai cách cũng có thể làm sữa có mùi vị lạ, chẳng hạn như khi mẹ cấp đông hay rã đông quá nhanh, đều khiến các enzyme trong sữa bị “sốc nhiệt” và biến chất, gây nên mùi lạ. Vì vậy, mẹ cần chú ý đến cách bảo quản sữa mẹ đúng cách đảm bảo cho bé nguồn sữa chất lượng nhất.

Sữa mẹ bị tanh phải làm sao: Bí quyết khử mùi tanh của sữa mẹ

Mặc dù khi sữa mẹ có mùi tanh nhưng không chưa bị hỏng, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú như bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể khiến một số mẹ lo lắng. Để hạn chế tình trạng sữa mẹ có mùi tanh, giúp trẻ ăn ngon và phát triển tốt, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp khử mùi tanh sữa mẹ sau trữ đông

Trữ đông là phương pháp bảo quản sữa mẹ hiệu quả nhất và không thể không áp dụng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Để khử mùi tanh sữa mẹ sau trữ đông, mẹ cần lưu ý:

  • Trước và sau khi vắt sữa: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bầu ngực, núm vú và khử trùng thiết bị, dụng cụ hút sữa để ngăn chặn vi khuẩn xấu xâm nhập vào làm sữa bị biến chất và mùi. (5)
  • Sau khi vắt sữa: Mẹ nên kiểm tra mùi của sữa, nếu sữa mẹ có mùi tanh mẹ nên đổ bỏ luôn.

Bên cạnh những chú ý khi vắt sữa, mẹ học cách rã đông và hâm sữa đúng để hạn chế sữa mẹ có mùi tanh:

  • Bước 1: Mẹ có thể cho sữa vào máy hâm hoặc đun cách thủy bằng nước ấm khoảng 40 độ C.

Lưu ý: Bác sĩ khuyên rằng, mẹ nên nhớ tuyệt đối không hâm sữa bằng nước sôi hoặc lò vi sóng vì có thể gây mất chất dinh dưỡng, đồng thời dễ làm trẻ bị bỏng khi bú sữa.

  • Bước 2: Sau khi hâm sữa, mẹ có thể lắc nhẹ để phần chất béo bị phân tách trước đó hòa tan hoàn toàn vào sữa. Nếu trẻ không uống hết sữa sau khi rã đông, mẹ không nên tái trữ đông hoặc cho trẻ dùng lại mà phải đổ bỏ.
sữa mẹ rã đông có mùi tanh phải làm sao

Đun cách thủy với nước ấm khoảng 40 độ C là cách rã đông sữa mẹ đúng cách nhất giúp hạn chế tình trạng sữa có mùi tanh

2. Biện pháp khử mùi tạm thời cho sữa mẹ bị tanh

Nếu không phải sữa trữ đông, để khử mùi tanh tạm thời cho sữa mẹ và cho bé nguồn sữa thơm mát, mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo dân gian sau:

1. Sử dụng gạo nếp và hành tím

Đầu tiên, mẹ cần đồ chín một ít gạo nếp thành xôi, sau đó trộn cùng hành tím băm nhỏ đến khi hành chín. Tiếp theo, mẹ bỏ một nắm xôi nhỏ trong khăn sữa, sau đó đắp lên bầu ngực sẽ giúp xử lý tình trạng sữa mẹ có mùi hôi.

2. Sử dụng búp dứa

Mẹ sử dụng búp dứa non đã rửa sạch, cắt bỏ hết phần lá xanh, chỉ dùng phần búp non màu trắng nằm bên trong. Sau đó, mẹ thái nhỏ phần búp dứa, nấu cùng canh xương thêm lạc. Loại canh xương này tránh làm sữa mẹ có mùi tanh, đồng thời tăng độ thơm và sánh cho sữa mẹ.

3. Sử dụng lá mít

Lá mít rất lành tính, có vị ngọt và mùi hương thơm dịu đặc trưng. Mẹ cần đun sôi từ 7 – 9 lá mít với nước, sau đó dùng lược chải đầu nhúng vào nước lá mít đã đun. Tiếp theo, mẹ cầm lược chải xuôi theo hướng dòng chảy của sữa trên bầu ngực. Phương pháp này giúp sữa mẹ về nhiều và thơm hơn.

