Trẻ biếng ăn có thể là do tâm lý, sinh lý hoặc bệnh lý. Vậy, Làm thế nào để phân biệt giữa biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và bệnh lý? Cách khắc phục từng loại biếng ăn ra sao? Hãy cùng Nutrihome tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Biếng ăn là một hiện tượng phổ biến ở trẻ. Biếng ăn do nhiều nguyên nhân gây ra như thay đổi sinh lý, tâm lý không thoải mái, mắc một số bệnh lý… Một số dấu hiệu trẻ biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và bệnh lý có thể dễ dàng nhận biết:
Biếng ăn sinh lý và bệnh lý ở trẻ rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện hàng ngày
Ngoài ra, có rất nhiều gia đình vì quá lo lắng khi thấy trẻ ăn không như kỳ vọng mà nhầm tưởng rằng trẻ biếng ăn sinh lý và bệnh lý. Để xác định trẻ có thật sự biếng ăn hay không, cha mẹ cần dựa vào các chỉ số sau đây:
Mỗi kiểu hình biếng ăn khác nhau sẽ có nguyên nhân và cách điều trị khác nhau. Hiểu rõ về sự khác biệt của các chứng biếng ăn sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng chấm dứt được tình trạng biếng ăn ở trẻ, khôi phục lại hứng thú và niềm đam mê ăn uống nơi con trẻ. Cụ thể:
Tiêu chí | Biếng ăn | ||
Tâm lý | Sinh lý | Bệnh lý | |
Nguyên nhân | – Thay đổi môi trường sống
– Bố mẹ nuôi dưỡng sai cách |
Bẩm sinh hoặc do thay đổi thể chất khi bước vào các giai đoạn phát triển đặc thù (tập bò, tập đi, mọc răng,…) | Các bệnh đặc thù về hệ tiêu hóa, khoang miệng, vòm họng,… |
Giải pháp đặc thù | – Thay đổi cách nuôi dạy trẻ
– Kiên nhẫn động viên bé |
– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa phụ | – Điều trị hết bệnh trước, điều trị biếng ăn sau. |
Giải pháp chung | – Kích thích hứng thú ăn uống ở trẻ bằng cách đa dạng hóa thực đơn, trình bày món ăn đẹp mắt.
– Dùng thực phẩm bổ sung vi chất, sữa hoặc thuốc hỗ trợ ăn ngon miệng, điều trị biếng ăn theo chỉ định của bác sĩ. |
Trẻ biếng ăn tâm lý thường do các yếu tố từ môi trường và cách chăm sóc cũng như ăn uống chưa đúng cách. Việc cha mẹ tạo áp lực, quát mắng con, con không tập trung… đều là những nguyên nhân khiến bé có cảm xúc không tốt với đồ ăn.
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ thấy con biếng ăn nên thường “thỏa hiệp”, hứa hẹn và dụ dỗ trẻ ăn uống bằng các thiết bị điện tử (iPhone, iPad,..), trò chơi, đồ chơi hoặc các “phần thưởng tâm lý” khác. Lâu dần, trẻ sẽ sinh ra phản xạ phụ thuộc, nếu không được chơi iPhone, iPad,…trẻ sẽ không ăn nữa, biếng ăn hoặc thậm chí khóc lóc để “thao túng tâm lý” cha mẹ.
Vừa ăn vừa xem video giải trí lâu dần có thể hình thành phản xạ phụ thuốc khiến trẻ biếng ăn khi không được tiếp tục xem thiết bị điện tử nữa
Ngoài ra, trẻ nhỏ thường có tâm lý nhạy cảm nên việc bố mẹ cho bé học một ngôi trường mới, thay đổi môi trường sống hoặc chỉ đơn giản là thay đổi người giúp việc mới,…cũng có thể khiến trẻ biếng ăn do cảm giác bỡ ngỡ với cảnh vật lạ ức chế trẻ bài tiết các men tiêu hóa. Vì thế, trẻ có thể bị biếng ăn tâm lý vào bất kỳ thời gian nào trong đời.
Nếu bé biếng ăn tâm lý là vì các nguyên nhân khách quan, cha mẹ nên ân cần, kiên nhẫn động viên bé ăn nhiều hơn để bé không cảm thấy xa lạ với môi trường xung quanh. Biếng ăn tâm lý dạng này thường chỉ xuất hiện thời gian ngắn, trẻ sẽ tự cân bằng, không cần can thiệp y khoa hay can thiệp dinh dưỡng cho bé.
Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn tâm lý do cha mẹ chăm con sai cách thì việc thay đổi cách thức nuôi dạy trẻ là cách duy nhất mà cha mẹ ăn có thể làm để cải thiện tình trạng biếng ăn này.
Tình trạng biếng ăn tâm lý nếu tiếp tục kéo dài có thể dẫn đến biếng ăn mãn tính – tức trẻ cứ thấy thức ăn là có phản xạ sợ hãi hoặc phản xạ nhàm chán việc ăn uống sâu từ trong vô thức.
Biếng ăn tâm lý có thể “bám” theo trẻ đến cả khi trưởng thành do các ký ức tiêu cực về việc ăn uống được hình thành lúc nhỏ đã dần biến thành một phản xạ có điều kiện trong não bộ của trẻ.
Quát mắng và ép trẻ là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng biếng ăn tâm lý
Khi trẻ bước vào giai đoạn chuyển giao giữa các thời kỳ như từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, tập lẫy, tập bò, tập đi, đứng… sẽ rất hay gặp tình trạng biếng ăn, đó là biếng ăn sinh lý.
Theo các chuyên gia, biếng ăn sinh lý cũng có thể bắt gặp ở những bé vừa chào đời. Lý do là bởi trong thai kỳ, mẹ thường bị ốm nghén nên có thể biếng ăn, kén ăn dẫn đến tình trạng cả mẹ và bé đều bị thiếu các vi chất quan trọng như kẽm, canxi, sắt…Từ đó, trẻ ngay sau sinh ra đã bị thiếu hụt các vi chất quan trọng, suy dinh dưỡng thể nhẹ, các giác quan kém hoàn thiện nên ăn uống ít thấy ngon, dễ biếng ăn và bỏ bú.
Đối với biếng ăn sinh lý, mẹ có thể nhận thấy sự thay đổi trong bữa ăn của bé, điển hình là lượng ăn của bé trong ngày bị giảm đi đáng kể. Bé ăn ít đi, lười ăn, thường xuyên từ chối bữa ăn, ngậm đồ trong miệng… Ngoài ra, cân nặng của bé không tăng trong một thời gian hoặc bị giảm đi.
Các thời điểm bé hay bị biếng ăn sinh lý:
Vào mỗi giai đoạn trên, bé sẽ có những biến đổi sinh lý nhất định, từ đó khiến chứng biếng ăn sinh lý dễ dàng xảy ra. Ngoài ra, vào các giai đoạn bé cần chuyển đổi các dạng thức ăn, chẳng hạn như:
Mỗi giai đoạn chuyển tiếp trên, cơ thể trẻ có thể cần nhiều thời gian để thích nghi với loại thực phẩm mới nên có thể làm tăng nguy cơ bị biếng ăn sinh lý và bệnh lý hơn những giai đoạn trưởng thành khác.
Biếng ăn sinh lý và bệnh lý là các triệu chứng rất hay thường gặp ở trẻ
Nếu biếng ăn sinh lý là chứng biếng ăn xuất hiện khi trẻ bước vào những giai đoạn phát triển thể chất quan trọng thì chứng biếng ăn bệnh lý lại là những dấu hiệu “cảnh báo” trẻ đang mắc một hoặc nhiều bệnh nào đó trong cơ thể.
Các bệnh đó có thể bao gồm sốt do cảm cúm, sổ mũi, viêm xoang, thiếu máu, viêm tai,…Đặc biệt là những căn bệnh xảy ra trực tiếp trên đường đi của thực phẩm – chúng gần như chắc chắn có thể làm cho trẻ biếng ăn nếu không được chữa trị kịp thời, điền hình như:
Trong các bệnh lý khiến trẻ biếng ăn, có một chứng bệnh được xem là “sát thủ âm thầm” hay “nạn đói tiềm ẩn” khiến phụ huynh rất khó nhận biết bằng mắt thường. Lúc này, bố mẹ chỉ thấy trẻ biếng ăn mà không thấy sốt nên không hiểu vì sao bé lại biếng ăn. Đó chính là căn bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng do ăn uống thiếu chất trong một thời gian dài.
Thiếu vi chất, đặc biệt là thiếu Kẽm sẽ khiến các thụ thể xúc cảm ở lưỡi và khứu giác làm việc kém hiệu quả, khiến trẻ ăn không ngon miệng, gây ra chứng biếng ăn.
Khi gặp tình trạng biếng ăn sinh lý, cha mẹ nên tìm cách chữa bệnh trước rồi mới có thể khắc phục chứng biếng ăn bệnh lý của trẻ. Nếu như biếng ăn tâm lý và biếng sinh lý thường có thể tự khỏi được sau một thời gian thì biếng ăn bệnh lý hoàn toàn ngược lại.
