Mỗi năm, Việt Nam phải đối phó với hơn 700.000 ca suy dinh dưỡng cấp tính, với 90% trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng không được điều trị. Trong đó, suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là một kiểu hình rất nổi bật của tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính này. Hội chứng suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor có thể để lại di chứng tật nguyền và đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, suy dinh dưỡng Kwashiorkor là gì? Đâu là cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng rối loạn dinh dưỡng này? Hãy cùng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau
Suy dinh dưỡng thể phù thường rất khó nhận biết được bằng mắt thường bởi nhìn bề ngoài bé trông rất khỏe mạnh
Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là một hội chứng rối loạn dinh dưỡng khiến cơ thể bị tích nước, dẫn đến phù nề ở nhiều bộ phận trong và ngoài cơ thể.
Ở bệnh nhân mắc bệnh suy dinh dưỡng thể phù, màng tế bào thường xuyên bị rò rỉ, gây ra sự thất thoát hoặc tràn dịch chất lỏng nội mạch cùng protein, dẫn đến phù nề (sưng) ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Bên cạnh suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) thì suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là một kiểu hình hiếm gặp của hội chứng suy dinh dưỡng Protein-Năng lượng (còn gọi là hội chứng suy dinh dưỡng cấp tính) tại Việt Nam.
Nói cách khác, tình trạng suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor tại Việt Nam ít phổ biến hơn rất nhiều so với thể teo đét. Hơn nữa, trẻ em mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù thường có thân hình to hơn trẻ em suy dinh dưỡng thông thường. Vì thế, các triệu chứng cận lâm sàng ban đầu để phát hiện bệnh suy dinh dưỡng thể phù thường rất khó được phát hiện.
Suy dinh dưỡng thể phù kéo dài khiến bàn chân của trẻ sưng húp, làn da nhợt nhạt và loang lổ vì các nốt ban đã bong tróc
Một chế độ ăn thiếu protein (chất đạm) được xem là nguyên nhân chính của hội chứng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ. Cụ thể:
Vì thế, căn bệnh này có xu hướng chỉ xuất hiện những vùng sâu vùng xa hẻo lánh, ở các quốc gia đói nghèo, lạc hậu – nơi mà nguồn thực phẩm chủ yếu là khoai mỡ, khoai sắn, khoai lang, chuối xanh,…vốn chứa rất ít protein – chẳng hạn như vùng nông thôn Châu Phi cận sa mạc Sahara, vùng Caribe và các bán đảo Thái Bình Dương.
Mặt khác, hội chứng suy dinh dưỡng thể phù còn có thể xảy ra với nhóm trẻ:
Với những nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước độ tuổi học đường (từ 1 đến 3 tuổi) chính là nhóm đối tượng chủ yếu mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù. Nguyên nhân là bởi đây là độ tuổi mà trẻ đang phát triển nhanh, có nhu cầu dinh dưỡng cao nên cực kỳ nhạy cảm với các vấn đề về thiếu hụt protein trong chế độ ăn hàng ngày.
Theo Sở Y Tế tỉnh Nam Định trực thuộc Bộ Y Tế, dấu hiệu nhận biết chứng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ gồm:
Suy dinh dưỡng thể phù khiến bụng trẻ tích nước, sưng to lên, khiến trẻ tưởng như rất khỏe mạnh dù đang bị thiếu vi chất nghiêm trọng
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ thường kéo theo tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn từ vừa đến nặng (ví dụ như viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường huyết).
Chưa dừng lại ở đó, tình trạng nhiễm trùng khiến bạch cầu trong máu phóng thích nhiều kháng thể cytokine, khiến trẻ chán ăn, làm trầm trọng thêm tình trạng teo cơ, làm giảm đáng kể nồng độ albumin – một protein phụ trách việc giữ nước ổn định trong máu, ngăn chặn tình trạng phù nề.
Do đó, việc mắc các bệnh cấp tính bên cạnh chứng suy dinh dưỡng thể phù sẽ tạo thành một vòng lặp luẩn quẩn, khiến trẻ không tăng cân, chậm lớn hoặc phát triển bình thường nhưng bị còi cọc trong suốt quãng đời còn lại.
Nếu tình trạng thiếu hụt protein tiếp tục kéo dài, trẻ có thể bị hôn mê, suy đa tạng, gây khuyết tật vĩnh viễn về thể chất và tinh thần hay thậm chí đe dọa đến tính mạng. Không riêng gì trẻ suy dinh dưỡng thể phù, nguy cơ tử vong của trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng nói chung cao gấp từ 5 – 20 lần so với trẻ em khỏe mạnh bình thường.
