Ngoài việc tìm cách cải thiện chất lượng và số lượng sữa, người mẹ cũng cần trang bị thêm kiến thức để cho con bú đúng cách, giúp con không bị sặc và có cơ hội hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ dưới đây của Nutrihome sẽ giúp những ai lần đầu làm mẹ gỡ rối được những băn khoăn về việc cho con bú sữa mẹ đúng cách, không bị sặc.
Muốn cho con bú đúng cách, để trẻ sớm có được nguồn sữa chất lượng nhất, mẹ cần lưu ý 2 nguyên tắc quan trọng sau đây:
Cho con bú đúng cách là kỹ năng mọi người mẹ cần trang bị khi nuôi dưỡng trẻ
Bên cạnh việc cho trẻ bú sớm, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. (1)
Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các thành phần đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và kháng thể thiết yếu đối với quá trình phát triển hoàn thiện của trẻ, đồng thời dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn sữa bò.
Khác với sữa bò, sữa mẹ không chứa thành phần đạm lạ có thể gây dị ứng nguy hiểm cho cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thường phát triển nhanh hơn, ít nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân và có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý sau:
Lần đầu tiên làm mẹ, có thể khiến bạn gặp một vài khó khăn khi cho con bú. Thời gian để bạn tìm tư thế thoải mái cho trẻ bú đều và ổn định thường cần ít nhất 2 tuần. Theo đó:
Để dễ dàng làm quen với việc này, bạn nên mặc một bộ quần áo thoải mái và dễ chịu, cơ thể thả lỏng, không bị căng cứng hoặc gò bó khi ôm trẻ trong lòng.
Để cho con bú đúng cách, không bị sặc mẹ nên hỗ trợ trẻ bằng cách đặt phần đầu và thân trẻ ở trên một đường thẳng, bụng trẻ áp sát về phía bụng mẹ, mặt trẻ quay hướng đến ngực, mũi đối diện với núm vú.Nếu là trẻ sơ sinh, mẹ phải giữ chắc cả đầu và mông của trẻ.
Ngoài tư thế giữ trẻ khi bú, cách trẻ ngậm bắt vú mẹ cũng cần chú ý điều chỉnh chính xác. Khi bú mẹ, phần miệng của bé mở rộng, môi dưới hướng ra bên ngoài, quầng vú phía dưới miệng nên ít hơn quầng vú nằm phía trên và cằm đặt chạm vào vú mẹ.
Dù cho con bú ở tư thế nào, mẹ cũng nên dùng một tay để nâng đỡ và nặn hình ngực nhẹ nhàng để sữa chảy đều hơn
Bác sĩ cho biết, cho con bú sai tư thế có thể gây khó chịu cho cả mẹ và bé. Cách bú sai có thể khiến trẻ không được bú, hoặc lượng sữa đã bú không đủ, từ đó khiến trẻ khó chịu quấy khóc. Tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ.
Đối với mẹ, khi trẻ không bú được sẽ khiến ngực mẹ luôn trong tình trạng căng cứng, đau nhức, về lâu dài có thể làm mất sữa, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tắc tia sữa, áp xe ngực,…
Vắt sữa đặc biệt hữu ích trong những trường hợp như ngực căng tức khi sữa về, núm vú của mẹ bị tụt vào trong, mẹ đi làm xa hoặc bị ốm không thể cho con bú,… Phương pháp này cũng giúp duy trì sự sản sinh sữa của cơ thể mẹ, đồng thời hạn chế tình trạng núm vú khô, nứt, ngực căng đầy và tắc tia sữa.
Trường hợp mẹ có mẹ có máy vắt sữa:
Lưu ý:
Trong quá trình vắt sữa và trữ sữa, mẹ cần đặc biệt chú ý:
Bên cạnh phương pháp cho con bú truyền thống, mẹ có thể kết hợp việc vắt sữa bằng tay hoặc các loại thiết bị chuyên dụng.
Sử dụng máy vắt sữa giúp mẹ hút sữa vừa nhanh vừa triệt để
Phần lớn trường hợp trẻ bị sặc sữa là do người mẹ chưa học được cách cho con bú đúng cách nên con thường bú sai tư thế. Để hạn chế tối đa việc bị sặc sữa thì mẹ nên ghi nhớ các bước cho trẻ bú mẹ đúng cách, không bị sặc như sau:
Tư thế cho bú tốt nhất chính là tư thế phù hợp nhất với cả sức khỏe của mẹ và bé:
Mẹ nên để trẻ ngậm bắt vú một cách tự nhiên khi cho con bú
Để cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đúng cách, mẹ cần hiểu về hành vi tự nhiên của trẻ. Từ những giờ đầu sau khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có bản năng đi tìm vú mẹ. Hành vi bản năng này của trẻ giúp mẹ dễ dàng quan sát và nhận biết được một số dấu hiệu khi trẻ đói như: bé rúc tìm ngực mẹ, cho tay vào miệng, xoay đầu sang bên, miệng chuyển động, nút lưỡi,…
Bạn cần chú ý đến biểu hiện của trẻ và tránh để trẻ khóc đòi bú. Vì khi đó ,trẻ thường bị hờn, khó dỗ và cho bú hơn bình thường. Mẹ hãy cho trẻ ăn sớm hơn và tránh để trẻ bị bỏ đói.
