Kế hoạch dinh dưỡng cho phụ nữ trước khi mang thai

17/07/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Dinh dưỡng
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, phụ nữ cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng trước khi có ý định mang thai từ 3 – 6 tháng. Bởi chỉ khi phụ nữ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, quá trình thụ thai mới diễn ra thuận lợi, con yêu chào đời khỏe mạnh và thông minh.

Dinh dưỡng trước khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng khoa học là bước chuẩn bị quan trọng cho phụ nữ trước khi mang thai

Dưới đây là các bước chuẩn bị dinh dưỡng trước khi mang thai mà các chị em cần nhớ:

Bước 1: Khám dinh dưỡng trước khi có ý định mang thai

Khám dinh dưỡng là việc hết sức quan trọng để chuẩn bị cho quá trình mang thai, giúp chị em biết được tình trạng sức khỏe hiện tại: chỉ số về cân nặng, chiều cao, các vi chất đang thiếu hụt/dư thừa, nguy cơ bệnh lý có thể gặp phải… để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Với lợi thế là hệ thống trung tâm dinh dưỡng chuẩn 5 sao đầu tiên tại Việt Nam, được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia đầu ngành cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm, dịch vụ chuyên nghiệp,… NutriHome đang là lựa chọn hàng đầu trong khám, điều trị và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn. 

Tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến thiết kế thực đơn theo sở thích và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn đúng cách góp phần tăng hấp thu dưỡng chất, tăng khả năng thụ thai và đảm bảo sức khỏe cho mẹ một thai kỳ trọn vẹn.

Bước 2: Bổ sung dinh dưỡng chuẩn bị mang thai

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 2050 – 2.200 kcal/ngày, trong đó chế độ ăn phải đầy đủ các nhóm chất thiết yếu (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), cụ thể:

  • Chất bột đường: chiếm khoảng 55 – 65% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày với lượng từ 290 – 360g/ngày.
  • Chất đạm: chiếm khoảng 15 – 20% năng lượng khẩu phần, với khoảng 60g/ngày, trong đó nguồn đạm động vật chiếm 30 – 35% tổng lượng protein.
  • Chất béo: nhu cầu chất béo đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyến nghị cần đạt tối thiểu 20% năng lượng khẩu phần.
  • Acid folic: phụ nữ cần bổ sung acid folic trước khi mang thai 3 tháng với liều lượng khuyến cáo tối thiểu 400mcg/ngày để phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ. Bạn có thể bổ sung acid folic dưới dạng viên uống hoặc qua thực phẩm gồm các loại rau sẫm màu (rau cải xanh, rau bina…), các loại hạt, sữa, chuối, dưa hấu, hải sản…
  • Sắt: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung khoảng 30 – 60mg sắt/ngày để phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, các loại rau màu xanh đậm như rau muống, rau ngót, … Để tăng cường hấp thu sắt cần kết hợp uống nước trái cây nhiều vitamin C.
  • Iod: Iod là vi chất giúp trẻ phát triển thể chất và não bộ. Vì thế, nhu cầu iod cho phụ nữ trước khi mang thai là 150mcg/ngày và tăng lên 220mcg/ngày trong thai kỳ. Iod có nhiều trong rong biển, tảo biển, các loại muối iod, các loại hải sản… Tuy nhiên, nếu có bệnh lý tuyến giáp, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để bổ sung lượng iod phù hợp.
  • Vitamin: bổ sung thêm các loại vitamin, ưu tiên các vitamin A, C và E từ thực phẩm (trái cây, rau xanh…).

> Xem thêm: Cần uống bổ sung chất gì trước khi mang thai?

Bước 3: Tăng cường thực phẩm tốt cho quá trình thụ thai

Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai giàu dưỡng chất, bạn cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng khả năng thụ thai như: 

  • Protein chất lượng cao từ trứng, thịt gà, cá, thực phẩm họ đậu. Theo các nghiên cứu, chế độ ăn giàu protein chất lượng này giúp tăng khả năng thụ thai lên từ 25-40%.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Theo tờ New York Times, phụ nữ thường xuyên uống sữa mỗi ngày có khả năng thụ thai cao hơn những phụ nữ khác. Uống sữa giúp bổ sung lượng canxi cần thiết, đồng thời cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện lý tưởng cho phôi thai làm tổ.
  • Các loại hạt giàu Omega-3 như hạt óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, mắc ca… không chỉ giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi mà còn giúp não bộ thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Thực phẩm giàu omega-3 giúp phát triển não bộ thai nhi

Thực phẩm giàu omega-3 giúp não bộ thai nhi phát triển khỏe mạnh

Bước 4: Tránh những thực phẩm làm giảm khả năng thụ thai

Không phải thực phẩm nào cũng tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và quá trình phát triển của thai nhi. Thực tế, có khá nhiều loại thực phẩm khiến tỷ lệ thụ thai giảm sút, nguy cơ sảy thai tăng lên như:

  • Những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao: Trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, bạn cần hạn chế sử dụng các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá bơn, cá thu lớn…
  • Các loại nước ngọt có ga, soda, nước ép đóng hộp khiến lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Rượu bia, cà phê, chất kích thích… sẽ làm giảm khả năng mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, khi có kế hoạch mang thai và trong suốt thai kỳ, phụ nữ nên hạn chế sử dụng rượu bia, các loại chất kích thích để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bên cạnh kế hoạch dinh dưỡng trước khi mang thai, phụ nữ cần chuẩn bị nền tảng sức khỏe thật tốt bằng việc tiêm chủng đầy đủ các vắc xin phòng bệnh cũng như có chế độ vận động hợp lý. Việc vận động thể lực thường xuyên giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt, cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vững chắc cho một thai kỳ an lành. 

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome, quy trình khám và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến thiết kế thực đơn theo sở thích, hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học, cũng như hướng dẫn các bài tập vận động phù hợp, góp phần nâng cao sức khỏe, tăng khả năng thụ thai và có một thai kỳ trọn vẹn.

5/5 - (1 bình chọn)
15:37 16/04/2024

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading