Đối mặt với bệnh viêm gan siêu vi B, nhiều người bệnh thường tự hỏi bị viêm gan B kiêng ăn gì để hạn chế được biến chứng và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. Trên thực tế, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu quả điều trị căn bệnh này. Bởi lẽ, viêm gan B là một căn bệnh không có thuốc điều trị và việc phục hồi sức khỏe hoàn toàn dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vậy, người bệnh viêm gan B nên kiêng gì để hỗ trợ hệ miễn dịch đào thải nhanh virus viêm gan? Nhằm giải đáp tất cả những thắc mắc trên, mời bạn hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Viêm gan B là tình trạng gây sưng viêm tại gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Người bệnh viêm gan B cần phải kiêng ăn một số loại thực phẩm nhất định vì 3 nguyên nhân sau:
Tóm lại, bên cạnh việc biết rõ người bệnh viêm gan B nên ăn gì, những kiến thức về việc hiểu rõ người bệnh viêm gan B kiêng ăn gì cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh viêm gan B kiêng ăn gì chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, muối, gia vị, rượu bia, thức ăn sống,… sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh hơn. Không những thế, việc kiêng cữ tất cả những loại thực phẩm quá bổ dưỡng, làm gia tăng gánh nặng chuyển hóa lên gan cũng được các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên hạn chế. Cụ thể:
Người bị viêm gan B nên kiêng ăn nội tạng động vật vì 3 nguyên nhân sau:
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho gan, người bị viêm gan B không nên ăn gì chứa nội tạng động vật, bao gồm các bộ phận như tim, gan, phèo, phổi,… thường gặp nhiều trong các món ăn như phá lấu, cháo lòng, dồi trường, bánh ướt mề gà, gỏi gà, v.vv….
Người bệnh viêm gan B nên kiêng ăn gì chứa nội tạng động vật (tim, gan, thận, tim, lá lách, v.vv…)
Thịt dê chứa ít chất béo hơn thịt bò và thịt lợn. Trung bình 100g thịt dê chỉ chứa 3% chất béo. Tuy nhiên, 30% hàm lượng chất béo trong thịt dê lại là chất béo bão hòa. Do đó, tiêu thụ thịt dê quá mức sẽ làm tăng nguy cơ lắng đọng chất béo triglyceride tại gan (gan nhiễm mỡ), kích thích các phản ứng viêm và làm tình trạng viêm gan tiến triển nặng hơn.
Người bị viêm gan B nên kiêng ăn tôm vì tôm có chứa một loại protein gọi là tropomyosin. Tropomyosin được chứng minh là nguyên nhân chính gây kích ứng hệ miễn dịch của con người; từ đó làm tăng nguy cơ dị ứng và tổn thương gan đối với những người bị viêm gan B.
Hơn nữa, tôm và các loại hải sản có thể bị nhiễm Vibrio vulnificus – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm với tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Do đó, người bị viêm gan B kiêng ăn gì có chứa tôm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Việc kiêng không ăn tôm gần như là một nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của những người đang điều trị viêm gan B.
Theo Hiệp hội Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc & New Zealand, măng tre có thể chứa tới 1000 mg hydro xyanua (HCN) trên mỗi kilogram măng. Sự hiện diện của HCN chính là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong măng. Liều gây tử vong cấp tính của xyanua đối với cơ thể con người là 0.5 – 3.5 mg / kg trọng lượng cơ thể. Điều đó có nghĩa là chỉ cần 25 – 175 mg xyanua tự do trong 200g măng cũng có thể khiến cho một người đàn ông trưởng thành tử vong.
Tuy hàm lượng xyanua trong măng giảm đáng kể sau khi thu hoạch, nhưng việc ăn măng vẫn tiềm ẩn một nguy cơ gây ngộ độc khó kiểm soát. Theo thống kê, ngộ độc xyanua từ măng tre thường xảy ra sau khi ăn măng tre, nhất là khi ăn măng ngâm chua, với liều lượng quá lớn. Do đó, người bệnh viêm gan B nên kiêng ăn gì chứa nhiều măng để phòng tránh tối đa các nguy cơ ngộ độc HCN có thể xảy ra.
Người bị viêm gan B không nên đưa măng vào khẩu phần ăn
Nhân sâm chứa nhiều ginsenosides – một nhóm chất chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ điều trị các rối loạn gan do nhiễm độc gan cấp tính/mãn tính và viêm gan. Tuy nhiên, nhân sâm cũng được báo cáo là có khả năng làm bất hoạt hoặc làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị viêm gan, từ đó có thể dẫn đến các tác dụng phụ gây tổn thương gan nặng nề hơn. Do đó, người bệnh viêm gan B kiêng ăn gì chứa nhân sâm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Viêm gan B làm giảm khả năng chuyển hóa và loại bỏ chất béo của gan. Khi ăn quá nhiều chất béo bão hòa, cơ thể không thể tiêu hóa và đào thải chúng hiệu quả. Điều này dẫn đến tích tụ mỡ trong gan và gây nên bệnh gan nhiễm mỡ, từ đó khiến bệnh viêm gan B thể tiến triển nhanh thành xơ và ung thư gan.