Lượng sữa và số cữ bú của mỗi trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và cân nặng của từng trẻ. Lượng sữa mà trẻ bú ở mỗi cữ cũng không giống nhau.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, trẻ sơ sinh nên được cho bú từ 8 – 12 cữ sữa / ngày, mỗi cữ cách nhau khoảng 2 tiếng đối với trẻ bú mẹ và 3 tiếng đối với trẻ dùng sữa công thức.
Trung bình mỗi cữ bú của trẻ có thể lên đến 30 phút, mỗi bên ngực khoảng 10 phút nếu mẹ cho bú trực tiếp. Thời gian này sẽ rút ngắn theo sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, mẹ cần dựa vào nhu cầu của trẻ để phán đoán trẻ cần bú cữ đêm hay không, vì bú cữ đêm quá lâu có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, từ đó gây ảnh hưởng đến việc phát triển thể trạng và trí não.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bú trung bình từ 8 – 12 cữ mỗi ngày
Dạ dày của trẻ sơ sinh lúc mới chào đời rất nhỏ, nên mỗi cữ mẹ chỉ cần cho bú khoảng 7ml. Kích thước của dạ dày sẽ tăng lên đáng kể sau 3 ngày, lúc này lượng sữa trẻ cần bú tăng lên từ 22 – 27ml mỗi cữ.
Dạ dày trẻ khi tròn một tuần tuổi sẽ lớn tương đương kích thước quả đào, khi ấy bụng trẻ có thể dung nạp khoảng 30 – 60ml. Sau hai tuần đầu, lượng sữa trung bình trẻ có thể bú ở khoảng 60 – 90ml.
Khi trẻ được 3 tháng tuổi, lượng sữa mỗi ngày trẻ cần bú có thể lên đến 600ml – 900ml tương đương với khoảng 120 – 150ml sữa / cữ. Sau đó, lượng sữa này sẽ tiếp tục tăng nhẹ đến những tháng kế tiếp như được mô tả trong bảng sau:
Ngày – tuần tuổi | Lượng sữa | Cữ bú tương đương |
Ngày 1 | 5 – 7 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 2 | 14 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 3 | 22 – 27 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 4, 5, 6 | 30 ml | 8 – 12 cữ bú |
Ngày 7 | 30 – 60 ml | 8 – 12 cữ bú |
Từ 2 – 4 tuần tuổi | 60 – 90 ml | 8 – 12 cữ bú |
Từ 4 – 8 tuần tuổi | 90 – 120 ml | 8 – 10 cữ bú |
Tháng 3 | 120 – 150 ml | 6 – 8 cữ bú |
Tháng 4 | 120 – 180 ml | 6 – 8 cữ bú |
Tháng 6 | 180 – 230 ml | 4 – 6 cữ bú |
Để nhận biết đã cho con bú đủ sữa hay không, mẹ chỉ cần quan sát một số dấu hiệu sau:
Nếu thời gian bú của trẻ ngắn hơn thông thường, bạn không nhất thiết phải lo lắng mà chỉ cần lưu ý đến kỹ thuật cho con bú đúng cách, đảm bảo con bú đủ cữ.
Bác sĩ nhấn mạnh, ngoài việc chú ý quan sát biểu hiện của trẻ, mẹ nên ghi nhớ một vài lưu ý sau để tạo điều kiện hỗ trợ cho con bú đúng cách:
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn cho con bú
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ chắc chắn không thể tránh khỏi những sự cố phát sinh. Một số vấn đề phổ biến mẹ có thể gặp khi cho con bú gồm có:
Ngực phụ nữ có cách vận hành tương tự như một cỗ máy. Khi cho con bú, toàn bộ ngực đều hướng xuống phía dưới để kích thích sữa đẩy ra khỏi ngực. Khi làm việc quá sức, cơ quan trong ngực cũng có thể bị tổn thương. Một số trường hợp cảm thấy ngứa lâm râm ở bầu ngực, trong khi một số khác cảm thấy đau nhức.
Nếu bầu ngực chỉ bị ngứa, mẹ có thể thử thư giãn bầu ngực trước khi cho con bú đúng cách bằng việc thực hiện thêm các bài tập massage. Khi tình trạng này kéo dài, kèm dấu hiệu đau nhức, mẹ nên kiểm tra xem có dấu hiệu bị viêm hay không bởi ngực quá nhiều sữa cũng có thể dẫn đến việc ngứa hoặc cương đau nhẹ.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho cơ thể mẹ không có đủ sữa. Để khắc phục vấn đề này, ngoài việc cải thiện thực đơn ăn uống, mẹ cần chú ý nên cho trẻ bú sớm, bú nhiều lần, đúng cữ và đúng cách.