Biện pháp khử mùi tanh sữa mẹ lâu dài

1. Vệ sinh bầu ngực thường xuyên, đúng cách

Để tránh cho sữa mẹ có mùi tanh, mẹ cần vệ sinh cẩn thận bầu ngực. Để bầu ngực không bị nhiễm khuẩn, mẹ nên rửa sạch tay và thiết bị hút sữa trước khi cho trẻ bú hoặc vắt sữa. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý:

  • Không nên sử dụng xà phòng tắm chứa hương liệu, không để ngực tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh.
  • Sữa mẹ có thể bị chảy rỉ ra áo lót, vì vậy mẹ cần thay áo lót thường xuyên để giữ ngực luôn khô sạch, thông thoáng.
  • Sau khi cho con bú, mẹ nên dùng khăn ướt lau sạch núm vú và bầu ngực, tránh sữa mẹ có mùi hôi.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chất lượng, mùi vị của sữa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ. Vậy, mẹ bỉm nên ăn gì để sữa mẹ không tanh? Theo ThS. BS Nguyễn Anh Duy Tùng – chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, mẹ nên:

  • Tránh xa những đồ ăn nặng mùi, nhiều gia vị như các loại thảo mộc, tỏi, cà ri, thịt nướng, lẩu và nhóm đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm sữa mẹ có mùi tanh.
  • Chỉ nên sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, nước đã được đun sôi để nguội.

Bên cạnh việc khử mùi tanh thì việc ăn gì để sữa mẹ mát đặc và thơm cũng là đề tài được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để sữa mẹ thơm hơn, đặc sánh và có nhiều vi chất, mẹ nên tăng cường bổ sung thêm rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất như trái cây tươi, rau xanh và các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế (gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên cám, bánh mì nâu nguyên cám,…).

sữa mẹ bị tanh phải làm sao

Điều chỉnh thực đơn ăn uống giàu rau xanh và trái cây tươi có thể giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng và độ ngậy của sữa mẹ

3. Sử dụng tấm lót sữa

Sữa mẹ tiết ra quá nhiều gây ẩm ướt không chỉ làm ngực có mùi lạ mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Trong trường hợp này, mẹ nên sử dụng những tấm lót sữa để giữ cho ngực luôn khô thoáng.

khắc phục sữa mẹ bị tanh, miếng lót sữa

Các tấm lót sữa giúp mẹ thấm hút triệt để những giọt sữa thừa vô tình rỉ ra ở đầu ngực, hạn chế tối đa mùi tanh từ sữa

Trên đây là lý giải về hiện tượng sữa mẹ có mùi tanh. Có thể thấy, sữa mẹ có mùi tanh do ảnh hưởng của nhiều tác nhân. Nếu mẹ đã áp dụng nhiều phương pháp trên nhưng sữa mẹ vẫn có mùi vị lạ, mẹ nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành về dinh dưỡng. Khi lựa chọn thăm khám tại Nutrihome, mẹ sẽ được phân tích thành phần sữa mẹ bằng hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất để xác định nguyên nhân sữa mẹ kém chất lượng, có mùi lạ, vị lạ.

Tóm lại, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng sữa mẹ có mùi tanh nếu không được thăm khám và xét nghiệm kịp thời có thể khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu hoặc nặng hơn là khiến trẻ bị thiếu vi chất, chậm lớn. Tốt nhất, ngay khi phát hiện sữa mẹ có mùi tanh, các mẹ cần nhanh chóng đến ngay Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome. Tại đậy, với sự trợ giúp tận tình của các chuyên gia, băn khoăn vì sao sữa mẹ có mùi tanh chắc chắn sẽ được xử lý triệt để.

5/5 - (2 bình chọn)
09:23 04/03/2024
Nguồn tham khảo
  1. Breastfeeding tips. (n.d.). Medela. https://www.medela.com/en-us/breastfeeding-pumping/articles/breastfeeding-tips
  2. Freed, L. M., Berkow, S. E., Hamosh, P., York, C. M., Mehta, N. R., & Hamosh, M. (1989). Lipases in human milk: effect of gestational age and length of lactation on enzyme activity. Journal of the American College of Nutrition8(2), 143–150. https://doi.org/10.1080/07315724.1989.10720289
  3. Penn, A. H., Altshuler, A. E., Small, J. W., Taylor, S. F., Dobkins, K. R., & Schmid-Schönbein, G. W. (2014). Effect of digestion and storage of human milk on free fatty acid concentration and cytotoxicity. Journal of pediatric gastroenterology and nutrition59(3), 365–373. https://doi.org/10.1097/MPG.0000000000000441
  4. Hung, H. Y., Hsu, Y. Y., Su, P. F., & Chang, Y. J. (2018). Variations in the rancid-flavor compounds of human breastmilk under general frozen-storage conditions. BMC pediatrics18(1), 94. https://doi.org/10.1186/s12887-018-1075-1
  5. How to keep your breast pump clean. (2022, July 5). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/hygiene/childcare/breast-pump.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fhealthywater%2Fhygiene%2Fhealthychildcare%2Finfantfeeding%2Fbreastpump.html

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading