Tắc tia sữa kéo dài có thể dẫn đến bệnh áp xe vú. Tình trạng tắc sữa nếu không được chữa trị kịp thời của thể dẫn đến hoại tử bầu ngực. Vậy, nguyên nhân gây tắc tia sữa là gì? Bị tắc tia sữa phải làm sao? Điều trị tắc tia sữa làm thế nào? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Tắc tia sữa (hay còn gọi là tắc tuyến sữa) là tình trạng ứ đọng sau khi sữa mẹ không thể đẩy ra ngoài khiến mẹ không đủ sữa nuôi con. Các mô tuyến sữa trong vú mẹ có nhiều ngăn giống như quả chanh, mỗi ngăn có một ống dẫn sữa. Nếu gặp phải tình trạng tắc một trong các ống dẫn, sữa không thể lưu thông một cách dễ dàng, tạo thành một hoặc nhiều điểm cứng có thể được sờ thấy trên ngực và chúng thường rất đau.
Tắc tia sữa là một vấn đề thường gặp ở mẹ lần đầu cho con bú
Tắc tia sữa tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây nguy hiểm đến sức khỏe “bộ máy sản xuất sữa” của mẹ, khiến mẹ bị sưng viêm tuyến vú, áp xe, sốt cao, rét run, nhiễm trùng tuyến vú, u xơ tuyến vú…dẫn tới tình trạng mất sữa, stress và trầm cảm sau sinh. Trong đó:
Trước những tổn thương trên, nhiều bà mẹ đã không dám tiếp tục cho con bú và chuyển sang cho con bú sữa ngoài; từ đó, tình trạng tắc tia sữa gián tiếp khiến trẻ bị “thiệt thòi” về dinh dưỡng so với những trẻ được bú mẹ hoàn toàn, khiến hệ miễn dịch suy yếu, trẻ chậm lớn, mắc nhiều bệnh vặt,….
Khi mẹ bị tắc tia sữa, em bé thường thiếu sữa nên quấy khóc khi bú
Tắc tia sữa xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào sau sinh, nhưng thường gặp nhất từ ngày thứ hai đến ngày thứ tư sau sinh – khi bầu ngực mẹ căng tức sữa. Lúc này, mẹ ấn nhẹ vào ngực sẽ thấy nổi cục và đau mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra.
Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, tia sữa vẫn có thể bị tắc ở những tháng tiếp theo do lượng sữa bé bú không hết còn ứ đọng lại gây tắc tuyến sữa. Tắc tia sữa cũng diễn ra trong giai đoạn mẹ tập cho bé bú bình trước khi dứt sữa.
Tắc tia sữa có thể diễn ra trong vòng vài ngày đến 10 ngày. Tình trạng tắc tia sữa càng lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng khiến mẹ không đủ kiên trì cho con bú sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm, sinh lý của cả mẹ lẫn em bé sơ sinh. Do đó, khi bị tắc tia sữa, mẹ cần đến ngay bác sĩ đa khoa gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời, giúp mẹ thoát khỏi tình trạng tắc tuyến sữa.
Tình trạng tắc tia sữa sau sinh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như:
Quá căng thẳng có thể là nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị tắc tia sữa
Tắc tia sữa thường diễn tiến từ từ, biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng.
Có nhiều cách khác nhau để giải quyết tình trạng tắc tia sữa, trong đó bao gồm:
Cho bé bú thường xuyên là cách làm thông tuyến sữa tự nhiên nhất trong bầu vú mẹ. Trẻ cần được bú mỗi 3 giờ một lần. Nếu trẻ bú không hết sữa, mẹ nên vệ sinh bầu vú thật sạch bằng nước ấm, sau đó dùng máy hút sữa hút hết sữa còn lại ra và bỏ vào ngăn đông dự trữ để sau này cho bé bú.
Nếu mẹ thấy có hiện tượng tắc tuyến sữa, căng tức, nóng bầu ngực hơn bình thường thì nên cho bé bú bên ngực bị đau trước. Như vậy bé sẽ dùng lực mạnh hơn để hút sữa mẹ, nhờ vậy mà mẹ có thể khai thông tia sữa đang bị tắc. Nếu mẹ quá đau đến mức không thể cho bé bú, hãy dùng máy hút kiệt và trữ đông sữa cho bé.
Cho con bú đủ và thường xuyên có thể giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa sau sinh
Massage là phương pháp điều trị viêm tắc tuyến sữa bằng các tác động vật lý, thường được sử dụng khi mẹ bị tắc tia sữa ở mức độ nhẹ. Theo đó, mẹ có thể thử thường xuyên xoa bóp vùng ngực theo các bước sau:
Nếu biện pháp massage không đủ làm thông tuyến sữa, bà mẹ có thể kết hợp vừa massage vừa chườm ấm quanh bầu ngực sẽ giúp khai thông tia sữa, giảm sưng, giảm đau. Dưới tác dụng của nước ấm từ 40 – 45 độ C (không dùng nước nóng trên 50 độ V vì có thể gây bỏng) thì tình trạng tắc tia sữa sẽ tan dần.
Lưu ý, mẹ không nên lạm dụng chườm nóng quá nhiều (trên 5 lần / ngày) vì sẽ làm giãn ống dẫn sữa. Đặc biệt, nếu mẹ đang bị viêm tuyến vú, áp xe vú thì việc chườm nóng sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Dụng cụ hút sữa – chẳng hạn như máy hút sữa – có thể được dùng để thông tắc tuyến vú trong thời điểm tia sữa mới bị tắc, mới vón cục nhẹ ở gần núm vú. Khi tình trạng tắc tuyến sữa đã ở giai đoạn nặng thì việc dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng.
Nguyên nhân là bởi khi tình trạng tắc tuyến sữa trở nặng, bệnh đã hình thành những cục sữa đông kết thành mảng lớn, nằm sâu ở vị trí nang sữa. Nếu lực hút quá nhẹ thì không thể làm tan chỗ tắc sữa đông kết, còn nếu hút với áp lực lớn sẽ gây ra tổn thương nặng thêm do mạch máu, khiến ống dẫn bị căng giãn; gây ra tình trạng nhiễm khuẩn bầu ngực. Do đó, mẹ chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện những dấu hiệu sớm của bệnh, khi khối tắc sữa chỉ nằm gần vùng núm vú.
Sử dụng dụng cụ hút sữa để hạn chế tình trạng ứ đọng sữa gây tắc tia sữa
Phương pháp điều trị này chủ yếu dùng các thiết bị máy móc y khoa hiện đại để thực hiện những tác động vật lý (không xâm lấn) vào vùng tắc sữa, chẳng hạn như máy siêu âm dùng sóng đa tần, dòng điện xung (laser) để đánh tan khối sữa tắc nghẽn, hỗ trợ giảm đau, làm mềm tuyến vú, giảm phù nề, kháng viêm.
Điều trị viêm tắc tuyến sữa bằng phương pháp hiện đại có ưu điểm là mẹ không cần dùng thuốc kháng sinh nên không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé. Mặt khác, các phương pháp trên đều không gây đau, không cần mẹ phải nghỉ dưỡng nên vẫn có thể cho con bú bình thường ngay sau khi điều trị.
Đèn hồng ngoại hoạt động trên cơ chế tỏa nhiệt để làm ấm bầu ngực. Dưới tác động nhiệt của đèn hồng ngoại, ngực của mẹ sẽ được giảm đau, giảm tần suất các cơn co thắt, đẩy nhanh quá trình chống viêm và khơi thông dòng sữa.
Phương pháp này đòi hỏi chuyên viên kỹ thuật thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề và được đào tạo bài bản. Thực tế cho thấy nhiều chuyên viên thông tắc tia sữa “tay mơ”, không tuân thủ đúng thời gian và liều lượng chiếu đèn hồng ngoại khiến bầu vú của mẹ bị phỏng nặng. Do đó, khi sử dụng phương pháp này, mẹ cần có bác sĩ có chuyên môn quan sát để việc thông tắc tuyến sữa hiệu quả và an toàn hơn.
Phương pháp chiếu đèn hồng ngoại hỗ trợ khơi thông tuyến sữa bằng hơi ấm tỏa ra từ ánh sáng hồng ngoại
Theo Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ Canada, Lecithin là một loại thực phẩm giúp mẹ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng ống dẫn sữa bị tắc hiệu quả. Lecithin giúp làm giảm độ nhớt (độ dính) của sữa bằng cách tăng tỷ lệ axit béo không bão hòa đa có trong sữa.
Khi mẹ bị tắc tuyến sữa, hãy dùng một liều lượng là 1.200 miligam lecithin mỗi ngày. Mẹ có thể dùng thực phẩm bổ sung lecithin được bày bán tại các hiệu thuốc bất kỳ hoặc bổ sung lecithin qua thực phẩm. Trong tự nhiên, lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng, đậu nành, các loại ngũ cốc, đậu phộng, thịt, đặc biệt là gan động vật và trong sữa bò.
Ngoài ra, khi bị tắc tia sữa, mẹ cần tránh các loại gia vị như hành, tỏi ớt…dễ khiến sữa có mùi khó chịu khiến trẻ bỏ bú. Đồng thời sử dụng thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa cũng giúp mẹ thoải mái hơn trong giai đoạn này.
Bên cạnh các phương pháp điều trị chủ động (dùng thuốc, massage, thay đổi chế độ dinh dưỡng) thì nghỉ ngơi hợp lý cũng được xem là một cách điều trị thụ động tình trạng tắc tuyến sữa hiệu quả.
Nghỉ ngơi đem đến cho mẹ một tâm trí thư giãn, đóng vai trò điều hòa hệ thống nội tiết tố, khiến quá trình sản xuất hai hóc môn Prolactin – hóc môn kích thích sản xuất sữa và Oxytocin -hóc môn kích thích tiết sữa diễn ra thuận lợi hơn; từ đó, đẩy lùi nguy cơ bị tắc tia sữa.
Chế độ ăn uống của mẹ sẽ dẫn đến sự thay đổi của các loại hormone nội tiết như Oxytocin – một loại hóc môn giúp co bóp các nang vú để đẩy sữa khỏi bầu ngực. Do đó, khi bị tắc tia sữa thì nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề rất quan trọng mà các mẹ cần hiểu rõ:
Theo Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ (Canada) khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tắc tia sữa sau sinh là nên ăn nhiều thực phẩm giàu Lecithin hoặc dùng thực phẩm chức năng bổ sung Lecithin với hàm lượng 1.200 mg lecithin mỗi ngày.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe tổng quát, chế độ dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú cần phải được đảm bảo cả về lượng và về chất theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Việt Nam) được mô tả trên hình sau:
Bảng minh họa hàm lượng từng nhóm thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam
Dưới đây là một vài gợi ý thú vị để thực đơn dinh dưỡng của mẹ sau sinh trong quá trình điều trị tắc tia sữa được đa dạng hơn:
Để không bị tắc tia sữa, mẹ cần ăn uống khoa học và ưu tiên ăn nhiều rau quả
Theo Hiệp hội Nuôi con bằng sữa mẹ (Canada) khuyến cáo, mẹ nên hạn chế chất béo (thực phẩm chiên ngập dầu, khoai tây chiên, v.v.) khi bị viêm tắc tuyến sữa bởi quá nhiều cholesterol trong máu có thể khiến sữa thêm đặc và nhờn dính hơn.
Đặc biệt, mẹ cho con bú không nên uống nước ngọt có ga, bia rượu, các loại đồ ăn cay nóng như hành, hẹ, tỏi ớt, các chất kích thích…vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và cũng là nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa.
Để chữa tắc tia sữa, từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền rất nhiều mẹo khác nhau. Dưới đây là 7 cách chữa tắc tia sữa được dân gian truyền miệng rất phổ biến:
Thành phần của lá linh lăng bao gồm các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6, vitamin C và các hoạt chất saponin triterpen, tanin, glycosid…có tác dụng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ kích thích tiết sữa đồng thời có tác dụng thanh nhiệt, mang lại cảm giác thư thái hơn cho mẹ trong giai đoạn này.
Khi bị tắc tia sữa mẹ có thể thử ăn một số món ăn chế biến với lá linh lăng như cháo giò heo lá linh lăng, sườn heo hầm linh lăng, xây lá linh lăng để đắp trực tiếp hoặc uống nước ép từ lá linh lăng đều được.
