Một trong những mối bận tâm của phụ nữ khi mang thai đó là theo từng giai đoạn, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối như thế nào để giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt?
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa Miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng NutriHome, cho biết: “Tình trạng sức khỏe của bà mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến con từ lúc còn là bào thai cho đến khi sinh ra và nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo từng giai đoạn của tam cá nguyệt cần được mẹ bầu quan tâm, chú trọng đặc biệt”.
> Xem thêm: Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không?
Ba tháng đầu thai kỳ đối với những thai phụ sinh con so thật lạ lẫm và đầy lo âu: Nghén, thèm hoặc biếng ăn là những trải nghiệm của hầu hết chị em khi mang thai. Theo nghiên cứu có đến 85% bà mẹ tương lai trải qua các cơn buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy, lưu ý đầu tiên là người mẹ cần chia 3 bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn thêm gừng để giảm cảm giác buồn nôn, bổ sung vitamin B6, uống các loại nước trái cây để tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi, từ đó giảm triệu chứng ốm nghén.
Tập trung bổ sung các chất quan trọng như axit folic, kẽm và i ốt qua các loại thực phẩm như: đậu xanh, đậu nành, cải xanh, rau mồng tơi, rau đay, cải bó xôi, sữa, măng tây, mộc nhĩ, tôm, cua, ốc, hàu, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt óc chó, rong biển…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần uống sữa để lấp đầy những chất dinh dưỡng còn thiếu hụt khi không hấp thu được từ thức ăn.
Bổ sung chất sắt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cố gắng vận động 20 phút mỗi ngày sẽ giảm được tình trạng mệt mỏi do ốm nghén mang lại.
Với các thai phụ, giai đoạn mang thai ở 3 tháng giữa thai kỳ là nhẹ nhàng và thoải mái nhất, bởi ít hoặc không còn ốm nghén như trước nữa. Ngược lại mẹ đã có cảm giác thèm ăn. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ cần ưu tiên những chất sau đây:
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khám thai định kỳ, vận động và giấc ngủ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho mẹ và thai nhi .
Mức tăng cân hợp lý ở giai đoạn này là mỗi tuần không vượt quá 500g cân nặng.
> Tìm hiểu thêm: Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?
Tam cá nguyệt thứ 3 là chặng đường cuối của thai kỳ. Ở giai đoạn này thai nhi sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện để chào đời một cách khỏe mạnh.
Đây cũng là giai đoạn người mẹ phải trải qua nhiều cơn đau, sưng, ăn uống khó tiêu, thỉnh thoảng mẹ bầu cũng bắt gặp những cơn co thắt tử cung ngẫu nhiên, đặc biệt thường xuyên trằn trọc, khó ngủ… Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên như thế nào? Các mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng sau:
Nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu uống nhiều nước sẽ ngăn cản được chứng co thắt tử cung khi sinh, bởi việc mất nước và nắng nóng có thể khiến các hormone kích thích cơn co thắt. Mẹ bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày và uống từng ngụm nhỏ, không nên uống cốc to sẽ gây áp lực lên thận.
Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, yoga cũng giúp mẹ bầu tránh được tình trạng mệt mỏi và khó ngủ, giúp mẹ bầu ngủ ngon, ngủ sâu hơn.
Giai đoạn này mẹ cần tăng 5-6 kg và thai tăng 2 kg.
Bên cạnh những thực phẩm cần phải bổ sung để giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt, người mẹ cũng cần tránh hoặc hạn chế tiêu thụ những thực phẩm không tốt, gây nguy hiểm cho thai nhi như sinh non, dị tật bẩm sinh:
Trong suốt quá trình mang thai người mẹ nên tránh xa bia rượu, thuốc lá
Để đảm bảo an toàn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự an toàn của mẹ và phát triển tốt của thai nhi, ngay từ lúc mang thai mẹ bầu nên đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome hiện đại nhất Việt Nam để được thăm khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu qua từng giai đoạn, cùng mẹ xây dựng những thực đơn ngon miệng, đủ chất trong suốt 9 tháng thai kỳ. Các chuyên gia còn hướng dẫn mẹ bầu cách ăn “vào con không vào mẹ” để mẹ khỏe và thai nhi phát triển vượt bậc.