Axit folic có phải là sắt không, bổ sung sao cho đúng cách?

12/07/2022 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Sắt và Acid Folic là hai loại dưỡng chất có vai trò quan trọng với cơ thể mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy axit folic có phải là sắt hay không? Sắt và axit folic có giống nhau không? Cách bổ sung sắt và Acid Folic như thế nào để cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại dưỡng chất này.

Axit folic có phải là sắt không?

Nhiều bạn đọc băn khoăn liệu “Axit folic có phải là sắt không?” Hay “Sắt có phải là acid folic?” Câu trả lời là KHÔNG. Hoàn toàn KHÔNG GIỐNG NHAU. Sắt và axit folic là 2 loại dưỡng chất khác nhau, và chúng đều có vai trò quan trọng cho cơ thể.

Sắt và axit folic có giống nhau không? Giống nhau vì sắt và axit folic đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Câu hỏi “axit folic có phải là chất sắt không” cũng bắt nguồn từ việc các bác sĩ thường chỉ định uống bổ sung 2 chất này trong thai kỳ.

Cụ thể công dụng, liều dùng của sắt và axit folic như sau:

Axit folic có phải là sắt không?

Axit folic có phải là sắt là câu hỏi mẹ bầu thường quan tâm

1. Axit folic

Axit folic là một trong những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi. Tuy cơ thể cần lượng khá nhỏ axit folic nhưng cần bổ sung đúng cách, đúng thời điểm.

Axit folic là gì?

Axit folic có phải là chất sắt không? Axit folic không phải là sắt mà là dạng hòa tan của vitamin B9. Axit folic có công dụng tham gia vào quá trình sản xuất, duy trì tế bào mới và ngăn ngừa sự thay đổi ở DNA gây ung thư. Axit folic có vai trò phân chia tế bào, ảnh hưởng sự phát triển hệ thần kinh, não bộ và tủy sống ở thai nhi.

Axit folic là gì?

Axit folic là 1 dạng chất hoà tan của vitamin B9

Đối với phụ nữ trước hoặc khi mang thai cần bổ sung axit folic cho cơ thể. Đặc biệt là khi mang thai, lượng axit folic cần cao gấp 4 lần so với người bình thường. Đồng thời, tùy vào thể trạng từng người, từng giai đoạn thai kỳ để bổ sung sắt phù hợp.

Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai cần bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày. Phụ nữ có thai dùng 500mcg – 600 mcg acid folic mỗi ngày. Phụ nữ cho con bú cần bổ sung 500 mcg mỗi ngày.

Công dụng của axit folic đối với mẹ bầu

Acid folic không phải là chất sắt. Axit folic là một chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào trong cơ thể người. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, axit folic đóng vai trò giúp phát triển não bộ và tủy sống cho thai nhi.

Các công dụng nổi bật của axit folic đối với bà bầu như sau:

  • Axit folic có công dụng phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chẻ đôi đốt sống, không có xương sọ não.
  • Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng hình thành và phát triển tế bào hồng cầu. Do đó bổ sung axit folic để phòng ngừa bệnh thiếu máu ở thai phụ. Nhờ đó có thể hạn chế tình trạng sảy thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non,… (1)
  • Acid folic hỗ trợ quá trình phân chia tế bào khi thai nhi đang hình thành, giúp tạo tế bào mới và duy trì chúng. Đặc biệt thành phần này quan trọng trong việc nhân đôi ADN, tránh đột biến ADN gây ung thư.
  • Axit folic góp phần cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa bệnh trầm cảm sau sinh ở thai phụ.
  • Hạn chế dị tật hở hàm ếch, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ sơ sinh. Đây là công dụng quan trọng mà việc bổ sung axit folic trong giai đoạn mang thai là cần thiết.
  • Bổ sung axit folic giúp trẻ nhỏ phát triển bình thường về ngôn ngữ.

2. Sắt

Sắt là gì? Sắt có phải là axit folic hay không? Sắt có vai trò như thế nào đối với sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng?

Sắt là gì?

Nhưng đã nhấn mạnh ở trên, sắt không phải là acid folic. Sắt là khoáng chất được dự trữ ở gan, tủy xương, lách và tế bào khác. Sắt là nguồn nguyên liệu giúp tổng hợp hemoglobin để vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Bên cạnh đó, sắt có công dụng cấu tạo enzym để tăng hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ tốt hơn.