Mặt khác, chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây bệnh tim mạch và có thể dẫn đến đột quỵ. Do đó, người bệnh viêm gan B nên kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ bão hòa, chẳng hạn như: thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…), đồ ăn đường phố, các món thịt nướng, đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn (lạp xưởng, xúc xích, patê, thịt xông khói, v.vv…).
Thức ăn cay nóng hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe gan. Ngược lại, thực phẩm cay nóng còn chứa nhiều caspacin – một hợp chất được chứng minh là có tác dụng chống lại viêm gan cấp tính do nhiễm trùng.
Tuy nhiên, thực phẩm cay nóng thường kích thích niêm mạc miệng, dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến các biến chứng liên quan như viêm loét dạ dày, viêm loét ruột, rối loạn tiêu hóa, từ đó làm hiệu quả điều trị bệnh viêm gan bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, người bệnh viêm gan B tốt nhất nên hạn chế ăn các món cay nóng để tạo điều kiện tối ưu cho việc chữa bệnh viêm gan B.
Người bệnh viêm gan B nên kiêng ăn gì chứa nhiều gia vị cay nóng
Người bị viêm gan B cần kiêng thức ăn chế biến sẵn và đồ đóng hộp vì những loại thực phẩm này thường chứa lượng muối, đường và chất bảo quản cao. Trong đó, khi tiêu thụ quá nhiều:
Do đó, người bị viêm gan B nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn và đồ đóng hộp để bảo vệ sức khỏe gan một cách tối đa.
Người bị viêm gan B nên kiêng rượu bia vì những loại thức uống này làm suy giảm hệ miễn dịch và cho phép virus viêm gan B tồn tại mãi mãi, gây nên bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính kéo dài đến suốt đời. Không những thế, nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B khi tiêu thụ rượu bia còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan lên gấp 5 lần.
Xơ gan là một bệnh lý gan mạn tính xảy ra khi tế bào gan bị tổn thương, để lại sẹo và trở nên xơ hóa. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục dung nạp rượu bia, tình trạng bệnh gần như chắc chắn sẽ tiến triển thành ung thư và trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Thực phẩm quá bổ dưỡng, chẳng hạn như gan động vật, nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo, vi cá v.vv… thường chứa rất nhiều calo hoặc / và các hợp chất chống oxy hóa mạnh. Việc tiêu thụ các thực phẩm này một cách thiếu kiểm soát có thể làm gan, thận, ruột quá tải để hấp thụ, chuyển hóa, phân phối và đào thải các chất, từ đó khiến bệnh viêm gan lâu hồi phục hơn.
Không những thế, liên tục tẩm bổ mất kiểm soát sẽ khiến gan tích mỡ. Lượng chất béo tích tụ trong gan của bạn sẽ cản trở hiệu quả của các loại thuốc điều trị nhắm vào vi-rút viêm gan, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, khi bị viêm gan B kiêng ăn gì quá bổ dưỡng cũng được xem là một nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà người bệnh không nên bỏ lỡ.
Người bệnh viêm gan B không nên ăn gì quá bổ dưỡng để tránh làm tăng áp lực chuyển hóa lên gan
Viêm gan B làm suy yếu chức năng gan. Vì thế, việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng cũng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, đường và chất tạo ngọt khi tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra áp lực lớn lên gan trong việc chuyển hóa đường thành năng lượng. Đồng thời, chất tạo ngọt cũng làm tăng nồng độ đường huyết, gây bất lợi cho sức khỏe. Mức đường huyết cao có thể dẫn đến tình trạng tiểu đường, gây thêm tổn thương gan và tăng nguy cơ các biến chứng liên quan đến viêm gan B.
Người bị viêm gan B thường có nguy cơ cao gặp rối loạn gan, như xơ gan hoặc suy gan. Khi gan bị tổn thương, khả năng giữ cân bằng chất lỏng và điều tiết huyết áp bị ảnh hưởng. Tiêu thụ muối dư thừa (nhiều hơn 5g / ngày) có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể và tăng áp lực lên thành mạch máu, khiến gan đào thải độc tố kém hiệu quả hơn.
