Mặc dù các triệu chứng trong thời gian nhiễm Covid-19 của trẻ em thường không nặng, song các chuyên gia vẫn khuyên tốt nhất bệnh nhi Covid-19 nên được theo dõi và chăm sóc nhằm đề phòng di chứng hậu Covid ở trẻ em có thể xảy ra.
Để tìm hiểu chi tiết về di chứng hậu Covid ở trẻ em hay biến chứng hậu Covid ở trẻ em, quý phụ huynh có thể tham khảo thêm thông tin được Nutrihome tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong bài viết sau.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ em là tình trạng cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng cả về tinh thần lẫn thể chất trong hoặc sau khi bị nhiễm bệnh (thường trong vòng 3 tháng), kéo dài ít nhất 2 tháng. Các triệu chứng hậu Covid ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ ngày đầu nhiễm bệnh, sau đó tồn tại kéo dài hoặc bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn hồi phục. Bác sĩ xác định hội chứng hậu Covid ở trẻ em dựa trên biểu hiện lâm sàng, kết hợp với các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng tăng viêm nhiễm của cơ thể.
Di chứng hậu Covid ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ khi nhiễm bệnh và tồn tại kéo dài
Hội chứng hậu Covid ở trẻ em có thể gặp ở trường hợp bệnh nhi nhiễm Covid-19 nhẹ hoặc trong thời gian bị bệnh không có triệu chứng. Sau thời gian điều trị Covid-19, một số trẻ bình phục hoàn toàn, mặt khác cũng tồn tại trường hợp trẻ bị ho sau nhiều tháng, hụt hơi, thở đứt quãng, mệt mỏi khi vận động chạy nhảy, khả năng tập trung kém, trí nhớ suy giảm,… Ở mức độ nghiêm trọng hơn, trẻ có thể mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) gây viêm nhiễm một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể, từ đó gây suy giảm chức năng của nhiều cơ quan nội tạng. Nếu bệnh nhi được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị đúng kịp thời thì trẻ có thể phục hồi tốt.
Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ em bị hậu Covid. Tỷ lệ mắc hậu Covid-19 ở trẻ em, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, dao động tương đối trong khoảng từ 20% – 40% trên tổng số ca bệnh nhi. Tuy nhiên, nhìn chung, lượng dữ liệu hiện nay chưa đủ để chuyên gia trong và ngoài nước kết luận chính xác về tỷ lệ di chứng hậu Covid ở trẻ em cũng như mức độ ảnh hưởng của di chứng.
Hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ, bố mẹ không thể coi thường
Bộ Y tế cho biết, số trẻ em dưới 18 tuổi bị Covid-19 ở Việt Nam chiếm 19,2%, trong đó 8% là trẻ từ 6 – 12 tuổi, 4,8% là trẻ từ 13 – 17 tuổi, 3,6% là trẻ từ 0 – 2 tuổi, 2,8% là trẻ từ 3 – 5 tuổi. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở trẻ em chiếm 0,42% so với tỷ lệ tử vong chung cả nước, trong đó 0,18% là trẻ từ 0 – 2 tuổi, 0,11% là trẻ 13 – 17 tuổi. Có thể nhận thấy, tỷ lệ tử vong do Covid-19 của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nhóm tuổi khác, vì vậy bố mẹ có con ở độ tuổi này cần theo dõi cẩn thận.
Hiện Bộ Y tế chưa đưa ra thống kê cụ thể về tỷ lệ trẻ em mắc di chứng hậu Covid-19. Tuy nhiên, các bác sĩ đã ghi nhận một số ca gặp biến chứng nặng trong quá trình theo dõi và điều trị Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh biến chủng Omicron có tốc độ lây nhiễm chóng mặt. Do đó, mặc dù đa số trẻ mắc Covid-19 đều không có triệu chứng nghiêm trọng, các bậc phụ huynh cũng không nên quá chủ quan. Cần kịp thời nắm bắt những hướng dẫn xử trí, chăm sóc khi phát hiện trẻ mắc Covid tại nhà và đưa trẻ đi khám kịp thời khi có biểu hiện bất thường.
Theo công bố của nhiều nghiên cứu về di chứng hậu Covid của trẻ em, tỷ lệ trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên xuất hiện di chứng chiếm khoảng 20 – 40%, dưới nhiều mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, di chứng hậu Covid có thể xảy ra với bất kỳ trẻ nhỏ nào, kể cả khi trẻ mắc Covid không triệu chứng hoặc có triệu chứng ở mức độ nặng hay nhẹ. Đối với những trẻ nhỏ có tiền sử bệnh dị ứng, bệnh đường hô hấp bị mắc Covid-19 mức độ nặng, di chứng hậu Covid có thể nghiêm trọng và kéo dài hơn những trẻ nhỏ khỏe mạnh thông thường.
Triệu chứng hậu Covid ở trẻ em có thể bao gồm một hoặc nhiều vấn đề sau:
Triệu chứng hậu Covid ở trẻ em có thể khác biệt về biểu hiện và mức độ tùy theo từng ca nhiễm
Hội chứng viêm đa hệ thống (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children – MIS-C) hay còn được biết đến là hội chứng viêm toàn thân là tình trạng viêm những bộ phận khác nhau trên cơ thể bao gồm tim, gan, thận, não bộ, hệ tiêu hóa,… (1) Hiện nguyên do và cơ chế gây nên hội chứng MIS-C chưa được xác định chính xác, tuy nhiên các chuyên gia cho biết những trẻ nhỏ mắc MIS-C đều có virus Covid-19, hoặc từng tiếp xúc với người bị Covid-19. Hội chứng viêm đa hệ thống hậu Covid ở trẻ em có diễn biến đặc biệt nhanh và nguy hiểm, đồng thời có thể gây tử vong khi không được điều trị kịp thời. (2, 3, 4)
Hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C không phổ biến nhưng nghiêm trọng ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tỷ lệ mắc MIS-C ở mức độ hiếm, khoảng 316/1.000.000 ca nhiễm Covid-19 ở những người dưới 21 tuổi, tương đương 1/3000. Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể chỉ ra dấu hiệu trẻ nhỏ đang mắc Covid-19 có thể mắc MIS-C sau đó không. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khẳng định, trẻ chưa được tiêm phòng vaccine đối diện nguy cơ mắc hội chứng viêm đa hệ thống cao hơn so với những trẻ đã được tiêm phòng. (5)
Biểu hiện lâm sàng của trẻ bị hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C hậu Covid là sốt cao trên 38.5 độ kéo dài từ 3 ngày, cơ thể phát ban, rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy), đau ngực trái, suy tim (người mệt mỏi, xanh tái, tay chân lạnh, môi nhợt),… Bên cạnh đó, MIS- C có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm chỉ số viêm trong máu như CRP, procalcitonin, máu lắng,… Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị sốc, tổn thương thận cấp, rối loạn đông máu,… Dù hội chứng viêm đa hệ thống biến chứng nhanh và nguy hiểm, nhưng nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời, trẻ em vẫn có khả năng hồi phục tốt.
Hiện rất khó để đưa ra chẩn đoán di chứng hậu Covid ở trẻ em hay hội chứng hậu Covid ở trẻ em kéo dài bao lâu. Các chuyên gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng khẳng định, cần có thêm thời gian thu thập dữ liệu trước khi đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng này. Để trẻ phục hồi nhanh và hạn chế được những tổn thương gây nên bởi virus Covid- 19, bố mẹ nên áp dụng cách điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn nếu điều trị tại nhà. Nếu các triệu chứng có dấu hiệu trầm trọng, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện điều trị nhằm kịp thời khống chế, ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 ở trẻ nhỏ.
