Viêm gan B là một bệnh lý gan truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Đối với những người mắc bệnh này, việc xây dựng thực đơn cho người viêm gan B vừa thơm ngon, vừa khoa học, vừa an toàn là điều vô cùng quan trọng. Chế độ ăn cho người viêm gan B không những cần cung cấp đầy đủ năng lượng, mà còn phải chứa nhiều dưỡng chất để hỗ trợ gan phục hồi và giảm thiểu tối đa biến chứng. Vậy, thực đơn cho người bị viêm gan B được xây dựng theo nguyên tắc nào? Đâu là các loại thực phẩm nên xuất hiện trong thực đơn cho người bệnh viêm gan B? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Xây dựng thực đơn cho người viêm gan B, bạn cần lưu ý những gì?
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với người mắc bệnh viêm gan B vì tiêu thụ một chế độ ăn khoa học, giàu dưỡng chất hoàn toàn có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng gan, ngăn ngừa biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và nâng cao sức khỏe toàn diện.
Ngược lại, tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học có thể khiến tình trạng viêm gan nhanh chóng tiến triển nặng, trở thành bệnh mạn tính và không thể được điều trị dứt điểm; từ đó, khiến người bệnh trở thành vật chủ bị ký sinh, phải mang mầm bệnh (virus viêm gan) đến suốt đời..
Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà thực đơn cho người viêm gan B có sự thay đổi khác biệt. Cụ thể:
Viêm gan B là tình trạng virus HBV tấn công vào mô gan, kích hoạt liên hoàn các phản ứng viêm và khiến người bệnh bị sốt. Do đó, để thích nghi với tình trạng sốt cao gây suy nhược gan và cơ thể, chế độ ăn cho người viêm gan B cấp tính cũng được chia thành 2 giai đoạn tương ứng, đó là chế độ ăn trong khi sốt và sau khi sốt. Cụ thể:
Trong khi sốt, bệnh nhân thường xuất hiện thêm triệu chứng nôn mửa, biếng ăn và tiêu chảy. Do đó, thực đơn cho người viêm B cấp tính trong lúc sốt cần được xây dựng theo nguyên tắc nương nhẹ – tức cắt giảm khẩu phần xuống mức tối đa để giảm tải gánh nặng chuyển hóa lên gan. Cụ thể:
Tiêu chí khẩu phần | Tỉ lệ dinh dưỡng 1 ngày trên 1kg trọng lượng cơ thể | Cơ cấu dinh dưỡng trong khẩu phần | Lưu ý |
Năng lượng | 25 calo | 100% | |
Chất đường bột | 4.7 – 5.3g | 75 – 85% | Ưu tiên uống nước đường, nước ép hoa quả hoặc truyền glucose trực tiếp vào tĩnh mạch. |
Chất đạm | 0.4 – 0.6g | 5 – 10% | Ưu tiên loại đạm chất lượng cao như lòng trắng trứng,sữa tách béo, phi lê cá béo và thịt nạc gia cầm bỏ da. |
Chất béo | 0.28 – 0.42g | 10 – 15% | Chất béo không bão hòa (dầu thực vật, mỡ cá béo) nên chiếm hơn 2 / 3 tổng hàm lượng chất béo dung nạp hàng ngày |
Nước | 2 – 2.5 lít / ngày | ||
Số cữ ăn | 6 – 8 cữ / ngày | Gồm 3 bữa chính và 3 – 5 bữa phụ |
Khi hết sốt, người bệnh cần gia tăng hàm lượng calo trong khẩu phần ăn bằng cách bổ sung sữa, kết hợp điều chỉnh gia tăng lượng đạm, giữ nguyên hàm lượng chất béo và giảm lượng chất đường bột. Cụ thể:
Tiêu chí khẩu phần | Tỉ lệ dinh dưỡng 1 ngày trên 1kg trọng lượng cơ thể | Cơ cấu dinh dưỡng trong khẩu phần | Lưu ý |
Năng lượng | 30 calo | 100% | 1000 calo nên đến từ sữa |
Chất đường bột | 4.7 – 5.3g | 70 – 80% | Ưu tiên ăn các món mềm và dễ tiêu hóa như ngũ cốc nguyên hạt, cháo xay nhuyễn hoặc canh (súp) hầm |
Chất đạm | 0.8 – 1.13g | 10 – 15% | Ưu tiên tiêu thụ các loại đạm chất lượng cao kết hợp với ít nhất 1000 – 1500ml sữa bò tách béo hoặc sữa công thức mỗi ngày. |
Chất béo | 0.33 – 0.5g | 10 – 15% | Chất béo không bão hòa (dầu thực vật, mỡ cá béo) nên chiếm hơn 2 / 3 tổng hàm lượng chất béo dung nạp hàng ngày |
Nước | 2 – 2.5 lít / ngày | ||
Số cữ ăn | 4 – 6 cữ / ngày | Gồm 3 bữa chính và 1 – 3 bữa phụ |
Viêm gan B mạn tính là tình trạng viêm gan B kéo dài trên 6 tháng do hệ miễn dịch không thể tự đào thải virus HBV ra khỏi cơ thể. Một khi đã bước sang giai đoạn mạn tính, người bệnh gần như sẽ phải sống chung với virus viêm gan HBV suốt đời và phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Do đó, thực đơn cho người viêm gan B mạn tính cần phải đa dạng, giàu dinh dưỡng, để vừa nâng cao sức khỏe tổng thể, vừa ngăn ngừa sớm biến chứng. So với chế độ dinh dưỡng của người viêm gan cấp tính, thực đơn cho người viêm gan B mạn tính chứa hàm lượng nước thấp hơn; tuy nhiên, hàm lượng calo, protein, chất béo và chất đường bột lại cao hơn. Cụ thể:
Tiêu chí khẩu phần | Tỉ lệ dinh dưỡng 1 ngày trên 1kg trọng lượng cơ thể | Cơ cấu dinh dưỡng trong khẩu phần | Lưu ý |
Năng lượng | 35 calo | 100% | |
Chất đường bột | 5.5 – 6.12g | 63 – 70% | Ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, các loại hạt và đậu |
Chất đạm | 1.2 – 1.5g | 15 – 17% | Ưu tiên tiêu thụ các loại đạm chất lượng cao như sữa, trứng, thịt nạc gia cầm, thủy hải sản giáp xác và phi lê cá béo |
Chất béo | 0.58 – 0.78g | 15 – 20% | – Chỉ dùng dầu thực vật hoặc mỡ cá béo
– Tránh tối đa việc ăn mỡ gia cầm, gia súc hoặc thịt đỏ. |
Nước | 1.5 – 2 lít / ngày | ||
Số cữ ăn | 3 – 4 cữ / ngày | Gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ |
Lưu ý: Thực đơn cho người viêm gan B rất đa dạng, không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định ăn một khẩu phần giống hệt nhau. Vì thế, tốt nhất là bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín, thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ để được cá nhân hóa thực đơn phù hợp với sở thích và tình trạng bệnh lý của chính mình.
Người bệnh xơ gan mạn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho chính mình
Nhìn chung, nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người viêm gan B không quá phức tạp. Bệnh nhân chỉ cần ăn uống đủ chất, chia nhỏ bữa, ăn đúng giờ, chế biến và lựa chọn thực phẩm lành mạnh theo sự khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng là được. Cụ thể:
Thực đơn cho người viêm gan B nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo cơ cấu sau:
Tiêu chí khẩu phần | Viêm gan B cấp tính (có sốt) | Viêm gan B cấp tính (hết sốt) | Viêm gan B mạn tính |
Năng lượng | 1200 – 1450 calo | 1450 – 1700 calo | 1700 – 2000 calo |
Chất đường bột | 250 – 280g | 280 – 310g | 310 – 340g |
Chất đạm | 20 – 30g | 40 – 55g | 50 – 75g |
Chất béo | 15 – 20g | 17 – 28g | 30 – 40g |
Nước | 2 – 2.5 lít / ngày | 2 – 2.5 lít / ngày | 1.5 – 2 lít / ngày |
Thực đơn cho người viêm gan B cần ưu tiên kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm bởi mỗi nhóm chất dinh dưỡng đều hỗ trợ gan phục hồi theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
Mỗi loại thực phẩm lành mạnh đều hỗ trợ hồi phục chức năng gan theo nhiều cách khác nhau
Người bệnh viêm gan B cần chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng giờ để giảm tải áp lực lên gan. Khi ăn 4 – 6 bữa nhỏ / ngày, lượng thức ăn được chuyển hóa mỗi lần ít hơn, giúp gan hoạt động ít căng thẳng. Điều này cũng hỗ trợ phân phối, dàn trải và cung cấp năng lượng cho người bệnh suốt cả ngày dài, giúp giảm mệt mỏi và tăng cường sự hồi phục của gan.
Thực đơn cho người viêm gan B cần chế biến đơn giản và ít gia vị để tránh gây biến chứng cho gan. Ví dụ:
Ngược lại, chế biến đơn giản như hấp / hầm / luộc và nêm nếm vừa phải sẽ giữ được nhiều dưỡng chất tự nhiên trong thực phẩm, làm giảm nguy cơ biến chứng, hỗ trợ quá trình phục hồi và bảo vệ chức năng gan.
Những món hấp / luộc / hầm giúp giảm tải gánh nặng chuyển hóa và hỗ trợ người bệnh viêm gan B cấp tính nhanh phục hồi
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn cho người viêm gan B, bạn cần phải biết rõ về cách chế biến, lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn, nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro tiềm ẩn từ thực phẩm, vốn có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mỗi ngày. Cụ thể:
Người bệnh viêm gan B nên kiêng ăn thịt đỏ, nhất là những món thịt đỏ được chế biến theo phương pháp nướng
Để giúp người bệnh lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và an toàn, dưới đây là danh sách những loại đồ ăn nên dùng trong thực đơn cho người viêm gan B được nhiều chuyên gia dinh dưỡng tin dùng:
Nhóm thực phẩm nên dùng | Ví dụ |
Nguồn đạm chất lượng cao | – Các loại cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,…
– Thịt trắng: Nạc gà bỏ da, tôm, cua, mực,… – Các loại đậu: đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, sữa tách béo, lòng trắng trứng,… – Sữa: Sữa tách béo, sữa whey, sữa chua ít béo. |
Nguồn chất béo tốt | – Dầu ô-liu, dầu đậu nành;
– Mỡ cá béo; – Bơ thực vật; – Các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó, hạt vừng, hạt lanh,…). |
Chất xơ, vitamin và khoáng chất | – Rau lá xanh: cải bó xôi, cải thìa, cải xoăn, rau muống, cần tây,
– Trái cây: Cam, bưởi, lê, chuối, táo,… – Củ: Cà rốt, bí đỏ, su hào, su su, khoai lang, khoai sắn, khoai mì,… – Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt vừng, hạt điều,… – Các loại đậu: Đậu nành, đậu que, đậu xanh, đậu Hà Lan,… |
Tinh bột phức hợp | – Ngũ cốc nguyên cám: Gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, lúa mạch,…
– Các loại khoai: Khoai lang, khoai mì, khoai sọ,… – Các loại hạt và đậu: Hạt điều, hạt óc chó, đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan,… |
Chất lỏng | – Nước;
– Nước ép trái cây không thêm đường; – Trà và cà phê không thêm đường. |
Bên cạnh danh sách những thực phẩm nên ăn, khi xây dựng thực đơn cho người viêm gan B, bạn cần lưu ý hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm nên hạn chế | Ví dụ |
Chứa nhiều muối, đồ hộp hoặc đồ chế biến sẵn | – Lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói, chà bông;
– Khô cá muối qua đêm; – Cá mòi sốt cà, cá ngừ ngâm dầu, các loại đậu luộc sẵn đóng hộp. |
Chứa nhiều đường | – Mứt trái cây sấy khô tẩm đường;
– Trái cây ngâm đường đóng hộp (đào ngâm, vải ngâm, quýt ngâm,…); – Bánh kẹo ngọt; – Nước giải khát chứa đường (nước ngọt có gas, nước tăng lực, trà sữa,…); – Trà và cà phê thêm nhiều đường. |
Chưa chín kỹ | – Gỏi hải sản sống, sushi, sashimi, hàu sống, phở tái, bò nướng tái,…
– Trứng lòng đào. |
Chứa nhiều chất béo bão hòa | – Thịt đỏ, mỡ động vật có vú;
– Dầu dừa, dầu cọ, dầu công nghiệp. |
Chứa nhiều đường và tinh bột phức hợp | – Ngũ cốc nguyên cám: Gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, lúa mạch,…
– Các loại khoai: Khoai lang, khoai mì, khoai sọ,… – Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt vừng, hạt điều,… – Các loại đậu: Đậu nành, đậu que, đậu xanh, đậu Hà Lan,… |
Chất lỏng | – Rượu bia và thức uống chứa cồn. |
Món cháo, món canh và món hầm là 3 nhóm món ăn không thể thiếu trong thực đơn cho người viêm gan B. Dưới đây là danh sách các mẫu công thức nấu cháo cá, canh rau đay và gà hầm vừa ngon, vừa giàu dinh dưỡng mà người bệnh viêm gan B nên lưu lại ngay:
Cháo cá lóc đậu xanh rất tốt cho sức khỏe của người bị viêm gan. Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị viêm gan B cấp tính. Trong khi đó, cá lóc là nguồn đạm dồi dào, dễ tiêu hóa và ít chứa cholesterol. Hòa cùng với nhau, cháo cá lóc đậu xanh cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp người bệnh phục hồi chức năng gan mà không làm gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Cháo cá lóc rau xanh rất thích hợp dùng làm bữa sáng trong thực đơn cho người viêm gan B
Cách nấu:
Riêu cua nấu rau đay là một món canh cực kỳ bổ dưỡng trong thực đơn cho người bị viêm gan B vì:
Canh riêu cua rau đay là món ăn giàu dưỡng chất và giúp gan nhanh hết viêm
Để nấu được một tô canh cua rau đay thơm ngon tròn vị, bạn cần chuẩn bị 300g cua đồng, 200g rau đay, 1 quả trứng, 5ml dầu ô-liu, hành tây, tỏi và gia vị. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hãy tiến hành nấu món canh này theo các bước sau:
Gà hầm nấm không chỉ ngon miệng mà còn đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người bệnh viêm gan. Bởi lẽ, trong món canh này chứa nhiều:
Canh gà hầm nấm chứa nhiều selen và chất chống oxy hóa rất tốt cho người bệnh viêm gan B
Để nấu món gà hầm nấm, bạn chỉ cần chuẩn bị: 1 con gà tươi đã được làm sạch (khoảng 1-1.5kg), 200g nấm hương hoặc nấm đùi gà, hành tây, tỏi, gừng, ớt, nước mắm, đường, tiêu, hành lá, ngò gai.
Cách thực hiện:
Thực đơn cho người viêm gan B có sự thay đổi rõ rệt tùy theo mức độ tiến triển của tình trạng viêm. Cụ thể:
Trong trường hợp viêm gan cấp tính có sốt, tốt nhất, người bệnh nên trực tiếp thăm khám cùng bác sĩ để được tư vấn thực đơn phù hợp. Bởi lẽ, khi đang bị sốt, bệnh nhân có thể sẽ không thể ăn được nhiều cữ trong ngày mà cần được truyền đường glucose trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc uống sữa thay cho uống nước, cũng như đòi hỏi một chế độ ăn nghiêm ngặt với sự chọn lọc thực phẩm gắt gao theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, sau khi hết sốt, bạn có thể cân nhắc áp dụng 2 mẫu thực đơn cho người viêm gan B cấp tính dưới đây để nhanh chóng khôi phục sức khỏe gan:
Mẫu 1: 1518 calo/ngày | Mẫu 2: 1761 calo/ngày | |
Cơ cấu khẩu phần | Đạm: 65g, Béo: 22g, Bột đường: 265g | Đạm: 85g, Béo: 29g, Bột đường: 290g |
Sáng
|
Phở bò (bánh phở 210g, thịt bò 35g), cam tươi: 85g | Cháo cá lóc đậu xanh (gạo tẻ 50g, thịt nạc 30g), hồng xiêm 100g |
Trưa | Gạo lứt 100g, mực hấp sả 60g, canh bầu nõn tôm 200g, nước táo ép 200ml. | 100g gạo lứt, bò xào cần tây, thơm và cà chua (thơm 15g, thịt bò 45g, cà chua 30g, cần tây 25g), canh xà lách xoong thịt băm 1 bát. |
Chiều | Gạo lứt 100g, bông cải xanh xào bò (thịt bò 35g, bông cải xanh 210g, dầu ô-liu 5ml), tráng miệng với 100g lê | 100g gạo lứt, mực dồn thịt sốt cà chua (70g mực, 25g thịt băm, 5g mộc nhĩ, cà chua 50g), canh cải bó xôi thịt băm 200g, chuối chín 100g. |
Tối | Sữa tách béo hoặc sữa công thức giàu đạm 200ml. | Sữa tách béo hoặc sữa công thức giàu đạm 200ml. |
Dưới đây là một mẫu thực đơn cho người bệnh viêm gan B mạn tính nặng 50kg, cần tiêu thụ 1750 calo / ngày, khẩu phần ăn bao gồm 5 cữ với tỉ lệ chất đường bột là 63 – 70%, chất đạm là 15 – 17% và chất béo là 15 – 20%:
Trên đây là những thông tin quan trọng về chế độ ăn cho người viêm gan B. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hình dung ra được thực đơn cho người viêm gan B nên được xây dựng như thế nào để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục chức năng gan và giảm thiểu tối đa biến chứng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc xây dựng thực đơn cho người bị viêm gan B, bạn hãy nhanh tay liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn sớm nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.