Gan và thận là hai cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng khi trẻ mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù. Do đó, khi nghi ngờ trẻ mắc căn bệnh này:
Hầu hết những trẻ em bị ảnh hưởng bởi chứng suy dinh dưỡng thể phù đều có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị sớm bằng cách tăng cường thêm năng lượng (calo) và lượng đạm (protein) vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Trong khoảng thời gian đầu, lượng calo bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ sẽ được tăng dần một cách chậm rãi. Quan trọng, chế độ ăn của trẻ lúc này cần được ưu tiên có nhiều nguồn thực phẩm đa dạng, chứa đủ tất cả các nhóm đại vi chất cơ bản như tinh bột, chất béo và protein; chứ không chỉ tập trung vào việc “bơm” quá nhiều đạm vào bữa ăn của trẻ.
Suy dinh dưỡng thể phù hoàn toàn có thể được điều trị bằng một chế độ ăn cân bằng giữa protein với tinh bột và chất béo
Để phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, kéo dài ít nhất hai năm và chỉ cho trẻ sử dụng sữa công thức khi gặp tình trạng tắc sữa, khan sữa, không đủ sữa cho bé bú hoặc bị áp xe vú.
Nguyên nhân là bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hơn tất cả các loại thực phẩm hay sữa công thức trên thị trường, sữa mẹ có nhiều:
Đặc biệt, trong vòng:
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng toàn diện nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ cần kết hợp thêm ăn dặm (ăn bột) bên cạnh việc bú mẹ để bắt kịp theo nhu cầu dinh dưỡng đang tăng cao.
Theo đó, để ngăn ngừa chứng suy dinh dưỡng thể phù, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia khuyến cáo thức ăn dặm cho trẻ cần phải:
Trên mỗi gam thức ăn dặm cho trẻ cần phải chứa tối thiểu 2 calo. Ví dụ, trẻ ăn 50g bột thì hàm lượng calo cần phải đạt tối thiểu là 100 calo.
Nếu thức ăn có quá ít calo, trẻ buộc phải ăn nhiều hơn để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, chưa kịp thích nghi với một khối lượng thức ăn dặm quá lớn.
Vì thế, mẹ cần kết hợp cả sữa mẹ và ăn dặm để trẻ nhận đủ năng lượng mà không bị quá tải ở dạ dày, giúp ngăn ngừa chứng suy dinh dưỡng cấp tính nói chung và chứng suy dinh dưỡng thể phù nói riêng.
Bột ăn dặm cho trẻ nếu quá nóng thì bột càng loãng và khiến trẻ dễ bỏng, nếu quá nguội thì bột càng sánh đặc. Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ cần phải chứa từ 35 – 40% năng lượng từ chất béo.
Do đó, khi pha bột ăn dặm cho trẻ, bạn cần để bột nguội rồi trộn vào đó một ít dầu ăn hoặc bột đậu xanh tùy ý. Việc làm này vừa giúp đảm bảo độ keo sệt (độ đặc) của bột, đồng thời vừa giúp làm gia tăng hàm lượng protein và năng lượng trong bột, hỗ trợ ngăn ngừa chứng suy dinh dưỡng thể phù tối ưu.
Thay vì chỉ cho trẻ ăn bột, pha chút muối, chút dầu đơn điệu, mẹ cần “tô màu” cho bát ăn dặm của trẻ đa dạng hơn, kết hợp nhiều nguồn thực phẩm chứa đủ các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin khoáng chất.
Để làm được điều này, mẹ cần thay bột gạo bằng các loại bột đậu, bột ngũ cốc hoặc rau củ quả nghiền, chẳng hạn như bột ăn dặm làm từ khoai tây nghiền, từ bí đỏ hấp nghiền, từ phần thịt của trái bơ….nhằm cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng cho trẻ, đẩy lùi chứng bệnh suy dinh dưỡng thể phù nguy hiểm.
Bột ăn dặm xay từ phần thịt của trái bơ cung cấp cho trẻ hàm lượng chất béo và năng lượng cao tương đương sữa mẹ
Để ngăn ngừa sớm tình trạng suy dinh dưỡng thể phù, bên cạnh việc cho con bú sữa mẹ thường xuyên và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, mẹ cần cho trẻ:
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về hội chứng suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor). Tại Việt Nam, suy dinh dưỡng Kwashiorkor tuy không phổ biến nhưng bệnh vẫn luôn sẵn sàng “tấn công” con trẻ nếu bé không được quan tâm đúng mực hay được kiểm tra nồng độ vi chất định kỳ. Để biết thêm thông tin về các chương trình Xét nghiệm vi chất định kỳ giúp bé tầm soát và ngăn ngừa sớm tình trạng suy dinh dưỡng thể phù, bố mẹ hãy cùng bé đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được thăm khám sớm hoặc gọi số hotline 1900 633 599 để được tư vấn thêm.