Mỗi độ tuổi sẽ có liều lượng sử dụng sắt phù hợp và nhất định. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mỗi độ tuổi cần bổ sung lượng sắt hàng ngày như sau:

  • Bổ sung 11mg sắt cho nam giới từ 14 đến 18 tuổi
  • 15mg sắt cho phụ nữ từ 14 đến 18 tuổi
  • 8mg sắt cho nam giới từ 19 đến 50 tuổi
  • 18mg sắt cho phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi
  • 27mg sắt cho phụ nữ đang mang thai
  • 9 – 10mg sắt đối với người đang cho con bú
  • 8mg sắt đối với người lớn trên 51 tuổi

Công dụng của sắt đối với mẹ bầu

Sắt không phải là axit folic, vậy tại sao cơ thể cần bổ sung sắt? Công dụng của sắt đối với phụ nữ mang thai như thế nào? Cụ thể sắt là thành phần thiết yếu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và phụ nữ có thai.

Bổ sung sắt đầy đủ, đúng liều lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với bà bầu như:

  • Sắt có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong giai đoạn mang thai ở bà bầu. (2)
  • Bổ sung sắt hợp lý để ngăn ngừa triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, rụng tóc, nghén khi mang thai,…
  • Đặc biệt, sắt đóng vai trò quan trọng giúp hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, trẻ nhẹ cân, sinh non, nhiễm trùng sau sinh, xuất huyết,…
  • Sắt cung cấp dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ.

Sắt và axit folic có trong thực phẩm nào?

Axit folic và sắt là hai chất khác nhau. Vậy Sắt có nhiều trong thực phẩm nào? Axit folic có nhiều trong thực phẩm nào? Mỗi loại dưỡng chất sẽ có nhiều trong các nhóm thực phẩm khác nhau. Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng và giàu dưỡng chất giúp bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng, trong đó có chất sắt và acid folic.

Sắt có ở đâu?

Sắt có ở đâu?

Sắt cũng có mặt trong nhiều thực phẩm dễ tìm

Khoáng chất sắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mọi đối tượng. Đặc biệt là với các mẹ bầu, một số loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như:

1. Gan, các loại nội tạng

Nội tạng động vật như gan, thận, não, tim chứa khá nhiều sắt. Ngoài ra, nội tạng động vật rất giàu protein, vitamin B, đồng, vitamin A. Do đó đây là loại thực phẩm mà bạn có thể bổ sung cho bà bầu.

2. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành… sẽ cung cấp hàm lượng sắt lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Trong đó 198 gam đậu lăng chứa 6,6mg sắt đáp ứng 37% nhu cầu cơ thể.

Ngoài ra đậu cũng cung cấp lượng lớn folate, magie và kali. Bạn có thể bổ sung các loại đậu này trong thực đơn của mình để đáp ứng nhu cầu axit folic.

3. Các loại thịt đỏ

Bà bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê…. Những loại thịt đỏ này cũng chứa nhiều protein, kẽm, vitamin B.

4. Diêm mạch

Diêm mạch là loại ngũ cốc chứa khá nhiều sắt, trong đó 185 gam diêm mạch có thể cho 2,5mg sắt. Diêm mạch còn có hàm lượng protein, folate, magie… cao hơn các loại ngũ cốc khác.

5. Gà tây

Trong khoảng 100 gam gà tây cung cấp 1,4mg sắt, đáp ứng 8% nhu cầu cơ thể. Ngoài ra gà tây còn chứa protein, kẽm, selen tốt cho sức khỏe.

6. Các loại cá

Cá là món ăn chứa rất nhiều sắt hữu ích cho mỗi gia đình. Khoảng 85 gam cá ngừ chứa khoảng 1,4mg sắt, đáp ứng 8% nhu cầu cơ thể. Bên cạnh đó cá cũng chứa nhiều omega 3 tốt cho tim mạch, hệ thần kinh, hệ miễn dịch.

Acid folic có ở đâu?

Acid folic có ở đâu?

Axit folic có mặt trong rất nhiều thực phẩm quen thuộc

Axit folic có nhiều trong các loại thực phẩm nào? Khác với sắt, axit folic thường có nhiều trong các loại rau củ quả dưới dạng folate. Một số loại thực phẩm chứa nhiều axit folic như sau:

1. Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải

Bông cảnh xanh, súp lơ, bắp cải chứa rất nhiều axit folic tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể.

2. Bí đao

Bí đao cung cấp acid folic rất phong phú và dồi dào. Bí đao còn chứa nhiều vitamin B1, vitamin C, vitamin B6, niacin, pantothenic acid…. Đây là nhóm thực phẩm rất dễ ăn, dễ kiếm mà chúng ta có thể bổ sung hàng ngày. Bạn có thể nấu bí đao cùng với thịt, mọc… làm canh ăn vừa thanh mát vừa tốt cho sức khỏe.