Việc giảm muối cũng giúp giảm nguy cơ phù nề, một biến chứng thông thường do sự tích tụ chất lỏng quá mức tại gan. Vì vậy, khi bị viêm gan B kiêng ăn gì chứa nhiều muối được xem là nguyên tắc dinh dưỡng hàng đầu được nhiều bác sĩ khuyến nghị nhằm bảo vệ gan và tránh các biến chứng liên quan đến phù nề gan.
Người mắc viêm gan B có hệ miễn dịch bị suy giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ thực phẩm. Thực phẩm tái sống, như thịt tái hoặc hải sản chưa chín, có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, chẳng hạn như: khuẩn E.coli, Toxoplasma, Listeria, Salmonella, v.vv… Những vi khuẩn này khi xâm nhập vào ruột, có thể gây nhiễm trùng máu, từ đó gây nhiễm trùng gan, khiến gan phải chịu đựng cùng lúc sự tấn công của cả vi khuẩn và virus.
Đối với người bị viêm gan B, việc nhiễm thêm các tác nhân gây bệnh từ thực phẩm tái sống có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Do đó, người bệnh viêm gan B kiêng ăn gì chứa thực phẩm tái sống để giảm nguy cơ nhiễm trùng và bảo vệ gan toàn diện.
Người bệnh viêm gan B nên kiêng gì chứa nhiều thịt sống
Để nhanh chóng khỏi bệnh, bên cạnh việc tìm hiểu viêm gan B kiêng ăn gì, người bệnh viêm gan B cần kết hợp thay đổi lối sống, sinh hoạt bằng cách kiêng cữ các thói quen gây hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho gan như: hút thuốc, lạm dụng thuốc, căng thẳng tâm lý, quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc với máu và dịch nhầy của người nhiễm bệnh. Cụ thể:
Thuốc lá có chứa hơn 7000 hóa chất độc hại có thể kích thích viêm, gây căng thẳng oxy hóa và làm tăng tổn thương tế bào gan. Đặc biệt, trong khói thuốc lá tồn tại hơn 70 hợp chất đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư cho cơ thể, bao gồm cả ung thư gan. Theo nghiên cứu, những người bệnh viêm gan B hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn do tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong thuốc lá. Do đó, người bệnh viêm gan B cần tránh tuyệt đối việc hút thuốc để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Căng thẳng khiến nồng độ hormone cortisol trong cơ thể tăng cao. Cortisol là một hormon glucocorticoid được chứng minh có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách gia tăng sự tích tụ đường glucose và ức chế cơ thể giải phóng năng lượng thông qua glycogen. Từ đó, căng thẳng quá mức làm trầm trọng thêm tình trạng suy gan do viêm gan B.
Không những thế, căng thẳng cũng có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bị viêm gan B. Cảm giác căng thẳng, lo lắng, stress có thể ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra sự khó chịu, mất ngủ, thiếu tập trung và làm gan suy giảm chức năng toàn diện.
Người bị viêm gan B không nên lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ vì:
Tóm lại, việc lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị bệnh viêm gan B và gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị viêm gan B, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại thuốc đông y, tây y, thuốc nam, thuốc bắc hay vitamin tổng hợp mà chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.
Người bệnh viêm gan B không nên tự ý dùng các loại thảo dược bổ gan khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ
Người bị viêm gan B nên tránh quan hệ tình dục không an toàn vì 2 nguyên nhân sau:
Do đó, để tránh lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như người khác, việc sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su là cực kỳ quan trọng đối với người bị viêm gan B.
Máu và dịch nhầy cơ thể là nguồn chứa và lây nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E. Trong đó, virus viêm gan B có thể tồn tại ngoài môi trường sống lên đến 7 ngày cùng với tốc độ lây nhiễm nhanh gấp 50 – 100 lần virus HIV. Do đó, người bệnh viêm gan B cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với máu và dịch nhầy của người khác bằng cách:
Viêm gan B là một bệnh lý không có thuốc điều trị và việc khỏi bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ đào thải virus của hệ miễn dịch. Do đó, với người bệnh viêm gan B, việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động có vai trò mang tính quyết định trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý mà người bệnh viêm gan B cần lưu ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình:
Tập yoga nhẹ nhàng sau khi hết sốt giúp người bệnh viêm gan B tăng cường sức khỏe tổng thể
Trên đây là những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động dành cho người bệnh viêm gan B. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người bệnh viêm gan B không nên ăn gì để từ đó, xây dựng được một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Tóm lại, việc tuân thủ một chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động khoa học là yếu tố hàng đầu giúp người bệnh viêm gan B nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc người bị viêm gan B kiêng ăn gì, nên ăn gì hay xây dựng một thực đơn ăn uống cụ thể ra sao, hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!