Chườm ấm vùng vú bị căng tức bằng lá bắp cải là một trong những phương pháp chữa tắc tia sữa mà chị em có thể thử. Chườm ấm, kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng với lá bắp cải sẽ giúp các tia sẽ được khơi thông từ từ. Mẹ nên chú ý thực hiện liên tục đến khi thấy sữa chảy ra thì dừng lại.
Sử dụng xôi nếp ấm, bọc trong khăn vải để chườm vùng ngực cũng là biện pháp chữa tắc tia sữa được nhiều chị em sử dụng. Cách làm này đơn giản nhưng có khả năng làm giãn nở các tia sữa, giảm tình trạng ứ đọng và giúp tia sữa tiết ra đều hơn.
Cơ chế điều trị tắc tia sữa bằng men rượu cũng tương tự như với xôi nếp ấm. Đầu tiên, bạn cần lấy 2 – 3 viên men rượu giã nhuyễn rồi cho vào ít rượu 40 độ sau đó bôi lên bầu ngực. Cồn trong rượu sẽ làm ấm bầu ngực và giãn nở mạch máu. Trong quá trình thực hiện, mẹ có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Mẹ có thể dùng lá mít hơ trên lửa cho đến khi ấm rồi dùng lá mít để đắt và massage vùng ngực. Tuy rằng tác dụng tương đương với xôi nếp nhưng cách làm này có một hạn chế là khó khống chế được nhiệt độ. Nếu sử dụng lá mít có nhiệt độ quá cao, trực tiếp đặt lên ngực sẽ gây bỏng rát và làm tình trạng tồi tệ hơn.
Bồ công anh giã nát và trộn với 1 chút rượu để đắp lên vùng ngực đang bị tắc tia sữa cũng là giải pháp khá khả quan trong tình huống này. Nguyên lý của mẹo dân gian này cũng gần giống với sử dụng lá đinh lăng. Tuy nhiên mẹ có thể kết hợp đắp lá bồ công anh với các món ăn có chứa lá đinh lăng hoặc móng giò để hiệu quả tốt hơn.
Chứa rất nhiều vitamin A, đu đủ là một loại trái cây có khả năng cải thiện khả năng tiết sữa vô cùng hiệu quả. Do đó, nếu gặp tình trạng tắc tia sữa, chị em có thể ăn đu đủ chín hoặc dùng đu đủ non, cắt thành miếng mỏng, làm ấm lên sau đó đắp vào vùng ngực đau nhức. Cách làm này giúp giảm đau và giãn nở tia sữa, giúp sữa về nhanh hơn.
Đu đủ giúp kích thích tuyến sữa, giải quyết tình trạng tắc tia sữa cho mẹ sau sinh
Mẹ cần lưu ý, những phương pháp chữa tắc sữa theo dân gian thường chưa được hoặc không được y học hiện đại ủng hộ. Vì thế, khi áp dụng theo những mẹo này, mẹ có thể gặp một vài rủi ro như viêm nhiễm vùng bầu ngực, thậm chí là bị phỏng và hoại tử…nếu không giữ gìn vệ sinh cẩn thận khi thao tác.
Do đó, khi bị tắc tia sữa, mẹ nên đến bác sĩ đa khoa để được thăm khám theo y học hiện đại. Tốt nhất, mẹ nên đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi bị tắc tuyến sữa, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những biểu hiện bất thường ở vùng ngực như:
Để phòng tránh bị tắc tia sữa, mẹ nên:
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng tắc tia sữa mà mẹ cần biết. Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình cực kỳ thiêng liêng. Điều quan trọng là khi bị tắc tia sữa, mẹ cần phải biết dấu hiệu nào thì nên đến bệnh viện để nhờ bác sĩ giúp đỡ. Đến với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, đội ngũ bác sĩ uy tín tại đây hân hạnh đồng hành cùng mẹ trên hành trình điều trị tắc tia sữa khoa học, an toàn, giúp mẹ luôn khỏe mạnh và có được nguồn sữa dồi dào cho bé. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã phần nào hình dung được tắc tia sữa phải làm sao, điều trị tắc tia sữa hiệu quả như thế nào.