3. Các loại nấm

Các loại nấm là nguồn dưỡng chất giàu acid folic, protein, vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa. Nấm chứa canxi, kali, sắt, vitamin D, đồng, selen rất phù hợp với phụ nữ mang thai.

4. Ớt chuông

Ớt chuông rất giàu folate và acid folic, cụ thể 92g ớt chuông cung cấp 10,5% nhu cầu acid folic mỗi ngày. Bên cạnh đó thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin B1, C, B6, kali, chất xơ, chất chống oxy hóa.

5. Các loại đậu

Có rất nhiều loại đậu khác nhau như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành, đậu Lima… Các loại đậu này rất giàu acid folic, chất đạm và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người.

Trung bình, 30g đậu đóng hộp sẽ cung cấp 8% nhu cầu acid folic mỗi ngày. Đặc biệt, các loại đậu này rất an toàn cho người già, người ăn chay, người không ăn chay.

6. Hoa quả, các loại nước ép trái cây

Một số loại hoa quả chứa nhiều axit folic như chuối, dưa hấu, chanh, cam, bưởi, hoa quả mọng, cà chua. Nhóm thực phẩm này rất giàu acid folic, phù hợp với người cao tuổi. Đặc biệt bạn có thể sử dụng hoa quả ép nước để bổ sung axit folic.

7. Rau diếp, xà lách

Suất ăn khoảng 80g rau diếp, xà lách sẽ cung cấp 16% nhu cầu acid folic cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra xà lách còn chứa nhiều protein, vitamin A, K, C, mangan, magie, sắt, chất xơ và kẽm. Do đó đây là nhóm thực phẩm có lợi ích cho phụ nữ mang thai, người già, cao niên.

8. Ngũ cốc tăng cường

Các loại ngũ cốc tăng cường rất giàu acid folic như mì ống, ngũ cốc, bánh mì, ngũ cốc. Nhóm thực phẩm này có thể thỏa mãn từ 25% đến 100% nhu cầu acid folic mỗi ngày. Đây cũng là dạng bột an toàn cho người già và phụ nữ mang thai.

Cùng tham khảo thêm các loại thực phẩm giàu axit folic tại đây.

Bảng so sánh sự khác nhau giữa sắt và axit folic

Axit folic có phải là sắt không? Axit folic và sắt có những điểm gì khác nhau? Sắt và acid folic không phải dạng chuyển hóa của nhau, không phải là 1 chất mà có sự khác biệt nhau. Cụ thể bảng so sánh về sắt và acid folic dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 loại chất này.


Đặc điểm

Acid folic

Sắt

Bản chất
Axit folic là loại vitamin tan trong nước Sắt là loại khoáng chất

Phân bố trong cơ thể
– Axit folic hấp thu ở hỗng tràng, phần trên tá tràng vào máu.

– Acid folic là vitamin có thể tan ở trong nước, vậy nên không được dự trữ trong cơ thể.

 

– Sắt hấp thu ở dạ dày và đầu tá tràng vào máu. Sắt phân bổ chủ yếu ở máu.

– Sắt được dự trữ ở gan, tủy xương, lách, tế bào khác.


Chuyển hóa
Axit folic hấp thu vào cơ thể bị khử thành tetrahydrofolic. Sắt hấp thu ở dạng sắt III, tham gia dự trữ ở dạng ferritin.

Vai trò trong cơ thể
Axit folic tham gia tổng hợp ADN, purin, glycin, chất dẫn truyền thần kinh.

Axit folic tham gia các chuyển hóa histidine, homocysteine… và tạo máu

 

– Tham gia cấu tạo hồng cầu, vận chuyển oxy, giúp tế bào hô hấp.

– Sắt tham gia cấu tạo enzym trong hệ miễn dịch. Ngoài ra còn hỗ trợ cấu tạo men chuyển hóa, phát triển trí tuệ ở trẻ.


Tác hại khi bổ sung không đủ lượng
Thiếu Axit folic gây thiếu máu, tăng dị tật thai nhi. Ngoài ra còn gây rối loạn tổng hợp ADN và chuyển hóa.

 

Thiếu sắt gây thiếu máu, trẻ chậm phát triển trí tuệ.

 


Có nhiều trong thực phẩm nào?
Axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh, đậu đỗ, các loại hạt, mầm lúa mì, cam, dâu tây, lê, dưa hấu… Sắt có nhiều trong thịt đỏ, gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh…

 

Có thể bổ sung sắt và axit folic cùng lúc không?

Axit folic không phải là sắt và ngược lại. Vậy, có thể bổ sung cả sắt và axit folic cùng lúc không? Sắt và axit folic rất cần thiết cho quá trình tạo máu của cơ thể. Bên cạnh đó 2 vi chất này không gây cản trở hấp thu lẫn nhau. Do đó, chúng ta có thể bổ sung cả sắt và axit folic cùng lúc.

Đặc biệt, ở thai phụ nếu xảy ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu axit folic sẽ tăng nguy cơ gây nhiễm trùng, mất máu, nguy cơ suy tim… Do đó bổ sung sắt và axit folic cùng lúc giúp hỗ trợ quá trình tạo tế bào máu mới, tăng sinh hồng cầu khỏe mạnh. Sắt và axit folic có hoạt động tương hỗ lẫn nhau, không gây ảnh hưởng đến nhau.

Kết hợp sắt và axit folic cùng lúc mỗi ngày giúp thai phụ lấy lại lượng máu đã mất khi sinh, phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Đồng thời bổ sung 2 loại dưỡng chất này đầy đủ cũng giúp tăng chất lượng sữa cho em bé. Do đó bổ sung thêm axit folic và sắt là vô cùng hữu ích dành cho mọi đối tượng.

Bổ sung sắt và axit folic đúng cách trước và trong khi mang thai

Axit folic và sắt là 2 trong nhiều vi chất dinh dưỡng, mẹ bầu cần uống bổ sung trong suốt thời gian mang thai. Vậy, bổ sung sắt và axit folic đúng cách như thế nào khi mang thai? Cụ thể nguyên tắc bổ sung sắt, axit folic chi tiết như sau:

Bổ sung sắt và axit folic cho bà bầu

Mẹ bầu bổ sung sắt và axit folic cần có sự tư vấn của bác sĩ

Nguyên tắc bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai tốt nhất nên uống sắt lúc đói, ngày 3 lần, cách 30 phút trước bữa ăn sáng, trưa và tối. Không bổ sung sắt cùng lúc với canxi bởi đây là 2 chất kỵ nhau.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì phụ nữ có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài đến khi sau sinh một tháng. Nên bổ sung liều lượng 60mg sắt mỗi ngày.

Nguyên tắc bổ sung axit folic cho bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai có nhu cầu bổ sung axit folic tăng cao. Theo khuyến nghị của các chuyên gia thì giai đoạn này cần bổ sung axit folic 400mcg/ngày. Hàm lượng axit folic này giúp hỗ trợ quá trình phân chia tế bào, tăng kích thước tử cung. Bên cạnh đó còn hỗ trợ tổng hợp nhân tế bào ADN, ARN, protein.

Chúng ta có thể bổ sung axit folic thông qua thực phẩm tự nhiên hoặc vitamin. Ví dụ các nhóm thực phẩm tự nhiên như gan động vật bò, gà, lợn, rau có lá màu xanh thẫm… Nên uống acid folic kèm sắt từ khi phát hiện có bầu đến sau khi sinh một tháng.

Lưu ý khi bổ sung sắt, axit folic đối với bà bầu

Mang thai là thời gian vô cùng nhạy cảm, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, để bổ sung sắt và acid folic hiệu quả và an toàn, mẹ cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Tốt nhất nên lựa chọn viên uống bổ sung sắt, axit folic hữu cơ dễ hấp thụ và chất lượng tốt.
  • Nhu cầu bổ sung sắt và axit folic ở phụ nữ có thai sẽ cao gấp nhiều lần so với bình thường. Chính vì thế mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng viên uống bổ sung sắt, axit folic cho bà bầu.
  • Không được uống viên sắt cùng axit folic vào buổi tối gây táo bón, nóng trong, viêm gan, suy thận,…
  • Bạn có thể bổ sung các viên uống sắt và axit folic cùng với nước cam, nước chanh, nước lọc giúp tăng khả năng hấp thụ.
  • Lưu ý không uống viên uống sắt và axit folic với nước trà xanh gây cản trở hấp thụ.
  • Kiểm tra kỹ xuất xứ, thành phần sản phẩm, hạn sử dụng trên vỏ viên uống sắt và axit folic.
  • Không uống viên sắt và acid folic trong vòng 1 – 2 giờ sau uống thuốc kháng acid, ăn trứng, bánh mì ngũ cốc, trà, cà phê.
  • Tốt nhất không đi nằm hay ngủ trong vòng 30 phút sau khi uống viên sắt và acid folic.

Axit folic có phải là sắt không đã được Nutrihome giải đáp ở trên. Hy vọng sẽ mang đến thật nhiều thông tin bổ ích cho mọi người. Sắt và axit là 2 thành phần cực kỳ quan trọng cho quá trình hình thành, phát triển tế bào cơ thể. Trong đó bà bầu cần bổ sung đầy đủ và đúng liều lượng để cả mẹ và con phát triển tốt và an toàn nhất.

4.7/5 - (6 bình chọn)
10:29 06/01/2023