Vì thế, ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu biếng ăn kèm các triệu chứng bệnh lý cụ thể, mẹ cần đứa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị nhiệt miệng cũng có thể gây nên tình trạng biếng ăn kéo dài
Khi trẻ gặp tình trạng biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và bệnh lý thì cha mẹ nên khắc phục như thế nào? Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Bác sĩ Dinh dưỡng tại Nutrihome, để cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả cần xác định đúng nguyên nhân. Cụ thể:
Đối với biếng ăn tâm lý, chỉ có một cách khắc phục duy nhất đó là thay đổi thói quen, hành vi, phương pháp của người chăm sóc bé:
Cảm nhận được không khí vui vẻ của gia đình khi ăn uống là một trong những “liều thuốc” chữa trị biếng ăn tâm lý hiệu quả nhất
Khi trẻ biếng ăn sinh lý, mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. Để giúp bé ăn được nhiều hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn từng chút một với nhiều món ăn trong bữa chính hoặc cho trẻ ăn thành nhiều bữa phụ.
Ở thời điểm này, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn những thức ăn trẻ yêu thích, lạ miệng để tạo hứng thú trong bữa ăn cho trẻ. Hãy kiên nhẫn đổi các món ăn khác và tập lại từ 7 đến 10 lần nếu trẻ từ chối món nào đó.
Biếng ăn sinh lý sẽ là hiện tượng tất yếu mà bé sẽ gặp phải nên các mẹ cần chú ý một số sai lầm thường gặp khi cho bé ăn như không nên ép trẻ ăn quá mức vì có thể gây sợ hãi và tạo tâm lý xấu cho trẻ, từ đó chuyển thành biếng ăn tâm lý.
Nếu sau 2-3 tuần mà tình trạng biếng ăn sinh lý của bé không được cải thiện, trẻ bị sụt cân hoặc không tăng cân thì mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Với trẻ biếng ăn sinh lý, hãy chuẩn bị cho trẻ những thức ăn mềm, dễ nuốt và kết hợp chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa phụ
Đối với biếng ăn bệnh lý, nguyên nhân là do bé bị mắc một số bệnh sinh lý. Khi mắc bệnh, bé sẽ mệt mỏi dẫn tới chán ăn, lười ăn. Lượng thực phẩm nạp vào cơ thể khi đó ít đi dẫn tới dinh dưỡng không đảm bảo, càng khiến bé mệt mỏi và chán ăn hơn.
Khi đó, cha mẹ cần chú trọng đến việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đầy đủ trong từng bữa ăn của trẻ mỗi ngày. Để kích thích hứng thú ăn uống cho bé, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
Tốt nhất, để có thể giải quyết triệt để tình trạng biếng ăn sinh lý và bệnh lý của trẻ cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn phù hợp và khoa học.
Trẻ biếng ăn do bệnh lý tốt nhất nên được đưa bố mẹ đưa đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Nếu bố mẹ vẫn chưa biết đưa bé đến đâu để điều trị chứng biếng ăn sinh lý và bệnh lý, hãy nhanh chóng đưa bé đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome. Tại Nutrihome, đội ngũ y bác sĩ đầu ngành sẽ giúp bố mẹ tầm soát được chính xác nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn cũng như đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Đến với Nutrihome, chúng tôi chủ động áp dụng dinh dưỡng vào việc điều trị biếng ăn thay vì “ép” bé uống hàng loạt thuốc hay thực phẩm bổ sung công nghiệp (thuốc). Bên cạnh đó, Nutrihome sẽ cùng mẹ thiết kế lên một thực đơn cho trẻ biếng ăn khoa học, cá nhân hoá phù hợp theo “gu” ăn uống của trẻ.
Sau đó, các chuyên gia tiết chế – dinh dưỡng hàng đầu tại Nutrihome sẽ luôn sẵn sàng hướng dẫn bố mẹ cách chế biến các món ăn khoa học giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Trên đây là tất cả những thông tin về biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và bệnh lý ở trẻ mà bố mẹ cần biết. Để trẻ hết biếng ăn, điều quan trọng nhất là phải tìm ra được chính xác nguyên nhân gây biếng ăn để có cách xử trí phù hợp. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có giải pháp điều trị khác nhau. Trong trường hợp mẹ vẫn chưa biết tại sao con mình biếng ăn hoặc vẫn còn “lăn tăn” chưa biết điều trị biếng ăn sinh lý và bệnh lý ở đâu uy tín, hãy đưa con trẻ đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời.