Viêm gan là vấn đề sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó việc chú ý đến chế độ ăn cho người viêm gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hỗ trợ bệnh. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu rõ hơn về khẩu phần dinh dưỡng cho người viêm gan, cung cấp những kiến thức cần thiết để giúp bạn trả lời câu hỏi viêm gan nên ăn gì. Bên cạnh đó, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cũng sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu thực đơn phù hợp, giúp bạn dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó hỗ trợ điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh viêm gan.
Chế độ ăn cho người viêm gan cần lưu ý những gì?
Viêm gan là tình trạng gan bị tổn thương do nhiễm virus, lạm dụng thuốc hoặc do dinh dưỡng sai cách, có thể dẫn đến suy gan và ung thư gan. Với những người mắc viêm gan, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng vì:
Dinh dưỡng đúng cách đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan
Người bệnh viêm gan nên ăn những loại thực phẩm giúp làm giảm thiểu tối đa các triệu chứng viêm gan hiện có, sửa chữa những tổn thương gan đã có và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm sắp sửa xảy ra. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan cần tuân thủ theo 8 nguyên tắc sau:
Nhóm chất nên ưu tiên ăn | – Chất đạm (protein)
– Tinh bột phức hợp – Vitamin & khoáng chất – Chất béo không bão hòa PUFA – Cafein |
Nhóm chất nên hạn chế tiêu thụ | – Đường (<25g / ngày)
– Muối (<5g / ngày) – Sắt – Chất béo bão hòa |
Người bệnh viêm gan cần ăn đủ chất đạm vì khi vào cơ thể, chất đạm sẽ được phân giải thành nhiều chuỗi axit amin – một nguồn “nguyên liệu” chính giúp gan tái tạo các tế bào mới, hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường chức năng. Người bệnh viêm gan nên ăn đủ 1.2 – 1.5g đạm / kg trọng lượng / ngày bằng cách tiêu thụ thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại đậu.
Khác với tinh bột nhanh, tinh bột phức được cơ thể hấp thụ chậm hơn, từ đó làm giảm quá trình tích tụ mỡ tại gan, giảm viêm và hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan hiệu quả. Tinh bột phức hợp nên là nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm từ 50 – 55% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh viêm gan.
Tinh bột phức hợp chứa nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mì, yến mạch, lúa mạch), rau lá xanh, các loại củ (khoai tây, cà rốt, bí đỏ,…), hạt và đậu. Vì thế, người bệnh viêm gan nên cắt giảm khẩu phần tinh bột nhanh từ gạo trắng, cơm, bún, miến, phở, hủ tiếu, bánh mì,… và thay thế bằng các loại thực phẩm chứa tinh bột phức kể trên.
Trái cây và rau củ quả chứa nhiều vitamin A, C, D, E, K, khoáng chất và các chất oxy hóa quan trọng như carotenoids, flavonoids, polyphenols,… giúp kháng viêm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan, như xơ gan và ung thư gan. Không những thế, rau củ quả còn giàu chất xơ – một dưỡng chất được chứng minh là có tác dụng ức chế sự tích tụ mỡ quá mức trong gan và hỗ trợ điều trị viêm gan hiệu quả.
Vitamin và khoáng chất là những dưỡng chất thiết yếu giúp gan tăng cường chức năng và phục hồi sau viêm
Chất béo không bão hòa (omega 3, 6, 9) – hay còn gọi là PUFA, là những axit béo có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự tích lũy mỡ mới tại gan. Nhờ đó, tiêu thụ thực phẩm giàu omega (quả bơ, cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu thực vật, các loại hạt và đậu) giúp người bệnh viêm gan nhanh chóng “đảo ngược” các dấu hiệu tổn thương và nhanh chóng hồi phục. Chế độ ăn cho người viêm gan cần cung cấp 25 – 31g PUFA / ngày (đối với nam) và 22 – 25g PUFA / ngày (đối với nữ).
Viêm gan, nếu không được điều trị đúng cách, sẽ tiến triển thành bệnh xơ gan – một bệnh lý mạn tính. May mắn thay, tiêu thụ đồ uống có chứa nhiều caffeine như cà phê được chứng minh là đem đến tác dụng ức chế tiến trình xơ hóa ở những người bị viêm gan. Theo nghiên cứu, tiêu thụ khoảng 600ml cà phê mỗi ngày không những đem đới hiệu quả ngăn ngừa xơ gan tuyệt vời mà còn giúp làm giảm tỷ lệ tử vong khi bị xơ gan xuống 71%.
Người bệnh viêm gan tuyệt đối không nên tiêu thụ quá 25g đường / ngày hay 5% tổng lượng calo trong khẩu phần ăn. Bởi lẽ, tiêu thụ đường quá nhiều làm gia tăng sự lắng đọng chất béo trung bình triglyceride tại gan – là tác nhân chính khiến tình trạng viêm gan tiến triển trầm trọng hơn. Trong khi đó, ăn ít hơn 5g muối / ngày giúp giảm tải áp lực chuyển hóa cho gan, góp phần ngăn ngừa triệu chứng phù nề, cổ trướng do dư thừa natri quá mức.
Gan đóng vai trò chính trong quá trình chuyển hóa và bài tiết sắt. Khi bị viêm, gan không thể bài tiết sắt đúng cách, dẫn đến tình trạng tích tụ sắt và làm tổn thương gan. Vì thế, chế độ ăn cho người viêm gan cần cắt giảm lượng thực phẩm giàu chất sắt (thịt đỏ, hải sản, gan động vật,…) trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, sắt cũng là một thành phần thiết yếu giúp cơ thể tái tạo máu. Vì vậy, bạn đừng cắt bỏ nó hoàn toàn mà chỉ nên hạn chế tiêu thụ một cách vừa đủ.
Người bệnh viêm gan nên ăn thịt đỏ ở mức vừa phải
Người bệnh viêm gan nên kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chẳng hạn như các món ăn chiên (rán), thịt đỏ có lẫn mỡ, thịt gia cầm có lẫn mỡ dưới da, bơ động vật, dầu ăn công nghiệp chứa nhiều triglyceride, cholesterol, trans fat hoặc dầu cọ, dầu dừa. Nếu có tiêu thụ chất béo bão hòa, bạn không nên tiêu thụ chúng quá 20g / ngày – tức 10% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn.
Người bệnh viêm gan không nên ăn bất kỳ loại thực phẩm nào kích thích phản ứng viêm tại gan hoặc ức chế và làm chậm quá trình chữa lành của gan. Cụ thể, chế độ ăn cho người viêm gan không nên chứa:
Trong quá trình gan chuyển hóa rượu bia thành axit axetic, xuất hiện sự lắng đọng dần acetyldehyde – một hợp chất gây đột biến DNA làm suy giảm chức năng gan hoặc thậm chí gây hoại tử tế bào gan. Do đó, cắt giảm rượu bia không những giúp gan nhanh phục hồi mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các đột biến gen có thể kích thích bệnh viêm gan tiến triển thành ung thư gan.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, chất béo bão hòa trong các món ăn chiên xào làm tăng nồng độ ceramide trong gan, từ đó kích thích gan gia tăng sự tích lũy mỡ, tăng men gan và liên tục hình thành các phản ứng viêm. Điều này khiến bệnh viêm gan dễ tiến triển xấu và trở thành các bệnh mạn tính. Vì thế, kiêng cữ các món ăn chiên xào là điều mà người bệnh viêm gan nên làm.
Chế độ ăn cho người viêm gan không nên chứa nhiều muối, đường và gia vị vì 2 lý do sau:
Do đó, kiêng cữ các món ăn nhiều gia vị như cà ri, lẩu, các món chiên, nướng, xào là điều mà tất cả người bệnh viêm gan nên thực hiện.
Người bệnh viêm gan không nên ăn các món chứa nhiều gia vị, cầu kỳ như đồ nướng hay thực phẩm lên men
Người bệnh viêm gan cần kiêng món ăn tái sống và lên men vì hai lý do chính:
Do đó, người bệnh viêm gan cần nên hạn chế ăn kim chi, củ cải chua, dưa chuột ngâm và các sản phẩm lên men đậu nành (đậu phụ, miso, nước tương,…). Bởi lẽ, đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng tyramine cao.
Người bệnh viêm gan nên kiêng thực phẩm chế biến sẵn bởi vì chúng thường chứa nhiều chất bảo quản và phẩm màu,… có thể gây hại cho gan và làm suy giảm chức năng gan. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường và chất béo bão hòa (cholesterol, trans fat, mỡ động vật, v.vv…), khiến người bệnh viêm gan phải đối mặt với nhiều nguy cơ như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và làm suy giảm sức khỏe toàn diện.
Người bệnh viêm gan nên kiêng thực phẩm lạ và dễ bị kích ứng bởi vì chúng dễ gây ra tình trạng dị ứng nặng, như phát ban, khó thở, hoặc nguy hiểm hơn là sốc phản vệ. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên chọn lựa những thực phẩm quen thuộc, dễ tiêu hóa nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, phục vụ mục đích hỗ trợ điều trị viêm gan.
Tiêu thụ thực phẩm lạ làm tăng nguy cơ kích ứng và rối loạn tiêu hóa ở người bệnh viêm gan
Chế độ ăn cho người viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính có một số điểm giống nhau, nhưng cũng có vài khác biệt quan trọng. Ở cả hai trường hợp, mục tiêu chính của chế độ dinh dưỡng đều là giảm tải cho gan và hỗ trợ chức năng gan. Cụ thể:
Tiêu chí nhận biết | Đặc điểm | Dinh dưỡng cho viêm gan cấp tính | Dinh dưỡng cho viêm gan mạn tính |
Điểm giống nhau | – Giảm mật độ năng lượng
– Giảm chất béo bão hòa (cholesterol, trans fat, mỡ động vật) – Giới hạn 25g đường / ngày và 5g muối / ngày – Ăn đủ đạm, chất xơ |
||
Điểm khác nhau | Thời gian điều trị | Chế độ ăn chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn (vài tuần đến dưới 6 tháng) | Chế độ ăn phải thay đổi lâu dài hoặc vĩnh viễn. |
Mức độ kiêng cữ | Bắt buộc bỏ rượu bia, thuốc lá, bánh kẹo ngọt và nước giải khát chứa đường | Bắt buộc bỏ rượu bia, thuốc lá, bánh kẹo ngọt và nước giải khát chứa đường | |
Vitamin & khoáng chất | Viên uống vitamin tổng hợp có thể được khuyến nghị để hỗ trợ quá trình hồi phục gan | Bất kỳ việc bổ sung thực phẩm chức năng nào cũng cần sự chỉ định nghiêm ngặt từ bác sĩ. |
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn cho người viêm gan cấp tính được chia thành 2 giai đoạn:
Người bệnh viêm gan cấp tính thường bị hành sốt, rối loạn tiêu hóa, dễ nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, chế độ ăn trong giai đoạn 1 cần ưu tiên bù nước, giảm tải tối đa gánh nặng chuyển hóa dinh dưỡng cho gan trong khi vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Cụ thể
Tiêu chí | Hàm lượng mỗi ngày | Lưu ý |
Năng lượng | 1300 – 1400 calo
(hoặc 25 calo / kg cơ thể) |
|
Chất đường bột (glucid) | 250 – 280g | – Khi còn sốt: Uống nước đường, hoa quả, nước cơm hoặc truyền glucose.
– Hết sốt: Bổ sung 1000 – 1500ml sữa / ngày
|
Chất đạm (protein) | 20 – 30g
(hoặc 0.4 – 0.6g / kg cơ thể) |
– Ưu tiên ăn đạm chất lượng cao như lòng trắng trứng, thịt nạc (bò, gà, cừu, lợn), phi lê cá béo, v.vv… |
Chất béo | 15 – 20g
(hoặc 10 – 15% tổng năng lượng khẩu phần) |
– Giới hạn chất béo bão hòa chiếm tối đa 1/3.
– Chất béo không bão hòa tối thiểu ⅔ lượng chất béo ăn mỗi ngày. |
Nước | 2 – 2.5 lít | |
Số bữa ăn | 6 – 8 |
Ở giai đoạn 2, người bệnh viêm gan cần tăng cường calo, chất đường bột, chất đạm và chất béo nhiều hơn so với giai đoạn 1. Cụ thể:
Tiêu chí | Hàm lượng mỗi ngày | Lưu ý |
Năng lượng | 1500 – 1700 calo
(hoặc 30 kcal / kg cơ thể) |
|
Chất đường bột (glucid) | 280 – 330g | – Ưu tiên tinh bột dưới dạng ngũ cốc nguyên hạt, cháo |
Chất đạm (protein) | 40 – 55g
(hoặc 0.8 – 1g / kg cơ thể) |
– Ưu tiên ăn đạm chất lượng cao như lòng trắng trứng, thịt nạc (bò, gà, cừu, lợn), phi lê cá béo, v.vv… |
Chất béo | 17 – 28g | – Giới hạn chất béo bão hòa chiếm tối đa 1/3.
– Chất béo không bão hòa tối thiểu ⅔ lượng chất béo ăn mỗi ngày. |
Nước | 2 – 2.5 lít | |
Số bữa ăn | 4 – 6 |
Người viêm gan mạn tính được xem là có lá gan suy yếu vĩnh viễn. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan mạn tính cần giảm tải tối đa những thực phẩm không lành mạnh và tăng cường nhóm dưỡng chất có lợi cho gan. Cụ thể:
Nhóm thực phẩm nên tiêu thụ | Nhóm thực phẩm không nên tiêu thụ |
Thực phẩm tươi, giàu chất xơ như rau củ quả | Đồ đóng hộp, chế biến sẵn hay thức ăn để lâu; |
Ăn đầy đủ thịt nạc gia súc, gia cầm, thủy hải sản, cá béo, trứng, sữa | Thịt tái, thịt sống, tré, nem chua, thịt xông khói hay trứng lòng đào |
Dầu thực vật và mỡ cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu) |
Mỡ heo, bò, gà, dầu dừa, dầu cọ, dầu ăn công nghiệp |
Thức uống chứa cafein | Thức uống chứa cồn / đường / gas |
Ăn nhẹ nhàng ít gia vị | Đồ chiên / xào / lẩu / nướng / patê / các loại sốt chấm nhiều gia vị |
Dưới đây là cơ cấu khẩu phần mà người bệnh viêm gan mạn tính cần tiêu thụ trong 1 ngày:
Tiêu chí | Hàm lượng mỗi ngày |
Năng lượng | 1800 – 1900 calo
(hoặc 40 kcal / kg cơ thể) |
Chất đường bột (glucid) | 310 – 340g |
Chất đạm (protein) | 50 – 75g |
Chất béo | 30 – 40g |
Nước | 1.5 – 2 lít |
Số bữa ăn | 4 – 5 |
Những món ăn ít gia vị, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo hoặc canh rau củ quả đều là những món ăn rất thích hợp cho người bệnh viêm gan. Dưới đây là danh sách 5 món cháo và canh tốt cho người bệnh viêm gan, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
Để nấu cháo rau má, trước tiên bạn cần:
Để cháo rau má ngon hơn, bạn hãy tiến hành xay nhuyễn cháo vào phần rau vừa luộc. Đây là món ăn rất tốt cho gan bởi rau má có tính hàn, được chứng minh là có công dụng hạ men gan, kích thích gan sản xuất ra các enzyme kháng viêm và chống oxy hóa mạnh.
Cháo rau má chứa nhiều hợp chất kháng viêm tốt cho người bệnh viêm gan
Để nấu canh thịt heo nạc nấu nấm rơm, trước tiên bạn cần:
Canh thịt heo nạc nấu nấm rơm là món ăn giàu đạm, giúp cung cấp đầy đủ axit amin để gan tự phục hồi và chữa lành sau viêm.
Canh cua rau đay là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng. Để nấu món này, bạn cần:
Canh cua rau đay chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin. Nghiên cứu cho thấy, chất xơ pectin giúp hạn chế sự hấp thụ cholesterol ở thành ruột, đồng thời làm giảm tổn thương gan bằng cách kích thích lợi khuẩn đường ruột và điều chỉnh nồng độ axit mật.
Canh cua rau đay giàu chất xơ, hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan hiệu quả
Cháo bí đỏ đậu xanh nấu rất đơn giản, bạn chỉ cần:
Cháo bí đỏ đậu xanh là một lựa chọn tốt cho người viêm gan vì bí đỏ chứa nhiều vitamin nhóm B, C và chất chống oxy hóa beta-carotene, giúp giảm viêm và bảo vệ gan. Trong khi đó, đậu xanh giàu chất xơ, protein, có thể giúp cải thiện sức khỏe gan và giảm nguy cơ viêm gan vì bệnh gan nhiễm mỡ.
Cháo thịt bò đậu Hà Lan là món ăn thơm ngon không thể thiếu trong chế độ ăn cho người viêm gan. Cụ thể, bạn chỉ cần:
Cháo thịt bò đậu Hà Lan cung cấp nhiều protein hỗ trợ gan tự phục hồi sau viêm
Cháo thịt bò đậu Hà Lan có lợi cho người viêm gan vì nó kết hợp giữa thịt bò giàu đạm và đậu Hà Lan giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thịt bò cung cấp protein để hỗ trợ sửa chữa và tái tạo tế bào gan bị tổn thương, trong khi đậu Hà Lan chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng gan và giảm mức đường trong máu.
Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà người viêm gan có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là mẫu 3 thực đơn dành cho người viêm gan giai đoạn 1 (3 tháng đầu), giai đoạn 2 (3 tháng tiếp theo) và giai đoạn viêm gan mạn tính được các chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
Sáng
(7h00) |
Trưa
(11h00) |
Chiều
(17h00) |
Tối
(20h00) |
|
Món ăn | Bún bò xào hành tây
(190g bún + 40g bò + nửa củ hành tây + 10g mỡ hành làm từ dầu thực vật + 10g đậu phộng) |
– 2 bát cơm gạo lứt
– 60g xíu mại sốt cà chua – 200g canh khoai tây cà rốt củ dền – 200ml nước ép ổi tươi (lựa trái ngọt và hạn chế tối đa việc cho thêm đường) |
– 2 bát cơm gạo lứt
– 50g cá hồi áp chảo với 5ml dầu ô-liu – 100g lê |
200ml sữa bò tiệt trùng / sữa công thức / sữa hạt / sữa đậu tùy chọn |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1540 calo.
– Đạm: 65g. – Đường bột: 275g. – Béo: 20g. |
Sáng
(7h00) |
Trưa
(11h00) |
Chiều
(17h00) |
Tối
(20h00) |
|
Món ăn | Cháo heo bằm (35g gạo tẻ + 35g heo băm loại nạc) | – 2 bát cơm gạo lứt
– 125g bò xào cà chua, thơm và cần tây (50g bò, 20g thơm, 30g cà chua, 20g cần tây) – 200g canh cải bó xôi tôm khô |
– 2 bát cơm gạo lứt
– đậu hũ non sốt thịt băm Tứ Xuyên (100g đậu hũ, 20g cà chua, 30g thịt băm). – 200g canh bí đỏ. – 100g đu đủ |
200ml sữa bò tiệt trùng / sữa công thức / sữa hạt / sữa đậu tùy chọn |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1718 calo.
– Đạm: 85g. – Đường bột: 295g. – Béo: 22g. |
Sáng
(7h00) |
Bữa phụ
(9h00) |
Trưa
(11h00) |
Chiều
(15h00) |
Tối
(17h00) |
|
Món ăn | Bánh mì nguyên cám + 1 quả ốp la chiên với 5ml dầu ô-liu + 100g táo | 1 cốc đậu hũ nước gừng (80g đậu hũ, 20g nước đường gừng) | – 2 bát cơm gạo lứt
– 50g nạc heo ram xá xíu nước dừa – 210g canh bí tôm khô nõn (200g bí, 10g tôm nõn) – Tráng miệng 200g nho
|
200ml sữa bò tiệt trùng / sữa công thức / sữa hạt / sữa đậu tùy chọn | – 2 bát cơm gạo lứt
– 85g ức gà sốt peso – 200g salad rau củ trộn dầu ô-liu giấm – Tráng miệng 200g bưởi. |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 2197 calo.
– Đạm: 96g. – Đường bột: 352g. – Béo: 45g. |
Trên đây là những thông tin chi tiết về thực đơn dinh dưỡng cho người viêm gan được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người bệnh viêm gan nên ăn gì, chế độ ăn cho người viêm gan ra sao để có biện pháp xây dựng lối sống phù hợp.
Tổng kết lại, việc áp dụng chế độ ăn cho người viêm gan cấp và mạn tính là một phần quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc quan trọng trong chế độ ăn cho người viêm gan để có thể tự xây dựng được cho mình một thực đơn dinh dưỡng khoa học. Nếu còn thắc mắc, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến Hệ thống Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời.