Viêm gan B lây qua đường nào và cách phòng tránh lây nhiễm?

13/07/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Viêm gan B có lây không? Nếu có thì bệnh viêm gan B lây qua đường nào? Đây là hai trong số rất nhiều câu hỏi được đông đảo người dân quan tâm khi muốn tìm hiểu rõ hơn về cách thức lây truyền của căn bệnh nguy hiểm này. Trên thế giới, trung bình cứ mỗi phút trôi qua lại có gần 2 người mất đi vì căn bệnh viêm gan B. Do đó, hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào để có biện pháp phòng bệnh từ sớm được xem là một giải pháp phòng bệnh vô cùng hiệu quả, giúp bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cũng như cho gia đình và cộng đồng.

Viêm gan B lây qua đường nào và cách phòng tránh lây nhiễm?

Viêm gan B có lây không? Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B là tình trạng gan bị xâm lấn bởi virus HBV, từ đó kích thích hệ miễn dịch tấn công vào các mô gan để tiêu diệt virus và gây ra hàng loạt các phản ứng viêm nhiễm cấp tính tại gan. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành viêm gan mạn tính (tức không thể được điều trị dứt điểm), khiến người bệnh phải mang mầm virus đến suốt đời; đồng thời, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan và đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Vậy, bệnh viêm gan B có lây không? Nếu có thì bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B có lây không?

Bệnh viêm gan B hoàn toàn CÓ THỂ LÂY LAN. Không những thế, khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B rất cao. Trung bình, tốc độ truyền nhiễm của virus viêm gan B (HBV) cao gấp 50 – 100 lần tốc độ truyền nhiễm của virus HIV / AIDS.

Với tốc độ lây lan “thần tốc” như thế, virus viêm gan B được ước tính là đã lan truyền mầm bệnh của mình cho ít nhất 8.8 – 19% dân số Việt Nam. Cá biệt, một vài nơi có mật độ dân số cao như Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ phơi nhiễm virus viêm gan B có thể lên tới 50%.

Nguy hiểm hơn, virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể vật chủ ít nhất 7 ngày để tiếp tục quá trình lan truyền mầm bệnh của mình. Trong thời gian này, vi-rút vẫn có thể gây nhiễm trùng gan khi xâm nhập được vào cơ thể của một người không được bảo vệ bằng vắc-xin với thời gian ủ bệnh dao động từ 30 – 180 ngày.

Trong thời gian ủ bệnh, vi-rút HBV vẫn có thể được phát hiện trong vòng 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh và có thể phát triển nặng, trở thành bệnh viêm gan B mãn tính sau 6 tháng nhiễm virus. Theo thống kê, một khi bị nhiễm virus HBV, tỉ lệ tiến triển thành viêm gan B mạn tính ở trẻ sơ sinh rất cao, có thể lên đến 95%. Trong khi đó, tỉ lệ này ở trẻ em từ 1 – 5 tuổi là 25% và ở người trưởng thành là ít hơn 5%.

Tóm lại, virus HBV vừa nguy hiểm, vừa lây truyền nhanh là thế, vậy virus viêm gan B lây qua đường gì?

Bệnh viêm gan B có lây không?

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh

Người bị viêm gan B lây qua đường nào?

Người bị viêm gan B có thể lây truyền qua 2 con đường, đó là con đường dọc (từ mẹ sang con) và con đường ngang (quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với máu). Song, dù lây truyền bằng con đường nào thì nữa thì về bản chất, virus viêm gan chỉ có thể lây lan thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu với máu, hoặc giữa máu với dịch nhầy cơ thể. Cụ thể:

1. Viêm gan B lây từ mẹ sang con

Con đường lây viêm gan B từ mẹ sang con của virus HBV được định nghĩa là sự lây truyền xảy ra trong thời kỳ mang thai và trong giai đoạn chu sinh, từ người mẹ bị nhiễm HBV sang thai nhi hoặc đứa trẻ. Điều này dẫn đến kết quả dương tính của con trẻ vào tháng thứ 6 – 12 sau khi sinh đối với các xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) hoặc xét nghiệm HBV DNA.

Lây truyền dọc là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp nhiễm HBV mạn tính ở người lớn, đặc biệt là ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm trùng cao như vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hoặc vùng cao. Nếu không điều trị dự phòng, nguy cơ lây truyền theo chiều dọc từ mẹ sang con của virus HBV rất cao, có thể lên tới 70 – 90%.

viêm gan B lây qua đường nào, lây từ mẹ sang con

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào phổ biến nhất? Đáp án chính là đường từ mẹ sang con

2. Viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục

Viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục được định nghĩa là tình trạng virus HBV lây truyền trong khi có sự tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục / hậu môn / nước bọt của người bệnh với bộ phận sinh dục / hậu môn / miệng của người chưa nhiễm bệnh. Lưu ý, trong khi quan hệ tình dục, ngoài dịch nhầy sinh dục (tinh trùng, dịch âm đạo) hay máu rò rỉ từ hậu môn thì nước bọt cũng là một con đường lây truyền quan trọng của virus viêm gan B.

Theo nghiên cứu, virus trong nước bọt vẫn có khả năng lây nhiễm mạnh khi hàm lượng virus trong nước bọt cao. Tuy số lượng các ca lây nhiễm virus viêm gan B qua đường nước bọt rất hiếm gặp nhưng không vì thế mà bạn chủ quan, lơ là hoặc quan hệ tình dục không an toàn, nhất là đối với người lạ.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào, quan hệ tình dục

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào phổ biến nhất ở người trưởng thành? Đáp án chính là đường quan hệ tình dục không an toàn

3. Viêm gan B lây qua đường máu

Viêm gan B lây qua đường máu được định nghĩa là khi virus HBV di chuyển từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu đã nhiễm virus. Có nhiều cách khác nhau để làm tăng nguy cơ khiến virus HBV lây nhiễm qua đường máu, trong đó bao gồm:

  • Chia sẻ chung kim tiêm với người khác (thường xảy ra ở những đối tượng nghiện ma túy);
  • Chia sẻ chung dụng cụ xăm mình có dính máu nhiễm virus;
  • Sử dụng các vật dụng cá nhân có dính máu như máy cạo râu, bàn chải đánh răng, hoặc dụng cụ làm móng có chứa máu nhiễm virus;
  • Nhận truyền máu từ người khác nhưng lượng máu đó chưa được kiểm định y tế nghiêm ngặt để loại trừ virus HBV;
  • Tiếp xúc nhiều với môi trường có máu hoặc chất thải y tế có dính máu của người bệnh HPV;
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm viêm gan B;
  • Mẹ nhiễm HBV có thể truyền virus cho con.
viêm gan B lây qua đường gì, đường máu

Về bản chất, bệnh viêm gan B lây qua đường nào có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu với máu hoặc giữa máu với dịch nhầy cơ thể

Ai có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B cao?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus viêm gan B nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, dù đã tiêm vaccine hay chưa thì trong xã hội vẫn luôn tồn tại một số đối tượng nhất định, có khả năng dễ bị lây nhiễm virus viêm gan B hơn những người khác, trong đó bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh: Theo WHO, nguy cơ lây truyền virus HBV từ mẹ sang con là từ 70% – 90% đối với những bà mẹ có tải lượng virus cao (HBeAg dương tính) và từ 10 – 40% đối với những bà mẹ có có tải lượng virus thấp (HBeAg âm tính).

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nếu không nhận được dự phòng miễn dịch sau phơi nhiễm, sẽ có đến 40% trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm HBV bị mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính với tỉ lệ tử vong lên đến 25%.

Tất cả những số liệu thống kê này cho thấy trẻ sơ sinh thực sự là đối tượng dễ bị lây nhiễm và dễ bị tổn thương nhất trong tiến trình lây nhiễm của căn bệnh viêm gan B.

  • Người có nhiều bạn tình: Bệnh viêm gan B lây qua đường nào có sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu với dịch nhầy cơ thể. Do đó, nhiễm HBV rất phổ biến ở những người có nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc nhiều với các dịch vụ mại dâm.
  • Người đồng giới nam: Theo nghiên cứu, viêm gan B chủ yếu phổ biến ở những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới. Bởi lẽ, có nhiều bạn tình là đặc điểm phổ biến trong cộng đồng này. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn thường gây tổn thương nhiều hơn so với quan hệ tình dục qua đường âm đạo, dẫn đến tăng nguy cơ tiếp xúc với máu nhiễm virus.
  • Người quan hệ tình dục không an toàn: Không đeo bao cao su, hoặc có đeo bao cao su nhưng lại chọn cách quan hệ qua đường miệng hoặc hậu môn cũng làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B từ bạn tình.
  • Người sống chung với bệnh nhân viêm gan B: Người sống chung với người nhiễm viêm gan B có nguy cơ cao tiếp xúc với máu hoặc dịch nhầy cơ thể từ cơ thể người nhiễm bệnh.
  • Bác sĩ và nhân viên y tế: Bác sĩ và những nhân viên y tế hay tiếp xúc với máu hoặc chất thải y tế cũng có nguy cơ tiếp xúc với máu bị nhiễm virus HBV và mắc bệnh viêm gan B.
  • Khách du lịch: Những người đi du lịch đến các vùng có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao, chẳng hạn như vùng nông thôn, châu Á, châu Phi và các vùng bán đảo của Thái Bình Dương,…sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Người nhận máu: Người nhận máu trong các cuộc phẫu thuật truyền máu cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B nếu máu chưa được kiểm định y tế nghiêm ngặt; tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.
Ai có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B cao?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị lây nhiễm viêm gan B

Người mắc viêm gan B có cần cách ly không?

Người mắc bệnh viêm gan B KHÔNG CẦN CÁCH LY. Bởi lẽ, virus HBV chỉ lây lan qua đường máu và đường dịch tiết cơ thể khi tiếp xúc với máu; tuyệt đối KHÔNG lây nhiễm qua đường không khí hay tiếp xúc thông thường (chẳng hạn như bắt tay, trò chuyện hay chạm trực tiếp vào cơ thể người bệnh).

Tuy nhiên, để hạn chế tối đa mọi nguy cơ lây nhiễm, khi sinh hoạt gần với người bệnh viêm gan B, bạn cần chú ý KHÔNG chia sẻ (dùng chung) các dụng cụ vệ sinh cá nhân có nguy cơ cao dính máu và dịch nhầy cơ thể của người bệnh, chẳng hạn như: khăn tắm, dao cạo râu, kim xăm mình, khuyên tai, bàn chải đánh răng, vật dụng ăn uống (dao, muỗng, nĩa,…), v.vv…

Người mắc viêm gan B có cần cách ly không?

Người bệnh viêm gan B không cần cách ly vì viêm gan B lây qua đường nào chứa máu và dịch nhầy sinh dục chứ không lây qua tiếp xúc thông thường

Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B?

Phòng tránh viêm gan B là một việc làm cấp thiết bởi căn bệnh này hoàn toàn không có thuốc đặc trị. Một khi bị nhiễm virus viêm gan B, người bệnh bắt buộc phải trông chờ vào khả năng đào thải virus tự nhiên của hệ miễn dịch để khỏi bệnh. Do đó, nâng cao nhận thức về việc phòng tránh viêm gan B, hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào sẽ vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có rất nhiều cách khác nhau để phòng tránh viêm gan B, trong đó bao gồm:

1. Tiêm vắc-xin viêm gan B

Đối với cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành, tiêm vắc-xin viêm gan B là cách hữu hiệu nhất để ngăn ngừa sớm sự lây nhiễm của virus HBV. Cụ thể:

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Dự phòng miễn dịch bằng cách tiêm sớm liều vắc-xin đầu tiên cho trẻ sơ sinh chính là “vũ khí” mạnh mẽ nhất để ngăn chặn sự lây truyền dọc của HBV. Theo nghiên cứu, tiêm mũi vắc-xin HBV đầu tiên ngay cho trẻ trong vòng 12 giờ sau sinh, sau đó tiêm thêm ít nhất 2 liều nữa sau 6 – 12 tháng cho thấy hiệu quả ngăn ngừa con đường lây truyền dọc của virus HBV lên đến 90.47%.

Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

Liều vaccine Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4
Liều 3 mũi

Thương hiệu:
Engerix-B, Recombivax HB

24 giờ sau sinh 1 tháng sau mũi 1 6 tháng sau mũi 1
Liều 4 mũi

Thương hiệu:
Vaxelis, Pediarix

24 giờ sau sinh 6 tuần tuổi 14 tuần tuổi 6 tháng tuổi
Loại vaccine Vaccine ngừa viêm gan B Vaccine hỗn hợp chứa kháng nguyên virus HBV Vaccine hỗn hợp chứa kháng nguyên virus HBV Vaccine hỗn hợp chứa kháng nguyên virus HBV

Trẻ em trên 1 tuổi và người trưởng thành

Tiêm phòng vắc-xin có thể giúp trẻ em trên 1 tuổi và người trưởng thành giảm thiểu từ 98 – 100% nguy cơ mắc bệnh viêm gan B. Do đó, liều đầu tiên (mũi 1) nên được tiêm càng sớm càng tốt. Sau đó, các liều bổ sung sau mũi 1 cần có khoảng thời gian nghỉ tối thiểu giữa các liều để vắc-xin phát huy tác dụng.

Lộ trình tiêm vắc-xin viêm gan B dành cho trẻ em

Từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành

Liều vaccine Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3
Liều 3 mũi

Thương hiệu:
Engerix-B, Recombivax HB

Càng sớm càng tốt 1 tháng sau mũi 1 6 tháng sau mũi 1
Liều 2 mũi

(áp dụng cho
người ≥18 tuổi)

Thương hiệu:
Heplisav-B

Càng sớm càng tốt 1 tháng sau mũi 1
Loại vaccine Vaccine ngừa viêm gan B Vaccine ngừa viêm gan B Vaccine ngừa viêm gan B

2. Xét nghiệm viêm gan B để giảm lây truyền

Đối với người đã mang trong mình mầm bệnh viêm gan B, việc xét nghiệm máu định kỳ 3 tháng / lần được xem là yêu cầu bắt buộc để các bác sĩ có thể theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh, đánh giá tải lượng virus trong máu và khả năng lây truyền virus của bệnh nhân ra môi trường xung quanh.

Thông thường, khi thực hiện các xét nghiệm viêm gan định kỳ để đánh giá về mức độ lây truyền của bệnh, người bệnh viêm gan B sẽ được chỉ định thực hiện 3 loại xét nghiệm sau:

Loại xét nghiệm Ý nghĩa
Kháng nguyên bề mặt của HBV (HBsAg) Sự hiện diện (dương tính) trong xét nghiệm HBsAg cho thấy người đó có khả năng lây nhiễm bệnh
HBV DNA Là thước đo tải lượng vi-rút viêm gan B trong máu . Kết quả được biểu thị bằng đơn vị quốc tế trên mililit (IU/mL), với mỗi đơn vị đại diện cho khoảng 6 hạt vi-rút trên mỗi ml máu.
Kháng nguyên e của virus HBV (HBeAg) – HBeAg là viết tắt tên kháng nguyên e của virus HBV. Kháng nguyên này là một loại protein từ vi-rút viêm gan B lưu hành trong máu người bệnh khi vi-rút đang sinh sản tích cực.

– HbeAg cũng phản ánh tải lượng virus trong máu nhưng kém chính xác hơn HBV DNA.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bạn sẽ biết được mình có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B mạn tính hay không, cũng như đánh giá được mức độ lây truyền mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn cải thiện chế độ dinh dưỡng, vận động, thay đổi thói quen sinh hoạt và nâng cao nhận thức để hạn chế sự lây nhiễm mầm bệnh ra xã hội đến mức tối đa.

3. Biện pháp phòng bệnh viêm gan B khác

Để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện, ngoài việc hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào, tiêm vắc-xin hay xét nghiệm cận lâm sàng, bạn còn cần phải biết cách kết hợp thêm nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh khác nhau, chẳng hạn như:

  • Tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân: Bao gồm khuyên tai, khuyên cơ thể, dao cạo râu, kim xăm mình, kim tiêm, bộ dụng cụ cắt móng tay, bàn chải đánh răng,… vì chúng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm qua đường máu.
  • Hạn chế quan hệ tình dục không an toàn: Sử dụng bao cao su có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên, bạn không nên quá chủ quan, chỉ trông chờ vào việc sử dụng bao cao su thay vì phải tiêm phòng đầy đủ.
  • Đảm bảo an toàn khi đi xăm: Nếu bạn đang cân nhắc việc xăm hình hoặc xỏ lỗ, hãy chắc chắn rằng nghệ nhân phun xăm sử dụng các dụng cụ đã được tiệt trùng đúng cách.
  • Tuân thủ bảo hộ y tế: Nếu bạn là nhân viên y tế hoặc phải tiếp xúc với máu và chất thải y tế thường xuyên, hãy luôn tuân thủ các nguyên tắc an toàn, như sử dụng găng tay và mặc các trang phục bảo hộ khác
  • Kiểm tra kỹ nguồn máu và nội tạng: Hãy chắc chắn rằng máu hay các cơ quan từ người hiến tặng đã được kiểm tra y tế để không chứa virus viêm gan B.
  • Cẩn thận khi đi du lịch: Hạn chế đi du lịch đến những vùng có tỉ lệ viêm gan B cao (vùng nông thôn, vùng cao nguyên hoặc vùng biển đảo). Đồng thời, khi du lịch đến vùng đất mới, bạn hãy luôn nâng cao ý thức hạn chế tiếp xúc với máu và dịch nhầy sinh dục của người khác để tránh tự đặt mình vào những rủi ro không đáng có.
Làm thế nào để phòng tránh viêm gan B? tiêm phòng viêm gan B

Tiêm phòng đầy đủ chính là biện pháp phòng tránh hiệu quả mọi con đường lây nhiễm viêm gan B

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về các biện pháp phòng bệnh viêm gan B. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được bệnh viêm gan B lây qua đường nào, con đường lây nhiễm viêm gan B ra sao để từ đó, chọn ra được các phương pháp phòng bệnh tối ưu phù hợp với thực tế cuộc sống.

Trong mọi tình huống, bạn cần lưu ý rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, hãy tiếp tục nâng cao nhận thức của mình và tuyên truyền cho người thân xung quanh để mọi người thực sự hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nào, cũng như có biện pháp đề phòng toàn diện đối với căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về con đường lây viêm gan B của virus HBV hoặc chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Rate this post
11:26 13/07/2023