Trong ba tháng đầu thai kỳ, biểu hiện ốm nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu là hay mệt mỏi, nôn ói. Tuy nhiên, khi nào thì mẹ bầu ốm nghén mệt mỏi buồn nôn cần đi khám bác sĩ? Cùng NutriHome tìm hiểu thêm để có được thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu nhé!
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia; Giám đốc Y khoa Miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Ốm nghén mệt mỏi là triệu chứng thường thấy ở mẹ bầu những tháng đầu thai kỳ
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học Vận động NutriHome, ốm nghén xảy ra là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, cụ thể là sự gia tăng nhanh chóng của hormone gonadotropin (HCG) – hormone màng đệm ở người, được sản sinh bởi nhau thai. Có đến hơn ⅔ phụ nữ mang thai gặp phải chứng ốm nghén. Hiện tượng này xảy ra từ tuần thứ 5 – 6 và kéo dài đến hết tuần 13 của thai kỳ.
Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, ốm nghén còn có nguy cơ gây tổn hại về kinh tế và cảm xúc của thai phụ. Nhiều thai phụ nghén nặng đến mức phải nghỉ việc ở nhà, dẫn tới mất thu nhập, hay suy nghĩ, buồn chán, lo âu.
Triệu chứng ốm nghén dễ nhận thấy nhất ở mẹ bầu chính là buồn nôn và nôn. Cảm giác buồn nôn có thể tấn công thai phụ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng nhiều nhất là vào buổi sáng. Mẹ bầu đừng ngạc nhiên nếu thấy mình bỗng nhiên khó chịu với mùi xe buýt – vốn trước đây không, hay sợ đến chỗ đông người vì không thể chịu nổi mùi hơi người tỏa ra từ đám đông.
Dù cơn buồn nôn kéo đến nhiều lần, nhưng không phải lúc nào cũng gây ra nôn. Trung bình, một thai phụ bị ốm nghén chỉ nôn khoảng 1 – 3 lần/ngày, nghĩa là dạ dày vẫn giữ lại được thức ăn và chất lỏng. Đồng thời, cân nặng không sụt quá 5% trọng lượng cơ thể trước khi mang thai.
Nôn ói thường đi kèm với ốm nghén mệt mỏi. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, hầu như mẹ bầu nào cũng bị đảo lộn nếp sinh hoạt hàng ngày. Nhu cầu lớn nhất của họ lúc này là nghỉ ngơi. Những cơn nôn ói hành hạ khiến nhiều người không thể đến công sở, làm việc nhà hay tập thể dục. Điều này có thể dẫn đến chứng trầm cảm khi mang thai của không ít mẹ bầu, bởi họ cảm thấy như bị cô lập với thế giới xung quanh.
Khi mang thai, khứu giác và vị giác của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng nhận biết các chất độc hại xung quanh và tránh xa chúng. Đây được xem là cơ chế tự nhiên của phụ nữ khi mang thai. Một số mùi được cho là khiến thai phụ khó chịu nhất bao gồm khói thuốc lá, mùi nước hoa quá nồng, mùi chất tẩy rửa, nấm mốc, mùi rượu và cà phê.
Nhiều mẹ bầu bỗng dưng chán ghét mỗi khi nghĩ đến thức ăn, nhưng đây lại là biểu hiện ốm nghén rất hay gặp. Có phụ nữ bình thường thích ăn cá nướng, nhưng lúc nghén thấy ai gắp miếng cá đã vội quay mặt đi vì buồn nôn. Hay có mẹ bầu trước đây là tín đồ của sushi, sashimi, nhưng khi nghén chỉ cần nghĩ tới mấy món này đã có cảm giác muốn nôn ói.
Ngược lại, có những món trước đây thai phụ không thích ăn hay chưa bao giờ ăn, nhưng lại thèm ăn một cách bất thường khi nghén. Triệu chứng này là do sự thay đổi hormone tác động lên khẩu vị của mẹ bầu. Nó thường gây ra hậu quả là thai phụ ăn uống thiếu chất, chỉ ăn những món mình thèm chứ không quan tâm món đó có đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi hay không.
Mẹ bầu hay thay đổi khẩu vị vì hormone trong cơ thể thay đổi
Những cơn nôn ói kéo đến với tần suất dày đặc là nguyên nhân khiến thai phụ giảm hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone của cơ thể giúp mẹ “làm quen” với mầm sống mới trong bụng cũng góp phần gây ra tình trạng này.
Chứng chán ăn ở mẹ bầu nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả thai nhi không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai và thiếu cân khi chào đời.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai lưu ý thêm, ngoài các biểu hiện ốm nghén thường thấy trên, mẹ bầu còn dễ gặp phải những triệu chứng sau trong giai đoạn ốm nghén thai kỳ:
Ốm nghén mệt mỏi có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của thai phụ
Nhìn chung, ốm nghén mệt mỏi buồn nôn là triệu chứng thai kỳ bình thường nên thai phụ không cần phải quá lo lắng. Chúng thường sẽ biến mất khi vào tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp phải các biểu hiệu ốm nghén nặng (được gọi là Hyperemesis gravidarum) thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời vì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy thai phụ mắc chứng ốm nghén nặng:
Nếu bạn nằm trong số 2/3 phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai, nên tìm cách kiểm soát các triệu chứng, không nên cố chịu đựng. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia giúp các mẹ bầu hạn chế hoặc tránh khỏi cơn ốm nghén buồn nôn, uể oải:
>> Xem thêm: Dinh dưỡng và thực đơn cho bà bầu bị ốm nghén
Tập yoga cũng có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi cơn ốm nghén mệt mỏi khi mang thai
Nếu mẹ bầu bị cơn ốm nghén mệt mỏi buồn nôn đeo bám, hãy nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn. Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học Vận động NutriHome có dịch vụ khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị chứng ốm nghén thai kỳ. Đến đây, mẹ bầu sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng thăm khám trực tiếp, đưa ra phác đồ điều trị riêng. Làm sao giúp mẹ bầu cải thiện biểu hiện ốm nghén, đặc biệt khi ốm nghén nặng ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi, là một trong những sứ mệnh NutriHome hướng đến.