Axit Folic là gì và tác dụng như thế nào đến sức khỏe?

04/07/2022 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Bạn hẳn đã nghe rất nhiều về thuật ngữ Axit folic, một hoạt chất vô cùng quen thuộc mẹ bầu nào cũng biết đến. Thế nhưng “nó” là gì, có nhiệm vụ gì, tác dụng ra sao với cơ thể…bạn đã nắm rõ chưa?

Axit folic là một trong những hoạt chất thiết yếu, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Nếu không bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết này, mọi hoạt động của cơ thể sẽ ngưng trệ. Để nắm rõ hơn các thông tin quan trọng về Acid folic, ảnh hưởng của hoạt chất với sức khoẻ, mời các bạn theo dõi trong bài viết sau đây.

Chúng ta thường được khuyến cáo rằng, cần bổ sung Axit folic trong chế độ ăn uống mỗi ngày nhằm đảm bảo sức khoẻ. Hoặc khi đi khám thai những tháng đầu tiên, bác sĩ thường kê loại thuốc bổ sung dưỡng chất này. Vậy đây là chất gì?

Axit folic là gì?

Những điều cần biết về acid folic

Axit folic là gì?

Axit folic (hay là acid folic) là một dạng tổng hợp của folate. Trong y khoa còn có tên gọi khác là vitamin B9, Folat hay Folacin (các dạng có thể hòa tan trong nước của vitamin B9). Đây là một sản phẩm nhân tạo được các nhà sản xuất thêm vào các chất bổ sung vitamin và thực phẩm tăng cường.

Loại vitamin này còn là thành phần cấu tạo nên nucleoprotein và tế bào hồng cầu, giúp tạo ra DNA và các vật liệu di truyền khác. Đặc biệt, Vitamin B9 còn được xếp vào nhóm 13 loại vitamin cần thiết mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể. Phụ nữ tiền mang thai, khi mang thai, sau sinh hay trẻ sơ sinh là những đối tượng cần bổ sung vitamin B9 lớn nhất. (1, 2)

Axit folic có tác dụng gì?

Nutrihome chia sẻ cũng như nói về tầm quan trọng của Axit folic và thuộc nhóm chất cần bổ sung hàng ngày cho cơ thể. Lý do cho việc này là gì? Axit folic có tác dụng gì đối với cơ thể chúng ta? Sau đây là những tác dụng của Axit folic đối với cơ thể con người.

1. Đối với người bình thường

Axit folic có nhiệm vụ là sản xuất mới và duy trì các tế bào khoẻ mạnh. Đồng thời còn giúp cơ thể phòng chống ung thư thông qua việc ngăn ngừa những thay đổi ở DNA. Trong y học sử dụng Axit folic tương tự như loại thuốc trị thiếu hụt Acid folic cũng như một số bệnh thiếu tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu.

Acid folic ngăn chặn thêm một số những bệnh lý khác của cơ thể như: mất trí nhớ, dấu hiệu bị lão hoá, loãng xương, người già nghe kém, trầm cảm, khó ngủ, đau cơ bắp, bạch biến, bồn chồn ở chân… (3)

Axit folic có tác dụng gì?

2. Đối với mẹ bầu

  • Ngăn ngừa được các khuyết tật bẩm sinh đến từ não và tuỷ sống. Khi bắt đầu mang thai, não và tuỷ sống là những bộ phận quan trọng hình thành đầu tiên. Chính vì vậy, giai đoạn này rất cần Acid folic.
  • Ngăn ngừa các bệnh thiếu máu của cơ thể vì vitamin B9 có nhiệm vụ hỗ trợ tạo tế bào máu. Hạn chế các trường hợp đáng tiếc như sinh non, sảy thai, suy dinh dưỡng, chứng rối loạn tâm thần…
  • Tác dụng lớn trong việc suy giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư ruột kết, giảm đột quỵ…
  • Hạn chế quá trình lão hoá, loãng xương, giảm trầm cảm, bệnh nứt đốt sống…

3. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Giảm thiểu khả năng mắc chứng chậm phát triển về ngôn ngữ;
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh liên quan đến não (vô sọ) và tuỷ sống (nứt tủy sống).

Ai nên bổ sung Axit folic?

Là một trong những hoạt chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể khoẻ mạnh. Hầu như tất cả mọi người đều cần bổ sung Axit folic mỗi ngày, đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, tuỳ từng đối tượng mà liều lượng bổ sung sẽ có sự chênh lệch khác nhau. (4)

Chính vì vậy, khi bổ sung Vitamin B9 cần nắm rõ điều này. Sau đây là những đối tượng nên bổ sung Axit folic để duy trì cơ thể khoẻ mạnh:

  • Trẻ em khi vừa sinh ra, thiếu nhi hoặc thanh thiếu niên;
  • Người trưởng thành, người già;
  • Phụ nữ đang chuẩn bị cho quá trình mang thai.
  • Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu của thai kỳ cần bổ sung nhiều Acid folic. Qua 3 tháng vẫn cần duy trì mức ổn định theo liều lượng bác sĩ kê đơn.

Riêng với các bà bầu, tiền sử gia đình có những người mắc các bệnh dưới đây, khả năng cao em bé sẽ bị khuyết tật ống thần kinh. Vì vậy cần phải bổ sung Axit folic đầy đủ:

  • Tiền sử mang thai bị ảnh hưởng khuyết tật ống thần kinh;
  • Bản thân người mẹ hoặc cha của bé có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh;
  • Người mẹ bị bệnh tiểu đường hay thừa cân nhiều;
  • Mẹ mắc chứng hồng cầu hình liềm;
  • Đang sử dụng một số loại thuốc bệnh động kinh;
  • Người mẹ đang sử dụng các loại thuốc trong điều trị HIV.

Ai nên bổ sung Axit folic, bà bầu phụ nữ mang thai

Bà bầu cần bổ sung acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu ở mẹ và các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ

Nhu cầu Axit Folic cho các đối tượng cụ thể

Như đã nêu trên, Acid folic là hoạt chất thiết yếu của cơ thể, ai cũng cần bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, tuỳ theo độ tuổi và từng trường hợp cụ thể đẻ bổ sung đúng với nhu cầu mà cơ thể cần. Với người bình thường, lượng Axit folic cần bổ sung mỗi ngày như sau:

Nhu cầu Axit Folic

Nên uống Axit folic bao nhiêu là đủ

  • Từ 0 – 6 tháng tuổi là 25-35 mgc/ngày, đối với trẻ sinh thiếu tháng liều lượng 50mcg/ngày.
  • Từ 7 – 12 tháng cần 80mgc mỗi ngày;
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi là 150mcg/ngày;
  • Từ 4 – 8 tuổi cần 200mgc mỗi ngày;
  • Độ tuổi thiếu niên 9 – 13 tuổi cần 300mgc/ngày;
  • Từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung 400mgc/ngày.

Riêng phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị cho quá trình mang thai là đối tượng cần bổ sung Acid folic nhiều nhất, khoảng 400 – 800mgc/ngày. Đặc biệt, phụ nữ vừa mới mang thang trong 12 tuần đầu thai kỳ thì liều lượng Axit folic cần cao hơn. Vì vậy, khi khám thai trong 12 tuần đầu bác sĩ bao giờ cũng sẽ kê thêm Axit folic.

Điều này nhằm làm giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra bị khuyết tật ống thần kinh. Đồng thời còn giúp cho não bộ và cột sống của trẻ phát triển một cách bình thường.

Đối với bà mẹ cho con bú thì liều lượng Axit folic cần khoảng 500mgc/ngày. Riêng các trường hợp bệnh nhân bị nứt đốt sống, gia đình có tiền sử dị tật ống thần kinh liều lượng khuyến cáo là 4.000mcg mỗi ngày.

Có thể bổ sung Axit folic thông qua tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

Axit folic có ở đâu?

Trong tự nhiên, Axit folic có mặt rất nhiều trong các loại thức ăn khác nhau. Chúng ta cần duy trì một bữa ăn đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng và không thiếu hụt lượng acid này.

Axit folic có ở đâu?

Chúng ta có thể bổ sung acid folic thông qua thực phẩm

Axit folic thường có nhiều trong các loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại rau và đậu: Thực phẩm nhiều Axit folic nhất có thể điểm tên các loại rau như: Rau chân vịt, măng tây, củ cải, rau bina, diếp cá cải brruxen, đậu bắp, bông cải xanh… Tương tự cho các loại đậu khác như: Đậu Hà Lan, đậu xanh, các loại hạt đậu khô… Một số loại thực phẩm khác như men, nấm cũng là nguồn cung cấp Acid folic không nên bỏ qua.
  • Các loại hoa quả quen thuộc như: Cam và họ nhà cam như bưởi, chanh, quả chuối; quả bơ; dưa gang; nước ép cà chua.
  • Axit folic có nhiều trong thận và gan bò, gan và thận động vật; cua…
  • Các loại thực phẩm đã qua chế biến như: Ngũ cốc, bánh mì, bột mì, các loại bánh quy…

Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung lượng Axit folic thông qua các loại thực phẩm chức năng, viên dạng thuốc. Đây là những chế phẩm y học cung cấp Axit folic nhanh và đầy đủ liều lượng trong thời gian ngắn.