Nếu mẹ cho con bú đúng cách có thể kích thích phản xạ của Prolactin và Oxytocin, từ đó thúc đẩy việc sản sinh sữa mẹ. Mẹ có thể tăng thêm cữ sữa vào ban đêm để sữa về nhanh hơn. Khi không có điều kiện để cho con bú, mẹ nên thường xuyên vắt sữa để sữa về nhiều hơn.
Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều trong những ngày đầu đời. Do vậy, việc trẻ ngủ quên trong lúc bú mẹ có thể xảy ra thường xuyên, khiến mẹ băn khoăn liệu trẻ đã bú đủ sữa hay chưa?
Khi cho con bú, nếu mẹ cảm nhận được nhịp bú của trẻ chậm lại, miệng rời khỏi núm vú, mắt khép hờ, hãy tìm cách giúp trẻ tỉnh táo. Mẹ có thể thổi vào má, nói chuyện cùng bé, hoặc cù bé sau đó cho bé bú tiếp bên ngực còn lại.
Nguyên nhân chính gây nứt núm vú chủ yếu do bé ngậm bắt vú sai cách. Điều này khiến cho núm vú bị kéo ra đẩy vào khi trẻ mút, đồng thời cũng gây tổn thương da ở vị trí này, sau nhiều lần cho con bú gây nứt núm vú.
Khi gặp tình trạng này, mẹ không nên cố gắng điều trị bằng bất kỳ một loại hóa chất nào như nước rửa, xà phòng,.. vì có thể gây viêm nhiễm hoặc dị ứng. Mẹ nên rửa sạch bằng nước nước muối và để khô tự nhiên. Nếu nứt nghiêm trọng, mẹ nên đi khám để được bác sĩ chỉ định đúng loại thuốc bôi phù hợp.
Hiện tượng núm vú phẳng, bị tụt phần lớn do cơ địa, vì vậy không thể điều trị. Mẹ có thể tự kiểm tra bằng cách dùng ngón trỏ và ngón cái kéo nhẹ núm vú, nếu núm vú không lồi ra có nghĩa là núm vú đang bị tụt vào trong. Vấn đề này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến trẻ khó bú mẹ hơn. Để cải thiện vấn đề này, mẹ có thể dùng máy hút sữa và cho con bú bình.
Nếu mẹ có núm vú phẳng, hãy cho trẻ bú bình
Cương tức vú cũng là hiện tượng thường gặp khi mẹ không cho con bú đúng cách, trẻ không được cho bú đủ, hoặc thời gian các cữ bú quá ngắn. Để giảm cương tức hiệu quả, mẹ cần tăng thêm cữ ăn cho trẻ và số lần hút sữa.
Ngực bị phù và căng sữa có thể tăng độ khó cho trẻ khi bú mẹ, lúc này mẹ có thể dùng gạc lạnh đắp lên để tiêu sưng hoặc lấy một ít nước ấm massage làm mềm núm vú, giúp trẻ bú dễ hơn.
Cương tức vú lâu có thể gây tắc ống dẫn sữa, nghiêm trọng hơn là viêm vú nhiễm trùng. Khi bị tắc ống dẫn sữa, mẹ phải tìm biện pháp cải thiện lưu thông sớm nhất có thể để tránh trường hợp viêm nhiễm. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, mẹ nên đi khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm vú là một loại bệnh nhiễm trùng thường gặp ở mẹ sau sinh cho con bú. Loại bệnh này có các triệu chứng tương tự với bệnh cảm cúm như đau tức ngực, người nóng sốt. Hiện tượng này có thể xảy ra vài tuần sau khi sinh hoặc mẹ đang cho con cai sữa.
Nguyên nhân chủ yêu gây viêm vú thường là do tắc tia sữa, cương sữa sinh lý. Cách điều trị viêm vú hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh, chườm lạnh và hút hết phần sữa bị ứ đọng. Ổ viêm nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể gây áp xe làm mẹ đau đớn và nguy hiểm đến tính mạng.
Đôi khi mẹ không thể tránh khỏi những rắc rối để cho con bú đúng cách dù đã có kinh nghiệm. Bởi vậy mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như nhức mỏi, sốt, ớn lạnh,… mẹ nên đi khám để nhận được tư vấn và áp dụng phương pháp điều trị đúng đắn.
Cho con bú đúng cách là một việc làm không hề khó. Hiểu được phương pháp cho bú sữa mẹ đúng cách sẽ giúp cho trẻ tiêu hóa tốt hơn, từ đó thúc đẩy cơ thể trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên mang đến nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để cho con bú sữa mẹ đúng cách, không bị sặc và chăm con dễ dàng hơn.