Những chia sẻ của chuyên gia dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm, qua đó hướng dẫn các mẹ chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ tốt nhất.
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome.
Nhiều mẹ sẽ thắc mắc trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
Trước thắc mắc bé 5 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg của nhiều mẹ, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cho biết, nếu trẻ có tốc độ phát triển bình thường, bước vào giai đoạn 5 tháng tuổi, mỗi 2 tuần, trung bình trẻ sẽ tăng thêm từ 150 – 225gr.
Dựa theo bảng cân nặng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ 5 tháng sẽ đạt mức cân nặng cụ thể như sau:
Nếu trẻ có sự chênh lệch cân nặng dưới hoặc trên chuẩn quá nhiều bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bởi suy dinh dưỡng sẽ khiến trẻ chậm phát triển về thể chất, tinh thần, chiều cao… Trong khi đó, thừa cân sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc béo phì, các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao… khi lớn lên.
Mẹ đã biết trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, ngoài sự thay đổi về chiều cao và cân nặng, trẻ 5 tháng tuổi còn đạt những cột mốc phát triển về:
Ngoài việc biết trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, bố mẹ còn cần biết một số đặc điểm khác của trẻ như trẻ có thể lật úp, ngửa thuần thục…
Với chia sẻ trên của ThS.BS Bùi Ngọc An Pha mẹ đã được giải đáp thắc mắc trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg hay bé 5 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu cũng như những thay đổi của trẻ về kỹ năng vận động, nhận thức/tư duy, giao tiếp… Bây giờ hẳn mẹ đang thắc mắc nên thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?
Để bé 5 tháng tuổi đạt cân nặng chuẩn, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất, tăng cường hệ miễn dịch phòng tránh bệnh tật, bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất, calo…
Tuy nhiên, ở giai đoạn 5 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ (hoặc sữa công thức với trẻ không bú sữa mẹ), do đó, lượng sữa mẹ cần cho trẻ bú từ 828ml – 1.182ml/ngày.
Cần lưu ý, chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, không nên cho trẻ uống sữa tươi trong giai đoạn này vì sữa tươi chứa hàm lượng phốt pho, canxi, đạm… cao sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ trong việc hấp thu, dẫn tới khó tiêu, đầy/chướng bụng đồng thời gây quá tải cho thận. Chưa kể, sữa tươi giàu đạm nhưng thiếu sắt, nghèo vi chất dễ dẫn tới nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.
Thêm một lưu ý nữa dành cho các mẹ có con 5 tháng tuổi, đó là, để đảm bảo dinh dưỡng và cân nặng chuẩn cho những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân bằng kết hợp việc nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước để tăng chất và lượng sữa cho trẻ bú.
Về lý thuyết thì câu trả lời là không. Thức ăn chính của trẻ 5 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ (hoặc sữa công thức) mà không cần bổ sung thêm các loại thực phẩm nào khác, thậm chí là nước lọc. Tuy nhiên, ngoài thắc mắc trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để phù hợp…, thì có nên cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm cũng là điều nhiều mẹ quan tâm.
Liệu trẻ 5 tháng tuổi có nên bắt đầu ăn dặm?
Theo chuyên gia, không khuyến khích cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm, trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ sữa mẹ không đủ, trẻ dị ứng sữa công thức, hay trẻ mắc các bệnh lý cụ thể…, mẹ có thể tư vấn bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên phù hợp về việc có nên cho trẻ ăn dặm hay không.
Nếu trẻ 5 tháng tuổi được bác sĩ chỉ định có thể ăn dặm ở mức phù hợp, dưới đây là lịch ăn sữa và ăn dặm gợi ý dành cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo:
Lưu ý: Khi cho trẻ ăn dặm trước độ tuổi quy định mẹ cần quan sát và ghi lại những thay đổi của trẻ để đảm bảo trẻ đang phát triển tốt. Trường hợp gặp các vấn đề bất thường, nên dừng cho trẻ ăn dặm và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Ngoài đảm bảo chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển thể chất, mẹ cũng nên tuân thủ lịch chích ngừa cho trẻ hàng tháng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng tránh bệnh tật luôn khỏe mạnh.
Tiêm ngừa là biện pháp nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả cho trẻ
Bên cạnh đó, cần đảm bảo thời gian ngủ của trẻ khoảng 14 giờ (bao gồm cả giấc ngủ dài vào ban đêm và những giấc ngủ ngắn vào ban ngày), thời gian bé thức dậy chơi đùa để tăng sự kết nối với bố mẹ, rèn luyện các kỹ năng cần thiết, phát triển hệ cơ xương vững chắc.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bố mẹ đầy đủ thông tin về câu hỏi trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg, hay bé 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa, đạt chuẩn.