Thiếu Axit folic có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Nằm trong nhóm 13 hoạt chất thiết yếu mà cơ thể cần mỗi ngày nên nếu thiếu Axit folic, sức khoẻ sẽ gặp trục trặc. Thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến tình trạng đáng báo động.

Thiếu Axit folic xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin B9 cho cơ thể. Từ đó dẫn đến một loại tình trạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Dễ dẫn đến các biến chứng về xương, biến chứng tim và một số biến chứng khác như: Vô sinh, mất trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đi lại khó khăn… (5)

Thiếu Axit folic có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Một biến chứng khác khi thiếu Acid folic nữa đó là gây giảm bạch cầu và tiểu cẩu. Lúc này cơ thể sẽ giảm khả năng chống nhiễm trùng, đông máu, tình trạng chảy máu. Hoặc nặng hơn có thể gây xuất huyết não và tử vong trong thời gian ngắn.

Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu thiếu Axit folic sẽ làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong bào thai như: Vô sọ, chẻ đôi đốt sống, dễ bị sảy thai, nguy cơ sinh non cao. Khi sinh ra trẻ dễ tử vong sau sinh, suy dinh dưỡng…

Khi cung cấp không đủ lượng Axit folic cơ thể sẽ thường xảy ra các dấu hiệu như: Cơ thể mệt mỏi và yếu đuối, đau đầu, khó tập trung, dễ cáu gắt, tình trạng tim đập nhanh và khó thở, cơ thể khó chịu. Ngoài ra còn một số triệu chứng biểu hiện rõ nét hơn như: Trên lưỡi và bên trong miệng có các vết loét; da, tóc và móng tay bị đổi màu…

Tác dụng phụ của Axit folic

Hầu hết mọi người đều an toàn khi bổ sung Axit folic với liều lượng không quá 1mg mỗi ngày. Ít khi người dùng gặp phải các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi dùng, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Cảm thấy bị buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Cơ thể bị phù ở các bộ phận như mặt, môi, lưỡi…
  • Các phát ban trên da như bong tróc da, ngứa da, đỏ da, phồng rộp da…
  • Tức ngực, đau cổ họng;
  • Đau bụng;
  • Khó chịu, thay đổi hành vi;
  • Từng dùng Axit folic và bị dị ứng.

Ngoài ra nếu dùng quá nhiều Acid folic cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Che giấu sự thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến việc cơ thể che giấu chứng thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Từ đó tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, tổn thương não.
  • Làm tăng sự suy giảm tinh thần do tuổi tác cũng như bị mất chức năng não cao hơn.
  • Đối với trẻ em nếu bổ sung quá nhiều Acid folic có thể làm trí não chậm phát triển.
  • Với phụ nữ đang mang thai, dùng quá nhiều vitamin B9 sẽ dẫn đến tình trạng tăng kháng kháng insulin.
  • Với mức Axit folic thích hợp khi tế bào tiếp xúc có thể làm giảm nguy cơ gây ung thư. Nhưng nếu bổ sung quá liều thì khả năng tái phát ung thư sẽ cao hơn.
  • Với nững người bị rối loạn co giật, nếu bổ sung Acid folic sai cách dẫn đến cơn co giật càng trở nên tệ hơn.

Acid folic và tương tác thuốc

Khi sử dụng Axit folic có thể tương tác vừa phải với một số loại thuốc khác nhau. Vì thế người dùng nên thận trọng, tốt nhất nên dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc tương tác với Axit folic bao gồm:

1. Fosphenytoin (Cerebyx)

Là loại thuốc dùng khi có các cơn co giật ở bệnh nhân. Cơ thể phá vỡ fosphenytoin để loại bỏ cơn co giật này và Acid folic có thể làm phân hủy fosphenytoin nhanh hơn. Dẫn đến cơ thể khó chống lại co giật.

2. Phenobarbital (Luminal)

Cũng là loại thuốc dùng cho những cơn co giật. Nếu đang sử dụng loại thuốc này mà dùng Axit folic thì sẽ làm giảm công dụng của thuốc. Nghĩa là việc ngăn ngừa co giật không còn hiệu quả cao nữa.

3. Phenytoin (Dilantin)

Phenytoin được dùng để kiểm soát cũng như chống các cơn động kinh, co giật. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu dùng Axit folic chung với nhau sẽ làm tình trạng co giật tăng lên. Bởi vì Axit folic làm tăng tốc độ của cơ thể phân hủy Phenytoin.

4. Primidone (Mysoline)

Khi bị động kinh hoặc tình trạng co giật lớn thì thường dùng primidone cho người bệnh. Khi dùng Axit folic sẽ gây ảnh hưởng và làm tình trạng co giật tăng cao. Nghĩa là hiệu quả ngăn ngừa và kiểm soát co giật bị giảm đi nhiều.

5. Pyrimethamine (Daraprim)

Khi bị nhiễm trùng bào thai hoặc nhiễm trùng mắt thường dùng Pyrimethamine. Nếu dùng Acid folic, sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và hiệu quả điều trị không tốt.

6. 5-Fluorouracil

5-Fluorouracil là một trong những hóa chất dùng để điều trị ung thư dạ dày, trực tràng, đại tràng, ung thư vú… Nếu như bạn đang có phác đồ điều trị bệnh sử dụng 5-Fluorouracil thì không nên sử dụng Axit folic.

Dùng Axit folic chung với 5-Fluorouracil sẽ làm cho các tác dụng phụ tăng cao hơn. Nhất là những người đang có bệnh về dạ dày. Hãy tham khảo với bác sĩ hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu bạn muốn bổ sung Axit folic.

7. Capecitabine (Xeloda)

Nếu bạn đang điều trị về bệnh ung thư đại tràng, trực tràng…bằng Capecitabine thì việc bổ sung Acid folic cần được cân nhắc. Bởi khi dùng Axit folic trong quá trình điều trị thuốc này sẽ làm cho tác dụng tăng lên. Nhất là người đang bị bệnh về dạ dày: nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Có rất nhiều những lo ngại về việc sử dụng Axit folic khi đang điều trị thuốc Capecitabine. Vì vậy, nếu bạn muốn bổ sung hãy nhờ bác sĩ tư vấn thật kỹ càng nhé.

Acid folic và các câu hỏi thường gặp

Khi bổ sung Axit folic với liều lượng không quá 1 mg mỗi ngày thì hầu hết mọi không bị ảnh hưởng xấu và luôn an toàn. Nếu sử dụng liều cao hơn 1mg mỗi ngày thì sẽ không đảm bảo an toàn cho người dùng.

Nếu sử dụng Axit folic quá liều có thể gây các tác dụng phụ cho cơ thể. Cụ thể như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu, lú lẫn, thay đổi hành vi, phản ứng da, co giật và các tác dụng phụ khác.

Dưới đây sẽ là những câu hỏi thường gặp và giải đáp từ các chuyên gia về Axit folic. Hãy tham khảo ngay để không phải lo lắng khi muốn bổ sung Vitamin B9 cho cơ thể nhé.

1. Axit Folic có phải là sắt không?

Trả lời: KHÔNG. Đây là hai dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Nhiều người thường bị lầm tưởng Axit folic và sắt là một. Axit folic còn được gọi là Vitamin B9 có vai trò quan trọng cho cơ thể.

Vitamin B9 có khả năng tan được trong nước và ở ruột non được hấp thụ hoàn toàn. Vai trò quan trọng nhất chính là tạo và duy trì tế bào mới và trong quá trình tạo máu không thể thiếu Axit folic.

Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: rau lá, đậu bắp, măng tây, một số loại đậu, trái cây, nấm, nấm men, gan,… Hoặc trong nước cam và nước ép cà chua hay thận động vật. Ngoài ra còn có sẵn dưới dạng chất bổ sung và thường được sử dụng kết hợp với các vitamin B khác.

2. Ai không nên uống Acid Folic?

Trả lời: Những người không nên uống Acid folic là:

  • Người đã từng dị ứng với Axit folic
  • Bệnh nhân có vấn đề về thận, bệnh nhiễm trùng
  • Người bị thiếu máu các loại
  • Người hay uống rượu không nên dùng Axit folic
  • Phụ nữ mang thai bị thiếu máu (cần tư vấn từ bác sĩ)

Trước khi muốn bổ sung Axit folic, nếu bạn có các vấn đề trên hay tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

3. Axit Folic uống khi nào?

Trả lời: Như đã nói ở trên, Axit folic rất cần cho phụ nữ tiền mang thai và trong cá nguyệt đầu thai kỳ. Lượng Vitamin B9 cần bổ sung sẽ giúp cho bào thai tránh dị tật bẩm sinh và phát triển khỏe mạnh. Trước khi sử dụng cần tham khảo và có chỉ định từ các chuyên gia, bác sĩ cũng như theo dõi định kỳ.

Liều lượng sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ cho mỗi ngày là 400mcg. Từ tháng thứ 4 – 9 (tam cá nguyệt 2) là 600mc/ngày. Sau khi sinh và cho con bú bổ sung 500mcg Axit folic mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo tiểu lượng từ bác sĩ hoặc dùng thuốc viên thì hãy kiểm tra lượng Axit folic. Ngoài ra, trong các loại thực phẩm bổ sung cũng có Axit folic, mẹ có thể lựa chọn thêm.

Đối với mẹ bầu được chẩn đoán sinh con có nguy cơ cao bị khuyết tật ống thần kinh thì bổ sung Acid folic liều cao hơn. Liều lượng sẽ là 5mg/ngày cho đến khi thai hết 3 tháng.

Các trường hợp cụ thể bạn phải dùng Axit folic là: Chứng trầm cảm, hay cáu kỉnh, hay quyên, tập trung khó, sa sút trí nhớ, cơ thể đau nhức, khó thở, da bị nhợt nhạt, vị giác kém, sưng lưỡi, loét miệng… Hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chán ăn,

4. Uống Acid Folic lúc nào trong ngày? Trước hay sau khi ăn?

Trả lời: Sử dụng Axit folic hấp thụ tốt nhất là vào giữa 2 bữa ăn và có thể uống chung với nước trái cây hoặc cam. Đặc biệt nên tránh sử dụng chung với rượu, café hay nước trà vì khả năng hấp thụ sẽ bị giảm.

Đối với phụ nữ được khuyên là nên uống Axit folic sau khi ăn khoảng 30 phút với nước lọc. Hoặc trước khi ngủ buổi tối 2 tiếng và để dạ dày dễ chịu có thể ăn kèm đồ ăn nhẹ.

Lượng Axit folic nên bổ sung mỗi ngày được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch Hoa kỳ khuyến cáo ít nhất 400mcg.

5. Thai phụ nên bổ sung Axit Folic khi nào và đến khi nào?

Trả lời: Phụ nữ mang thai ở 3 – 4 tuần đầu hoặc tiền mang thai uống Axit folic đầy đủ mỗi ngày. Bởi vì nó sẽ giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở thai nhi như vô sọ hoặc nứt đốt sống.

Mẹ bầu nên bổ sung Axit folic từ tiền mang thai 3 -12 tháng và 12 tuần đầu thai kỳ. Việc bổ sung chậm nhất trước khi mang thai là khoảng 1 tháng và hàm lượng 400mcg/ngày.

Sau khi sinh, để nuôi dưỡng và phát triển cho trẻ toàn diện mẹ vẫn nên mẹ cũng nên bổ sung Acid folic. Ngoài ra còn hỗ trợ giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh hơn, giảm tình trạng trầm cảm và lão hóa.

Chính vì vậy, sau khi sinh mẹ vẫn nên dùng Axit folic từ 3 đến 6 tháng. Hàm lượng bổ sung mỗi ngày khoảng 500mcg.

6. Cần bổ sung Axit folic cho nam giới không?

Trả lời: Nam giới cần bổ sung Axit folic.

Đối với nam giới tuy tình trạng Axit folic bị thiếu hụt không phổ biến nhưng vẫn cần bổ sung. Việc bổ sung này giúp mọc tóc, tăng cường sức khỏe của tim mạch hoặc chứng trầm cảm.

Đặc biệt, đối với nam giới đang chuẩn bị tinh thần để làm bố thì việc bổ sung Axit folic cũng rất cần thiết. Điều này giúp sức khỏe và chất lượng tinh trùng được duy trì, cải thiện được khả năng sinh sản. Ngoài ra còn giảm nguy cơ lượng tinh trùng sản xuất loại bất thường.

Acid folic là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ tiền và khi mang thai. Việc bổ sung đầy đủ mỗi ngày với liều lượng hợp lý sẽ giúp cải thiện nhiều vấn đề liên quan. Hy vọng với những chia sẻ trên của Nutrihome giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi tìm hiểu và muốn bổ sung nguồn dưỡng chất này. Liên hệ hotline 1900633599 để được tư vấn chi tiết và cụ thể nếu bạn đang còn thắc mắc nhé.

2/5 - (1 bình chọn)
10:30 06/01/2023