Di chứng hậu Covid của trẻ em nguy hiểm hay không? Mặc dù, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhi Covid-19 không nặng như người lớn, thời gian phục hồi ngắn và tỷ lệ tử vong của bệnh nhi không cao, tuy nhiên, bác sĩ nhấn mạnh dù tỷ lệ tử vong thấp nhưng vẫn tồn tại trường hợp xuất hiện tổn thương hậu Covid với các mức độ, biểu hiện khác nhau. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan mà cần duy trì theo dõi sức khỏe của trẻ ngay cả khi trẻ đã âm tính với Covid. Nếu không được theo dõi, chăm sóc và điều trị kịp thời, chuẩn xác khi xuất hiện triệu chứng hậu Covid, trẻ có thể có nguy cơ tử vong do sốc, rối loạn đông máu, suy giảm chức năng cơ quan nội tạng,…
Di chứng hậu Covid ở trẻ em có thể gây tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời
Trong đó, di chứng hậu Covid ở trẻ em nguy hiểm nhất là hội chứng viêm đa hệ thống (MSI-C). Bộ Y tế cho biết đã có nhiều trường hợp trẻ em bị hậu Covid được cấp cứu và điều trị tại phòng chăm sóc tích cực ICU do biến chứng MSI-C. Biến chứng này gây viêm nhiễm các cơ quan nội tạng và có thể dẫn đến tử vong do diễn biến bệnh nhanh.
Nhìn chung biến chứng hậu Covid có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Biện pháp phòng ngừa biến chứng hậu Covid ở trẻ em hiệu quả nhất hiện nay là phòng chống lây nhiễm Covid-19 cho trẻ. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng ngay khi trẻ đáp ứng đủ điều kiện. Trong trường hợp trẻ dưới 5 tuổi, không đủ điều kiện tiêm phòng Covid-19, bố mẹ vẫn có thể tăng cường bảo vệ trẻ bằng cách tiêm phòng đầy đủ và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm Covia-19 cho trẻ.
Di chứng hậu Covid ở trẻ em có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, nguy hiểm nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Nếu trẻ không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể tăng nguy cơ xuất hiện diễn biến nguy kịch, thậm chí tử vong. Trẻ cần được bố mẹ đưa đi thăm khám nếu trẻ từng bị Covid-19 hoặc nghi ngờ nhiễm (sống trong vùng dịch, tiếp xúc với người bị Covid-19) và xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:
Hiện tình trạng hậu Covid ở trẻ em là một vấn đề mới và cần được nghiên cứu thêm. Do triệu chứng ở mỗi trẻ có thể không tương đồng nên bố mẹ cần nâng cao cảnh giác, tích cực theo dõi trẻ từ 2 tuần đến 6 tuần sau khi trẻ có kết quả âm tính với Covid-19.
Để kịp thời phát hiện và điều trị di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em, bố mẹ cần tích cực thực hiện theo dõi sức khỏe của trẻ ngay từ trong giai đoạn nhiễm bệnh và sau khi nhiễm bệnh từ 2 – 6 tuần. Triệu chứng hậu Covid-19 ở trẻ em có thể tương tự với việc bị mắc bệnh trở lại hoặc hoàn toàn khác biệt. Do đó, với mỗi tình trạng bệnh cụ thể cần áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp tương ứng, kết hợp với việc chăm sóc và theo dõi toàn diện. Để được hướng dẫn chính xác về phương pháp điều trị, bố mẹ nên liên hệ với trạm y tế tại phường, xã hoặc cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhi Covid gần nhất.
Trong trường hợp trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống, bác sĩ khuyến khích bố mẹ nên cho trẻ nhập viện để theo dõi, chăm sóc chuyên sâu bằng thuốc kháng sinh và truyền dịch nhằm giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Với những ca bệnh nguy kịch, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt tại ICU và sử dụng thiết bị trợ tim, trợ thở nếu cần.
Bác sĩ khẳng định, hầu hết trẻ em đều hồi phục tốt sau khi điều trị biến chứng hậu Covid-19 nếu được bố mẹ phát hiện kịp thời cho dù trẻ mắc hội chứng viêm đa hệ thống. Vì vậy, bố mẹ cần duy trì sự bình tĩnh, tăng cường theo dõi và đưa trẻ đi khám ngay khi phát giác di chứng hậu Covid ở trẻ em hay hội chứng hậu Covid ở trẻ em.
Nếu trẻ điều trị tại nhà, bố mẹ nên đưa trẻ đi tái khám hậu Covid-19 để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi trẻ hết triệu chứng. Đối với trẻ nhỏ điều trị tại bệnh viện, các bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng của trẻ vào thời điểm xuất viện để quyết định kê đơn thuốc tiếp tục điều trị tại nhà và hẹn tái khám nếu cần thiết. Sự chăm sóc và theo dõi của bố mẹ là đặc biệt cần thiết đối với trẻ đang trong giai đoạn phục hồi để đảm bảo trẻ phục hồi tốt và không có chuyển biến xấu.
Tiêm phòng vaccine là giải pháp phòng chống và hạn chế nguy cơ biến chứng hậu Covid ở trẻ em
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng nhanh do biến chủng mới. Vì vậy, phương pháp phòng tránh di chứng hậu Covid ở trẻ em tốt nhất hiện nay là tiêm vaccine phòng bệnh. Bố mẹ nên cân nhắc cho trẻ tiêm vaccine nếu trẻ đang trong độ tuổi được phép tiêm chủng. Khi trẻ được tiêm chủng đầy đủ, những biến chứng của bệnh Covid-19 sẽ thuyên giảm, đồng thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo cho người trong gia đình.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ tuân thủ quy tắc 5K về phòng chống dịch, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ tăng cường thực phẩm tăng sức đề kháng và khuyến khích trẻ vận động thể chất để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Bác sĩ cho biết, dinh dưỡng cho trẻ em bị hậu Covid-19 có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của trẻ. Trong thời gian nhiễm bệnh, trẻ dễ bị mất cân bằng dinh dưỡng do mệt mỏi, biếng ăn. Vì vậy, ngay khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, bố mẹ nên tăng cường bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ. Mỗi bữa ăn của trẻ nên có mặt đầy đủ và cân bằng bốn nhóm chất gồm:
Trẻ mắc Covid-19 dễ bị mất nước và các chất điện giải như kali, natri do sốt cao, nhiễm trùng, viêm phổi. Do đó, bố mẹ cần tăng cường cho trẻ bổ sung nước để kịp thời bù cho lượng nước đã mất, từ đó giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh hơn. Bên cạnh nước điện giải, bố mẹ có thể thay thế bằng nước ép rau củ, trái cây, nước dừa để bổ sung cả nước và các loại chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho trẻ. Những loại nước này không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng hơn mà còn hấp dẫn về màu sắc, hương vị, có tác dụng khuyến khích trẻ uống nhiều hơn. Hầu hết trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển, vì vậy bố mẹ cũng cần tăng cường bổ sung thêm canxi bằng cách cho trẻ uống đủ sữa, hoặc dùng thực phẩm chức năng.
Bố mẹ cần theo dõi sức khỏe và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ trong và sau khi điều trị Covid-19
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhi nhiễm biến chủng Omicron tăng mạnh do trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Việc tiêm chủng có vai trò lớn trong phòng chống và hạn chế nguy cơ di chứng hậu Covid ở trẻ em. Ngoài việc thực hiện tiêm phòng, bố mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ nhằm kịp thời phát hiện, điều trị khi trẻ nhiễm Covid-19.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến di chứng hậu Covid ở trẻ em hay hội chứng hậu Covid ở trẻ em. Hiện nay tại nhiều bệnh viện đã triển khai dịch vụ thăm khám sức khỏe cho trẻ em bị hậu Covid. Bố mẹ nên đăng ký khám cho trẻ khi cần, để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe của trẻ, phòng tránh nguy cơ biến chứng, di chứng hậu Covid ở trẻ em cũng như hạn chế tái nhiễm Covid-19 cho trẻ ở mức thấp nhất.